Nếu bạn đang thắc mắc ATH là gì, hãy cùng nhìn lại năm 2021, khi thị trường crypto bùng nổ với hàng loạt đồng coin đạt mức giá cao kỷ lục như Bitcoin, Ethereum, Solana, Dogecoin,… điển hình là Bitcoin đạt 69,000 USD. Đến ngày 21/11/2024, giá Bitcoin tiếp tục chinh phục đỉnh mới, đạt 98,096.63 USD. Những mốc giá cao nhất này chính là ATH – All Time High.
Tuy nhiên, thị trường không chỉ có ATH mà còn có ATL. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chuyên sâu về ATH, ATL; cùng bí kíp giao dịch hiệu quả khi thị trường đạt đỉnh hay xuống đáy, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và tối ưu hóa lợi nhuận!
1. ATH là gì?
ATH (All-Time High) dịch ra tiếng Việt là “mức giá cao nhất mọi thời đại”, tức giá cao nhất mà một đồng coin hoặc token từng đạt được kể từ khi bắt đầu giao dịch đến nay. Ngoài crypto, thuật ngữ ATH còn áp dụng cho các tài sản khác.
Khi một đồng coin đạt ATH, thị trường thường có những đặc điểm như sau:
- Niềm tin tăng cao: Nhà đầu tư cảm thấy phấn khích và tin tưởng vào tương lai của đồng coin đó, thu hút thêm nhiều người muốn tham gia vào thị trường.
- Giao dịch sôi nổi: Số lượng người mua bán tăng lên đáng kể, khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn, từ đó tăng thanh khoản trong thị trường.
- Áp lực mua tăng: Cơn sốt sợ bỏ lỡ (FOMO) khiến nhiều người vội vàng mua vào để không bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Điều này có thể đẩy giá lên cao hơn nữa.
- Nguy cơ điều chỉnh: Tuy nhiên, với những người đã mua đồng coin từ trước, đây là cơ hội không thể bỏ qua để có thể bán ra chốt lời. Việc bán tháo này có thể gây ra áp lực giảm giá và khiến thị trường điều chỉnh.
2. Top 5 đồng coin phổ biến nhất đã đạt ATH trong những năm nào?
Bitcoin ATH
Chắc hẳn bạn đã không còn xa lạ gì với Bitcoin. Vị thế của Bitcoin trong thị trường crypto phải kể đến:
- Tiền điện tử dẫn đầu: Bitcoin là tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn nhất, chiếm hơn 40% tổng giá trị thị trường crypto.
- Tiêu chuẩn cho các altcoin: Bitcoin được xem là tiền điện tử “chuẩn mực”, là thước đo giá trị và so sánh cho các altcoins. Một trong những cơ sở rõ ràng nhất minh chứng cho điều này là vào năm 2021, khi giá Bitcoin liên tục lập ATH, cũng là năm các altcoins phổ biến khác lập ATH theo.
- Cơ sở cho các ứng dụng blockchain: Công nghệ blockchain của Bitcoin được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tài chính phi tập trung (DeFi), hợp đồng thông minh (smart contract), quản lý chuỗi cung ứng,…
- Thị trường đầu tư sôi động: Bitcoin thu hút lượng lớn nhà đầu tư tham gia giao dịch, tạo ra thị trường sôi động với thanh khoản cao.
Dưới đây là danh sách các lần đạt ATH đáng chú ý của Bitcoin (BTC) kể từ khi nó được niêm yết trên thị trường đến nay:
- Tháng 4/2013: Bitcoin lần đầu tiên vượt ngưỡng $100, đạt 213 USD.
- Tháng 11/2013: Bitcoin vượt ngưỡng 1,000 USD, đạt 1,242 USD.
- Tháng 12/2017: Bitcoin đạt 19,498 USD.
- Tháng 11/2021: Bitcoin đạt 69,000 USD.
- Ngày 21/11/2024: Bitcoin đạt 98,096.63 USD.
Theo các chuyên gia tài chính hàng đầu, trong tương lai, các yếu tố như sự chấp nhận rộng rãi hơn, các quy định thuận lợi, và sự gia tăng trong việc sử dụng Bitcoin như một công cụ chống lạm phát có thể thúc đẩy giá trị của nó đạt thêm nhiều ATH mới. Tuy nhiên, mọi dự đoán đều phải tính đến biến động của thị trường tiền điện tử và các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Để tham khảo các diễn biến mới nhất về dự đoán giá Bitcoin trong tương lai, kết hợp phân tích từ các chuyên gia uy tín và các chỉ báo kỹ thuật, bạn hãy truy cập trang Dự đoán giá Bitcoin 2024-2030 để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư “vàng số” nhé!
Ethereum ATH
Ethereum là nền tảng phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain, cho phép người dùng thực hiện giao dịch, tạo hợp đồng thông minh và phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps). Ra mắt vào năm 2015, Ethereum nhanh chóng trở thành nền tảng blockchain phổ biến thứ hai sau Bitcoin, thu hút sự chú ý của giới đầu tư và nhà phát triển bởi tính linh hoạt và tiềm năng to lớn của nó.
Ethereum (ETH) là đồng tiền điện tử lớn thứ hai về vốn hóa thị trường, chỉ sau Bitcoin. Tính đến hôm nay 21/11/2024, vốn hóa thị trường của ETH đạt 378.62b USD.
ETH đã trải qua một số lần đạt ATH kể từ khi được niêm yết trên thị trường:
- Tháng 3/2016: Lần đầu tiên vượt mốc 10 USD, đạt 10.03 USD.
- Tháng 5/2017: Lần đầu tiên vượt 100 USD.
- Tháng 1/2018: Đạt giá cao nhất ở mức 1,417 USD.
- Ngày 10/11/2021: Đạt ATH ở mức 4,882.6 USD
Với mức vốn hóa thị trường “khủng” và các phát triển tiên tiến về công nghệ, rất có khả năng ETH sẽ tiếp tục lập ATH trong tương lai, có thể lên tới 10.000 USD. Để theo dõi tiềm năng tăng giá của ETH trong vòng 5 năm tới dựa trên phân tích kỹ thuật và dự đoán từ chuyên gia, mời bạn truy cập trang Dự đoán giá Ethereum 2024-2030.
Binance Coin ATH
Binance Coin (BNB) là tiền điện tử gốc của sàn giao dịch tiền điện tử Binance, được ra mắt vào năm 2017. BNB đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Binance, mang đến nhiều lợi ích cho người dùng.
BNB hiện là top 5 đồng tiền điện tử về vốn hóa thị trường, cho thấy sự phổ biến và uy tín của nó. Từ khi ra mắt, BNB đã đạt những mốc ATH đáng chú ý sau đây:
- Tháng 1/2018: Lần đầu tiên BNB vượt mốc 25 USD.
- Tháng 6/2019: Đạt mức ATH tiếp theo ở 39.59 USD.
- Tháng 5/2021: BNB đạt 691.8 USD.
- Tháng 6/2024: BNB đạt 724.59 USD
Với sự hỗ trợ bởi một trong top 8 những nền tảng giao dịch lớn nhất thế giới và liên tục phát triển các dịch vụ mới, cộng thêm khả năng ứng dụng rộng rãi trong hệ sinh thái Binance, BNB cũng rất có tiềm năng lập lại ATH mới trong tương lai. Bạn hãy tham khảo Dự đoán giá Binance Coin 2024-2030 để biết thêm chi tiết!
Solana ATH
Solana là một nền tảng blockchain mã nguồn mở được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các ứng dụng có hiệu suất cao. Nền tảng này sử dụng một cơ chế đồng thuận độc đáo kết hợp Proof of History (PoH) và Proof of Stake (PoS) để đạt được tốc độ giao dịch nhanh chóng và khả năng mở rộng cao.
Tính đến ngày 21/11/2024, Solana là một trong 10 đồng tiền điện tử có vốn hóa thị trường lớn nhất, với giá trị 114.97b USD. SOL đã đạt một số mốc ATH kể từ khi được phát hành:
- Tháng 7/2021: Solana đạt mức ATH khoảng 60 USD.
- Ngày 6/11/2021: Solana đạt 260.68 USD.
Nhờ khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng và hiệu quả, nếu Solana tiếp tục được các nhà phát triển chọn làm nền tảng để xây dựng dApps, giá SOL có thể sẽ tiếp tục lập ATH. Theo dõi dự đoán giá SOL mới nhất tại đây: Dự đoán giá Solana 2024-2030
Dogecoin ATH
Dogecoin (ký hiệu DOGE) là một loại tiền điện tử ngang hàng, mã nguồn mở được ra mắt vào tháng 12 năm 2013. Tên gọi của nó lấy cảm hứng từ meme “Doge” – chú chó Shiba Inu nổi tiếng trên mạng internet. Mặc dù ban đầu được tạo ra như một trò đùa, Dogecoin đã phát triển thành một cộng đồng trực tuyến lớn và trở thành một trong những loại tiền điện tử phổ biến nhất trên thị trường.
Dogecoin (DOGE) đã trải qua 2 lần đạt ATH kể từ khi được niêm yết:
- Năm 2017-2018: Dogecoin tăng mạnh, đạt mức 0.018 USD vào đầu năm 2018 và phá mốc vốn hóa thị trường 1 tỷ USD.
- Năm 2021: Dogecoin đạt mức cao nhất trong lịch sử là 0.74 USD vào tháng 5 năm 2021, tăng 9,884% trong vòng 5 tháng, nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng và các người nổi tiếng như Elon Musk.
→ Đừng bỏ lỡ: Mối quan hệ giữa Memecoin và Elon Musk – Kẻ thao túng thị trường tiền ảo
Khả năng lập lại ATH của Dogecoin phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của cộng đồng và các nhân vật có ảnh hưởng. Mặc dù tiềm năng không cao bằng các đồng tiền nêu trên, nhưng sự kiện cụ thể có thể tạo ra sự tăng giá đột biến. Đừng bỏ lỡ Dự đoán giá Dogecoin 2024-2030 nhé!
3. Khi nào một đồng coin đạt ATH?
ATH thường xuất hiện trong những giai đoạn thị trường sôi động, đặc biệt là khi:
Thị trường crypto tăng trưởng (Bull Market):
Một đồng coin dễ đạt ATH trong bối cảnh thị trường chung đang tăng mạnh (hay còn gọi nôm na là thị trường Bò – Bull market), với sự tham gia tích cực của cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân.
Thị trường crypto giai đoạn 2020 – 2021 chính là thị trường Bò, với sự bùng nổ của DeFi và NFT. Đồng Ethereum đạt ATH 4,882 USD vào tháng 11/2021 nhờ sự tăng trưởng của các ứng dụng DeFi như Uniswap và nền tảng NFT như OpenSea. Bên cạnh đó, Bitcoin đạt ATH năm 2021 cũng kéo theo cả thị trường ATH theo.
Có những sự kiện mang tính đột phá:
Việc ra mắt các sản phẩm mới, cập nhật công nghệ quan trọng, hợp tác với các doanh nghiệp lớn, hay những thông báo về quy định tích cực từ chính phủ, những động thái ủng hộ từ người có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới đều có thể tạo ra hiệu ứng tích cực lên giá coin, khiến chúng dễ dàng chạm đỉnh mới.
Gần đây nhất, ngày 6/11/2024, ngay sau khi ông Donald Trump – người có những quan điểm ủng hộ crypto tái đắc cử Tổng thống Mỹ, giá Bitcoin đã tăng vọt 25% chỉ trong vòng một tuần và đạt ATH mới ở mức 98,096.63 USD vào ngày 21/11/2024.
Tháng 1/2021, sau khi Elon Musk đăng tweet về Dogecoin, giá DOGE đã tăng từ 0.007 USD lên 0.08 USD trong vòng một tuần, đạt đỉnh ATH vào tháng 5/2021 với giá 0.74 USD.
Mới được niêm yết (listing) trên các sàn giao dịch lớn:
Khi một đồng coin được niêm yết trên các sàn giao dịch uy tín như Binance, Coinbase,… nó sẽ tiếp cận được với một lượng lớn nhà đầu tư, tăng thanh khoản và có thể đẩy giá lên ATH. Những đồng coin này thường sở hữu những đặc điểm chung như nền tảng công nghệ vững chắc, chiến lược quảng bá mạnh mẽ, và sự hỗ trợ từ chính sàn giao dịch. Những yếu tố này giúp tạo niềm tin lớn đối với nhà đầu tư, đặc biệt trong các giai đoạn thị trường sôi động.
Ví dụ điển hình bao gồm:
- Solana (SOL): Sau khi được niêm yết, Solana nhanh chóng đạt mức giá cao nhờ vào công nghệ blockchain tốc độ cao và phí giao dịch thấp. Mặc dù giá giảm ngay sau đó, nhưng nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực DeFi và NFT, Solana đã quay lại và vượt mức ATH ban đầu, đạt đỉnh gần 260 USD vào tháng 11/2021.
- Internet Computer (ICP): Khi được niêm yết trên các sàn lớn như Coinbase và Binance, ICP đạt mức ATH ấn tượng khoảng 750 USD. Tuy nhiên, giá nhanh chóng giảm mạnh do thiếu sự ứng dụng thực tế và khó khăn trong việc duy trì sự chú ý từ cộng đồng. Đến nay, ICP chưa quay lại mức giá này, cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì ứng dụng thực tế và cộng đồng mạnh.
- Aptos (APT): Sau khi được niêm yết trên Binance vào tháng 10/2022, Aptos đạt mức giá cao nhờ quảng bá mạnh mẽ và kỳ vọng lớn từ cộng đồng về công nghệ blockchain Layer-1 mới. Giá đã giảm trong thời gian ngắn nhưng vẫn duy trì sự ổn định nhờ vào đội ngũ phát triển mạnh và các ứng dụng tiềm năng.
Việc các đồng coin này có thể quay trở lại mức ATH đã thiết lập được hay không phụ thuộc vào:
- Tiềm năng công nghệ: Công nghệ đột phá và ứng dụng thực tế giúp thu hút sự quan tâm dài hạn từ nhà đầu tư.
- Tâm lý thị trường: Xu hướng thị trường chung (bull market) hỗ trợ đồng coin đạt lại ATH.
- Chiến lược dài hạn: Hỗ trợ liên tục từ đội ngũ phát triển và các đối tác lớn giúp duy trì niềm tin của nhà đầu tư.
Một số yếu tố khác thúc đẩy giá coin tăng
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể thúc đẩy một đồng coin tăng giá hoặc đạt ATH:
Các quyết định lãi suất của Fed:
Sự điều chỉnh lãi suất (đặc biệt là lãi suất Fed) ảnh hưởng lớn đến giá coin. Khi lãi suất tăng, xu hướng chuyển tiền từ tài sản mạo hiểm sang tài sản an toàn cao hơn, làm giá coin giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, dòng tiền sẽ chuyển từ tài sản an toàn sang tài sản mạo hiểm, làm cho giá coin tăng và có thể đạt ATH. Quyết định tăng hay giảm lãi suất của Fed phụ thuộc vào tình hình kinh tế tại thời điểm quyết định.
Khi Fed duy trì mức lãi suất gần bằng 0 trong năm 2020 – 2021, dòng tiền tràn vào các tài sản rủi ro như crypto, thúc đẩy giá Bitcoin và Ethereum tăng mạnh và đạt ATH. Ngược lại, trong năm 2022, khi Fed tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, giá Bitcoin giảm từ 47,000 USD vào tháng 3/2022 xuống khoảng 16,000 USD vào cuối năm.
Lạm phát:
Khi lạm phát cao, đồng tiền mất giá trị, khiến mọi người tìm kiếm các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn để bảo vệ tài sản của họ, ví dụ như crypto, vàng, bất động sản,… làm cho giá coin tăng lên và có khả năng đạt ATH.
Trong bối cảnh lạm phát Mỹ đạt mức cao nhất 40 năm vào tháng 6/2022 (9,1%), nhiều nhà đầu tư chuyển sang crypto như một biện pháp chống lạm phát. Tuy nhiên, giá Bitcoin không tăng mạnh do lãi suất Fed cũng tăng, tạo áp lực kép.
→ Đừng bỏ lỡ: Khi lạm phát nên đầu tư gì? So sánh 7 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao
Các quy định của chính phủ:
Các quy định của chính phủ có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá coin. Ví dụ, việc chính phủ nới lỏng quy định đối với crypto có thể dẫn đến sự gia tăng nhu cầu và đẩy giá coin lên cao.
Tháng 9/2021, El Salvador chính thức công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp, thúc đẩy giá Bitcoin tăng từ 42,000 USD lên gần 53,000 USD chỉ trong một tuần. Ngược lại, khi Trung Quốc cấm giao dịch crypto vào tháng 9/2021, thị trường giảm mạnh.
Giá trị nội tại của đồng coin:
Giá trị nội tại của một đồng coin được xác định bởi các yếu tố cơ bản như lợi nhuận, doanh thu và tiềm năng phát triển. Khi giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại, đồng coin có thể đang bị định giá thấp và có tiềm năng tăng giá đến mức ATH.
Binance Coin (BNB) từng đạt ATH 690 USD vào tháng 5/2021 nhờ sự tăng trưởng của Binance Smart Chain (BSC), nơi hàng loạt dự án DeFi và NFT được triển khai, tạo giá trị nội tại mạnh mẽ. Mới đây, BNB đã tiếp tục thiết lập mức ATH mới ở mức 724.59 USD vào ngày 06/06/2024.
Cung và cầu:
Cung cầu là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá của bất kỳ tài sản nào. Khi cầu cao hơn cung, giá sẽ tăng. Ví dụ, Bitcoin có nguồn cung giới hạn ở 21 triệu BTC, do đó giá của nó có thể tăng trong dài hạn và đạt nhiều ATH khi nhu cầu mua tăng mà nguồn cung không đủ để đáp ứng. Nhờ nguồn cung hữu hạn, giá trị cao và xu hướng tăng giá trong dài hạn giống như vàng, Bitcoin được cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers ví như “vàng kỹ thuật số”.
→ Tìm hiểu thêm: Bitcoin liệu có thay thế vàng trong tương lai?
4. ATL là gì?
Trái ngược với ATH, ATL (All-Time Low) là mức giá thấp nhất mà một tài sản từng được giao dịch kể từ khi bắt đầu được giao dịch trên thị trường.
ATL có thể là một dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của một tài sản và tâm lý bi quan của nhà đầu tư, khi họ mất niềm tin vào khả năng phục hồi hoặc tiếp tục tăng trưởng của tài sản đó. Điều này thường xảy ra trong bối cảnh kinh tế xấu, scandal tài chính, hoặc khi có sự cạnh tranh gay gắt từ phía các tài sản khác. Thường thì ATH tạo ra tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ), còn ATL có thể dẫn đến tâm lý ngại mua, thậm chí là bán tháo tài sản (FUD – (Fear, Uncertainty, Doubt)
→ Tìm hiểu: 5 “bẫy” tâm lý nguy hiểm trong đầu tư Bitcoin và bí kíp thoát
Mặc dù vậy, ATL cũng có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư giá trị (Value investors) – những người tìm kiếm các cơ hội mua vào với giá thấp để kiếm lời khi giá tăng lên, nếu họ tin rằng giá tài sản sẽ phục hồi trong tương lai. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến rủi ro cao, vì giá có thể tiếp tục giảm.
Một số điểm cần lưu ý về ATL:
1. Không phải tài sản nào cũng có biến động giá lớn: Một số tài sản có tính ổn định cao, giá có thể chỉ dao động trong một biên độ nhất định, ít khi chạm đến ATL. Điển hình là Bitcoin và vàng.
2. ATL không phải lúc nào cũng là “điềm gở”: Giống như ATH, ATL chỉ là một dữ liệu về giá cả. Giá chạm đáy có thể là cơ hội mua vào hấp dẫn cho nhà đầu tư dài hạn, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu xu hướng giảm giá vẫn tiếp tục.
Một ví dụ thực tiễn là ETH – đồng coin đã từng chạm đáy vào năm 2022 và sau đó tăng trưởng mạnh mẽ năm 2023, 2024. Tháng 6 năm 2022, ETH giảm xuống mức 893 USD – mức giá thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2021, do ảnh hưởng từ đợt bán tháo mạnh trong thị trường crypto và sự sụp đổ của Terra Luna. Tuy nhiên, kể từ đó, ETH đã phục hồi đáng kể, đặc biệt sau sự kiện “The Merge” vào tháng 9 năm 2022, khi blockchain Ethereum chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof-of-Stake.
Giá ETH tiếp tục đà tăng đến 3,840 USD vào tháng 5 năm 2024 nhờ sự hỗ trợ từ các yếu tố kỹ thuật và tâm lý thị trường. Nếu nhà đầu tư bắt đáy ETH vào tháng 1 năm 2021 với giá 893 USD và bán ra vào tháng 5 năm 2024 khi giá đạt 3840 USD thì có thể lãi đến 330%, tương đương khoảng 2947 USD.
3. Quan trọng là phải nghiên cứu: Nhà đầu tư nên tự mình nghiên cứu (DYOR – Do Your Own Research), tìm hiểu nguyên nhân khiến giá tài sản chạm ATL, đánh giá tiềm năng phục hồi và các yếu tố rủi ro trước khi đưa ra quyết định.
5. Bí kíp giao dịch khi thị trường crypto đạt ATH là gì?
ATH là sự kiện thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư trong thị trường crypto. Tuy nhiên, để tận dụng cơ hội và hạn chế rủi ro khi thị trường đạt ATH, nhà đầu tư cần có những chiến lược giao dịch đặc biệt. Vậy những bí quyết để chinh phục thị trường trong giai đoạn ATH là gì?
Phân tích xu hướng giá:
- Giai đoạn Hành động: Giá vượt qua mức kháng cự mạnh, thu hút khối lượng giao dịch lớn, báo hiệu xu hướng tăng.
- Giai đoạn Phản ứng”: Động lực tăng giảm, giá có thể thử nghiệm lại mức cao mới hoặc điều chỉnh xuống.
- Giai đoạn Giải quyết: Sử dụng chỉ báo On-Balance Volume (OBV) để xác định xu hướng tăng có bền vững hay không.
Xác định mô hình giá:
- Quan sát các mô hình nến cơ bản như đáy tròn, đáy vuông gần điểm đột phá để xác nhận xu hướng tăng.
- Dựa vào mô hình giá để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.
Áp dụng công cụ Fibonacci:
- Áp dụng công cụ Fibonacci từ mức giá thấp nhất đến ATH để xác định các mức mở rộng 1.270, 1.618, 2.000 và 2.618.
- Các mức này đại diện cho ngưỡng kháng cự tiềm ẩn khi giá tăng.
- Xem xét điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận khi giá tiếp cận mức 2.618.
- Kết hợp Fibonacci với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để tăng hiệu quả giao dịch.
Luôn đặt lệnh Stop Loss:
- Xác định mục tiêu lợi nhuận và điểm dừng lỗ cụ thể cho giao dịch.
- Đặt lệnh Stop Loss để giảm thiểu rủi ro khi thị trường không diễn ra như dự đoán.
- Căn cứ vào phân tích kỹ thuật, mô hình đồ thị và các chỉ số để xác định mục tiêu và điểm dừng lỗ hợp lý.
→ Đừng bỏ lỡ: Giao dịch tiền điện tử: X2 lợi nhuận với các loại lệnh giao dịch
Cân nhắc kỹ lưỡng khi gia tăng vị thế:
- Gia tăng vị thế trong giai đoạn tăng giá có thể mang lại lợi nhuận cao.
- Tuy nhiên, cần chọn thời điểm mua thêm hợp lý để tránh rủi ro.
- Áp dụng nguyên tắc mua thêm khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ, đặc biệt khi đường trung bình (MA) có vai trò hỗ trợ.
Đo lường động lực giá:
- Quan sát thị trường như một chiếc lò xo đang tích luỹ năng lượng trước khi bật mạnh.
- Xác định thời điểm thích hợp để đặt lệnh dựa trên quan sát động lực giá.
- Áp dụng phương pháp này trên nhiều khung thời gian khác nhau để có cái nhìn tổng thể về thị trường.
→ Có thể bạn quan tâm: Giao Dịch Bitcoin Bách Phát Bách Trúng Nhờ Khung Giờ Vàng Này
Tham khảo đường trung bình động MA:
- Đường MA thể hiện xu hướng giá trong quá khứ và hiện tại.
- Giá trên MA cho thấy xu hướng tăng, giá dưới MA cho thấy xu hướng giảm.
- Xác định khung thời gian phù hợp để áp dụng đường MA hiệu quả.
Lưu ý khi ở vị thế ATH:
- Giữ toàn bộ tài sản: Phù hợp với nhà đầu tư dài hạn, tin tưởng vào tiềm năng phát triển của dự án.
- Bán một phần tài sản: Phù hợp với nhà đầu tư muốn chốt lời một phần hoặc phòng ngừa rủi ro. Xác định điểm bán dựa trên Fibonacci mở rộng.
- Bán toàn bộ tài sản: Phù hợp khi nghi ngờ xu hướng tăng sắp kết thúc hoặc giá tăng không dựa trên nền tảng cơ bản.
6. Bí kíp giao dịch khi thị trường crypto chạm ATL là gì?
Khi thị trường crypto chạm đáy ATL, đây có thể là cơ hội hoặc thách thức lớn đối với nhà đầu tư. Việc giao dịch ở giai đoạn này đòi hỏi chiến lược rõ ràng để tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Dưới đây là các bí kíp cần thiết:
Đánh giá tâm lý thị trường
- Quan sát tâm lý sợ hãi: ATL thường đi kèm với tâm lý bi quan cực độ của nhà đầu tư. Đây có thể là dấu hiệu của sự quá bán, mở ra cơ hội mua vào.
- Cảnh giác với “bắt đáy”: Tránh cố gắng đoán chính xác đáy thị trường mà nên tìm điểm mua dần theo chiến lược trung bình giá (DCA – Dollar Cost Average).
Phân tích kỹ thuật
- Hỗ trợ mạnh: Xác định các mức hỗ trợ quan trọng, nơi giá có thể bật lên.
- Khối lượng giao dịch: Kiểm tra khối lượng để xem liệu có sự tham gia lớn từ “cá voi” hay không, đây có thể là tín hiệu đảo chiều.
- Chỉ báo RSI: RSI dưới 30 cho thấy thị trường đang quá bán, là cơ hội tiềm năng để vào lệnh.
Xác định giá trị nội tại
- Đánh giá dự án: Nghiên cứu công nghệ, đội ngũ, và ứng dụng thực tế của đồng coin. Nếu dự án vẫn còn giá trị cốt lõi mạnh, đây có thể là cơ hội mua dài hạn.
- Tiềm năng hồi phục: Đánh giá khả năng đồng coin có thể phục hồi khi thị trường trở lại trạng thái tăng trưởng.
Áp dụng chiến lược Stop Loss và Take Profit
- Giới hạn rủi ro: Đặt lệnh Stop Loss ngay dưới mức hỗ trợ để giảm thiểu thua lỗ nếu giá tiếp tục giảm.
- Xác định lợi nhuận: Đặt mục tiêu lợi nhuận khi giá chạm các mức kháng cự gần nhất.
Cân nhắc chiến lược trung bình giá (DCA)
- Chia nhỏ vốn: Đầu tư từng phần thay vì mua toàn bộ ở một thời điểm.
- Tận dụng giá giảm: DCA cho phép bạn giảm giá vốn khi thị trường tiếp tục giảm.
Theo dõi các yếu tố vĩ mô
- Chính sách và tin tức: Tin tức tiêu cực thường là nguyên nhân khiến thị trường chạm ATL. Tuy nhiên, hãy theo dõi các tín hiệu tích cực để nhận diện cơ hội đảo chiều.
- Điều kiện kinh tế: Quan sát lãi suất, lạm phát và các sự kiện kinh tế lớn ảnh hưởng đến crypto.
Thực hiện giao dịch linh hoạt
- Giữ toàn bộ tài sản: Nếu tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của dự án.
- Tích lũy thêm: Mua vào ở vùng giá thấp để gia tăng tài sản khi giá phục hồi.
- Chốt lỗ khi cần: Nếu dự án không còn giá trị hoặc xu hướng giảm vẫn kéo dài.
Kết luận
ATH và ATL là hai mốc giá quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá tâm lý thị trường, tiềm năng của đồng coin và đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp. Để thành công, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức, kỹ năng phân tích và chiến lược giao dịch hiệu quả, đồng thời luôn cập nhật tin tức thị trường và điều chỉnh chiến lược phù hợp. Hãy nhớ rằng, quản lý vốn là yếu tố then chốt để bảo vệ tài sản và gia tăng lợi nhuận.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!