Bản vị là gì? Phân tích 7 chế độ bản vị tiền tệ phổ biến

KEY TAKEAWAYS:
Bản vị (hay bản vị tiền tệ) là thứ được dùng làm cơ sở định giá cho đồng tiền của mỗi quốc gia.
Các chế độ bản vị phổ biến gồm có: Song bản vị, bản vị tiền vàng, bản vị vàng thỏi, bản vị vàng hối đoái, bản vị ngoại tệ, bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng và bản vị bạc.
Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì chế độ tiền tệ là bản vị vàng chiếm 75%, bản vị USD chiếm 25%.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng tiền pháp định thay cho bản vị vàng. Tuy không có giá trị nội tại nhưng tiền pháp định vẫn đảm bảo vai trò là phương tiện thanh toán chính thống.

Bản vị là gì? Hệ thống bản vị tiền tệ của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gồm có những chế độ nào? Trong bài viết này, cùng ONUS đi tìm câu trả lời cho bản vị là gì và phân tích chi tiết các chế độ bản vị trong lịch sử nhân loại. 

1. Bản vị là gì? 

Bản vị (hay bản vị tiền tệ) là thứ được dùng làm cơ sở định giá cho đồng tiền quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng và thường thay đổi trong chế độ tiền tệ. 

Dựa theo lịch sử phát triển tiền tệ thế giới, bản vị tiền tệ của các nước sẽ do điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ quyết định. Để tìm hiểu rõ hơn về bản vị là gì và những chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử thế giới, hãy cùng khám phá tiếp trong phần bên dưới.

Tìm hiểu bản vị là gì
Định nghĩa bản vị là gì

2. Các chế độ bản vị tiền tệ phổ biến  

2.1. Chế độ song bản vị

Chế độ song bản vị (hay chế độ lưỡng kim bản vị) là một chế độ tiền tệ trong đó cả vàng lẫn bạc đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song. Đồng tiền của một nước được xác định bằng một trọng lượng cố định của vàng và bạc. Ví dụ, năm 1792: 

  • 1 USD vàng = 1,603 gam vàng ròng.
  • 1 USD bạc = 24.06 gam bạc ròng.

Từ đó có thể tính ra trọng lượng 1 USD bạc = 15 lần trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ song bản vị này từng được áp dụng ở nước Anh và Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.

2.2. Chế độ bản vị tiền vàng

Theo chế độ bản vị tiền vàng, đồng tiền của một nước sẽ được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định với những yêu cầu như: 

  • Nhà nước không được phép hạn chế việc đúc tiền vàng.
  • Tiền giấy quốc gia được Nhà nước xác định dựa trên một trọng lượng vàng nhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đó.
  • Tiền vàng được lưu thông mà không có bất cứ hạn chế nào. 

Chế độ bản vị tiền vàng được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỉ 20.

2.3. Chế độ bản vị vàng thỏi

Chế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia một trọng lượng vàng nhất định. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa bản vị vàng thỏi và bản vị tiền vàng là: 

  • Vàng được đúc thành thỏi mà không phải thành tiền.
  • Vàng thỏi không lưu thông trong nền kinh tế mà chỉ được dùng làm mục đích dự trữ hoặc để làm phương tiện thanh toán quốc tế/chuyển dịch tài sản qua nước ngoài. 
  • Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng thỏi theo luật định. 

Chế độ bản vị vàng thỏi từng được áp dụng ở Anh năm 1925 và ở Pháp năm 1928.

Bản vị vàng thỏi là gì
Chế độ bản vị vàng thỏi khác với bản vị tiền vàng

2.4. Chế độ bản vị vàng hối đoái

Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được chuyển đổi sang vàng một cách trực tiếp. Muốn đổi tiền ra vàng thì cần phải thông qua một ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi thành vàng như USD, Bảng Anh,… Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn Độ (1898), ở Đức (1924) và ở Hà Lan (1928).

2.5. Chế độ bản vị ngoại tệ

Chế độ bản vị ngoại tệ quy định đơn vị tiền tệ quốc gia phải được xác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài. Đó phải là các ngoại tệ mạnh như USD, Bảng Anh và được tự do chuyển đổi trên thị trường quốc tế. Chế độ này sử dụng phổ biến ở những quốc gia có lượng vàng dự trữ ít hoặc quốc gia bị lệ thuộc vào nước khác. 

Cập nhật tỷ giá USD/VND hôm nay – Quy đổi giá Dollar (Đô La) sang tiền Việt, USD sang VND online.

2.6. Chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi sang vàng

Bản vị tiền giấy không chuyển đổi sang vàng khá phổ biến vào những năm 1930. Dưới chế độ này, đơn vị tiền tệ quốc gia không được phép chuyển đổi ra kim loại quý. Dưới đây là những đặc điểm của chế độ này: 

  • Vàng bị rút khỏi lưu thông trong nước.
  • Tiền giấy không được phép đổi sang vàng.
  • Vàng chỉ được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế. 

2.7. Chế độ bản vị bạc

Theo chế độ bản vị bạc, đồng tiền của quốc gia được đảm bảo một trọng lượng bạc nhất định (theo luật định). Chế độ này được áp dụng ở các quốc gia từ đầu thế kỷ 19 trở về trước. Đặc điểm cơ bản của chế độ bản vị bạc: 

  • Nhà nước không được phép hạn chế việc đúc tiền bạc.
  • Tiền giấy quốc gia được xác định bởi một trọng lượng bạc nhất định và được chuyển đổi tự do ra bạc theo tỷ lệ đó.
  • Tiền bạc được lưu thông mà không có bất cứ hạn chế nào.
Chế độ bản vị bạc là gì
Chế độ bản vị bạc áp dụng từ thế kỷ 19

3. Lịch sử hệ thống bản vị tiền tệ trên thế giới

Để hiểu rõ hơn bản vị là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về các chế độ bản vị tiền tệ trong lịch sử qua từng giai đoạn và lý do vì sao một số hệ thống bản vị lại bị sụp đổ. 

3.1. Hệ thống bản vị vàng (Giai đoạn 1875 – 1914)

Trước năm 1875, hệ thống tiền tệ quốc tế hoạt động theo chế độ lưỡng kim bản vị. Với hệ thống này, cả vàng và bạc đều được coi là cơ sở xác định tỷ giá hối đoái trong thanh toán. Ngoài ra, vàng và bạc còn được đúc thành tiền với những quy định về hàm lượng kim loại, nhằm thực hiện chức năng làm phương tiện vận chuyển, lưu thông trong nền kinh tế. 

Từ năm 1875, sau khi hầu hết các cường quốc trên thế giới chấp nhận chế độ bản vị vàng, hệ thống bản vị vàng dần thay thế cho hệ thống lưỡng kim bản vị. Người ta dùng vàng để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền của các quốc gia. 

Ví dụ: Đồng Bảng Anh được ấn định bằng vàng với tỷ lệ 6 Bảng Anh = 1 Ounce, trong khi đó đồng Franc (Pháp) có tỷ lệ: 30 Franc = 1 Ounce. Như vậy, tỷ giá hối đoái giữa Bảng Anh và Franc sẽ là: 1 Bảng Anh = 5 Franc. Hệ thống bản vị vàng hoạt động mạnh mẽ cho đến năm 1914 thì sụp đổ. 

Cập nhật Giá vàng hôm nay: Biểu đồ giá vàng Việt Nam, thế giới trực tuyến.

3.2. Hệ thống bản vị vàng hối đoái (Giai đoạn 1922 – 1939)

Từ đầu thế kỉ 20, các nước bắt đầu tiến hành khôi phục kinh tế sau chiến tranh, do đó xu hướng khôi phục lại chế độ bản vị vàng dần xuất hiện. Tuy nhiên, có một vấn đề là hệ thống bản vị vàng quốc tế hoạt động kém hiệu quả. Lý do là bởi các nước không tuân thủ điều kiện về dự trữ vàng cũng như bảo đảm chuyển đổi và di chuyển vàng tự do.

Từ đó, hệ thống bản vị vàng hối đoái ra đời và sở hữu những đặc điểm cơ bản sau:

  • Áp dụng 2 chế độ: Tỷ giá thả nổi và bản vị vàng giới hạn. 
  • Chỉ có một số đồng tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế mới cần giữ bản vị vàng, còn các đồng tiền khác khi thanh toán quốc tế sẽ được chuyển đổi theo một trong các đồng tiền chủ chốt.
  • Đồng Đô-la Mỹ và Bảng Anh có vai trò chính trong thanh toán, là phương tiện dự trữ chính thức (cùng với vàng) của quốc gia.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản bản vị vàng hối đoái là sự kết hợp giữa hệ thống bản vị vàng và hệ thống hối đoái thả nổi. Nó đã có tác dụng trong việc khắc phục sự suy thoái kinh tế do lạm phát ở nhiều nước sau chiến tranh Thế giới thứ I. 

Năm 1925, nước Anh rơi vào tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp tăng cao, các cuộc bãi công diễn ra khắp nơi. Đến năm 1929, khủng hoảng kinh tế toàn cầu bùng nổ. Cuối cùng, vào tháng 09/1931, nước Anh buộc phải từ bỏ chế độ bản vị vàng hối đoái.

Bản vị vàng hối đoái
Bản vị vàng hối đoái giúp khắc phục suy thoái kinh tế

3.3. Hệ thống Bretton – Woods (Giai đoạn 1945 – 1973)

Nhằm khôi phục lại kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, cải tổ hệ thống tiền tệ tránh những sai lầm trước đây, hệ thống Bretton – Woods đã được ra đời. Hệ thống Bretton – Woods (hệ thống bản vị USD) là một bước tiến quan trọng trong quan hệ tài chính quốc tế, hoạt động khá tốt trong gần 30 năm. 

Hệ thống Bretton – Woods có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Áp dụng tỷ giá cố định trong ngắn hạn, còn về dài hạn cho phép điều chỉnh dựa theo quan hệ cung – cầu.
  • Lấy đồng USD làm chuẩn, có chế độ đảm bảo bằng vàng.
  • Thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ quy định về tài chính quốc tế, điều tiết tỷ giá giữa các nước, cấp tín dụng cho các nước thành viên khi gặp khó khăn tài chính,… 
  • Lập quỹ dự trữ quốc tế do IMF quản lý để cho các nước thành viên đóng góp bằng vàng, nội tệ và ngoại tệ mạnh. Căn cứ vào tỷ trọng đóng góp của các quốc gia, IMF sẽ cung cấp cho mỗi quốc gia một hạn mức tín dụng nhất định. 

Có thể thấy hệ quả của hệ thống này là đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế và quyền lực tập trung trong tay Mỹ. Đồng thời cũng thấy Mỹ là quốc gia duy nhất sử dụng hệ thống bản vị vàng, trong khi các nước khác tuân theo chế độ bản vị hối đoái vàng hay chế độ bản vị USD. Năm 1973, tổng thống Mỹ – Richard Nixon đã tuyên bố chấm dứt chế độ tự do đổi USD ra vàng, từ đó hệ thống Bretton – Woods sụp đổ.

Hệ thống Bretton Woods lấy USD làm chuẩn
Hội nghị Bretton – Woods đã tạo ra hệ thống bản vị USD

3.4. Hệ thống Gia-mai-ca (Từ 1976)

Từ khi hệ thống Bretton – Woods sụp đổ, các quốc gia chủ yếu chạy theo chế độ tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, chế độ này chưa có được quốc tế thừa nhận chính thức. Sau đó, hệ thống Gia-mai-ca ra đời từ Hội nghị quốc tế IMF tại Gia-mai-ca (tháng 01/1976). Các thành viên IMF đã thông qua các quy định mới cho hệ thống tiền tệ quốc tế với các nội dung sau:

  • Bãi bỏ chế độ bản vị vàng của các nước, do đó việc dự trữ của vàng không còn được coi trọng. Một nửa số vàng dự trữ tại IMF được trả lại cho các quốc gia thành viên, nửa còn lại được đổi lấy tiền giúp đỡ các quốc gia nghèo đói. 
  • Các quốc gia thành viên không được cố định giá trị đồng nội tệ với vàng.
  • Vàng được giao dịch bình thường như một hàng hóa trên thị trường.
  • Áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý của chính phủ các nước thành viên, dưới sự giám sát và hỗ trợ của quỹ IMF. 
  • Cho phép các nước liên kết lại để thành lập hệ thống tiền tệ khu vực, nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.
  • SDR trở thành đơn vị thanh toán chính thức giữa IMF và các nước thành viên. Tuy nhiên, trong thanh toán quốc tế, đồng Đô-la Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt. 

4. Chế độ bản vị tiền tệ của Việt Nam hiện nay

Nhà nước Việt Nam hiện nay vẫn đang duy trì chế độ tiền tệ là bản vị vàng chiếm 75%, bản vị USD chiếm 25%. Đây là cách tốt nhất để nhà nước có thể chống lại các cuộc tấn công tiền tệ từ các quỹ đầu cơ vào hệ thống tiền tệ của Việt Nam. Từ đó giúp duy trì và giữ vững hệ thống tiền tệ của quốc gia. 

Ngoài ra, nhờ có chế độ bản vị vàng, nhà nước Việt Nam không thể tùy tiện in thêm tiền giấy. Điều này giúp cho giá trị của đồng tiền được giữ ở mức ổn định. Ngày nay, chế độ bản vị vàng vẫn còn tồn tại ở một vài nước trên thế giới, điển hình là các nước theo chế độ XHCN như Nga, Trung Quốc,… 

Để hiểu rõ hơn vì sao Việt Nam lại sử dụng chủ yếu chế độ bản vị vàng thì bạn hãy tiếp tục theo dõi phần dưới đây! 

Chế độ bản vị của Việt Nam
Chế độ bản vị tiền tệ của Việt Nam dựa trên vàng và USD

5. Phân tích chi tiết bản vị vàng 

5.1. Đặc điểm của chế độ bản vị vàng

Bản vị vàng (Gold Standard) là một hệ thống tiền tệ mà trong đó giá trị tiền tệ của một quốc gia được định giá dựa trên một lượng vàng nhất định. 

Đặc điểm nổi bật:

  • Chính phủ cam kết với người dân có thể quy đổi tiền và vàng bất cứ khi nào. 
  • Chế độ bản vị vàng khiến các nước không thể tùy tiện in thêm tiền giấy, giúp giá trị đồng tiền được ổn định, hạn chế lạm phát.
  • Người dân có lòng tin đối với đồng tiền hơn, sẵn sàng đổi vàng lấy tiền. Khi người dân tiêu tiền sẽ giúp thúc đẩy mua bán hàng hóa, kích thích kinh tế tăng trưởng. 

Ưu điểm của bản vị vàng:

  • Chế độ bản vị vàng giúp ổn định giá trị tiền tệ vì giá vàng tương đối ít biến động.
  • Vàng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, trở thành phương tiện trao đổi dễ dàng. 
  • Các nước tham gia chế độ bản vị vàng bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc tài chính chặt chẽ để duy trì tỷ giá hối đoái. 
  • Tạo điều kiện cho giao dịch toàn cầu mà không cần lo lắng về rủi ro tỷ giá.

Nhược điểm của bản vị vàng: 

  • Số lượng vàng có hạn nên dẫn đến bị thiếu hụt nguồn cung. Hàng hóa ngày càng tăng giá cộng thêm nạn đầu cơ tích trữ vàng khiến chính phủ phải nâng giá vàng lên để đáp ứng nhu cầu giao dịch. 
  • Khả năng mở rộng tiền tệ bị giới hạn bởi số lượng vàng, làm hạn chế tăng trưởng kinh tế.
  • Chế độ bản vị vàng không đủ khả năng đối phó với giảm phát hoặc suy thoái. Sự cứng nhắc của vàng sẽ khiến nền kinh tế kém linh hoạt. 
Đặc điểm của bản vị vàng
Những ưu nhược điểm của chế độ bản vị vàng

5.2. Ảnh hưởng của bản vị vàng tới lạm phát

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trên, các nước tham gia vào chế độ bản vị vàng sẽ buộc phải tuân thủ theo những quy tắc tài chính chặt chẽ nhằm duy trì tỷ giá hối đoái cố định với vàng. Điều này đã góp phần giúp hạn chế tình trạng lạm phát, bảo vệ sức mua của người tiêu dùng tại quốc gia đó.

Cũng nhờ có chế độ bản vị vàng, các quốc gia không thể tùy tiện in thêm tiền giấy. Điều này giúp giá trị đồng tiền luôn được giữ vững ở mức ổn định, từ đó hạn chế tối đa lạm phát.

5.3. Sự thay thế cho bản vị vàng

Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng tiền pháp định thay cho bản vị vàng. Tiền pháp định (Fiat) là loại tiền tệ do chính phủ phát hành và không được bảo chứng bởi bất kỳ hàng hóa vật lý nào như vàng hay bạc.

Tuy không có giá trị nội tại nhưng tiền pháp định vẫn đảm bảo vai trò là phương tiện thanh toán chính thống, được chấp nhận trong mọi giao dịch trong phạm vi quốc gia đó. Sự ổn định và giá trị của tiền pháp định phụ thuộc vào các yếu tố: 

  • Chính sách kinh tế.
  • Chính sách quản lý của ngân hàng nhà nước.
  • Sự ổn định về chính trị trong nội bộ quốc gia phát hành.

Ví dụ: Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), Nhân dân tệ (CNY) là các ví dụ của tiền pháp định. Giá trị của những đồng tiền này không dựa trên vàng hay bạc mà phụ thuộc vào sự bảo đảm của chính phủ các quốc gia phát hành.

Sự thay thế cho bản vị vàng
Tiền pháp định đã thay thế bản vị vàng ở nhiều quốc gia

Trên đây ONUS đã giải đáp bản vị là gì, đồng thời cung cấp thông tin về những hệ thống bản vị tiền tệ phổ biến hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ bản vị là gì và sức ảnh hưởng của bản vị tới hệ thống tiền tệ của một quốc gia. 

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Chế độ song bản vị là gì?

Chế độ song bản vị (hay chế độ lưỡng kim bản vị) là chế độ tiền tệ trong đó cả vàng và bạc đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song. Cả hai đều có giá trị thanh toán theo một tỷ lệ tương quan nhất định do Nhà nước quy định.

Chế độ kim bản vị là gì?

Chế độ kim bản vị là gì cũng được nhiều người thắc mắc. Kim bản vị là tên gọi khác của bản vị vàng, là chế độ tiền tệ trong đó phương tiện tính toán tiêu chuẩn được ấn định bằng một hàm lượng vàng. Dưới chế độ kim bản vị, tổ chức phát hành tiền cam kết sẵn sàng nhận tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu.

Tại sao vàng được coi là bản vị của tiền?

Bởi vàng là vật chất không đổi theo thời gian. Dù bị phân tách nhỏ hay biến đổi thành các loại trang sức thì vàng vẫn giữ nguyên giá trị vốn có. Trong khi đó, tiền giấy không thể lưu trữ theo nhiều dạng khác nhau. Khi bị biến đổi hoặc phân tách, tiền giấy sẽ không còn giá trị, dễ mất và hư hỏng.

Bản vị tiền tệ và lạm phát có liên quan gì đến nhau?

Bản vị tiền tệ sử dụng vàng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng lạm phát. Các nước tham gia vào chế độ này sẽ buộc phải tuân thủ theo những quy tắc tài chính chặt chẽ nhằm duy trì tỷ giá hối đoái cố định với vàng. Điều này góp phần hạn chế tình trạng lạm phát, bảo vệ sức mua của người tiêu dùng tại quốc gia đó.

SHARES
Bài viết liên quan