Biểu đồ Bitcoin hôm nay: Phân tích xu hướng giá BTC khi nguồn cung ngày càng giảm

KEY TAKEAWAYS:
Biểu đồ Bitcoin có nhiều loại, trong đó biểu đồ nến là thông dụng nhất, giúp nhận diện biến động giá ngắn hạn.
Các chỉ số quan trọng cần nắm bao gồm vốn hóa thị trường, khối lượng giao dịch, tổng cung, cung lưu hành, và các chỉ báo kỹ thuật như MA, RSI, MACD, Bollinger Bands,...
Việc giảm nguồn cung Bitcoin thường tạo ra sự khan hiếm, từ đó thúc đẩy giá BTC tăng cao.
Truy cập ONUS để theo dõi biểu đồ Bitcoin theo thời gian thực, với đầy đủ các chỉ báo chuyên nghiệp và thông số quan trọng như khối lượng giao dịch, vốn hóa, nguồn cung.

Anh Việt – một freelancer mới tập tành tìm hiểu crypto, suýt chút nữa đã bỏ cuộc khi nhìn vào biểu đồ Bitcoin lên xuống như tàu lượn. Rồi anh chợt nhớ đến một thông tin quan trọng: Bitcoin chỉ có nguồn cung giới hạn ở 21 triệu BTC. “Vậy nếu nhu cầu đầu tư tăng lên, giá Bitcoin chắc chắn sẽ còn tăng mạnh nữa!” – Anh Việt bừng tỉnh.

bitcoin biểu đồ - thumb

Bạn cũng đang có những suy nghĩ giống như anh Việt? Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa nguồn cung Bitcoin và biến động giá? Trong bài viết này, ONUS sẽ giúp bạn:

  • Cập nhật biểu đồ Bitcoin mới nhất và phân tích xu hướng giá.
  • Giải thích chi tiết tác động của việc giảm nguồn cung Bitcoin đến giá BTC.
  • Hướng dẫn cách đọc biểu đồ Bitcoin và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật quan trọng.
  • Cung cấp các công cụ theo dõi biểu đồ Bitcoin uy tín và hiệu quả.

Cùng đọc ngay để nắm bắt cơ hội đầu tư Bitcoin tiềm năng!

Biểu đồ Bitcoin hôm nay ( 10/04/2025) – Cập nhật mới nhất

Ngày hôm nay ( 10/04/2025), 1 Bitcoin bằng 82,934.55 USD (tương đương 2,174,759,425 VND).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ các chỉ số quan trọng khác của Bitcoin như:

  • Vốn hoá thị trường của Bitcoin ngày hôm nay là 1.64t USD.
  • Khối lượng giao dịch của Bitcoin trong 24 giờ qua đạt 5.96b USD.
  • Tổng cung (Max Supply): 19,849,046.
  • Cung tối đa (Total Supply): 21,000,000.
  • Cung lưu hành: 19,849,046.

Dưới đây là bảng cập nhật giá Bitcoin cao nhất và thấp nhất trong vòng 24h, 7 ngày, 1 tháng và 1 năm qua, kèm theo mức chênh lệch giá tính theo từng khoảng thời gian:

Thời gian

Giá cao nhất

Giá thấp nhất

Giá hiện tại

Chênh lệch (%)

24 Giờ

83,796.97 USD

74,812.16 USD

82,934.55 USD

+8.33%

7 Ngày

84,931.8 USD

74,694.28 USD

+0.34%

1 Tháng

88,987.34 USD

74,694.28 USD

+5.16%

3 Tháng

109,811.48 USD

74,694.28 USD

-10.63%

→ Nhận xét:

  • Giá Bitcoin (BTC/USD) hôm nay đang dao động trong khoảng từ 74,812.16 USD đến 83,796.97 USD. Trong vòng 24 giờ qua, giá Bitcoin đã ghi nhận mức biến động +8.33%.
  • Xét trong khung thời gian 7 ngày gần nhất, BTC/USD đạt mức cao nhất 84,931.8 USD và mức thấp nhất 74,694.28 USD, với mức biến động trong tuần là +0.34%.
  • Trong một tháng vừa qua, giá Bitcoin giao động trong biên độ từ 74,694.28 USD đến 88,987.34 USD, phản ánh mức biến đổi +5.16%.
  • Mở rộng ra phạm vi 3 tháng gần đây, BTC/USD trải qua mức dao động từ 74,694.28 USD đến 109,811.48 USD, với biến động tổng thể trong giai đoạn này là -10.63%.

Bảng quy đổi giá BTC sang VND

Dưới đây là bảng quy đổi 1 BTC to VND theo các mốc từ 0.0001 BTC đến 1000 BTC:

BTC

VND

0.0001 BTC

217,475.94 VND

0.001 BTC

2,174,759.43 VND

0.01 BTC

21,747,594.25 VND

0.1 BTC

217,475,942.5 VND

0.5 BTC

1,087,379,712.5 VND

1 BTC

2,174,759,425 VND

5 BTC

10,873,797,125 VND

10 BTC

21,747,594,250 VND

50 BTC

108,737,971,250 VND

100 BTC

217,475,942,500 VND

500 BTC

1,087,379,712,500 VND

1000 BTC

2,174,759,425,000 VND

Giá Bitcoin duy trì ở mức cao phần lớn do nguồn cung giới hạn chỉ 21 triệu BTC, khiến nó trở thành một tài sản khan hiếm, thường được ví như “vàng kỹ thuật số”. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng gia tăng, đặc biệt từ các nhà đầu tư tổ chức, quỹ ETF Bitcoin và cá nhân tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn trước lạm phát.

1 bitcoin bằng bao nhiêu tiền việt nam - sở hữu vàng số bitcoin tại onus

Đăng ký ONUS để sở hữu “vàng số” ngay hôm nay! 💰

Bên cạnh đó, những yếu tố như chính sách tiền tệ toàn cầu và tâm lý thị trường cũng tác động mạnh đến nguồn cung Bitcoin, góp phần đẩy giá lên theo thời gian. Vậy việc nguồn cung BTC ngày càng giảm sẽ ảnh hưởng đến giá như thế nào? Hãy cùng ONUS tìm hiểu ngay sau đây!

Giảm nguồn cung Bitcoin ảnh hưởng thế nào đến giá BTC?

1. Nguồn cung Bitcoin bị giới hạn – Yếu tố thúc đẩy giá

Bitcoin được thiết kế với tổng nguồn cung tối đa là 21 triệu BTC, tạo ra sự khan hiếm giống như vàng. Đặc biệt, cứ mỗi 4 năm, sự kiện Bitcoin Halving diễn ra sẽ cắt giảm một nửa phần thưởng khối mà người khai thác Bitcoin (thợ đào) nhận được, làm chậm tốc độ phát hành Bitcoin mới. Khi nguồn cung giảm nhưng nhu cầu vẫn duy trì hoặc tăng, giá BTC thường có xu hướng đi lên.

khai thác bitcoin là gì

Một trong những lý do khiến giá Bitcoin tăng mạnh sau mỗi lần Halving là giảm áp lực bán từ thợ đào. Trước đây, thợ đào phải bán một lượng BTC nhất định để trang trải chi phí vận hành, nhưng sau Halving, số BTC khai thác được giảm đi, đồng nghĩa với việc lượng Bitcoin bán ra thị trường cũng ít hơn. Điều này làm giảm nguồn cung trên các sàn giao dịch, tạo động lực đẩy giá lên cao.

Ví dụ về tác động của Halving đến giá Bitcoin:

  • Halving lần thứ nhất (2012): Diễn ra vào ngày 28/11/2012, phần thưởng khối giảm từ 50 BTC xuống 25 BTC. Trước sự kiện, giá Bitcoin khoảng 12 USD; một năm sau, giá tăng lên hơn 1,000 USD, tương ứng mức tăng hơn 8,500%.
bitcoin biểu đồ - biểu đồ tăng giá sau halving lần 1
Biểu đồ giá Bitcoin tăng từ 12 USD lên hơn 1000 USD sau Halving 2012.
  • Halving lần thứ hai (2016): Diễn ra vào ngày 09/07/2016, phần thưởng khối giảm từ 25 BTC xuống 12.5 BTC. Trước sự kiện, giá Bitcoin khoảng 651 USD; 526 ngày sau, giá đạt đỉnh mới khoảng 20,089 USD.
  • Halving lần thứ ba (2020): Diễn ra vào tháng 5/2020, phần thưởng khối giảm từ 12.5 BTC xuống 6.25 BTC. Trước sự kiện, giá Bitcoin khoảng 8,700 USD; đến tháng 11/2021, giá đạt đỉnh 69.000 USD.
bitcoin biểu đồ - biểu đồ tăng giá sau halving 2020
Biểu đồ giá Bitcoin tăng từ khoảng 8,700 USD lên hơn 69,000 USD sau Halving 2020.
  • Halving lần thứ tư (2024): Diễn ra vào ngày 20/04/2024, phần thưởng khối giảm từ 6.25 BTC xuống 3.125 BTC. Trước sự kiện, giá Bitcoin khoảng 61,000 USD; đến tháng 12/2024, giá đạt đỉnh mới ở 103,853 USD

Điểm đặc biệt của Halving 2024 so với các chu kỳ trước chính là sự tham gia mạnh mẽ của Bitcoin ETF, dòng vốn từ các nhà đầu tư tổ chức và sự quan tâm ngày càng lớn từ thị trường tài chính truyền thống. Việc các quỹ ETF Bitcoin giao dịch trên thị trường Mỹ (như BlackRock, Fidelity, Grayscale…) đã tạo ra dòng tiền khổng lồ đổ vào BTC, làm tăng nhu cầu và góp phần đẩy giá lên cao hơn sau Halving 2024, vượt xa mức tăng trưởng của các chu kỳ trước.

Hiện tại, ATH Bitcoin đang ở mức 109,811.48 USD (tương đương 2,828,634,019 VND)

Năm Halving

Phần thưởng khối trước Halving

Phần thưởng khối sau Halving

Tổng số Bitcoin khai thác được sau Halving

2012

50 BTC

25 BTC

10.5 triệu BTC

2016

25 BTC

12.5 BTC

15.75 triệu BTC

2020

12.5 BTC

6.25 BTC

18.375 triệu BTC

2024

6.25 BTC

3.125 BTC

19.6 triệu BTC

2028 (dự kiến)

3.125 BTC

1.5625 BTC

~20.475 triệu BTC

Sau sự kiện Halving năm 2028, phần thưởng cho mỗi khối Bitcoin sẽ giảm xuống còn 1,5625 BTC. Lúc này, tổng số Bitcoin đã được khai thác sẽ vào khoảng 20.475 triệu BTC, đồng nghĩa với việc chỉ còn chưa đến 525,000 BTC chưa được đào trước khi chạm ngưỡng tối đa 21 triệu BTC.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng sự khan hiếm này có thể tiếp tục đẩy giá Bitcoin lên cao, giống như những gì đã xảy ra trong các chu kỳ Halving trước đây.

2. Ảnh hưởng của quỹ ETF Bitcoin & sự suy giảm nguồn cung trên sàn giao dịch

Việc Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chính thức phê duyệt các quỹ ETF Bitcoin Spot vào ngày 10/01/2024 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với thị trường tiền điện tử. Đây là bước ngoặt giúp Bitcoin tiếp cận dòng vốn tổ chức một cách hợp pháp và minh bạch hơn. Ngay sau khi được chấp thuận, các Spot Bitcoin ETF đã thu hút dòng tiền mạnh mẽ từ các nhà đầu tư lớn.

bitcoin biểu đồ - sec phê duyệt bitcoin etf

Trong năm đầu tiên, các quỹ ETF Bitcoin này đã ghi nhận tổng dòng vốn ròng lên đến 36,2 tỷ USD, với iShares Bitcoin Trust (IBIT) của BlackRock dẫn đầu khi thu hút gần 38 tỷ USD, nâng tổng tài sản quản lý (AUM) lên 52,9 tỷ USD vào tháng 1 năm 2025.

Sự ra đời của các quỹ ETF đã tác động mạnh đến giá Bitcoin. Vào đầu năm 2024, giá BTC ở mức khoảng 43,000 USD, nhưng nhờ dòng vốn ETF và sự kiện Halving vào tháng 4/2024, giá đã vượt 100,000 USD vào cuối năm.

bitcoin biểu đồ - biểu đồ tăng giá sau halving 2024 và ảnh hưởng của dòng vốn etf
Biểu đồ Bitcoin vượt 100,000 USD cuối 2024

So sánh với năm 2021, khi Bitcoin đạt đỉnh 69,000 USD, nguồn cung BTC trên các sàn giao dịch khi đó cao hơn nhiều so với thời điểm hiện tại. Vào tháng 11/2021, lượng BTC trên các sàn chiếm 12.9% tổng nguồn cung, trong khi đến năm 2025, con số này đã giảm mạnh, phản ánh xu hướng tích lũy dài hạn của nhà đầu tư.

Tỷ lệ Bitcoin rời khỏi các sàn giao dịch ngày càng tăng là dấu hiệu rõ ràng của việc nhà đầu tư chuyển tài sản vào ví lưu trữ cá nhân thay vì giao dịch ngắn hạn. Khi nguồn cung trên sàn giảm nhưng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt từ các tổ chức lớn thông qua ETF, áp lực mua đã góp phần đẩy giá Bitcoin lên mức kỷ lục trong giai đoạn 2024-2025.

bitcoin biểu đồ - theo dõi dòng tiền bitcoin etf trên onus

👉 Theo dõi dòng tiền vào Bitcoin ETF mới nhất tại: Giá Bitcoin ETF hôm nay – ONUS

Cách đọc biểu đồ Bitcoin – Các chỉ số quan trọng

Dưới đây là cách đọc biểu đồ Bitcoin một cách chi tiết hơn, cùng với các chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích và dự đoán xu hướng giá BTC:

1. Biểu đồ nến và xu hướng giá

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick) là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư nhận diện các biến động giá ngắn hạn của Bitcoin. Mỗi cây nến đại diện cho biến động giá trong một khung thời gian nhất định (1 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần…). Các mô hình nến quan trọng thường được sử dụng để dự đoán xu hướng tiếp theo của Bitcoin bao gồm:

  • Nến Doji: Thể hiện sự do dự giữa phe mua và bán, báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng.
  • Nến Hammer (Búa): Xuất hiện sau một xu hướng giảm mạnh, báo hiệu khả năng đảo chiều tăng giá.

Mô hình nến búa

  • Nến Engulfing (Nhấn chìm): Nếu nến tăng bao trùm nến giảm trước đó, đó là dấu hiệu bullish mạnh. Ngược lại, nến giảm nhấn chìm nến tăng là dấu hiệu bearish.

So sánh mô hình nhấn chìm của biểu đồ nến

Ngoài ra, việc xác định xu hướng giá còn dựa vào đường xu hướng (Trendline). Một trendline tăng dần khi giá liên tục tạo đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, cho thấy Bitcoin đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá tạo đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, Bitcoin có thể đang trong xu hướng giảm.

biểu đồ nến

2. Các chỉ báo kỹ thuật quan trọng

Đường trung bình động (MA, EMA):

Đường trung bình động giúp nhà đầu tư xác định xu hướng dài hạn và ngắn hạn của Bitcoin:

  • MA50 & MA200: Đây là hai đường trung bình động quan trọng trong phân tích xu hướng. Nếu MA50 cắt lên MA200, đó là dấu hiệu của thị trường bullish (Golden Cross). Ngược lại, nếu MA50 cắt xuống MA200, thị trường có thể bước vào giai đoạn giảm giá (Death Cross).
  • EMA10/50 crossover: EMA (Exponential Moving Average) nhạy hơn so với MA vì nó ưu tiên giá gần nhất. Khi EMA10 cắt lên EMA50, đó là tín hiệu mua ngắn hạn. Khi EMA10 cắt xuống EMA50, có thể báo hiệu một đợt giảm giá.
bitcoin biểu đồ - đường ma
Ví dụ về đường MA50

Chỉ số RSI (Relative Strength Index):

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) đo lường động lượng của Bitcoin theo thang điểm từ 0 đến 100:

  • RSI > 70: Bitcoin đang ở vùng quá mua (overbought), có thể xảy ra điều chỉnh giá.
  • RSI < 30: Bitcoin đang ở vùng quá bán (oversold), khả năng phục hồi giá cao.
    Ví dụ: Khi Bitcoin đạt đỉnh 69.000 USD vào tháng 11/2021, chỉ số RSI vượt ngưỡng 75, báo hiệu một đợt điều chỉnh mạnh sau đó.

bitcoin biểu đồ - đường rsi

MACD (Moving Average Convergence Divergence):

MACD đo lường sự hội tụ và phân kỳ giữa hai đường trung bình động:

  • Bullish crossover: Khi đường MACD cắt lên đường tín hiệu (Signal line), đó là dấu hiệu giá có thể tăng.
  • Bearish crossover: Khi MACD cắt xuống Signal line, báo hiệu khả năng điều chỉnh giảm.

bitcoin biểu đồ - đường macd

Bollinger Bands – Độ biến động của Bitcoin:

Bollinger Bands gồm 3 đường: Đường trung bình (SMA), dải trên và dải dưới. Khi:

  • Dải Bollinger thu hẹp: Thị trường có thể sắp có một đợt breakout mạnh.
  • Dải Bollinger mở rộng: Bitcoin đang trong giai đoạn biến động lớn, có thể là do tin tức quan trọng hoặc biến động dòng tiền từ các tổ chức lớn.

bitcoin biểu đồ - bollinger bands

Biểu đồ Đám Đông (Volume Profile)

Ngoài các chỉ báo trên, Volume Profile (Khối lượng giao dịch theo giá) là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư xác định vùng giá mà Bitcoin được giao dịch nhiều nhất. Volume Profile cho thấy:

  • Vùng giá có khối lượng giao dịch cao (Point of Control – POC): Đây là vùng giá mà thị trường chấp nhận nhiều nhất, thường là mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng.
  • Vùng giá có thanh khoản thấp: Giá thường di chuyển nhanh qua các vùng này do ít sự tranh chấp giữa phe mua và bán.

bitcoin biểu đồ - Volume Profile

Ví dụ: Trong chu kỳ tăng giá năm 2024, Volume Profile cho thấy POC ở mức 48.000 – 52.000 USD, nghĩa là đây là vùng hỗ trợ mạnh. Nếu BTC giảm về vùng này, có khả năng sẽ bật lên do lực mua lớn từ nhà đầu tư tổ chức.

3. Công cụ theo dõi biểu đồ Bitcoin

Để theo dõi biểu đồ Bitcoin theo thời gian thực, có đầy đủ các chỉ báo MA, RSI, MACD, Bollinger Bands, Volume Profile,… và hàng loạt chỉ báo hữu ích khác, bạn chỉ cần thực hiện 4 bước đơn giản dưới đây:

  1. Truy cập goonus.io
  2. Chọn mục “Thị trường”
  3. Tìm kiếm “Bitcoin” (BTC)
  4. Theo dõi biểu đồ giá BTC/USD hoặc BTC/VND

1 bitcoin bằng bao nhiêu tiền việt nam - cách xem biểu đồ giá btc vnd trang market onus

Ngoài ONUS, nhà đầu tư có thể theo dõi biểu đồ Bitcoin trên các nền tảng uy tín khác, như:

  • CoinMarketCap: Một trong những trang web hàng đầu về dữ liệu tiền mã hóa, cung cấp giá Bitcoin theo nhiều loại tiền tệ.
  • CoinGecko: Cập nhật giá Bitcoin theo thời gian thực, tương tự CoinMarketCap.
  • TradingView: Một nền tảng chuyên sâu về phân tích kỹ thuật, hỗ trợ theo dõi biểu đồ BTC với nhiều công cụ vẽ, chỉ báo phân tích và dữ liệu lịch sử giá chi tiết.
  • Investing.com: Trang web tài chính toàn cầu, giúp nhà đầu tư theo dõi giá Bitcoin theo nhiều loại tiền tệ, đồng thời cung cấp tin tức mới nhất về thị trường tiền mã hóa và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến giá BTC.

Tổng kết

Bài viết này đã cung cấp cái nhìn toàn diện về biểu đồ Bitcoin, từ cập nhật giá mới nhất, phân tích tác động của nguồn cung giảm đến hướng dẫn chi tiết cách đọc biểu đồ và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật. Việc nắm bắt các yếu tố này giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong thị trường tiền điện tử đầy biến động.

Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp
SHARES
Bài viết liên quan