Bitcoin là một trong những chủ đề “gây bão” nhất trong giới tài chính hiện nay. Đồng tiền ảo này đã thu hút sự chú ý của đông đảo nhà đầu tư và chuyên gia.
Vậy Bitcoin thực sự là gì? Nó chỉ là một đồng tiền ảo hay còn là một hệ thống tài chính mới? Cùng ONUS tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này nhé!
1. Bitcoin Là Gì? BTC Là Gì?
1.1. Bitcoin là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu rõ Bitcoin là gì.
Bitcoin là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất thế giới, ra đời năm 2009. Điểm đặc biệt của Bitcoin là nó dựa trên công nghệ blockchain, một kiểu sổ cái công khai ghi chép mọi giao dịch một cách minh bạch và không thể thay đổi.
Đồng Bitcoin khác hẳn các đồng tiền thông thường vì nó không do bất kỳ ngân hàng trung ương nào quản lý, mà hoạt động dựa trên mạng lưới ngang hàng.
Ngày nay, Bitcoin đã trở thành một xu hướng đầu tư, thu hút sự chú ý của nhiều người, từ nhà đầu tư cá nhân cho đến các tổ chức lớn.
1.2. BTC là gì?
BTC đơn giản là tên viết tắt của Bitcoin, giống như “VND” là viết tắt của “Việt Nam Đồng”. Mỗi BTC có thể được chia nhỏ thành nhiều phần, phần nhỏ nhất gọi là “Satoshi” (1 BTC bằng 100.000.000 Satoshi).
Giới hạn tối đa của BTC là 21 triệu BTC. BTC không chỉ dùng trong giao dịch trực tuyến mà còn có thể ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như chuyển khoản quốc tế, mua sắm online, thậm chí là giao dịch bất động sản.
Bitcoin giờ đây đã trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính toàn cầu, mở ra cơ hội đầu tư mới mẻ, tiềm năng lợi nhuận lớn nhưng cũng không kém phần mạo hiểm. Sự phổ biến của Bitcoin đã và đang chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong thế giới tài chính số hiện đại.
2. Cơ Chế Hoạt Động Của Bitcoin Là Gì?
Mặc dù những từ khóa như “đồng bitcoin” hay “tiền ảo bitcoin” đã quá phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cơ chế hoạt động phức tạp đằng sau đồng tiền điện tử này. Hãy cùng khám phá cách thức mà Bitcoin tạo nên sự khác biệt của mình:
2.1. Blockchain: nền tảng của Bitcoin
- Công nghệ Blockchain: Là trái tim của Bitcoin, blockchain là một sổ cái phân tán, công khai ghi lại mọi giao dịch Bitcoin một cách minh bạch và không thể thay đổi.
- An ninh và Minh bạch: Mỗi giao dịch trên blockchain được mã hóa và liên kết với giao dịch trước đó, tạo nên một chuỗi không thể bị phá vỡ, đảm bảo an ninh tối đa.
2.2. Khai thác Bitcoin (Bitcoin Mining)
- Quá trình khai thác: Khai thác Bitcoin (hay còn được gọi là “đào Bitcoin”, “cày Bitcoin” là quá trình sử dụng phần cứng máy tính để giải các phép toán phức tạp, qua đó xác nhận giao dịch và tăng cường an toàn cho mạng lưới.
- Thưởng cho người khai thác: Người khai thác hay “thợ đào” (Bitcoin miner) sẽ nhận được Bitcoin mới làm phần thưởng khi một khối (block) được hoàn thành, tạo động lực cho hoạt động này và giúp duy trì, phát triển hệ thống.
2.3. Giao dịch và sở hữu
- Giao dịch không trung gian: Bitcoin cho phép người dùng thực hiện giao dịch trực tiếp mà không cần qua trung gian như ngân hàng hay cơ quan tài chính.
- Sở hữu Bitcoin: Khi sở hữu Bitcoin, bạn thực chất đang giữ một “chìa khóa” riêng biệt, cho phép bạn truy cập và sử dụng số Bitcoin của mình.
3. Bitcoin Có Từ Bao Giờ?
Khi nhắc đến tiền ảo Bitcoin, nhiều người thường tự hỏi: Bitcoin có từ bao giờ? Sau đây là các mốc thời gian quan trọng của đồng Bitcoin, từ khởi điểm đến khi trở thành “ông trùm tiền ảo”:
- Năm 2008 – Công bố “Sách trắng”(White Paper): Bitcoin được giới thiệu lần đầu vào năm 2008 trong một văn bản được gọi là White Paper, được gửi bởi một người (hoặc nhóm người) ẩn danh. Tài liệu này mô tả một hệ thống tiền điện tử ngang hàng, mở đường cho sự xuất hiện của Bitcoin.
Bạn đừng bỏ lỡ những bí ẩn liên quan đến người tạo ra Bitcoin ở mục 4 nhé!
- Năm 2009 – Khai sinh Bitcoin: Bitcoin chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 1 năm 2009, với việc khai thác khối Bitcoin đầu tiên, còn được gọi là “Khối Genesis”. Đây chính là bước đầu tiên trong việc tạo ra mạng lưới Bitcoin như chúng ta biết ngày nay.
- Sự phát triển và phổ biến: Kể từ đó, Bitcoin đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ một khái niệm mới lạ thành một loại tài sản được nhiều người biết đến và đầu tư.
4. Ai Là Người Tạo Ra Bitcoin?
Được biết, Satoshi Nakamoto là người (hay nhóm người) đã tạo ra Bitcoin và nền tảng blockchain. Satoshi Nakamoto xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008, khi “ông” công bố White Paper. Trong suốt vài năm tiếp theo, ông tiếp tục phát triển Bitcoin và giao tiếp với cộng đồng tiền ảo. Tuy nhiên, vào năm 2010, Satoshi Nakamoto đột ngột biến mất. Kể từ đó, danh tính của ông vẫn là một ẩn số.
Sự bí ẩn này đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của Bitcoin. Nhiều người tin rằng ông là một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tài chính, thậm chí có người còn cho rằng Satoshi là cả một chính phủ hoặc một nhân vật có quyền lực, đang cố gắng định hình tương lai của tiền tệ.
Dù danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto là gì, những đóng góp của ông đối với thế giới là không thể phủ nhận. Bitcoin đã trở thành một hiện tượng toàn cầu, với giá trị thị trường hiện nay vượt quá 1 nghìn tỷ đô la. Công nghệ blockchain cũng đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến thương mại điện tử. Và chúng ta có thể cảm ơn Satoshi Nakamoto vì đã tạo ra chúng.
5. Lịch Sử Giá Bitcoin Qua Các Mốc Thời Gian Đáng Chú Ý
Lịch sử giá của đồng Bitcoin chứa đựng nhiều sự kiện đáng chú ý, phản ánh sự biến động và tăng trưởng không ngừng của nó:
5.1. Từ ổn định đến tăng trưởng
- Đầu 2016: Bitcoin giao dịch ổn định quanh mức 400 USD/BTC, tương đương 2,386,850,412 VND theo giá quy đổi BTC sang VND hiện tại.
- Đầu 2017: Bắt đầu một chu kỳ tăng giá, Bitcoin đạt mức 1,000 USD/BTC (tương đương 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), gây chú ý rộng rãi trong cộng đồng tài chính.
5.2. Lập đỉnh lịch sử
Cuối 2017, Bitcoin đạt đỉnh điểm lịch sử với giá trị 17,000 USD/BTC, tương đương 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại, thu hút sự chú ý của truyền thông và nhà đầu tư toàn cầu.
5.3. Về đáy chu kỳ
Tháng 8/2018, sau một thời gian biến động, Bitcoin giảm mạnh xuống mức đáy chu kỳ là 3,400 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), làm dấy lên nghi ngờ về tương lai của tiền điện tử.
5.4. Một đỉnh cao mới
Tháng 4/2021, Bitcoin tăng vọt lên mức giá kỷ lục mới, 63,000 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường crypto.
5.5. Sự điều chỉnh
Tháng 7/2021, Giá Bitcoin giảm xuống còn 31,000 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), thể hiện sự biến động không ngừng của thị trường.
5.6. Lập đỉnh ATH
Tháng 11/2021, Bitcoin lập đỉnh all-time high (ATH) ở mức 69,000 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), một dấu hiệu cho thấy sức hấp dẫn tăng cao của nó với nhà đầu tư.
5.7. Một Sự Sụt Giảm Nhanh Chóng
Đầu 2023, trong một diễn biến bất ngờ, Bitcoin trượt giảm xuống mức 16,000 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại), gợi nhớ đến tính biến động và khó đoán định của thị trường crypto.
Tuy nhiên, cuối năm 2023 – đầu năm 2024, Bitcoin lại có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trở lại khi thị trường Crypto nóng lên thông qua các sự kiện nổi bật năm 2024
5.8. Sự trở lại của anh cả thị trường Crypto
Trong 3 tháng đầu năm chứng kiến sự tăng trưởng thần tốc của Bitcoin, khi giá Bitcoin lập đỉnh ATH gần nhất vào ngày 13/03/2024 với: 73.737 USD/BTC ( 2,386,850,412 VND/BTC hiện tại) trước khi sự kiện Bitcoin Halving diễn ra vào tháng 4/2024. Điều này có nghĩa là giá Bitcoin có thể tăng trưởng rất cao sau sự kiện này diễn ra dựa vào lịch sử biến động giá mỗi kì Halving.
Vậy nên, việc đầu tư Bitcoin ngay từ bây giờ sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các trader muốn kiếm thêm lợi nhuận từ sự kiện 4 năm 1 lần này:
6. Các Sự Kiện Bitcoin Nổi Bật Năm 2024
2024 là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của đồng tiền ảo hàng đầu thế giới này, với một loạt sự kiện đáng chú ý như Bitcoin Halving, Bitcoin ETF,…
6.1. Sự kiện Bitcoin Halving 2024 – Định Hình Tương Lai Bitcoin
Sự kiện Bitcoin Halving là một sự kiện quan trọng đối với thị trường crypto nói chung và đồng Bitcoin nói riêng. Sự kiện này diễn ra 4 năm 1 lần, khi phần thưởng khai thác Bitcoin giảm một nửa. Lần Halving đầu tiên đã diễn ra vào tháng 11/2012, lần thứ hai vào tháng 7/2016, lần thứ ba vào tháng 5/2020 và lần gần đây nhất vào ngày 20-4-2024. Vào Halving 2024, phần thưởng khai thác Bitcoin đã giảm từ 6,25 BTC xuống còn 3,125 BTC.
Sự kiện Halving có một số tác động quan trọng đến thị trường Bitcoin, bao gồm:
- Giảm tỷ lệ lạm phát: Bitcoin được thiết kế để có tổng cung cố định là 21 triệu BTC. Sự kiện Halving giúp giảm tỷ lệ lạm phát của Bitcoin, từ đó làm tăng giá trị của đồng tiền này.
- Tạo sự khan hiếm: Sự kiện Halving làm giảm số lượng Bitcoin mới được phát hành mỗi ngày. Điều này làm tăng sự khan hiếm của Bitcoin, từ đó có thể đẩy giá trị của đồng tiền này lên cao hơn.
- Tăng sự cạnh tranh: Sự kiện Halving làm giảm lợi nhuận của việc khai thác Bitcoin. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt hơn giữa các thợ đào Bitcoin, từ đó có thể làm tăng độ ổn định của mạng lưới Bitcoin.
Trong lịch sử, giá Bitcoin thường tăng đáng kể sau mỗi lần Halving. Điều này là do sự kiện Halving làm giảm cung Bitcoin mới phát hành, từ đó làm tăng sự khan hiếm và giá trị của đồng tiền này.
6.2. Bitcoin ETF: Bước ngoặt cho thị trường Bitcoin
Mặc dù Bitcoin đang dần trở nên phổ biến và được hợp pháp hóa như các tài sản đầu tư tài chính khác, nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận với Bitcoin. Nguyên nhân chính có thể do tình trạng pháp lý quốc gia, sự hạn chế hiểu biết về thị trường tiền mã hóa, hoặc sự hoài nghi vào giá trị của đồng BTC.
Vì vậy, Bitcoin ETF đã ra đời như một giải pháp cho những vấn đề nêu trên; giúp mọi người dễ dàng tiếp cận hơn với Bitcoin. Cụ thể:
Bitcoin ETF là phương tiện để tham gia đầu tư Bitcoin tại sàn chứng khoán mà không cần mở ví điện tử hay học cách đầu tư tiền mã hoá.
Vào ngày 10/1/2024, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC – Securities and Exchange Commission) đã chính thức phê duyệt 11 quỹ giao dịch trao đổi ETF Bitcoin. Ngay sau quyết định phê duyệt của SEC, giá BTC đã tăng 1,4% (46.576 USD), cao hơn nhiều so với mức khoảng 27.000 USD thời điểm giữa tháng 10 năm 2023.
Bitcoin ETF được dự đoán sẽ mở ra cánh cửa cho các nhà đầu tư truyền thống tham gia vào thị trường Crypto. Theo ước tính, dòng tiền trị giá 570 tỷ USD có thể đổ vào Bitcoin trong vòng 5 năm sau khi Bitcoin ETF được chấp thuận.
Chi tiết về giá và dòng tiền đổ vào 11 quỹ ETF Bitcoin hiện nay bạn có thể xem tại: Giá Bitcoin ETF hôm nay
Bitcoin ETF được coi là một bước tiến quan trọng trong việc công nhận Bitcoin như một tài sản đầu tư chính thống. Việc SEC chấp thuận Bitcoin ETF sẽ giúp cho các nhà đầu tư yên tâm hơn và bắt đầu mạnh tay đầu tư vào thị trường Crypto.
6.3. El Salvador ra mắt trái phiếu Bitcoin: Tín hiệu đáng chú ý cho thị trường Bitcoin
El Salvador, quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp, dự kiến sẽ phát hành trái phiếu Bitcoin trị giá 1 tỷ USD vào quý 1 năm 2024. Đây sẽ là trái phiếu Bitcoin đầu tiên trên thế giới, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hợp pháp hóa và phát triển của thị trường tiền điện tử.
Trước đây, Bitcoin vẫn bị coi là một loại tài sản đầu cơ, không được bảo hộ bởi pháp luật. Việc El Salvador phát hành trái phiếu Bitcoin sẽ giúp Bitcoin bước vào thế giới tài chính truyền thống, được công nhận và bảo hộ bởi pháp luật. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và phát triển cho thị trường tiền điện tử.
Các nhà đầu tư đang rất trông đợi vào tín hiệu đáng mừng này. Họ hy vọng rằng việc phát hành trái phiếu Bitcoin sẽ giúp họ có cái nhìn sâu sắc hơn về việc nên đầu tư vào thị trường crypto hay không.
7. Đặc Trưng Của Bitcoin Là Gì?
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật đã đưa Bitcoin trở thành một trong những đồng tiền ảo phổ biến và được quan tâm nhất thời điểm hiện tại:
7.1. Tính phi tập trung
- Không qua trung gian: Bitcoin hoạt động trên một hệ thống phi tập trung, không cần thông qua ngân hàng hay cơ quan tài chính truyền thống.
- Phân quyền: Điều này giúp người dùng có quyền kiểm soát tài sản của mình mà không lo sợ sự can thiệp từ bên ngoài.
7.2. Bảo mật nghiêm ngặt
- Mã hóa cao cấp: Bitcoin sử dụng công nghệ blockchain, một sổ cái công khai, để đảm bảo mọi giao dịch đều được mã hóa và an toàn.
- Khó bị hack: Nhờ vào tính minh bạch và phức tạp của blockchain, việc hack hoặc gian lận trong Bitcoin là cực kỳ khó khăn.
7.3. Minh bạch nhưng riêng tư
- Giao dịch công khai: Mọi giao dịch đều được ghi chép trên blockchain, có thể được kiểm tra bởi bất kỳ ai.
- Bảo vệ danh tính: Dù giao dịch là công khai, nhưng danh tính người dùng vẫn được ẩn danh, đảm bảo sự riêng tư.
- Lịch sử giao dịch không thể thay đổi: Một khi giao dịch được xác nhận, nó không thể bị xóa hoặc sửa đổi.
7.4. Dễ dàng truy cập và sử dụng
- Không rào cản địa lý: Bitcoin có thể được giao dịch toàn cầu, không bị hạn chế bởi biên giới hay luật lệ cụ thể của quốc gia nào.
- Giao dịch nhanh chóng: So với các hình thức tài chính truyền thống, giao dịch Bitcoin diễn ra nhanh chóng, thậm chí là tức thì.
8. Bitcoin Có An Toàn Không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phân tích từ góc độ công nghệ và bảo mật:
8.1. Công nghệ Blockchain: Nền tảng của sự an toàn
Như đã phân tích phía trên, dữ liệu trên Blockchain không thể bị thay đổi. Mọi thông tin giao dịch trên Blockchain được xác nhận và phân tán trên nhiều máy tính trong mạng, tạo nên một hệ thống đồng thuận không thể bị tấn công từ một điểm duy nhất.
8.2. Bảo mật: Khả năng chống hack
Bitcoin được bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nhờ quá trình xác thực và phân phối tự động theo thuật toán.
- Để tấn công Bitcoin, hacker phải chiếm được quyền kiểm soát ít nhất 51% số máy tính trong mạng lưới, một nhiệm vụ gần như bất khả thi vì chi phí để làm được điều đó rất cao.
8.3. Tính toàn vẹn và bất biến của giao dịch
Mỗi khi bạn thực hiện giao dịch Bitcoin, nó sẽ được ghi chép vĩnh viễn vào một khối mới trên Blockchain. Điều này đảm bảo rằng, một khi giao dịch được xác nhận, không có cách nào để hoàn tác hay thay đổi.
- Nền tảng an toàn này được hỗ trợ bởi thuật toán SHA-256, một kỹ thuật bảo mật mạnh mẽ tạo ra các hàm băm không thể đảo ngược.
- Theo các chuyên gia từ Đại học Sussex, để phá vỡ hệ thống Bitcoin, một máy tính lượng tử cần tới 317 triệu qubit – một con số xa vời so với chỉ 127 qubit của máy tính mạnh nhất hiện nay. Điều này khẳng định vững chắc tính an toàn và không thể thay đổi của Bitcoin trong giao dịch.
9. Hạn Chế Của Bitcoin Là Gì?
Dù là đồng tiền ảo có vốn hoá lớn nhất thị trường, nhưng Bitcoin vẫn tồn tại nhiều hạn chế đáng chú ý:
- Block size hạn chế: Với kích thước block chỉ 1MB, mạng lưới Bitcoin gặp hạn chế về quy mô và tốc độ xử lý giao dịch.
- Hiệu suất mạng lưới chậm: Bitcoin chỉ có thể xử lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây, tương đối chậm so với các blockchain khác.
- Hạn chế về tính ứng dụng: Không hỗ trợ Smart Contract như Ethereum, giới hạn khả năng ứng dụng của Bitcoin trong nhiều lĩnh vực.
- Biến động giá cao: Bitcoin phải đối mặt với biến động giá trị mạnh, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Đừng bỏ qua những rủi ro khi đầu tư Bitcoin ở mục 10 bạn nhé!
- Tác động môi trường: Quá trình khai thác Bitcoin tiêu tốn nhiều năng lượng và có tác động tiêu cực đến môi trường.
- Vấn đề luật pháp: Bitcoin gặp phải những vấn đề pháp lý không rõ ràng và thường xuyên thay đổi.
10. Thách Thức Khi Đầu Tư Bitcoin
Nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Bitcoin cần lưu ý đến các thách thức sau:
10.1. Biến động giá:
Bitcoin nổi tiếng với sự biến động giá cả mạnh, thậm chí trong khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể dẫn đến việc đầu tư mất giá trị đột ngột.
10.2. Bảo mật:
Tuy các dữ liệu Bitcoin có độ an toàn rất cao, nhưng không phải là tuyệt đối. Vấn đề bảo mật vẫn là một trong những yếu tố bạn cần cẩn trọng khi nắm giữ Bitcoin. Tài khoản, ví điện tử đều có nguy cơ bị hack, nên người dùng cần thận trọng bảo vệ thông tin cá nhân và khóa riêng tư.
Tại Việt Nam, ONUS là sàn giao dịch uy tín giúp bạn mua và đầu tư Bitcoin mà không lo gặp phải những vấn đề bảo mật, nhờ có giải pháp an ninh mạng của CyStack, smart contract được kiểm thử bởi Certik và hàng loạt tính năng vượt trội khác.
Ưu điểm nổi trội của ONUS
Tải app ONUS ngay tại đây để đầu tư Bitcoin an toàn và hiệu quả nhé!
10.3. Pháp lý:
Quy định về tiền điện tử thay đổi rất nhanh và khác nhau giữa các quốc gia. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc sở hữu, giao dịch và đầu tư vào Bitcoin.
10.4. Tài sản không có hỗ trợ:
Bitcoin không được hỗ trợ bởi tài sản vật lý hoặc chính phủ nào, do đó giá trị của nó phụ thuộc hoàn toàn vào sự tin tưởng và sự chấp nhận của cộng đồng.
10.5. Công nghệ và cập nhật:
Bitcoin và blockchain vẫn đang phát triển, và bất kỳ cập nhật nào cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị hoặc hoạt động của hệ thống.
10.6. Kết nối thị trường:
Bitcoin có mối liên kết với các thị trường tài chính khác, do đó có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế và chính trị toàn cầu.
11. Tổng Kết
Bitcoin, không chỉ là một đồng tiền ảo, mà còn là một hiện tượng tài chính toàn cầu.
Tại ONUS, bạn không chỉ có thể sở hữu Bitcoin một cách nhanh chóng, an toàn mà còn có thể đầu tư hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến, ONUS cung cấp cho bạn sự lựa chọn đa dạng với:
- Tỉ giá tốt nhất
- Không mất phí giao dịch.
- Tận hưởng lãi suất tiết kiệm lên đến 12% trên khoản đầu tư của mình