Hiện tại, người dùng khi giao dịch ONUS Futures cần chú ý tới 3 loại phí, bao gồm: Phí giao dịch, Phí thanh lý và Phí Funding. Bài viết này sẽ giúp người dùng hiểu rõ hơn về mức phí cũng như cách áp dụng của từng loại phí trên ONUS Futures.
Phí giao dịch
Phí giao dịch là loại phí người dùng cần trả khi thực hiện mở vị thế và đóng vị thế giao dịch Futures trên ONUS Pro. Có 02 loại phí là phí Maker và phí Taker. Trong đó:
- Lệnh Maker là các lệnh được thêm vào sổ lệnh, bổ sung thanh khoản và tăng độ sâu cho thị trường trước khi được thực hiện. Phí giao dịch đối với lệnh Maker là 0.02% khối lượng giao dịch.
- Ngược lại, lệnh Taker là các lệnh được lấy ra khỏi sổ lệnh, thông qua việc traders khớp các lệnh có sẵn trên sổ lệnh. Phí giao dịch đối với lệnh Taker là 0.04% khối lượng giao dịch.
Các tình huống và phí áp dụng:
- Khi Trader đặt lệnh thị trường (Market) hoặc lệnh thị trường dừng (Stop Market), đồng nghĩa với việc Trader khớp các lệnh có sẵn trên sổ lệnh và trả phí Taker (0.04%).
- Khi Trader đặt lệnh giới hạn (Limit) hoặc lệnh giới hạn dừng (Stop Limit), tức là Trader thêm một lệnh mới vào sổ lệnh và sẽ trả phí Maker (0.02%). Tuy nhiên cần lưu ý: Nếu lệnh Limit của bạn được khớp ngay lập tức, chúng sẽ được coi là một lệnh Taker và bạn sẽ phải chịu phí Taker.
Phí thanh lý
Khi vị thế của Trader bị thanh lý, một phần trăm Phí thanh lý sẽ được thu và đóng vào Quỹ bảo hiểm, từ đó làm gia tăng tính bền vững của Quỹ bảo hiểm. Phí thanh lý được tính dựa trên quy mô vị thế bị thanh lý nhân với tỷ lệ phần trăm ứng với mỗi cặp giao dịch. Để biết thêm thông tin về tỷ lệ phần trăm nói trên, vui lòng tham khảo trang Quy định giao dịch.
Ví dụ, phí thanh lý nếu Trader bị thanh lý 1 vị thế với cặp ETHUSDT là:
Phí thanh lý = Quy mô vị thế bị thanh lý * 1%

Phí thanh lý chỉ được thu dựa trên ký quỹ của Trader sử dụng cho vị thế. Nếu ký quỹ của Trader không đủ để tất toán Phí thanh lý, Quỹ bảo hiểm sẽ can thiệp để tất toán Phí thanh lý, bù đắp phần thiếu hụt cho Trader.
Phí funding
ONUS Pro hiện đang sử dụng hợp đồng tương lai vĩnh cửu, theo đó Trader có thể duy trì vị thế của mình vĩnh viễn (không kỳ hạn). Điều này dẫn tới giá cả trên thị trường Futures luôn bị chênh lệch với giá trên thị trường Spot.
Do đó, cơ chế Funding ra đời như một giải pháp ngăn chặn việc giá cả ở 2 thị trường này chênh lệch nhau quá xa và đảm bảo lợi ích cho các Trader.
- Nếu tỷ lệ Funding dương: Giá Futures của tài sản đang cao hơn so với giá Spot. Các Traders giữ lệnh Long sẽ cần trả tiền cho các Trader giữ lệnh Short.
- Nếu tỷ lệ Funding âm: Giá Futures của tài sản đang thấp hơn so với giá Spot. Các Traders giữ lệnh Short sẽ cần trả tiền cho các Trader giữ lệnh Long.
Tùy thuộc vào các vị thế đang mở vào thời điểm quyết toán Funding, các trader sẽ tiến hành thanh toán hoặc nhận phí Funding.
Cách tính phí Funding:
- Phí Funding = Kích thước lệnh * Funding Rate
- Kích thước lệnh = Quy mô vị thế * Giá đánh dấu (Mark Price)
Ví dụ:
Trader A nắm giữ vị thế Long 10 BTC, Giá đánh dấu (Mark Price) hiện tại là 8,000 USDT tại thời gian kết toán Funding với Funding Rate là 0.2%. Theo đó:
- Giá trị vị thế = 10 * 8000 = 80000 USDT
- Suy ra phí Funding = 80000 * 0.2% = 160 USDT
Vì Funding Rate dương (0.2%) nên những người nắm giữ vị thế Long (Mua) phải trả tiền cho những người nắm giữ vị thế Short (Bán). Do đó, Trader A phải trả phí Funding là 160 USDT và một người nắm giữ vị thế Short với cùng quy mô sẽ nhận được 160 USDT.
Tìm hiểu thêm về cơ chế Funding Rate trên ONUS Futures tại đây.