Có 100 triệu nên đầu tư gì năm 2024? Mua vàng hay mua cổ phiếu?

KEY TAKEAWAYS:
Có 100 triệu nên đầu tư vàng nếu bạn ưu tiên sự an toàn, mong muốn bảo toàn vốn với lãi suất ổn định.
Có 100 triệu nên đầu tư cổ phiếu nếu bạn muốn tối ưu hóa lợi nhuận, sẵn sàng chấp nhận rủi ro trước biến động mạnh của thị trường chứng khoán.
Sự khác nhau giữa đầu tư vàng và đầu tư cổ phiếu được phản ánh qua các tiêu chí: Nguồn vốn đầu tư, khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, tính thanh khoản và mức độ tiếp cận.
Với số vốn 100 triệu đồng, bạn có thể kết hợp đầu tư vàng và cổ phiếu với 2 chiến lược hiệu quả: Lựa chọn hình thức đầu tư theo tiêu chí và phân bổ tỷ lệ vốn phù hợp.
Có 100 triệu nên đầu tư gì_ Nên mua vàng hay cổ phiếu_
Có 100 triệu nên đầu tư gì? Mua vàng hay cổ phiếu?

Chị Ngọc Hà (25 tuổi) làm việc trong lĩnh vực Marketing, đã tích lũy được 100 triệu sau một vài năm nỗ lực chăm chỉ. Đứng trước câu hỏi: “Nên đầu tư gì để số tiền này sinh lời an toàn và hiệu quả?”, chị Hà phân vân giữa hai lựa chọn phổ biến nhất hiện nay: Vàng và Cổ phiếu. 

Gia đình khuyên chị nên mua vàng tích trữ, an toàn và ổn định, lãi đều 8-10%/năm. Tuy nhiên, chị lại bị thu hút bởi thị trường chứng khoán đầy sôi động. Nhiều người bạn của chị từng đạt lợi nhuận hấp dẫn 30 – 40% chỉ sau vài tháng giao dịch cổ phiếu. 

Vậy với 100 triệu đồng trong tay, chị Hà nên đầu tư vàng hay chứng khoán? 

Đừng bỏ lỡ câu trả lời qua những so sánh, phân tích và chiến lược đầu tư hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

1. Có 100 triệu nên đầu tư gì? So sánh Vàng và cổ phiếu

Để giải đáp câu hỏi “Có 100 triệu nên đầu tư gì? Đầu tư vàng hay đầu tư cổ phiếu“, bạn cần làm rõ sự khác nhau giữa hai hình thức đầu tư tài chính này thông qua các tiêu chí: Nguồn vốn đầu tư, khả năng sinh lời, mức độ rủi ro, tính thanh khoản và mức độ tiếp cận.

So sánh Vàng và Cổ phiếu

Cùng ONUS khám phá những phân tích chuyên sâu để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa đầu tư vàng và đầu tư cổ phiếu trong phần tiếp theo nhé!

1.1. Nguồn vốn đầu tư

Để so sánh nguồn vốn giữa đầu tư vàng và đầu tư cổ phiếu, bạn cần xác định rõ số lượng vàng và cổ phiếu có thể giao dịch (mua/bán) trên thị trường. 

Số lượng cổ phiếu tối thiểu phụ thuộc vào quy định lô giao dịch của từng sàn, và nhà đầu tư phải có đủ vốn để mua ít nhất số lượng cổ phiếu theo lô quy định (thường là 10 hoặc 100 cổ phiếu).

Đơn vị nhỏ nhất để mua bán là chỉ (hoặc phân vàng). Bạn không thể mua vàng lẻ dưới dạng phân số nhỏ hơn một chỉ hoặc phân.

Việc không thể mua lẻ cổ phiếu hoặc vàng khiến nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định để phù hợp với số vốn hiện có.

100 triệu đồng mua được bao nhiêu cổ phiếu?

Khi đầu tư cổ phiếu, số lượng cổ phiếu bạn mua được phụ thuộc vào loại cổ phiếu và giá hiện tại trên thị trường. 

Với 3 nhóm cổ phiếu chính tính theo giá trị và vốn hóa thị trường hiện nay, đầu tư 100 triệu đồng có thể mua được số lượng cổ phiếu như sau:

Nhóm cổ phiếu

Mức giá trung bình

Với 100 triệu đồng, bạn có thể mua được

Penny

7,000 đồng/CP

14,285 cổ phiếu

Midcap

30,000 đồng/CP

3,333 cổ phiếu

Bluechip

80,000 đồng/CP

1,250 cổ phiếu

Như vậy, với số vốn 100 triệu đồng, bạn có thể mua được khoảng 14,200 cổ phiếu Penny (giá trung bình 7,000 đồng/CP), khoảng 3,300 cổ phiếu Midcap (giá trung bình 30,000 đồng/CP) và xấp xỉ 1,200 cổ phiếu Bluechip (giá trung bình 80,000 đồng/cổ phiếu).

Cổ phiếu không thể mua lẻ đơn vị
  • Khi mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư chỉ có thể mua cả số lượng cổ phiếu nguyên, tức là không thể mua lẻ hoặc mua một phần của một cổ phiếu. 

Ví dụ: Mã cổ phiếu ACB có giá 25,000 đồng/CP. Bạn cần chuẩn bị đủ tiền để mua ít nhất 1 cổ phiếu, tương đương với 25,000 đồng.

  • Tại Việt Nam, các sàn giao dịch chứng khoán như HOSE, HNX, và UPCOM thường áp dụng quy định lô giao dịch tối thiểu là 10 cổ phiếu hoặc 100 cổ phiếu tùy theo sàn. Điều này có nghĩa là bạn không thể mua số lượng ít hơn lô tối thiểu quy định.

Ví dụ: Để mua bán mã cổ phiếu ACB (25,000 đồng/CP), bạn cần gom đủ lô tối thiểu 10 cổ phiếu, tương đương 250,000 đồng thì mới có thể giao dịch.

Top 10 mã cổ phiếu nổi bật nhất năm 2024

Mã cổ phiếu

Giá cổ phiếu

Với 100 triệu đồng, bạn có thể mua được tối đa

FCM

3,290 đồng/CP

30,395 cổ phiếu

FIT

4,410 đồng/CP

22,675 cổ phiếu

APG

9,390 đồng/CP

10,650 cổ phiếu

HPG

26,350 đồng/CP

3,795 cổ phiếu

MWG

68,100 đồng/CP

1,468 cổ phiếu

VNM

70,100 đồng/CP

1,427 cổ phiếu

MSN

75,700 đồng/CP

1,321 cổ phiếu

PNJ

98,800 đồng/CP

1,012 cổ phiếu

DGC

115,500 đồng/CP

866 cổ phiếu

FPT

134,500 đồng/CP

743 cổ phiếu

* Giá cổ phiếu được cập nhật tại vào ngày 1/10/2024.

100 triệu đồng mua được bao nhiêu vàng?

Với 100 triệu đồng, số lượng vàng mua được sẽ phụ thuộc vào giá vàng tại thời điểm mua. 

Cập nhật giá vàng hôm nay ngày 21/11/2024

Vàng ta (Vàng 9999, vàng 999 và vàng 990) là loại vàng được ưa chuộng và phổ biến nhất khi đầu tư, tích trữ tại Việt Nam.

Loại vàng

Mức giá trung bình

(VND/lượng)

Với 100 triệu đồng, bạn có thể mua tối đa:

Lượng

Chỉ

Phân

Vàng 9999

81,000,000

1

12

123

Vàng 999

80,500,000

1

12

124

Vàng 99

80,000,000

1

12

125

Tương tự như cổ phiếu, đối với vàng vật chất tại Việt Nam hiện nay, bạn cũng phải mua ít nhất là đơn vị nhỏ nhất được quy định. 

Thông thường, đơn vị nhỏ nhất của vàng đầu tư là 1 chỉ (1 chỉ = 3,75 gram vàng). Một số cửa hàng có thể cho phép mua bán vàng dưới hình thức gram nhưng hầu hết các giao dịch vàng miếng thông thường yêu cầu phải mua cả chỉ hoặc cả lượng vàng. 

Đơn vị đo lường vàng phổ biến
Đơn vị đo lường vàng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam

Cách quy đổi giá vàng thế giới sang Việt Nam (Chi tiết nhất)

Ví dụ, giá 1 chỉ vàng miếng SJC hôm nay ( 21/11/2024) là 8,620,000 VND. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị số tiền tối thiểu 8,620,000 VND để sở hữu 1 chỉ vàng SJC.

1.2. Khả năng sinh lời

Đánh giá khả năng sinh lời khi đầu tư vàng và cổ phiếu

Khả năng sinh lời trong đầu tư là gì
Khả năng sinh lời trong đầu tư là gì?
  • Đầu tư vào vàng ghi nhận mức lãi ổn định và tăng dần qua từng giai đoạn ngắn, trung và dài hạn. Mặc dù lợi nhuận từ đầu tư vàng không cao nếu so sánh với một cổ phiếu tăng trưởng mạnh, nhưng vàng vẫn là hình thức đầu tư an toàn và bảo toàn giá trị tốt.
  • Ngược lại, đầu tư cổ phiếu mang tính rủi ro cao và lợi nhuận phụ thuộc vào việc lựa chọn mã cổ phiếu cũng như thời điểm mua bán. Chẳng hạn, từ ví dụ của ONUS có thể thấy, mã cổ phiếu FPT mang lại lợi nhuận rất lớn trong khi VIC lại gây lỗ trong dài hạn.

Hãy cùng ONUS làm 1 phép so sánh để hiểu rõ hơn về khả năng sinh lời giữa đầu tư vàng và đầu tư cổ phiếu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại Việt Nam.

Sau 1 năm, đầu tư vàng và cổ phiếu lãi bao nhiêu?

Với 100 triệu đồng vào năm 2023, bạn có thể mua:

  • 13 chỉ vàng 9999
  • 1,319 cổ phiếu FPT
  • 1,605 cổ phiếu VIC

Sau 1 năm, số tiền chênh lệch thực tế được thể hiện trong bảng sau:

Hình thức đầu tư

Năm 2023

Năm 2024

Mức độ tăng trưởng

Lãi/lỗ chênh lệch

Vàng 9999

7,690,000đ/chỉ

8,350,000đ/chỉ

+8.5%

+8,550,000đ

Cổ phiếu FPT

75,800đ/CP

134,500đ/CP

+77%

+77,405,000đ

Cổ phiếu VIC

62,300đ/CP

42,000đ/CP

-32%

-32,000,000đ

Sau 5 năm, đầu tư vàng và cổ phiếu lãi bao nhiêu?

Với 100 triệu đồng vào năm 2019, bạn có thể mua:

  • 23 chỉ vàng 9999
  • 4,201 cổ phiếu FPT
  • 4,830 cổ phiếu VIC

Sau 5 năm, số tiền chênh lệch thực tế được thể hiện trong bảng sau:

Hình thức đầu tư

Năm 2019

Năm 2024

Mức độ tăng trưởng

Lãi/lỗ

chênh lệch

Vàng 9999

4,270,000đ/chỉ

8,350,000đ/chỉ

+96%

+96,000,000đ

Cổ phiếu FPT

23,800đ/CP

134,500đ/CP

+465%

+4,650,000,000đ

Cổ phiếu VIC

20,700đ/CP

42,000đ/CP

+103%

+103,000,000đ

Sau 10 năm, đầu tư vàng và cổ phiếu lãi bao nhiêu?

Với 100 triệu đồng vào năm 2014, bạn có thể mua:

  • 28 chỉ vàng 9999
  • 26,315 cổ phiếu FPT
  • 823 cổ phiếu VIC

Sau 10 năm, số tiền chênh lệch thực tế được thể hiện trong bảng sau:

Hình thức đầu tư

Năm 2014

Năm 2024

Mức độ tăng trưởng

Lãi/lỗi

chênh lệch

Vàng 9999

3,540,000đ/chỉ

8,350,000đ/chỉ

+135%

+135,000,000đ

Cổ phiếu FPT

3,800đ/CP

134,000đ/CP

+34394%

+34,394,000,000đ

Cổ phiếu VIC

121,400đ/CP

42,000đ/CP

-65%

-65,000,000đ

Chi phí giao dịch khi đầu tư vàng và cổ phiếu trên số tiền 100 triệu là gì?

Ngoài mức lợi nhuận từ chênh lệch giá, bạn cũng không nên bỏ qua một số chi phí có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận đầu tư như thuế, phí môi giới, phí giao dịch, phí lưu trữ.

Bảng dưới đây sẽ phân tích các loại thuế và phí mà nhà đầu tư cần chi trả khi mua bán vàng và cổ phiếu:

Chi phí giao dịch

Đầu tư vàng

Đầu tư cổ phiếu

Thuế

Không có

Ở Việt Nam, giao dịch vàng vật chất không bị đánh thuế như giao dịch chứng khoán. Điều này có lợi cho những người muốn mua bán vàng mà không phải lo lắng về thuế.

Thuế thu nhập 0.1%

Nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập từ giao dịch cổ phiếu ở mức 0.1% trên tổng giá trị bán ra. Ví dụ, khi bán cổ phiếu trị giá 100 triệu đồng, bạn sẽ phải nộp 100,000 đồng tiền thuế.

Phí môi giới

Không có

Mua bán vàng vật chất ít khi cần thông qua môi giới. Thông thường, người mua và bán vàng sẽ trực tiếp giao dịch với các cửa hàng vàng bạc hoặc ngân hàng mà không cần qua trung gian môi giới.

Phí môi giới 0.1% – 0.5% 

Nếu bạn sử dụng dịch vụ môi giới cá nhân hoặc chuyên gia tài chính, phí môi giới có thể nằm trong khoảng 0.1% – 0.5% giá trị giao dịch, tùy vào sự hỗ trợ của dịch vụ. Mức phí này được tính theo từng giao dịch.

Phí giao dịch

Không có

Dù không chịu phí giao dịch nhưng nhà đầu tư vàng cần xác định rõ chênh lệch giá mua giá bán.

Đây là chi phí phổ biến và rõ ràng nhất khi giao dịch vàng. Chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra có thể dao động từ 300,000 đến 2,000,000 VND/lượng tùy thời điểm và cửa hàng.

Phí giao dịch 0.15% đến 0.35% 

Khi mua bán cổ phiếu, nhà đầu tư phải trả phí giao dịch cho công ty chứng khoán. Phí này thường dao động từ 0.15% đến 0.35% giá trị giao dịch tùy sàn giao dịch mà bạn đầu tư.

Ví dụ, nếu mua cổ phiếu trị giá 100 triệu đồng, bạn sẽ phải trả 200,000 VND phí giao dịch khi mua và bán.

Phí lưu trữ

Phí lưu trữ vàng

Khi mua vàng vật chất, người đầu tư cần chi phí lưu trữ an toàn, chẳng hạn như mua két sắt hoặc thuê dịch vụ bảo quản vàng tại ngân hàng. Chi phí này thường dao động tùy ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Không có

Khi bạn mua cổ phiếu, cổ phiếu sẽ được lưu ký tại các tổ chức lưu ký chứng khoán thông qua các công ty môi giới hoặc ngân hàng chứng khoán. Việc lưu ký này không phát sinh phí riêng biệt cho nhà đầu tư.

Nguồn thu nhập thụ động từ đầu tư vàng và cổ phiếu

Vàng không tạo ra thu nhập thụ động, trong khi cổ phiếu có thể mang lại nguồn thu nhập đều đặn thông qua cổ tức và tăng trưởng vốn đầu tư. 

Khi đầu tư vàng, nhà đầu tư chỉ kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. 

Trong suốt thời gian nắm giữ, vàng không tạo ra dòng tiền thu nhập thụ động như cổ tức hoặc lãi suất. Điều này nghĩa là lợi nhuận từ vàng chỉ đến từ chênh lệch giá mua và bán, không có nguồn thu nhập định kỳ.

Trong khi đó, nếu bạn đầu tư cổ phiếu, ngoài việc kiếm lợi nhuận từ sự tăng giá của cổ phiếu, bạn còn có thể nhận cổ tức nếu công ty phát hành có lợi nhuận và quyết định chia cổ tức. Cổ tức có thể được trả bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu.

  • Cổ tức tiền mặt: Đây là khoản tiền mà công ty trả cho cổ đông từ lợi nhuận. Mức cổ tức phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty và chính sách chia cổ tức. Ví dụ, nếu một công ty chia cổ tức 10%, bạn sẽ nhận được 10% trên số tiền mà bạn đã đầu tư vào cổ phiếu.
  • Cổ tức bằng cổ phiếu: Thay vì trả bằng tiền mặt, một số công ty lựa chọn trả cổ tức bằng việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Điều này giúp gia tăng số lượng cổ phiếu mà bạn sở hữu, tăng cơ hội sinh lời trong tương lai.

1.3. Mức độ rủi ro

Mức độ rủi ro trong đầu tư là gì
Mức độ rủi ro trong đầu tư là gì?

Biến động và tiềm năng thị trường 

Thị trường vàng có tính ổn định hơn trong suốt 10 năm qua, đặc biệt trong các giai đoạn bất ổn kinh tế hoặc lạm phát. Ngược lại, cổ phiếu có mức biến động cao hơn, đặc biệt là trong các giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng kinh tế. 

Thị trường vàng

Biểu đồ giá vàng 10 năm qua (2014 – 2024) có sự biến động đáng kể nhưng vẫn giữ được tính ổn định tương đối so với các kênh đầu tư khác. 

giá vàng thế giới 10 năm qua
Biến động giá vàng thế giới 10 năm qua (2014 – 2024)

Giá vàng Việt Nam chịu tác động rất lớn từ giá vàng thế giới bởi đây là một trong các yếu tố cốt lõi định hình giá vàng trong nước. Từ năm 2014 đến nay, dù trải qua nhiều biến động về kinh tế-chính trị nhưng giá vàng vẫn tăng trưởng ổn định. Dự đoán giá vàng đến năm 2030 cũng được giới chuyên gia đánh giá khá tích cực.

Đọc thêm: Dự trữ vàng Việt Nam năm 2024

Thị trường chứng khoán

Giai đoạn từ năm 2014 đến 2024 chứng kiến các giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, xen kẽ với các cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái. Thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam đã trải qua nhiều biến động mạnh mẽ. 

Chỉ số VN-Index 10 năm qua
Biến động chỉ số VN-Index 10 năm qua (2014 – 2024)

Ở Việt Nam, chỉ số VN-Index (chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam) đã tăng từ khoảng 500 điểm năm 2014 lên mức 1,500 điểm vào cuối năm 2021, trước khi có sự sụt giảm mạnh do đại dịch COVID-19 và các yếu tố lãi suất toàn cầu. Hiện tại, chỉ số VN-Index dao động quanh 1,200 – 1,300 điểm (9/2024).

Từ đó có thể thấy, đầu tư cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao hơn đầu tư vàng, đặc biệt trong các giai đoạn kinh tế thuận lợi hoặc khi lựa chọn đúng mã cổ phiếu có sức bật tốt. Trong khi đó, đầu tư vàng tăng trưởng ổn định và ít đột phá, thường là kênh bảo vệ tài sản trong dài hạn.

Hệ thống pháp lý

Thị trường vàng có hệ thống pháp lý khá ổn định và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn. Trong khi đó, đầu tư cổ phiếu có thể gặp phải rủi ro từ hệ thống pháp lý, đặc biệt là khi có thay đổi chính sách hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến công ty niêm yết.

  • Ở Việt Nam, việc quản lý và điều chỉnh thị trường vàng thuộc quyền kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). NHNN quản lý việc sản xuất, kinh doanh và lưu thông vàng miếng thông qua hệ thống các đơn vị kinh doanh vàng được cấp phép. Vàng vật chất được bảo vệ bởi hệ thống pháp lý tương đối ổn định, ít có sự thay đổi đột ngột. 
  • Thị trường chứng khoán ở Việt Nam được điều chỉnh bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), thuộc Bộ Tài chính. UBCKNN quy định các luật lệ về giao dịch, niêm yết cổ phiếu, cũng như các vấn đề liên quan đến công bố thông tin tài chính của doanh nghiệp.

Rủi ro pháp lý đối với cổ phiếu nằm ở việc các công ty có thể không minh bạch về thông tin, gian lận tài chính, hoặc không tuân thủ đúng quy định. Điều này có thể gây ra mất mát lớn cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, chính sách và luật pháp về chứng khoán có thể thay đổi, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý thị trường.

1.4. Tính thanh khoản

Tính thanh khoản trong đầu tư là gì
Tính thanh khoản trong đầu tư là gì?

Để đánh giá cụ thể tính thanh khoản của đầu tư vàng và đầu tư cổ phiếu, bạn không thể bỏ qua 3 yếu tố quan trọng, bao gồm: Đối tượng giao dịch, thời gian giao dịch và địa điểm giao dịch.

Tiêu chí

Đầu tư vàng

Đầu tư cổ phiếu

Đối tượng giao dịch

Tự do

Cá nhân

Cửa hàng vàng bạc

Ngân hàng thương mại

Ràng buộc

Sàn giao dịch chứng khoán

Thời gian giao dịch

Linh hoạt

Từ 8:00 – 22:00 

(Thứ 2 – Chủ nhật)

Giới hạn

9:00 – 11:30 và 13:00 – 15:00 (Thứ 2 – Thứ 6) 

Địa điểm giao dịch

Online + Offline

(Cửa hàng vàng bạc

Ngân hàng thương mại)

Online

(Sàn giao dịch chứng khoán thông qua ứng dụng)

Dưới đây là giải thích chi tiết về đối tượng, thời gian, địa điểm giao dịch khi đầu tư vàng và cổ phiếu.

Đối tượng giao dịch

  • Đầu tư vàng: Giao dịch vàng không yêu cầu đối tượng phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc có tài khoản chuyên biệt. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia mua bán vàng một cách trực tiếp, kể cả các giao dịch nhỏ lẻ giữa cá nhân với nhau.

Mua bán vàng giữa các cá nhân với nhau là rất phổ biến. Bất kỳ ai cũng có thể mua hoặc bán vàng trực tiếp cho người khác mà không cần thông qua hệ thống hay trung gian, miễn là thỏa thuận giá cả và có vàng vật chất.

Giao dịch phổ biến nhất trong đầu tư vàng là giữa người mua và các cửa hàng vàng bạc. Một số ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ mua bán vàng. Người dân có thể trực tiếp mua vàng tại ngân hàng, hoặc gửi vàng tại đây để hưởng lãi suất.

  • Đầu tư cổ phiếu: Trong thị trường cổ phiếu, giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân không thể thực hiện một cách tự do như vàng. Các giao dịch cổ phiếu phải thông qua sàn giao dịch chứng khoán và do hệ thống quản lý. Vì vậy, nếu một cá nhân muốn mua cổ phiếu của một người khác, giao dịch phải được thực hiện qua công ty môi giới chứng khoán.

Khi một cá nhân mua cổ phiếu của một công ty, họ không mua trực tiếp từ công ty đó mà thực chất đang mua từ các cổ đông khác thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Giao dịch không diễn ra trực tiếp với công ty phát hành cổ phiếu (ngoại trừ đợt phát hành cổ phiếu mới).

Thời gian giao dịch

  • Đầu tư vàng: Giao dịch vàng tại các cửa hàng vàng hoặc ngân hàng có thể diễn ra bất kỳ lúc nào trong giờ làm việc. Đối với vàng vật chất, giao dịch không bị giới hạn bởi giờ giao dịch của thị trường tài chính. Các ngân hàng thương mại thường mở cửa trong giờ hành chính (8:00 – 16:30 | Thứ 2 – Thứ 6). Giờ làm việc của các cửa hàng vàng thường kéo dài từ sáng đến tối vào tất cả các ngày trong tuần.
  • Đầu tư cổ phiếu: Giao dịch cổ phiếu chỉ diễn ra trong giờ hành chính của sàn giao dịch chứng khoán. Ở Việt Nam, các sàn như HOSE và HNX thường giao dịch từ 9:00 – 11:30 và 13:00 – 15:00 các ngày trong tuần (Thứ 2 – Thứ 6) (Trừ ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật). Điều này giới hạn khả năng linh hoạt trong giao dịch cổ phiếu so với vàng.

Địa điểm giao dịch

  • Đầu tư vàng: Vàng vật chất thường được mua bán tại các cửa hàng vàng bạc uy tín (SJC, PNJ, DOJI,…) hoặc tại các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, một số nền tảng trực tuyến hiện nay cũng cung cấp dịch vụ mua bán vàng qua mạng.
  • Đầu tư cổ phiếu: Cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán (như HOSE, HNX ở Việt Nam) thông qua các công ty môi giới chứng khoán hoặc các nền tảng giao dịch trực tuyến. Nhà đầu tư có thể giao dịch cổ phiếu qua các ứng dụng giao dịch chứng khoán của các công ty môi giới, không cần đến địa điểm thực tế. 

Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận:

Vàng có tính thanh khoản cao hơn cổ phiếu nhờ khả năng giao dịch linh hoạt, không cần qua trung gian phức tạp, trong khi cổ phiếu bị giới hạn bởi thời gian giao dịch và phải thực hiện qua sàn giao dịch chứng khoán.

1.5. Mức độ tiếp cận

Mức độ tiếp cận trong đầu tư là gì
Mức độ tiếp cận trong đầu tư là gì?

Đầu tư vàng dễ tiếp cận hơn về kiến thức, thời gian, và công nghệ, trong khi đầu tư cổ phiếu đòi hỏi nhiều kiến thức tài chính, công nghệ phức tạp và thiết bị hỗ trợ hiện đại để giao dịch thành công.

Tiêu chí

Đầu tư vàng

Đầu tư cổ phiếu

Kiến thức

Cơ bản

Không yêu cầu kiến thức chuyên sâu

Chuyên sâu

Yêu cầu kiến thức về thị trường tài chính

Thời gian

Linh hoạt

Từ 8:00 – 22:00 

(Thứ 2 – Chủ nhật)

Giới hạn

9:00 – 11:30 và 13:00 – 15:00

(Thứ 2 – Thứ 6) 

Công nghệ

Đơn giản

Không yêu cầu nhiều công nghệ.

Phức tạp

Yêu cầu thiết bị và kết nối Internet

Kiến thức

Đầu tư vàng không yêu cầu kiến thức chuyên sâu, bất kỳ ai cũng có thể tham gia mua bán vàng mà chỉ cần hiểu biết cơ bản về giá vàng thị trường. 

Trong khi đó, người đầu tư cổ phiếu cần có sự hiểu biết sâu về doanh nghiệp và kinh tế vĩ mô, có kiến thức về thị trường tài chính, khả năng đọc báo cáo tài chính, và phân tích kỹ thuật. 

Thời gian

Thời gian mua bán vàng nhanh chóng, dễ dàng, có thể thực hiện tại các cửa hàng vàng hoặc ngân hàng mà không cần chuẩn bị nhiều, có thể hoàn thành trong vài phút. Ngược lại, việc mua bán cổ phiếu thường mất nhiều thời gian hơn do cần thiết lập lệnh giao dịch trên các nền tảng trực tuyến, phải theo dõi giá cổ phiếu trong ngày để chọn thời điểm mua bán tốt nhất. Nhà đầu tư cũng cần tuân theo giờ giao dịch của sàn chứng khoán, giới hạn thời gian giao dịch trong ngày.

Công nghệ

Không yêu cầu nhiều công nghệ, người mua vàng chỉ cần đến các cửa hàng vàng bạc, ngân hàng, hoặc giao dịch qua các nền tảng đơn giản, thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong khi đó, khi đầu tư cổ phiếu, bạn cần chuẩn bị thiết bị thông minh có kết nối Internet để sử dụng các nền tảng giao dịch chứng khoán trực tuyến, thực hiện lệnh mua bán nhanh chóng.

2. Chiến lược đầu tư vàng và cổ phiếu với 100 triệu đồng

Có 100 triệu nên làm gì? Trên thực tế, có nhiều cách để nhà đầu tư lựa chọn các hình thức đầu tư sinh lời. Dưới đây là 2 cách mà ONUS gợi ý cho bạn để đưa ra quyết định phù hợp nhất!

2.1. Chiến lược 1 – Lựa chọn đầu tư dựa theo các tiêu chí 

Với số vốn 100 triệu đồng, việc lựa chọn đầu tư vào vàng hay cổ phiếu phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro, nguồn vốn, kỳ vọng lợi nhuận, và khả năng tiếp cận của từng đối tượng nhà đầu tư.

Tiêu chí

Đầu tư vàng

Đầu tư cổ phiếu

Khẩu vị rủi ro

Thấp

Cao

Nguồn vốn đầu tư

Trung bình

Từ thấp đến cao

Kỳ vọng lợi nhuận

Ổn định

Cao

Khả năng tiếp cận

Dễ

Khó

Khẩu vị rủi ro

Đầu tư vàng phù hợp với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp. Vàng là một tài sản an toàn, đặc biệt trong các thời kỳ kinh tế bất ổn và lạm phát. Giá vàng thường ít biến động mạnh, giúp bảo toàn vốn tốt hơn.

Ngược lại, đầu tư cổ phiếu phù hợp với những người chấp nhận rủi ro cao hơn. Cổ phiếu có tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn nhưng đồng thời có thể gặp thua lỗ do biến động thị trường.

Nguồn vốn đầu tư

Không yêu cầu vốn lớn, bạn có thể mua vàng với các đơn vị như chỉ, phân. Điều này giúp nhà đầu tư có thể bắt đầu với số tiền từ vài triệu và tích lũy dần.

Trong khi đó, cổ phiếu có thể yêu cầu nguồn vốn biến động hơn so với vàng, đặc biệt là đối với các cổ phiếu bluechip (cổ phiếu của các công ty lớn). Một số mã cổ phiếu có giá cao, đòi hỏi phải đầu tư ít nhất vài triệu đến vài chục triệu đồng cho mỗi lần mua. Bên cạnh đó cũng có nhiều mã cổ phiếu giá thấp, nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị từ vài trăm ngàn đồng.

Kỳ vọng lợi nhuận

Đầu tư vàng có lợi nhuận tương đối ổn định nhưng thường không cao trong ngắn hạn. Trong dài hạn, vàng có xu hướng bảo toàn giá trị và mang lại lợi nhuận ổn định khi kinh tế không ổn định. Đầu tư cổ phiếu có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với vàng, đặc biệt là khi chọn đúng cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên, lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro lớn.

Khả năng tiếp cận

Ai cũng có thể tiếp cận đầu tư vàng mà không cần kiến thức chuyên sâu về tài chính. Việc mua bán vàng cũng đơn giản và linh hoạt, không yêu cầu tài khoản hay hệ thống phức tạp. Ngược lại, Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi bạn phải có kiến thức về tài chính và thị trường chứng khoán. Bạn cũng cần có tài khoản chứng khoán tại các công ty môi giới và sử dụng công nghệ để theo dõi, mua bán cổ phiếu.

2.2. Chiến lược 2 – Phân bổ tỷ lệ vốn đầu tư 

Để đạt được sự cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn, dưới đây là một số tỷ lệ phân bổ vốn hợp lý giữa vàng và cổ phiếu, kèm theo phân tích chi tiết cho từng phương án.

Chiến lược phân bổ vốn đầu tư vàng và cổ phiếu
Chiến lược phân bổ vốn đầu tư vàng và cổ phiếu

Tỷ lệ an toàn: 70% Vàng – 30% Cổ phiếu

Với 100 triệu đồng, bạn hãy đầu tư 70 triệu đồng vào vàng và 30 triệu đồng vào cổ phiếu. Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn, muốn giữ phần lớn vốn nhưng vẫn mong muốn một chút tăng trưởng từ thị trường chứng khoán.

Với tỷ lệ 70% vào vàng, bạn sẽ bảo toàn phần lớn vốn của mình trước những biến động mạnh của thị trường chứng khoán và khủng hoảng kinh tế. Vàng là tài sản an toàn, ít biến động lớn, phù hợp để giữ giá trị trong dài hạn và bảo vệ trước lạm phát.

Phần 30 triệu đồng đầu tư vào cổ phiếu giúp bạn tận dụng tiềm năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Bạn có thể chọn cổ phiếu bluechip như FPT, VNM, hoặc các công ty lớn để giảm rủi ro, nhưng vẫn có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn vàng.

Tỷ lệ cân bằng: 50% Vàng – 50% Cổ phiếu

Với 100 triệu đồng, bạn hãy đầu tư 50 triệu đồng vào vàng và 50 triệu đồng vào cổ phiếu. Chiến lược này phù hợp với những nhà đầu tư muốn cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, tìm kiếm cơ hội từ thị trường chứng khoán nhưng không bỏ hết vốn vào các tài sản rủi ro.

Với 50 triệu vào vàng, bạn sẽ có một phần vốn an toàn, bảo toàn giá trị trong trường hợp thị trường chứng khoán gặp biến động lớn hoặc nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Vàng sẽ giữ giá trị của bạn trong những giai đoạn bất ổn.

50 triệu còn lại vào cổ phiếu sẽ tận dụng tiềm năng sinh lời lớn từ thị trường chứng khoán. Bạn có thể lựa chọn kết hợp giữa cổ phiếu bluechips và midcap để tối ưu hóa lợi nhuận trong ngắn và trung hạn. Cổ phiếu có khả năng sinh lời cao nhưng cũng đi kèm với rủi ro lớn hơn vàng.

Tỷ lệ mạo hiểm: 30% Vàng – 70% Cổ phiếu

Với 100 triệu đồng, bạn hãy đầu tư 30 triệu đồng vào vàng và 70 triệu đồng vào cổ phiếu. Chiến lược này dành cho những người có khẩu vị rủi ro cao, chấp nhận biến động mạnh của thị trường chứng khoán và mong muốn tối đa hóa lợi nhuận. Đối tượng này cần sẵn sàng tâm lý để đối mặt với những thua lỗ tiềm ẩn từ thị trường cổ phiếu.

Với tỷ lệ 30% vào vàng, phần nhỏ vốn của bạn sẽ được bảo vệ trong những giai đoạn biến động mạnh của thị trường, giúp bạn giảm thiểu rủi ro nếu cổ phiếu gặp vấn đề.

Rót 70 triệu vào cổ phiếu là phần chính của chiến lược này, giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận trong các giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng. Bạn có thể lựa chọn cổ phiếu tiềm năng cao, như cổ phiếu của các công ty công nghệ, tài chính, hoặc các cổ phiếu có tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chiến lược này đi kèm với rủi ro lớn, đặc biệt trong những giai đoạn thị trường suy giảm.

Như vậy, tùy vào khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của bạn, việc chọn tỷ lệ phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro. Trong mọi trường hợp, việc phân bổ một phần vốn vào vàng là cách bảo vệ an toàn, còn cổ phiếu mang lại cơ hội tăng trưởng lợi nhuận cao hơn.

3. Tổng quan về vàng và cổ phiếu

3.1. Đầu tư vàng

Đầu tư vàng là gì?

Đầu tư vàng là hình thức sử dụng vốn để mua vàng dưới nhiều dạng khác nhau với mục đích tích lũy tài sản và thu về lợi nhuận khi giá trị của vàng tăng lên.

Ưu điểm của đầu tư vàng

  • An toàn và ổn định: Vàng được coi là tài sản “trú ẩn an toàn” trong các thời kỳ kinh tế bất ổn hoặc khủng hoảng tài chính. Khi thị trường tài chính biến động mạnh, giá vàng thường có xu hướng tăng.
  • Bảo toàn giá trị trước lạm phát: Vàng có khả năng giữ giá trị tốt trong môi trường lạm phát, bảo vệ tài sản của người đầu tư khỏi sự mất giá của tiền tệ.
  • Thanh khoản cao: Vàng có tính thanh khoản tốt, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi cần. Các giao dịch vàng diễn ra rộng rãi tại các cửa hàng vàng bạc, sàn giao dịch vàng và ngân hàng.
  • Không yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu: Đầu tư vàng không đòi hỏi nhiều kiến thức tài chính chuyên sâu. Người đầu tư chỉ cần nắm bắt các xu hướng cơ bản về giá vàng và tình hình kinh tế để ra quyết định.
  • Được chấp nhận rộng rãi: Vàng có giá trị toàn cầu, dễ dàng mua bán và lưu trữ ở nhiều quốc gia khác nhau mà không gặp phải nhiều rào cản về pháp lý.

Hạn chế của đầu tư vàng

  • Lợi nhuận không cao: Mặc dù vàng giữ giá tốt, nhưng lợi nhuận từ đầu tư vàng thường không cao, đặc biệt trong ngắn hạn. Sự tăng giá của vàng thường diễn ra chậm và ổn định hơn so với các kênh đầu tư khác.
  • Không tạo ra thu nhập thụ động: Vàng không sinh lãi hay cổ tức. Người đầu tư chỉ có thể sinh lời khi giá vàng tăng và bán đi để hiện thực hóa lợi nhuận.
  • Chi phí lưu trữ và bảo quản: Đầu tư vàng vật chất đòi hỏi người đầu tư phải có phương tiện lưu trữ an toàn như két sắt hoặc thuê ngân hàng lưu giữ, dẫn đến phát sinh chi phí bảo quản.
  • Chịu ảnh hưởng bởi chi phí giao dịch: Khi mua vàng, người đầu tư phải chịu mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán, điều này có thể làm giảm lợi nhuận tiềm năng.
  • Biến động giá phụ thuộc vào các yếu tố toàn cầu: Giá vàng chịu tác động mạnh bởi các yếu tố toàn cầu như tỷ giá USD, giá dầu, chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương. Điều này có thể làm cho giá vàng biến động khó đoán.

3.2. Đầu tư cổ phiếu

Đầu tư cổ phiếu là gì?

Đầu tư cổ phiếu là hoạt động mua bán cổ phiếu của một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhằm mục đích trở thành cổ đông và hưởng lợi từ sự tăng giá cổ phiếu hoặc thu nhập từ cổ tức.

Có ba nhóm cổ phiếu chính: Penny, midcap, và bluechip.

Nhóm CP

Mô tả CP

Mức giá CP

Penny

Là các cổ phiếu của các công ty có giá trị vốn hóa thị trường nhỏ và thường được giao dịch ở mức giá thấp. Đây thường là cổ phiếu của các công ty nhỏ, mới nổi hoặc đang gặp khó khăn trong kinh doanh.

Dưới 10,000 đồng/CP

Midcap

Là cổ phiếu của các công ty có vốn hóa thị trường trung bình, nằm giữa cổ phiếu penny và cổ phiếu bluechip. Ở Việt Nam, vốn hóa của các công ty midcap thường dao động trong khoảng vài trăm tỷ đến vài nghìn tỷ đồng.

10,000 – 50,000 đồng/CP

Bluechip

Là cổ phiếu của các công ty lớn, có vị thế vững mạnh trên thị trường, với vốn hóa thị trường cao, thường từ vài nghìn tỷ đồng. Các công ty này thường hoạt động trong những ngành ổn định, có thu nhập và lợi nhuận cao.

Trên 80,000 đồng/CP

Ưu điểm của đầu tư cổ phiếu

  • Tiềm năng sinh lời cao: Cổ phiếu có khả năng sinh lời cao, đặc biệt là khi đầu tư vào các công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong ngắn và dài hạn, cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn so với vàng.
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Thị trường chứng khoán cung cấp nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư, từ các ngành công nghiệp khác nhau đến các công ty lớn và nhỏ. Người đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục của mình để giảm thiểu rủi ro.
  • Tạo thu nhập thụ động qua cổ tức: Một số công ty phát hành cổ tức định kỳ cho cổ đông. Điều này giúp người đầu tư có thêm một nguồn thu nhập thụ động ngoài việc chờ đợi sự tăng giá của cổ phiếu.
  • Thanh khoản cao: Cổ phiếu có thể được mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán với thanh khoản cao. Bạn có thể dễ dàng bán cổ phiếu và chuyển đổi thành tiền mặt khi cần.
  • Khả năng đầu tư dài hạn tốt: Trong dài hạn, cổ phiếu của các công ty tốt có thể mang lại lợi nhuận rất lớn, đặc biệt khi doanh nghiệp phát triển và giá trị cổ phiếu tăng lên đáng kể.

Hạn chế của đầu tư cổ phiếu

  • Rủi ro cao: Đầu tư cổ phiếu mang lại rủi ro lớn. Giá cổ phiếu biến động mạnh phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, điều kiện kinh tế vĩ mô, và các yếu tố thị trường khác. Có nguy cơ mất vốn nếu công ty hoạt động kém hoặc thị trường suy giảm.
  • Yêu cầu kiến thức và thời gian theo dõi: Đầu tư cổ phiếu đòi hỏi người đầu tư phải có kiến thức về tài chính, khả năng phân tích thị trường và công ty. Ngoài ra, bạn cần theo dõi thị trường thường xuyên để nắm bắt cơ hội.
  • Ảnh hưởng bởi biến động thị trường: Giá cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố như chính sách tiền tệ, lãi suất, và tình hình chính trị. Những biến động này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận đầu tư.
  • Phí giao dịch và thuế: Khi giao dịch cổ phiếu, người đầu tư phải trả các khoản phí giao dịch và thuế thu nhập. Những chi phí này có thể làm giảm lợi nhuận thu được từ cổ phiếu.
  • Thời gian sinh lời không chắc chắn: Mặc dù cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao, nhưng thời gian sinh lời không rõ ràng. Có thể mất một thời gian dài để cổ phiếu tăng giá hoặc thậm chí bị giảm giá trong thời gian ngắn.

Tổng kết

Đầu tư gì với 100 triệu là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Với số vốn này, việc đầu tư vào vàng hay cổ phiếu phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của mỗi người.

Vàng mang lại sự ổn định và an toàn, phù hợp với những người muốn bảo toàn vốn, trong khi cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao hơn nhưng đi kèm với rủi ro lớn hơn. Kết hợp cả hai sẽ giúp bạn vừa đảm bảoan toàn vừa tối ưu hóa lợi nhuận. Việc phân bổ tỷ lệ vốn hợp lý sẽ là chiến lược đầu tư hiệu quả nhất.

Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Tại sao cần cân nhắc giữa vàng và cổ phiếu khi có 100 triệu?

Vàng và cổ phiếu là hai kênh đầu tư với các đặc điểm khác nhau về rủi ro, lợi nhuận và tính thanh khoản. Vàng an toàn, ổn định nhưng lợi nhuận thường thấp hơn; cổ phiếu có tiềm năng sinh lời cao nhưng biến động lớn. Cân nhắc giữa hai loại tài sản này giúp nhà đầu tư tối ưu hóa cơ hội lợi nhuận và bảo toàn vốn, phù hợp với mục tiêu tài chính và khẩu vị rủi ro.

Với 100 triệu, nên chia tỷ lệ đầu tư thế nào giữa vàng và cổ phiếu?

Tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính, bạn có thể phân bổ vốn theo 3 cách sau:

  • An toàn: 70% vào vàng, 30% vào cổ phiếu để bảo toàn vốn nhưng vẫn có cơ hội tăng trưởng từ cổ phiếu.
  • Cân bằng: 50% vàng, 50% cổ phiếu để kết hợp an toàn và cơ hội sinh lời cao.
  • Mạo hiểm: 30% vàng, 70% cổ phiếu nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ cổ phiếu, với một phần nhỏ dự phòng an toàn từ vàng.

Ngoài vàng và cổ phiếu, có 100 triệu nên đầu tư gì?

Trái phiếu

  • Ưu điểm: Trái phiếu mang lại lãi suất ổn định, ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu doanh nghiệp lớn có tính an toàn cao.
  • Nhược điểm: Lợi nhuận thường thấp hơn cổ phiếu và thời gian nắm giữ dài hạn để thu được lợi nhuận tốt. Thanh khoản thấp hơn cổ phiếu.
  • Phù hợp với: Nhà đầu tư muốn ổn định, an toàn và sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp hơn để đảm bảo sự an toàn.

Chứng chỉ quỹ

  • Ưu điểm: Đầu tư vào chứng chỉ quỹ giúp bạn đa dạng hóa danh mục mà không cần kiến thức chuyên sâu. Quỹ đầu tư do các chuyên gia quản lý, mang lại lợi nhuận ổn định hơn.
  • Nhược điểm: Lợi nhuận không cao như cổ phiếu trực tiếp và cần thời gian dài để thấy được kết quả. Phải chịu phí quản lý quỹ.
  • Phù hợp với: Những nhà đầu tư mới, muốn đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau nhưng không có nhiều thời gian và kinh nghiệm.

Tiết kiệm ngân hàng

  • Ưu điểm: Tính an toàn cao nhất, đảm bảo gốc và có lãi suất cố định. Thanh khoản tốt, có thể rút tiền bất cứ lúc nào.
  • Nhược điểm: Lãi suất thường thấp, đặc biệt là khi lạm phát tăng cao. Lợi nhuận từ gửi tiết kiệm không đủ để bù đắp cho mất giá tiền tệ trong thời gian dài.
  • Phù hợp với: Người không muốn rủi ro và chỉ muốn bảo toàn vốn với mức lãi suất an toàn.

Tiền điện tử (Cryptocurrency)

  • Ưu điểm: Khả năng sinh lời rất cao, một số loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum đã tăng giá mạnh trong thời gian ngắn. Tiền điện tử có tiềm năng thay đổi hệ thống tài chính toàn cầu.
  • Nhược điểm: Biến động giá cực kỳ lớn, rủi ro cao và không có bảo đảm pháp lý tại nhiều quốc gia. Yêu cầu kiến thức sâu về công nghệ và thị trường tiền điện tử.
  • Phù hợp với: Những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao, mong muốn lợi nhuận lớn và sẵn sàng đối mặt với biến động mạnh của thị trường.

Đầu tư vàng có an toàn hơn so với cổ phiếu không?

Vàng thường được coi là an toàn hơn vì ít biến động mạnh và được sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc lạm phát. Cổ phiếu có tiềm năng lợi nhuận cao hơn nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn hơn do biến động thị trường.

Cổ phiếu có khả năng tạo thu nhập thụ động không?

Có. Một số cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt định kỳ cho cổ đông, tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu đều trả cổ tức, và việc nhận cổ tức phụ thuộc vào chính sách tài chính của công ty.

Lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu trong ngắn hạn có thể đạt bao nhiêu?

Lợi nhuận từ cổ phiếu trong ngắn hạn có thể biến động mạnh, tùy thuộc vào tình hình thị trường và doanh nghiệp. Một số cổ phiếu có thể mang lại lợi nhuận 10% - 50% trong vài tháng, nhưng ngược lại cũng có thể gây lỗ nếu thị trường đi xuống. Ví dụ, một số mã cổ phiếu đã tăng hơn 100% trong thời gian ngắn trong các giai đoạn thị trường tốt.

Tại sao đầu tư vàng lại phổ biến ở Việt Nam?

  • Tâm lý bảo toàn tài sản: Người Việt có xu hướng tìm kiếm kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh thị trường tài chính và kinh tế có nhiều bất ổn.
  • Truyền thống: Vàng là tài sản truyền thống được sử dụng không chỉ làm phương tiện tích lũy mà còn có giá trị văn hóa, sử dụng trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, lễ hội.
  • Khả năng chống lạm phát: Vàng được coi là một kênh bảo vệ giá trị tốt trong các thời kỳ lạm phát cao.

Đầu tư vàng nên mua loại nào?

  • Vàng miếng SJC: Được Nhà nước cấp phép và có giá trị trao đổi cao nhất trên thị trường, phù hợp với việc đầu tư dài hạn.
  • Vàng 9999: Vàng nguyên chất 24K, có tính thanh khoản tốt và dễ mua bán.

SHARES