Đầu Cơ Vàng Là gì? Có Nên Đầu Cơ Vàng Không?

KEY TAKEAWAYS:
Đầu cơ vàng là hình thức đầu tư ngắn hạn, tận dụng xu hướng biến động giá vàng lên xuống để đầu tư sinh lời.
Thời gian đầu cơ vàng tuỳ thuộc vào biên độ giao động của giá vàng, có thể sinh lời nhanh chóng chỉ trong 1 tới 2 tuần khi giá vàng tăng.
Quá trình đầu cơ vàng sẽ nắm bắt theo xu hướng thị trường, sử dụng Chiến thuật mua trước bán sau áp dụng khi giá vàng lên và Tích luỹ lượng lớn vàng khi giá vàng giảm xuống nhằm chờ đợt tăng giá mới
Các sản phẩm vàng mà những nhà đầu cơ ưa thích lựa chọn là các loại vàng miếng, vàng thỏi được cung cấp bởi những thương hiệu lớn, ví dụ như vàng miếng SJC, PNJ, DOJI...
Đầu Cơ Vàng Là gì? Có Nên Đầu Cơ Vàng Không?
Đầu Cơ Vàng Là gì? Có Nên Đầu Cơ Vàng Không?

Chị Nguyễn Hoàng Hà Châu – Chủ một tiệm vàng tư nhân tại Hà Nội cho biết: Qua thông tin trên báo đài, thì mình biết Ngân hàng bán vàng của Thương hiệu SJC từ 09h00 đến 11h30 sáng và từ 13h30 đến 16h00 chiều, mỗi lần mở bán sẽ hết rất nhanh. Nên mình thường phải xếp hàng từ sáng sớm để được mua vàng giá bình ổn mới”. – Với mục đích là để mua được vàng với mức giá Ngân hàng niêm yết và bán lại với mức giá cao hơn cho những người chưa mua được vàng, nhờ đó ăn chênh lệch giá bán. Hoặc là với mục đích mua được nhiều vàng nhất trong thời điểm giá vàng đang còn thấp, để có thể đợi khi giá vàng tăng cao để bán ra lấy lời. 

Vậy đối với trường hợp của chị Hà Châu, theo pháp luật Việt Nam sẽ tính việc mua vàng này là đầu tư sinh lời hay là đầu cơ thao túng thị trường vàng? Ai sẽ là người có lợi và ai sẽ là người chịu thiệt khi xuất hiện các nhóm thực hiện việc mua vàng với số lượng lớn – tức thực hiện hành vi đầu cơ vàng? Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng ONUS tìm hiểu về hoạt động đầu cơ vàng chúng, phân biệt điểm khác nhau cơ bản giữa 2 thuật ngữ này để giúp các nhà đầu tư có lựa chọn phù hợp.

1. Đầu Cơ Vàng Là Gì?

Việc một người mua vàng với số lượng lớn, sẽ có hai mục đích chính, bao gồm:

  • Một là mua vàng để đầu tư dài hạn hoặc tích trữ khi xu hướng của thị trường chuyển dịch từ các kênh đầu tư kém hấp dẫn hơn sang vàng;
  • Hai là mua vàng trong thời điểm thi trường đang nóng dần nhằm đẩy giá vàng lên cao hoặc bán vàng cho những người có nhu cầu mà chưa thể mua được vàng.

Vậy trong hai mục đích mua vàng trên, đâu là hoạt động đầu cơ vàng? Đầu cơ vàng là gì và cách hoạt động của nó như thế nào?

1.1. Định nghĩa đầu cơ vàng

Đầu cơ là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực đầu tư tài chính và hoạt động kinh tế. Đầu cơ có thể cắt nghĩa là: Đầu tư theo mức biến động của giá vàng và nắm bắt Cơ hội sinh lời nhanh chóng.

Đầu cơ có thể cắt nghĩa là: Đầu tư theo mức biến động của giá vàng và nắm bắt Cơ hội sinh lời nhanh chóng.
Đầu cơ có thể cắt nghĩa là: Đầu tư theo mức biến động của giá vàng và nắm bắt Cơ hội sinh lời nhanh chóng.

Theo đó, có hai xu hướng đầu cơ đang được nhiều nhà người áp dụng trong thị trường thời điểm hiện tại đó là đầu cơ chủ động và đầu cơ bị động, ví dụ như sau:

  • Đầu cơ bị động (passive speculation): Là một khái niệm thường được dùng trong lĩnh vực đầu tư và tài chính. Đây là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư không tích cực tham gia vào việc mua bán hoặc điều chỉnh danh mục đầu tư của họ thường xuyên. Thay vào đó, họ chủ yếu nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn với kỳ vọng rằng thị trường sẽ tự tăng giá theo thời gian.

Ví dụ: Nhà đầu tư có thể mua vàng của các công ty như SJC, PNJ, DOJI,…và giữ chúng trong nhiều từ vài tháng cho tới 1 năm, với kỳ vọng rằng giá trị của các sản phẩm vàng này sẽ tăng mạnh trong tương lai nhờ vào sự phát triển của thị trường và tình hình kinh tế, chính trị hoặc lãi suất tiết kiệm. 

  • Đầu cơ chủ động (active speculation): Là một chiến lược đầu tư mà nhà đầu tư tích cực tham gia vào việc mua bán và quản lý danh mục đầu tư, họ chủ yếu mua lượng lớn tài sản, tạo sự khan hiếm trên thị trường nhằm đẩy giá các tài sản đó lên cao rồi mới thực hiện kế hoạch “xả hàng” nhắm kiếm lời.

Ví dụ: Khi nhận thấy giá vàng đang ở mức hỗ trợ và có khả năng tăng do một sự kiện hoặc tin tức tích cực, bạn quyết định mua vàng. khi mức giá đang ở 82 triệu đồng/lượng, và dự đoán giá sẽ tăng (như thời điểm hồi tháng 28/04/2024) và tăng vọt lên mức 92 triệu đồng/lượng vào ngày 10/05/2024. Nghiễm nhiên bạn đã lãi được 10 triệu chỉ trong khoảng 2 tuần.

Đầu cơ tạo ra tính thanh khoản cho thị trường nhưng lại mang nguy cơ tạo ra bong bóng kinh tế. 

Có nhiều tài sản và thị trường để nhà đầu cơ tham gia, ví dụ như đầu cơ chứng khoán, đầu cơ hàng hóa, ngoại hối, trái phiếu và đặc biệt là thị trường vàng. 

Còn với đầu tư vàng là quá trình sử dụng nguồn lực hiện tại (sức lao động, tài chính, thời gian,…) để tạo ra lợi nhuận và lợi ích kinh tế trong trương lai một cách thụ động.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về hoạt động đầu tư vàng qua bài viết: Đầu tư vàng là gì? Ai có lợi khi đầu tư vàng?

1.2. Phân biệt đầu cơ và đầu tư vàng.

Dưới đây là bảng phân biệt giữa đầu cơ và đầu tư vàng, nêu rõ sự khác biệt về mục tiêu, thời gian, chiến lược, và rủi ro liên quan đến mỗi phương pháp:

Tiêu chí

Đầu cơ vàng

Đầu tư vàng

Mục tiêu

Tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn từ biến động giá vàng

Tích lũy giá trị và bảo vệ tài sản trong dài hạn

Thời gian

Ngắn hạn: tính theo 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng

Dài hạn: tính theo 1 quý, 6 tháng cho tới 1 năm

Chiến lược

Mua bán thường xuyên dựa trên biến động giá ngắn hạn

Mua và giữ vàng trong thời gian dài

Phân tích

Dựa trên phân tích kỹ thuật và tin tức thị trường

Dựa trên phân tích cơ bản và yếu tố kinh tế vĩ mô

Tần suất giao dịch

Cao

Thấp

Rủi ro

Cao, do biến động giá ngắn hạn

Thấp hơn, do tính ổn định và giá trị lâu dài của vàng

Chi phí giao dịch

Cao, do tần suất mua bán cao

Thấp, do ít giao dịch hơn

Yếu tố ảnh hưởng

Thông tin thị trường, tin đồn, và các sự kiện ngắn hạn

Lạm phát, khủng hoảng kinh tế, và biến động tiền tệ

Mức độ tham gia

Cần sự theo dõi và phản ứng nhanh nhạy với thị trường

Ít cần theo dõi thường xuyên, mang tính ổn định

1.3. Vì sao người ta lại thực hiện đầu cơ vàng? 

  • Vì sao người ta lại thực hiện đầu cơ vàng? Và cách thực hiện như thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải phân tích được giá trị và xu hướng biến động của giá vàng. 

Hiện nay, số lượng vàng “chuẩn Nhà nước” được bán ra tại các điểm bán đều có hạn, tuy nhiên số người mua lại không có giới hạn. So với thời điểm khởi đầu năm 2024, giá vàng miếng SJC hôm nay đang được niêm yết tại mức 78,500,000 VND/Lượng với mức mua vào và 80,530,000 VND/Lượng, thấp hơn so với mức đỉnh hồi tháng 5 là 12.600.000 VND/Lượng. 

Như vậy, chưa đầy 2 tháng, nếu mua 1 lượng vàng SJC đã thu lợi gần 10 triệu đồng. So sánh như vậy để thấy rằng, mua một sản phẩm chỉ có tăng giá, chắc chắn đó là mảnh đất màu mỡ cho giới đầu cơ tung hoành. Cho dù các giải pháp hành chính được ban hành nhưng thị trường vàng vẫn như con ngựa bất kham. Mặt khác, các phiên đấu giá đã cung cấp vàng đáng kể ra thị trường, đến thời điểm này cũng chưa phát huy hiệu quả.

Và nếu để một người dân bình thường có thể mua được vàng với mức giá hiện tại, đồng thời có thể có được một xuất mua vàng tại Ngân hàng thời điểm mới thực hiện chính sách bán vàng trực tiếp tại Ngân hàng là rất khó và mất thời gian. 

Nhận thấy cơ hội “làm giàu” này, một số nhóm đối tượng thực hiện hoạt động “đầu cơ vàng”, mua tối đa số vàng có thể rồi bán lại cho người dân với mức giá cao hơn so với mức giá tại Ngân hàng để hưởng mức chênh lệch giá.

  • Vì sao người ta lại thực hiện đầu cơ vàng?

Câu trả lời là: Gom vàng đầu cơ, chờ bán giá cao.

  • Đầu cơ có phải là thao túng thị trường không?

Theo báo Công An Nhân Dân chia sẻ: “Đối với việc nhà đầu tư mua vàng với số lượng lớn nhằm mục đích đầu tư cá nhân, tích lũy tài sản thì không có vấn đề gì, vì đây là mục đích mua bán, giao dịch và luân chuyển dòng tiền trong thị trường.”

Tuy nhiên, song song với những nhà đầu tư chân chính, có những nhóm đầu cơ, thuê người xếp hàng gom vàng đầu cơ và thực hiện bán lại cho người dân với mức giá cao hơn hoặc hưởng hoa hồng khi mua được vàng từ Ngân hàng là hành động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người dân và bị coi là thao túng giá cả trên thị trường. 

Hành động này sẽ làm thiệt hại có người dân khi không thể mua được vàng với mức giá từ Ngân hàng hoặc bị mất lượt mua khi hạn mức vàng trong kho không đủ cho đến lượt của họ, gây ra tình trạng thiếu vàng hoặc nặng hơn là thao túng thị trường giá vàng tự do.  

Vậy nên về cơ bản, hoạt động đầu cơ bởi các nhóm này sẽ được coi là ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường vàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, gây tổn hại cho thị trường, mang nguy cơ tạo ra bong bóng kinh tế. 

1.4. Các thuật ngữ liên quan đến đầu cơ vàng

Dưới đây là những thuật ngữ liên quan đến đầu cơ vàng để bạn có thể tham khảo:

  • Mua khống: Là hình thức bán một lượng vàng nhất định hoặc các giấy tờ sở hữu vàng mà người bán không sở hữu. Thông qua việc vay mượn, người đầu cơ bán tài sản với hy vọng mua lại chúng sau này với giá thấp hơn để thu lợi nhuận từ sự giảm giá của tài sản đó.
  • Bán khống: Là hình thức mua một số lượng vàng thật trên thị trường, khiến lượng vàng trên thị trường giảm hoặc đơn giản là làm người khác khó khăn trong việc mua bán, khiến giá tăng. Sau đó, đối tượng đầu cơ sẽ bán ra với giá cao hơn để kiếm lợi nhuận.
  • Lướt phiên giao dịch: Nhà đầu cơ mua, bán tài sản trong một khoảng thời gian ngắn trong cùng một phiên giao dịch. Đây là một chiến lược ngắn hạn và yêu cầu theo dõi thị trường một cách tỉ mỉ.

2. Ưu điểm và Hạn Chế Đầu Cơ Vàng

2.1. Ưu điểm và hạn chế của hình thức Đầu Cơ Vàng

  • Tác động của hoạt động đầu cơ tới các chủ thể trên thị trường

Loại hình

Ưu điểm

Hạn chế

Đối với Nhà Đầu Cơ

Lợi nhuận: Cao, cơ hội kiếm lợi nhuận lớn từ biến động giá vàng trong ngắn hạn.

Thời gian và công sức: Đòi hỏi sự theo dõi liên tục và phân tích kỹ lưỡng thị trường.

Đa dạng hóa danh mục: Vàng có thể là một công cụ tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm rủi ro từ các tài sản khác.

Rủi ro pháp lý: Nếu Nhà nước tham gia vào quản lý thị trường, những nhóm đầu cơ có thể bị .

Tính thanh khoản: Vàng có tính thanh khoản cao, giúp nhà đầu cơ dễ dàng thực hiện giao dịch.

Cạnh tranh cao: Thị trường đầu cơ vàng có sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà đầu cơ khác.

Giá cả cạnh tranh: Có thể tạo mức giá cao nếu tạo được tâm lý FOMO cho thị trường.

Rủi ro tài chính: Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể làm tăng rủi ro lỗ vốn.

Đối với Thị Trường Vàng

Tăng thanh khoản: Hoạt động đầu cơ giúp tăng tính thanh khoản, làm cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn.

Giá không ổn định: Đầu cơ có thể dẫn đến sự biến động giá không ổn định, gây khó khăn cho các nhà đầu tư dài hạn.

Phản ánh thông tin nhanh chóng: Thị trường nhanh chóng phản ánh các thông tin kinh tế và chính trị vào giá vàng.

Dễ bị thao túng: Có thể tạo điều kiện cho các hành vi thao túng thị trường.

Cơ hội kiếm lời từ biến động: Các nhà đầu tư có thể tận dụng biến động giá để tối ưu hóa lợi nhuận.

Biến động lớn: Sự tham gia tích cực của các nhà đầu cơ có thể làm gia tăng biến động giá, gây ra sự bất ổn cho thị trường.

Đổi mới sản phẩm tài chính: Sự phát triển của các sản phẩm tài chính phái sinh liên quan đến vàng, như hợp đồng tương lai và quyền chọn.

Ảnh hưởng tâm lý: Tâm lý bầy đàn có thể dẫn đến các biến động giá không hợp lý.

Đối với Nhà nước và Ngân hàng Trung ương

Điều tiết thị trường: Cơ hội điều tiết và ổn định thị trường thông qua các công cụ chính sách tiền tệ và tài chính.

Khó khăn trong điều hành chính sách: Sự biến động mạnh của giá vàng có thể gây khó khăn cho việc quản lý chính sách tiền tệ.

 

Ảnh hưởng đến ổn định kinh tế: Biến động giá vàng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế và chính sách tài chính.

Hoạt động đầu cơ vàng có tác động đa chiều đến các chủ thể trong thị trường. Đối với nhà đầu cơ, nó mang lại cả cơ hội và rủi ro lớn, yêu cầu khả năng quản lý rủi ro và phân tích tốt. Thị trường vàng được hưởng lợi từ tính thanh khoản cao và khả năng phản ánh thông tin nhanh, nhưng cũng đối mặt với biến động giá lớn và nguy cơ thao túng. Đối với nhà nước và ngân hàng trung ương, đầu cơ vàng có thể ảnh hưởng đến chính sách kinh tế và ổn định tài chính, nhưng cũng cung cấp cơ hội để dự báo kinh tế và điều chỉnh chính sách.

  • Đầu cơ vàng hoạt động như thế nào?

Giống như chứng khoán, bất động sản hay thị trường Crypto, Bitcoin,… thông thường người dân sẽ đổ xô đi mua vàng khi thấy giá vàng có dấu hiệu đi lên và khả năng lên cao. Cho dù không phải với mục đích đầu tư, mà chỉ nhằm mục đích bảo vệ tài sản khi thị trường biến động.

Tại thị trường Việt Nam, tình hình đầu cơ vàng thời gian qua đã có nhiều thay đổi bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thứ nhất là sự gia tăng của giá vàng thế giới;
  • Thứ hai là tình hình giá nội tệ thấp hơn so với tỷ giá USD;
  • Thứ ba là nhu cầu bảo toàn vốn của người dân trước tình hình lãi suất tiết kiệm giảm sâu về mức 5 – 6%/năm, trong khi nhiều kênh đầu tư truyền thống đang không thuận lợi.

Tận dụng bối cảnh đó, giới đầu cơ đã tạo một quy luật bất thành văn nhằm tạo xu hướng mua bán và giao dịch vàng trên thị trường. Đó là duy trì giá vàng trong nước ở mức cao bất chấp sự lên xuống của giá quốc tế. Ngay cả khi giá quốc tế giảm mạnh, giá vàng trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Từ đây, tạo tâm lý giá vàng khó giảm và trong trường hợp có giảm, cũng chỉ giảm chút ít. Nó có tác dụng kích thích người đang sở hữu vàng tiếp tục nắm giữ, không bán ra. Còn đối với người chưa có vàng, nó giục giã người ta mua. 

Vậy chìa khoá của quá trình đầu cơ là gì? Chính là biến động giá vàng. Nhưng những sự biến động là do ai quyết định? Không phải ngẫu nhiên mà các trung tâm giao dịch vàng lớn đều nhìn nhau, thận trọng niêm yết giá mua giá bán và bao giờ cũng đưa ra một mức giá gần bằng nhau. 

Các tiệm vàng mua bán lẻ đều trông vào giá niêm yết của SJC, còn SJC lấy giá giao dịch từ Ngân hàng Trung ương. Nên khi niêm yết giá vàng ra thị trường, sẽ phụ thuộc vào 

Đối với thị trường vàng hiện nay, Nhà nước mà cụ thể là Ngân Hàng Trung ương, phải thực thi hai nhiệm vụ cùng lúc: kiểm soát, ổn định giá vàng (ổn định hiểu theo nghĩa giá trong nước ngang bằng giá quốc tế) và tìm biện pháp thu hút nguồn vàng trong dân đưa vào sử dụng phát triển kinh tế.

2.2. Đầu cơ vàng theo xu hướng thị trường như thế nào?

Đối với hình thức đầu cơ vàng, nhà đầu cơ sẽ được hưởng lợi theo cả hai chiều tăng và giảm giá vàng, chênh lệch từ việc mua vào khi giá vàng có chiều hướng giảm và bán ra khi vàng có chiều hướng tăng.

  • Chiến thuật mua trước bán sau áp dụng khi giá vàng lên

Đây là chiến thuật đơn giản đối với nhà đầu cơ cá nhân có sẵn vàng và tiền mặt trong tài khoản. Giả sử, hiện tại giá vàng đó đang giảm. Bạn dự đoán trong phiên giao dịch ngày mai nó sẽ tăng giá thì thông thường, bạn sẽ quyết định mua thêm 1 lượng vàng tương đương với lượng vàng mà bạn đang có.

Trước khi phiên giao dịch ngày mai kết thúc, bạn sẽ bán số vàng mà bạn đã mua hôm nay đi. Như vậy, lượng vàng bạn nắm giữ vẫn giữ nguyên nhưng bạn lại hưởng được phần chênh lệch giá cả giữa giá lên và giá mua hôm trước.

  • Chiến thuật lướt phiên giao dịch 

Vẫn giống như chiến thuật 1, bạn vẫn phải có một lượng vàng nhất định. Chiến thuật này được áp dụng khi thị trường vàng đang ở giai đoạn tích lũy hay mức giá vàng giao động ở biên độ hẹp.

Ví dụ: Vàng miếng SJC giao động trong xu hướng tích lũy trong khoảng thời gian gần đây, có thể áp dụng chiến này. Ban đầu, xác định vùng kháng cự của sản phẩm vàng miếng SJC, có nghĩa là giá cổ phiếu ABC sẽ điều chỉnh giảm khi chạm vùng này.

Khi giá vàng chạm vùng giá 80.000.000 VND/Lượng sẽ điều chỉnh giảm và về vùng 78.900.000 VND/Lượng rồi mới bật tăng và trong phiên niêm yết thời gian sau, dao động trong khoảng giá này. Nhà đầu tư có thể mua ở vùng quanh 78.900.000 VND/Lượng và trên một vài bước giá. Nếu có sẵn một số lượng vàng trong danh mục đầu tư, thì có thể bán ở vùng quanh 80.000.000 VND/Lượng.

Vậy có những yếu tố liên quán tới kinh tế và chính trị thế giới nào có thể tác động tới sự biến động của giá vàng, cùng tìm hiểu qua bài viết: Giá vàng hôm nay tăng hay giảm? 5 yếu tố kinh tế – chính trị tác động đến giá vàng

2.3. Lịch sử thị trường vàng Việt Nam

Mặc dù thị trường vàng trong nước chịu sự điều chỉnh của Nhà nước và Ngân hàng Trung ương, theo đó là các quy định về nền kinh tế thị trường trong đầu những năm 2000. Song thị trường tương đối tự do cho người dân mua và bán vàng từ một số lượng lớn các cửa hàng và thậm chí gửi vàng cho các ngân hàng, trong đó việc cung cấp lãi suất trên vàng gửi trở nên phổ biến.

  • 2008 & 2009 – Sàn giao dịch vàng mọc lên như nấm

Thời điểm đó, nhiều sàn giao dịch vàng đã được các ngân hàng Việt Nam mở ra. Những ‘sàn giao dịch’ này cho phép các khách hàng bán lẻ đầu cơ giá vàng trong nước và cung cấp cho khách hàng mức đòn bẩy rất cao và khuyến khích đầu cơ mạo hiểm. Trong đó bao gồm Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Á Châu, Eximbank và Công ty SJC.

  • 2010 – Đóng cửa sàn giao dịch vàng

Tuy nhiên, ngày 30 tháng 12 năm 2009, Chính phủ đã ban hành chỉ thị buộc đóng cửa tất cả các sàn giao dịch vàng vì lo rằng việc đầu cơ vàng này sẽ làm thao túng thị trường tài chính Việt Nam.

Báo Thanh Niên cho biết hơn 93% lượng tiền đầu cơ trên sàn giao dịch vàng đã được vay từ ngân hàng, và khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trên sàn giao dịch lớn nhất của Sacombank – Sacombank Jewelry Co ( SBJ) là 500.000 lượng vàng (tương đương 18,75 tấn vàng), trong khi đó khối lượng giao dịch hàng ngày trên sàn Eximbank – Saigon Jewelry Company (SJC) là 200.000 lượng (7,5 tấn).

  • Năm 2011 – Cho vay và gửi vàng của các ngân hàng bị cấm.
  • Năm 2012 – Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng

Trong năm này, Nhà nước lựa chọn thương hiệu vàng bạc đá quý SJC để trở thành thương hiệu vàng quốc gia, nhằm phân phối và kinh doanh độc quyền các sản phẩm vàng mà Nhà nước và Ngân hàng Trung ương cung cấp ra thị trường.

  • Năm 2013 – Cấp giấy phép kinh doanh

Khi các quy định cấp phép kinh doanh vàng của Nhà nước và Ngân hàng Trung ương có hiệu lực vào tháng 1 năm 2013, nó đã chỉ cấp phép cho 22 ngân hàng và 16 công ty khác hoạt động dịch vàng ủy quyền. Vào đầu tháng 1 năm 2013, các giao dịch vàng miếng nhỏ lẻ khác đều trở thành bất hợp pháp.

  • Năm 2020 – thị trường đầu cơ vàng thời kỳ Covid 

Năm 2020 giá vàng tăng liên tục, đỉnh điểm vào tháng 2 giữa bối cảnh lo ngại dịch Covid 19 bùng phát. Trong thời điểm đó, giá vàng thế giới đã vượt ngưỡng 1.600 USD/ounce vào ngày 18/2/2020. Và giá vàng trong nước theo đó cũng bật tăng mạnh mẽ và vượt ngưỡng 45 triệu đồng/lượng trong phiên 19/2/2020.

Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát 2020 – 2021, nhu cầu giữ về vàng cũng như những sản phẩm liên quan tới vàng được đẩy lên cao đột biến. Trước tình hình đó, các nhà đầu cơ không bỏ qua cơ hội để mua vào bán ra thu lợi nhuận không nhỏ. Vì thế, một số nhóm đầu cơ vàng đã mua, tích trữ vàng miếng, vàng nhẫn trơn với số lượng lớn, sau đó bán với mức giá cao hơn nhiều 2 – 4 lần trên thị trường, điều này đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nó cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng cũng như sự bình ổn của giá cả thị trường.

Sau 10 năm, giá vàng được bán ra ở mức 76 triệu đồng, tức gấp 2,2 lần so với giá cuối năm 2013. Tuy nhiên, mức tăng như ‘vũ bão’ chỉ tập trung mấy năm COVID-19.

Biểu đồ biến động giá vàng 10 năm qua.
Biểu đồ biến động giá vàng 10 năm qua.

Thậm chí nếu so sánh với mức giá vàng tại thời điểm đầu năm 2013 với ngày cuối năm 2019, đầu năm 2020, giá vàng còn giảm. Cụ thể, tại ngày 1-1-2013, giá vàng được mua vào – bán ra lần lượt là 45,7 triệu đồng/lượng và 46,3 triệu đồng/lượng. Trong khi cuối 2019, giá vàng 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,75 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, từ đầu 2020 (thời điểm xuất hiện COVID-19) đến nay, giá vàng vọt từ vùng giá 42 triệu đồng lên mức 80 triệu đồng/lượng vừa qua và đạt mức giá cao kỷ lục là 92,4 triệu VND/Lượng vào hồi tháng 5/2024.

Tính chung lại, sau 10 năm giá vàng SJC đã tăng gấp 2,2 lần, từ vùng giá hơn 34,7 triệu đồng/lượng cuối năm 2013 lên mức 76 triệu đồng/lượng cuối năm 2023 và đạt đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng hồi năm 2024. 

Đối với các yếu tố trong nước, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm tiền đồng xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm qua, thị trường chứng khoán nhiều biến động, bất động sản trầm lắng nên người dân thường có xu hướng mua vàng để đảm bảo giá trị tài sản.

Theo đó, hoạt động đầu cơ vàng nhằm tích lũy lượng lớn vàng, chờ đợi thời điểm thị trường nóng lên, người dân đổ xô đi mua vàng, các nhóm đầu cơ này sẽ bán vàng ngoài thị trường tự do với mức chênh lệch cao hơn so với mức giá mà Nhà nước niêm yết. 

Ngoài ra, bất kỳ một mặt hàng nào giá cả không cân bằng đều do thiếu hụt một bên cung hay cầu. Vàng đang mất cân đối từ phía cung, nhưng sự mất cân đối này chỉ diễn ra từ cung vàng miếng SJC. Do vậy, trước khi chúng ta bàn về giải pháp đáp ứng nguồn cung vàng phải xem cầu vàng này như thế nào.

Từ đây tạo nên sự khan hiếm và mất cân đối cung cầu vàng ngày càng tăng, đẩy giá vàng tăng cao hơn nhiều so với giá thế giới.

Nếu quan sát kỹ thì có 2 giai đoạn giá vàng trong nước tăng trong khi giá vàng thế giới đi ngang, nới rộng chênh lệch giá vàng lên 32% và 26%. Lãi suất thấp, kênh chứng khoán và bất động sản đều trầm lắng, nương theo giá vàng thế giới thì vàng trong nước rất dễ tạo sóng.

  • Năm 2023 – 2024 – Ngân hàng Thương mại Quốc doanh bán vàng trực tiếp cho người dân

Sau năm 2023 giá vàng tăng phi mã, đạt đỉnh giá vàng mọi thời đại vàng hồi 10/05/2024 mở mức 92,4 triệu VND/Lượng. Nhà nước và Ngân hàng Trung ương ra quyết định thực hiện bán vàng với giá bình ổn mới. Trong đó, 4 Ngân hàng Quốc doanh đại diện gồm  Agribank, Vietcombank, BIDV và VietinBank và Công ty SJC bán vàng với mức giá 80,530,000 VND/Lượng.

Bước sang năm 2024, tạo sóng vàng còn thuận lợi hơn nhờ giá vàng thế giới tăng do bất ổn địa chính trị và kênh chứng khoán, bất động sản không nóng để hút tiền như năm 2021-2022. Do đó, có thể nói rằng có cả yếu tố “thiên thời” và “địa lợi” cho việc đầu cơ và tích trữ vàng nhằm hướng tới việc tạo ra những “sóng vàng” mới, bất chấp tình hình bình ổn giá vàng.

Mục đích của việc bán vàng trực tiếp thông qua Ngân hàng nhằm điều tiết cung cấp vàng cho thị trường trong nước, nhằm giảm giá trong nước về gần với mức giá vàng quốc tế, cũng như ổn định thị trường, tránh đầu cơ và thao túng giá cả trên thị trường vàng quốc nội.

3. Lời khuyên cho những ai mới “chập chững” bước vào đầu tư!

3.1. Lời khuyên có nhà đầu tư vàng

“Người dân tham gia vào hoạt động mua vàng để đầu cơ lúc này là hết sức rủi ro” – TS. Trương Văn Phước chia sẻ.

Hiện tại, Nhà nước và Ngân hàng Trung ương thực hiện hoạt động bán vàng cho 4 Ngân hàng Quốc doanh và Công ty SJC để thực hiện bình ổn giá vàng, điều này đã có tắc động tích cực là kéo giá vàng đã xuống. 

Theo đó, nhu cầu mua vàng của người dân rất lớn. Với góc nhìn của biến động thị trường, lúc này người dân cần hết sức thận trọng vì chỉ một động thái biến động về tỷ giá ngoại tệ, cũng như nhiều biến số của tình hình kinh tế, chính trị và các xu hướng đầu tư của Mỹ và Châu Âu… “Người dân cần thận trọng, dĩ nhiên tài sản là quyền của công dân, pháp luật không cấm mua bán nhưng nên thận trọng”, TS.Trương Văn Phước nhấn mạnh.

Vàng không là phương tiện trao đổi, định giá, thậm chí không còn là phương tiện cất giữ tài sản nữa. 

Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước với tư cách nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc gia, mà vàng là tài sản có nguyên liệu do thị trường quốc tế quyết định nên Ngân hàng Nhà nước nên giữ lấy quyền xuất nhập khẩu vàng. 

Về phía người dân, TS Trương Văn Phước có lời khuyên là nên thận trọng, nên mua ít, nếu mua nhiều mà giá xuống nhiều thì chúng ta phải gánh những khoản lỗ do chính công sức chúng ta tạo ra.

3.2. Các kiểu đầu cơ phổ biến trên thị trường tài chính

Từ sự thay đổi giá của công cụ tài chính, đầu cơ thường đem đến lợi nhuận cao, diễn ra trong ngắn hạn. 

Ngoài vàng, trên thị trường tài chính, còn nhiều tài sản và lĩnh vực xuất hiện tình trạng đầu cơ bao gồm nhiều kiểu khác nhau, cụ thể:

  • Đầu cơ ngoại hối: Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi ngoại tệ và các phương tiện thanh toán quốc tế có giá trị như ngoại tệ. Đầu cơ ngoại hối thường dựa vào dự đoán về tỷ giá hối đoái và sự biến động của các cặp tiền tệ.
  • Đầu cơ tiền ảo: Đầu cơ tiền ảo là hoạt động mua bán, trao đổi các loại tiền ảo khác nhau như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Binance Coin (BNB), RIPPLE (XRP),… dựa trên thị chênh lệch về mức giá, biến động của thị trường tiền ảo.
  • Đầu cơ chứng khoán: Đầu cơ chứng khoán là hoạt động nắm giữ, mua bán, bán khống các loại cổ phiếu, chứng khoán,… nhằm đạt được lợi nhuận tốt nhất trong thời gian ngắn.

Tổng kết

Trên thực tế, dù bạn là nhà đầu tư hay nhà đầu cơ vàng, có hai điều quan trọng bạn cần nắm bắt và coi như kim chỉ nam: 

Thứ nhất mọi thứ điều cần phải học hỏi và làm quen, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và có một tâm lý vững chắc để bình tĩnh ứng phó trước các biến động của thị trường tài chính mới để kiếm được lợi nhuận;

Thứ hai là mọi hoạt động kinh doanh, đầu tư tài chính cần có sự cho phép và quản lý của Nhà nước, pháp luật nên hãy tham gia vào những danh mục đầu tư lành mạnh, tích cực để phát triển thị trường.

Trên đây là những thông tin và ví dụ về hoạt động đầu cơ – đầu tư tại thị trường vàng Việt Nam. Bạn có dự đoán gì về tình hình biến động của thị trường vàng trong nửa cuối năm 2024 tới đây, hãy chia sẻ cùng ONUS để có định hướng đầu tư an toàn, sinh lời nhanh chóng.

Cùng đọc qua bài viết: Dự đoán giá vàng cho tới năm 2030

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Quỹ đầu cơ là gì?

Quỹ đầu cơ là dạng quỹ bao gồm các khoản đầu cơ của cá nhân, áp dụng các chiến lược, kỹ thuật để đầu tư sinh lời trong ngành tài chính.

Đầu cơ tích trữ là gì?

Đầu cơ tích trữ là việc cá nhân, tổ chức lợi dụng tình trạng khan hiếm hàng hóa để tích trữ hàng hoá đó để bán lại trên thị trường với mức giá cao hơn gấp 2 - 3 lần.

Tình hình và định hướng quản lý thị trường vàng mới nhất từ Nhà nước như thế nào?

Nhà nước bình ổn giá vàng trên thị trường Việt Nam bằng cách thực hiện các buổi đấu thầu mua - bán vàng và niêm yết giá vàng theo thương hiệu SJC, đồng thời bán vàng miếng trực tiếp qua nhóm Ngân hàng Quốc doanh Big 4.

Bình ổn giá vàng là các biện pháp được áp dụng nhằm duy trì sự ổn định của giá vàng trên thị trường. Điều này giúp tránh những biến động mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và người tiêu dùng.

Tội đầu cơ vàng là gì? Mức phạt tù đối với tội đầu cơ năm 2023 như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, tội đầu cơ được hiểu là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc chủ đích thao túng thị trường, tạo ra sự khan hiếm giả tạo của các loại hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá (cụ thể là vàng bình ổn giá) hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá (vàng của thương hiệu SJC) nhằm bán lại để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng hoặc hàng hóa giá trị từ 500.000.000 đồng.

Theo đó, người phạm tội sẽ bị phạt và áp dụng những điều luật sau:

+ Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm hoặc phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm hoặc phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Nhà nước có điều luật gì về hoạt động đầu cơ vàng hiện nay không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015, tội đầu cơ được hiểu là hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc chủ đích thao túng thị trường, tạo ra sự khan hiếm giả tạo của các loại hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá (cụ thể là vàng bình ổn giá) hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá (vàng của thương hiệu SJC) nhằm bán lại để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng hoặc hàng hóa giá trị từ 500.000.000 đồng.

Theo đó, người phạm tội phải thực hiện hành vi đầu cơ đối với các loại hàng hóa sau:

- Hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá (xem thêm Điều 15 Luật Giá 2012);

- Hàng thuộc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá (xem thêm Điều 19 Luật Giá 2012).

SHARES