DeFi là khái niệm ra đời vào năm 2018, nhưng chỉ đến năm 2020, DeFi mới thực sự thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Các sản phẩm DeFi đã mở ra một thế giới mới cho các dịch vụ tài chính, nơi mà các hoạt động được vận hành hoàn toàn thông qua mạng Internet và phần lớn giá trị được duy trì và quản lý bởi người dùng cuối.
1. Giới thiệu về DeFi
1.1. DeFi là gì?
DeFi là kết hợp giữa Decentralized (phi tập trung) và Finance (tài chính), là thuật ngữ để nhắc đến hệ thống “tài chính phi tập trung”, gồm tập hợp các sản phẩm tài chính được xây dựng và phát triển sử dụng công nghệ Blockchain.
Các sản phẩm tài chính truyền thống phổ biến như tiền tệ, sàn giao dịch, tín dụng, vay và cho vay,… đều có thể xây dựng trên blockchain, tạo thành hệ sinh thái DeFi và kế thừa các đặc điểm của blockchain:
- Permissionless (không cần cấp phép): Tất cả mọi người, không cần xác minh danh tính/độ tuổi/khả năng tài chính/… đều có thể truy cập và sử dụng DeFi một cách tự do, không cần đăng ký.
- Transparent (công khai và minh bạch): Tất cả các giao dịch của người dùng đều được ghi lại và lưu trữ thông tin trên blockchain. Toàn bộ thông tin này đều công khai, tất cả mọi người đều có thể truy cập blockchain để theo dõi và tra cứu. Không có bên thứ ba đứng ra nắm toàn bộ thông tin giao dịch của mọi người (như ngân hàng hoặc các sàn giao dịch lưu ký, hoặc nhà cái,…).
- Bảo mật: Không ai có thể can thiệp vào thông tin cá nhân và giao dịch của người khác. Không thể xoá hay thay đổi các dữ liệu đã được ghi lại.
DeFi có thể hiểu cơ bản được cấu thành gồm 03 phần: mạng lưới, hợp đồng thông minh và các ứng dụng.
- Mạng lưới blockchain cung cấp các chức năng cơ bản cho DeFi, bao gồm tính phi tập trung, tính minh bạch và tính an toàn. Mọi hoạt động trên mạng lưới DeFi đều được ghi lại trên blockchain, có thể truy cập và kiểm tra bởi bất kỳ ai. Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch của DeFi. Mạng lưới DeFi cũng được bảo vệ bởi các thuật toán mã hóa phức tạp, giúp đảm bảo an toàn cho tài sản của người dùng.
- Các ứng dụng phi tập trung trong DeFi (hay còn gọi là dApp) thường được xây dựng và hoạt động trên cơ sở hạ tầng của các mạng lưới Blockchain. Các ứng dụng này thuộc nhiều mảng và cung cấp dịch vụ khác nhau cho người dùng, từ đó tạo nên một hệ sinh thái DeFi trên blockchain với đa dạng thành phần và mảnh ghép khác nhau.
- Hợp đồng thông minh là xương sống của DeFi. Các chương trình tự thực hiện này cho phép thực hiện các thỏa thuận một cách tự động và minh bạch mà không cần qua trung gian. Các nhà phát triển có thể viết và triển khai các chương trình này trên blockchain thông qua hợp đồng thông minh. Sau khi được cài đặt, các tham số của hợp đồng thông minh sẽ không thể thay đổi và thực hiện nghiêm ngặt dựa trên các quy tắc được thiết lập trước.
1.2. Phân biệt DeFi với tài chính truyền thống
Trong hệ thống tài chính tập trung truyền thống, tiền của bạn được lưu giữ và kiểm soát bởi các tổ chức trung gian, như ngân hàng, công ty tài chính và các công ty dịch vụ tài chính khác. Các tổ chức này đóng vai trò là cầu nối giữa người cho vay và người đi vay, người mua và người bán, và các nhà đầu tư và các công ty.
Trái lại, DeFi loại bỏ các trung gian bằng cách cho phép cá nhân, nhà bán lẻ và doanh nghiệp thực hiện các giao dịch tài chính thông qua công nghệ blockchain mọi lúc, mọi nơi chỉ với kết nối internet.
1.3. Lịch sử phát triển của DeFi
Có nhiều ý kiến cho rằng, sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 là khởi đầu của phong trào DeFi. Bitcoin đã phổ biến ý tưởng về token phi tập trung và các dịch vụ tài chính liên quan. Tuy nhiên, hệ sinh thái Bitcoin không được xây dựng để phù hợp với các giao thức DeFi. Và từ đó, Ethereum ra đời.
Một trong những bước phát triển quan trọng của Ethereum là việc sử dụng các hợp đồng thông minh cho phép các nhà phát triển tạo ra nhiều ứng dụng phi tập trung có thể sử dụng bởi tất cả mọi người. Cho đến ngày nay, hầu hết các giao thức DeFi vẫn hoạt động mạnh mẽ trong hệ sinh thái Ethereum.
2. Các ứng dụng của DeFi:
Cho vay và vay phi tập trung
Người dùng có thể cho vay tài sản của mình và nhận lãi khi người khác vay những tài sản đó. Hợp đồng thông minh tự động xác định lãi suất và xử lý tài sản thế chấp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cho vay và vay, cắt bớt các quy trình, thủ tục rườm rà và nhiều phí trung gian. Người đi vay có thể thế chấp tài sản và hợp đồng thông minh sẽ giữ tài sản đó cho đến khi khoản vay được hoàn trả.
Sàn giao dịch phi tập trung
Nhiều sàn giao dịch tiền điện tử phổ biến nhất là các sàn giao dịch tập trung. Mặc dù các sàn giao dịch tập trung mang lại cách hiệu quả nhất để giao dịch tiền điện tử nhưng điều này trái ngược với ý tưởng cơ bản về tiền điện tử là “tính phân cấp”.
DeFi giải quyết những vấn đề này thông qua sàn giao dịch phi tập trung hay còn gọi là DEX. Các sàn giao dịch này cho phép người dùng giao dịch tài sản số trực tiếp từ ví tiền điện tử của họ mà không cần một bên trung lập kết nối người mua và người bán. Thay vào đó, các sàn giao dịch phi tập trung sử dụng hợp đồng thông minh để thực hiện giao dịch, mang lại sự minh bạch và đảm bảo tính bảo mật.
Đồng tiền ổn định giá (Stablecoin)
Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế để duy trì sự ổn định về giá bằng một tài sản ổn định, chẳng hạn như đồng Đô la Mỹ hoặc Việt Nam Đồng. Nền tảng DeFi tận dụng stablecoin để mang lại sự ổn định hơn trong các giao dịch và hoạt động vay mượn. Các cơ chế tài sản thế chấp hoặc thuật toán thường hỗ trợ các stablecoin này để duy trì giá trị của tài sản mà các hợp đồng thông minh theo dõi.
Đầu tư
Đầu tư khai thác lợi suất và thanh khoản là một trong những phương pháp DeFi phổ biến nhằm khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản cho các sàn giao dịch phi tập trung hoặc nền tảng cho vay. Người dùng đóng góp tài sản của họ vào các bể thanh khoản và nhận lại phần thưởng gồm token và phí chia sẻ khi có giao dịch phát sinh.
Bằng cách tận dụng đồng thời nhiều giao thức thanh khoản khác nhau, người dùng có thể tử tối đa hóa tiềm năng lợi nhuận từ tài sản đang sở hữu.
Staking
Staking là quá trình khóa lại một lượng token nhất định trong 1 blockchain để nhận được phần thưởng. Phần thưởng này phụ thuộc vào đầu tư ban đầu của bạn, bao gồm số lượng token và thời gian mà bạn đã stake. Tuy nhiên, khác với một hành động tương tự là farming, vốn cũng là khóa token để nhận thưởng trong một dự án/giao thức crypto, lượng token bị khóa trong staking còn được dùng để tham gia hoạt động xác minh giao dịch của blockchain theo cơ chế Proof-of-Stake.
Tương tự như việc gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng để nhận lãi khi đáo hạn, staking đòi hỏi bạn cam kết một số lượng token để tham gia vào quá trình này. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là khi staking, bạn không chỉ đơn giản là một nhà đầu tư, mà còn đóng vai trò như một người hỗ trợ cho dự án blockchain. Điều này giúp cải thiện tính bảo mật, tốc độ giao dịch và khả năng mở rộng của dự án, vì bạn thực sự tham gia vào cơ chế Proof of Stake của blockchain.
3. Xu hướng phát triển của DeFi:
Với nhiều khả năng mạnh mẽ: từ việc loại bỏ trung gian tài chính đến biến clip bóng rổ thành tài sản kỹ thuật số có giá trị cao (NFT), tuy vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng tương lai của DeFi vẫn rất tươi sáng và lạc quan. Tổng giá trị bị khóa (TVL) của DeFi đã tăng từ 10 tỷ USD vào năm 2020 lên hơn 200 tỷ USD vào năm 2022. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm:
- Sự phát triển của công nghệ blockchain và các ứng dụng DeFi mới.
- Sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức quan tâm đến DeFi.
- Sự chấp nhận ngày càng tăng của DeFi bởi các tổ chức tài chính truyền thống.
Với sự phát triển của công nghệ, DeFi không chỉ giới hạn trong các ứng dụng cho vay và giao dịch tài sản kỹ thuật số mà còn đang mở rộng sang các lĩnh vực như: Quản lý dữ liệu, Bảo hiểm, Y tế và Nông nghiệp. Nhưng do còn là một lĩnh vực mới, DeFi vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như tấn công mạng và lỗi hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, các nhà phát triển DeFi đang nỗ lực để tăng cường an ninh và bảo mật cho các ứng dụng DeFi như:
- Sử dụng các công nghệ mới như bảo mật đa yếu tố (MFA)
- Thực hiện các kiểm tra bảo mật thường xuyên
- Tăng cường hợp tác giữa các nhà phát triển để chia sẻ thông tin và kiến thức về bảo mật.
4. Top 4 sản phẩm DeFi phổ biến:
Các sản phẩm DeFi phổ biến bao gồm các sàn giao dịch phi tập trung, ví tiền điện tử, nền tảng phái sinh và các ứng dụng tài chính khác. Dưới đây là ví dụ về một số sản phẩm phổ biến:
- Sàn giao dịch Uniswap: Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung hoạt động trên blockchain Ethereum. Sàn giao dịch này cho phép người dùng giao dịch các token ERC-20 trực tiếp với nhau, mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Uniswap sử dụng cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM) để hoạt động, cung cấp tính thanh khoản cao và phí giao dịch thấp.
- Ví Metamask: MetaMask là một ví tiền điện tử phi tập trung phổ biến được sử dụng để lưu trữ, gửi và nhận tiền điện tử trên blockchain. Ví này cũng có thể được sử dụng để tương tác với các ứng dụng phi tập trung (DApps). MetaMask tương thích với nhiều blockchain khác nhau, có giao diện người dùng trực quan và dễ sử dụng, là một sản phẩm quan trọng mà người dùng DeFi đều cần đến.
- Sàn giao dịch phái sinh dYdX: dYdX là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng giao dịch các loại tiền điện tử và các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai và hợp đồng vĩnh cửu. Sàn giao dịch này được xây dựng trên Ethereum, có phí giao dịch thấp, thanh khoản cao và khả năng mở rộng tốt.
- OpenSea: OpenSea là một nền tảng giao dịch NFT lớn nhất thế giới, với hơn 100 triệu NFT được niêm yết và hơn 1,5 triệu người dùng. OpenSea là một công cụ quan trọng cho thị trường NFT,giúp người dùng mua bán và trao đổi NFT một cách dễ dàng, an toàn và thuận tiện.
Cùng rất nhiều sản phẩm khác ngày càng đa dạng cả về số lượng và chất lượng theo tốc độ phát triển mạnh mẽ hiện nay của DeFi.
5. ONUS: Hệ sinh thái DeFi toàn diện cho người Việt
ONUS là một ứng dụng đầu tư tiền mã hóa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam với hơn 4 triệu lượt tải và kiểm chứng trên Apple Store và Google Play. ONUS là một hệ sinh thái DeFi toàn diện, cung cấp đa dạng sản phẩm và dịch vụ đầu tư, đáp ứng mọi nhu cầu của nhà đầu tư.
5.1. Đa dạng sản phẩm, dịch vụ đầu tư
ONUS cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ đầu tư, bao gồm:
- Gửi tiết kiệm không kỳ hạn với lãi suất 12%/năm
- Farming với lãi suất cao hơn, có thể lên tới hơn 100%/năm
- Trả hoa hồng cho khách hàng giới thiệu thêm người dùng/nhà đầu tư mới
- Tham gia hệ thống đối tác kinh doanh với 4 cấp độ
- Nhà đầu tư có thể tham gia Onus Share, tính năng tương tự việc mua cổ phần của doanh nghiệp
5.2. Giấy phép hoạt động uy tín
ONUS hoạt động tại thị trường Việt Nam dựa trên giấy phép số 124110246 cấp ngày 25/4/2022 về hoạt động trao đổi tài sản kỹ thuật số từ Chính phủ Lithuania. Đây là một giấy phép uy tín, đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
5.3. Ưu đãi hấp dẫn cho người mới
ONUS dành tặng nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người mới, bao gồm:
- Tặng 35.000 VNDC cho người giới thiệu
- Tặng 200.000 VNDC cho người mới đăng ký
- Tặng thêm 5.000 VNDC cho đối tác kinh doanh
Tải ngay ứng dụng ONUS để trải nghiệm hệ sinh thái DeFi toàn diện cho người Việt!
6. Ưu điểm và hạn chế của DeFi:
6.1. Ưu điểm của DeFi
Tài chính toàn diện: DeFi mở ra các dịch vụ cho những cá nhân không có quyền truy cập vào hệ thống ngân hàng và tài chính truyền thống. Bất kỳ ai có kết nối Internet và Ví điện tử đều có thể tham gia DeFi, dân chủ hóa quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên toàn cầu, xóa bỏ các rào cản địa lý và các thông lệ loại trừ thường thấy trong các hệ thống ngân hàng truyền thống.
Minh bạch và bảo mật: Tất cả giao dịch đều có thể được kiểm tra bởi bất kỳ ai. Điều này làm giảm nguy cơ gian lận và tham nhũng. Ngoài ra, do giao dịch ngang hàng nên người dùng có toàn quyền kiểm soát tài sản và thông tin cá nhân của họ, thay vì để ngân hàng và các tổ chức khác nắm giữ và kiểm soát tài sản và dữ liệu người dùng.
Khả năng truy cập 24/7: DeFi cung cấp các giao dịch hiệu quả hơn và nhanh hơn. Các hệ thống ngân hàng truyền thống thường bao gồm các quy trình và trung gian phức tạp, dẫn đến làm chậm các quy trình liên quan. Ngược lại, DeFi hoạt động quanh năm, cho phép giao dịch tức thời, liền mạch. Điều này đặc biệt có lợi cho các giao dịch xuyên biên giới vốn có thể chậm và tốn kém trong hệ thống ngân hàng truyền thống.
6.2. Hạn chế của DeFi
Mặc dù có rất nhiều lợi thế nhưng chúng ta vẫn phải thừa nhận những nhược điểm và hạn chế tiềm ẩn của DeFi:
DeFi yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng cao: So với trình độ phổ biến của người dùng tài chính truyền thống, thì DeFi phức tạp hơn, cần kiến thức chuyên sâu về blockchain, hợp đồng thông minh và tiền điện tử. Nếu bạn là người mới tham gia DeFi, bạn có thể tham gia Cộng đồng ONUS Việt Nam trên Facebook để thảo luận, học hỏi và nhận hỗ trợ.
Pháp lý của DeFi chưa rõ ràng: Do tính mới mẻ của DeFi, nhiều quốc gia thiếu khung pháp lý rõ ràng về tiền điện tử. Điều này có thể dẫn đến sự không chắc chắn về mặt pháp lý và các tranh chấp tiềm ẩn. Nếu bạn là người mới, nên chọn các địa chỉ uy tín, có thông tin pháp lý rõ ràng như ONUS để bắt đầu tham gia DeFi. ONUS là hệ sinh thái tài chính tập trung và phi tập trung, hiện đã được cấp phép ở một số quốc gia đã có hành lang pháp lý cho Crypto như Ba Lan, Cộng hoà Séc,…
Có nhiều rủi ro: DeFi có nhiều rủi ro, như biến động thị trường, lỗi hợp đồng thông minh, tấn công mạng. Hơn nữa, khác với hệ thống ngân hàng truyền thống cung cấp cơ chế bảo hiểm và bảo vệ người dùng, những biện pháp bảo vệ như vậy thường không có trong không gian DeFi. Do đó, người dùng phải chịu toàn bộ rủi ro cho khoản đầu tư của mình. Nhà đầu tư, đặc biệt là người mới, nên lựa chọn những nền tảng uy tín như ONUS để hạn chế các rủi ro này.
7. Top 5+ thuật ngữ DeFi phổ biến nhất
Khi mới bắt đầu gia nhập thị trường DeFi, bạn có thể cảm thấy bị “lạc” giữa một rừng thuật ngữ và khái niệm mới. Dưới đây là những thuật ngữ DeFi phổ biến nhất giúp bạn hình dung rõ hơn về ngành này:
Blockchain
Blockchain là một cơ sở dữ liệu hoặc sổ cái phân tán và bảo mật. Trong blockchain, các giao dịch được ghi lại thành các khối và được xác minh thông qua các quy trình tự động. Nếu một giao dịch được xác minh, khối đó sẽ được đóng lại và mã hóa; một khối khác được tạo ra có chứa thông tin về khối trước đó, cùng với thông tin về các giao dịch mới hơn. Các khối được “xâu chuỗi” lại với nhau, tạo nên cái tên blockchain.
Bitcoin và Altcoin
Altcoin là thuật ngữ chung chỉ tất cả các loại tiền điện tử khác ngoài Bitcoin. “Altcoin” là viết tắt của “alternative” (thay thế) và “coin” (tiền điện tử). Nó thường được sử dụng để mô tả các đồng tiền kỹ thuật số xuất hiện sau Bitcoin. Thị trường có hàng nghìn altcoin và liên tục có thêm mới.
NFT
NFT là viết tắt của từ Non-fungible token, một loại mã thông báo không thể thay thế. Đây cũng chính là đặc điểm của một NFT. Tiền tệ bình thường có thể trao đổi vì chúng được xác định theo giá trị chứ không phải tính duy nhất. Trong khi đó, NFT không thể hoán đổi cho nhau. Mỗi NFT có một mã nhận dạng riêng biệt và duy nhất, làm cho nó khác với số còn lại. Mã này đóng vai trò là bằng chứng về tính nguyên bản và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
HODL
HODL là một cách viết lái đi của HOLD (nắm giữ). Cũng giống như trong các thị trường truyền thống, HODL chính là tên gọi của hành động Mua và Nắm giữ đợi tài sản tăng giá để thu lời. Thuật ngữ này ám chỉ việc các nhà đầu tư có niềm tin lớn vào đồng tiền mã hoá họ đang nắm giữ và quyết tâm giữ khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài.
Một số cụm từ liên quan tới HODL được sử dụng nhiều:
- HODLer: Người nắm giữ đồng coin. Ví dụ như Bitcoin Holder, DOGE Holder
- HODL to die: Giữ coin/token đến cùng, bất chấp giá có giảm đến mức nào
Đối với người mới tham gia, họ cho rằng đây là một từ khóa sai chính tả của từ “HOLD”. Thực tế đây là cách gọi vui của người dùng DeFi, đến từ một bài đăng sai chính tả trên diễn đàn BitcoinTalk vào năm 2013 với tiêu đề: “I AM HODLING”. Sai lầm này kể từ đó đã tạo thành văn hóa crypto, cho ra đời thuật ngữ HODL (hold on for dear life).
FOMO – FUD
Đây là hai hiện tượng khá phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hóa và thể hiện hai thái cực khác nhau.
FOMO có nghĩa là “Sợ bị bỏ lỡ”, nó dùng để diễn tả cảm xúc mà các nhà đầu tư cảm thấy khi họ đổ xô mua một tài sản vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy giai đoạn cuối của một thị trường tăng giá.
FUD là một chiến lược nhằm hạ uy tín của một công ty, dự án hoặc sản phẩm bằng cách truyền bá những thông tin sai lệch về nó. Mục đích là để khơi dậy nỗi sợ hãi nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế chiến thuật để thu lợi từ sự sụt giảm giá do các tin tức không đúng.
DApp
DApp (Decentralized application) là ứng dụng phi tập trung. Hãy liên tưởng tới những ứng dụng bạn có thể tải về khi sử dụng hệ điều hành IOS hoặc Android. DApp cũng là những ứng dụng tương tự như vậy, chỉ có khác biệt lớn nhất là chúng được xây dựng ở trên bđiểm của blockchalockchain, theo đó cũng thừa hưởng các đặc in như Permissionless – không cần cấp phép, Transparent – công khai và minh bạch, Bảo mật – Không ai có thể can thiệp vào thông tin cá nhân và giao dịch của người khác.
Whitepaper (Sách trắng)
Whitepaper hay sách trắng là một bản báo cáo hay bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp cho người đọc hiểu, giải quyết hoặc ra quyết định cho một vấn đề.
Còn trong thế giới DeFi, Whitepaper là một bản thảo để mô tả chi tiết về dự án mà một nhóm nhà phát triển hay một công ty sẽ thực hiện.
Whitepaper cung cấp thông tin về một dự án DeFi, bao gồm:
- Thông tin chung: Giới thiệu dự án, đội ngũ sáng lập.
- Thị trường tiềm năng: Quy mô thị trường, nhu cầu của thị trường, các đối thủ cùng ngành.
- Công nghệ và cơ chế hoạt động: Chi tiết về công nghệ sử dụng, tính năng.
DYOR
DYOR (Do your Own Research) là một lời khuyên dành cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ tự mình nghiên cứu các khoản đầu tư của mình trước khi đưa ra quyết định. Cụm từ DYOR thường được đặt ở đầu hoặc cuối bài viết như một lời tuyên bố từ chối trách nhiệm, cho biết tác giả không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động nào mà người dùng thực hiện dựa trên các thông tin trong bài viết.
Bull and Bear (Bò và Gấu)
Bull market và Bear market là hai thuật ngữ dùng để mô tả xu hướng giá của thị trường cryptocurrency.
Bull market là thị trường giá tăng, khi giá các loại coin/token tăng cao hơn mức bình quân trong lịch sử và duy trì trong một thời gian dài. Trong Bull market, nhu cầu mua lớn hơn nhu cầu bán, khiến giá các loại coin/token tiếp tục tăng.
Ngược lại, Bear market là thị trường giá giảm, khi giá các loại coin/token giảm đột ngột, liên tục và kéo dài. Trong Bear market, nhu cầu bán lớn hơn nhu cầu mua, khiến giá các loại coin/token tiếp tục giảm.