ERC20 là gì? Tiêu chuẩn token phổ biến của mạng Ethereum

KEY TAKEAWAYS:
ERC20 (Ethereum Request for Comment 20) là một tiêu chuẩn kỹ thuật cho các token thay thế được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum. 
ERC20 thiết lập một bộ quy tắc chung cho các token tuân theo trong hệ sinh thái Ethereum. Từ đó, các nhà phát triển có thể lập trình cách thức hoạt động của token này thông qua hợp đồng thông minh.
Các token ERC-20 đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cho phép token tích hợp liền mạch với vô số ví điện tử, sàn giao dịch và dịch vụ.
Một số token ERC20 tiêu biểu có thể kể đến như USDT, AAVE, BNB, LINK,...

Nếu quan tâm về thị trường tiền điện tử thì chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe về ERC20. Tiêu chuẩn này đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển bùng nổ của các token trên Ethereum, mở ra cánh cửa cho vô số dự án sáng tạo và tiềm năng. Hãy cùng ONUS khám phá toàn bộ về ERC20 ngay trong bài viết sau nhé!

1. ERC20 là gì? 

ERC20 (Ethereum Request for Comment 20) là một tiêu chuẩn kỹ thuật cho các token được tạo ra trên nền tảng blockchain Ethereum. 

erc20

Có thể hiểu ERC20 đang thiết lập một bộ quy tắc chung cho các token tuân theo trong hệ sinh thái Ethereum. Từ đó, các nhà phát triển có thể lập trình cách thức hoạt động của token này thông qua hợp đồng thông minh. Các quy tắc có thể bao gồm cách thức chuyển token giữa các địa chỉ ví, cách truy cập dữ liệu, tổng cung,…

2. Lịch sử ra đời của tiêu chuẩn ERC20

Để giải quyết nhu cầu về một tiêu chuẩn chung trong các hợp đồng thông minh trên blockchain Ethereum, Fabian Vogelsteller đã đưa ra đề xuất ERC-20 vào năm 2015. Vogelsteller đã gửi đề xuất thông qua trang Github của dự án dưới dạng Ethereum Request for Comment (ERC). Do đây là đề xuất thứ hai mươi nên nó được đặt tên là ERC-20.

erc20

Đề xuất này cuối cùng đã được phê duyệt và triển khai vào năm 2017 dưới dạng Ethereum Improvement Proposal 20 (EIP-20). Tuy nhiên, nó vẫn được gọi là ERC-20 vì đó là cách gọi phổ biến nhất. 

Các hợp đồng thông minh và một số token nhất định trong Ethereum phải tuân theo một trong các tiêu chuẩn được phê duyệt. Mặc dù ERC20 có lẽ là tiêu chuẩn ERC quan trọng và nổi tiếng nhất, nhưng đây không phải là tiêu chuẩn duy nhất hiện có.

3. Các yếu tố cơ bản của một token ERC20

Một token được coi là tuân theo tiêu chuẩn ERC20 cần tích hợp vào hợp đồng thông minh một danh sách hàm nhất định. Các hàm bắt buộc mà một token phải có là:

  • TotalSupply: Tổng số token sẽ được phát hành
  • BalanceOf: Số dư tài khoản của chủ sở hữu token
  • Transfer: Tự động thực hiện chuyển khoản một số lượng token nhất định đến một địa chỉ được chỉ định
  • TransferFrom: Tự động thực hiện chuyển khoản một số lượng token nhất định từ một địa chỉ được chỉ định
  • Approve: Cho phép người sở hữu rút một số lượng token nhất định từ một tài khoản được chỉ định
  • Allowance: Hoàn trả một số lượng token nhất định cho chủ sở hữu

Các hàm sau đây là tùy chọn và không bắt buộc, nhưng chúng nâng cao khả năng sử dụng của token:

  • Tên của token
  • Ký hiệu token
  • Số thập phân (quy định lượng chữ số thập phân trong đơn vị token)

4. Phân biệt ERC20 và một số tiêu chuẩn token khác

Sự khác biệt lớn nhất giữa ERC20 và các tiêu chuẩn token khác là nền tảng mà token đó sử dụng để hoạt động. Dưới đây là một số so sánh cơ bản về ERC20, BEP20, và TRC20:

erc20

5. Ưu điểm và hạn chế của ERC20 token

5.1. Ưu điểm 

  • Khả năng tương thích giữa các token: Token ERC20 có tính chất “thay thế”. Tức là bạn có thể đổi 1 token của mình lấy 1 token của một người khác mà chúng không thay đổi về giá trị hay chức năng.
  • Tính bảo mật: Token ERC20 thừa hưởng các tính năng bảo mật của blockchain Ethereum. Bao gồm: Tính bất biến, minh bạch và phi tập trung. 
  • Khả năng tùy biến cao: Các nhà phát triển có thể tạo token của riêng mình và điều chỉnh các hàm theo nhu cầu cụ thể. 
  • Tính thanh khoản cao: Token ERC20 rất phổ biến, dễ dàng được mua/bán trên các sàn giao dịch với nguồn thanh khoản lớn. 
  • Tính tiện dụng: Token ERC20 có thể dễ dàng được tạo và quản lý bằng nhiều nền tảng/công cụ khác nhau. 

5.2. Hạn chế

  • Phí giao dịch cao: Phí gas được yêu cầu cho mọi giao dịch trên Ethereum và tương đối đắt đỏ. 
  • Hạn chế mở rộng, tắc nghẽn mạng lưới: Token ERC20 cũng gặp phải các hạn chế tương tự Ethereum. Khi thực hiện giao dịch token trong lúc cao điểm dễ gặp tình trạng tắc nghẽn, chậm trễ. 
  • Rủi ro lừa đảo: Token ERC20 có thể được tạo rất dễ dàng và bởi bất kỳ ai. Kẻ xấu có thể lợi dụng điều này để tạo ra các token không có giá trị, lừa đảo nhà đầu tư. 

6. Các trường hợp ứng dụng của token ERC20

Các token ERC-20 đã được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ có bộ khung tiêu chuẩn. Sự chuẩn hóa này cho phép token tích hợp liền mạch với vô số ví điện tử, sàn giao dịch và dịch vụ, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự đổi mới và phát triển trong lĩnh vực tiền điện tử.

erc20
USDT chính là một token chuẩn ERC20

Một số trường hợp sử dụng cho token ERC20 gồm có: 

  • Stablecoin: Các token được gắn với các loại tiền tệ truyền thống, cung cấp sự ổn định về giá trong thị trường tiền điện tử biến động.
  • Token quản trị: Các token cấp quyền biểu quyết trong các tổ chức phi tập trung, cho phép người nắm giữ token tác động đến quá trình ra quyết định.
  • Token tiện ích: Những token cung cấp quyền truy cập vào nền tảng hoặc dịch vụ của một dự án cụ thể.
  • Token được hỗ trợ bởi tài sản: Đại diện cho quyền sở hữu các tài sản vật chất hoặc kỹ thuật số, những token này có thể được liên kết với các tài sản hữu hình như vàng hoặc bất động sản.
  • Tiền tệ và vật phẩm trong game: Trong ngành công nghiệp game, các token ERC-20 giúp đơn giản hóa việc quản lý các nền kinh tế ảo, hoạt động như tiền tệ hoặc vật phẩm trong game.
  • Thế giới ảo và nền tảng Metaverse: Token được sử dụng trong một thế giới ảo để mua đất, vật phẩm và dịch vụ.

7. Một số token ERC20 tiêu biểu trên Ethereum

7.1. Tether (USDT)

Tether là một loại tiền ổn định (stablecoin) được ra mắt năm 2014, hoạt động trên Blockchain Ethereum dưới dạng token ERC-20. Giá trị của Tether gắn với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1 (1 Tether = 1 USD). Tether chủ yếu được sử dụng làm cặp giao dịch trên các sàn tiền điện tử, đồng thời đảm bảo giá trị ổn định không chịu ảnh hưởng bởi biến động của các đồng tiền điện tử khác.

Xem thêm: 

7.2. Aave (AAVE)

AAVE là đồng token ERC-20 của giao thức Aave. Người giữ token có thể sử dụng AAVE để tham gia quá trình quản trị nền tảng, cho phép đề xuất và bỏ phiếu thay đổi giao thức, cũng như nhận phần thưởng khi đóng góp cho sự phát triển và thành công của nền tảng.

Xem thêm:

7.3. Chainlink (LINK)

LINK là đồng token ERC-20 trên Ethereum, đóng vai trò trung gian kết nối hợp đồng thông minh với dữ liệu thực tế. Nó cung cấp nguồn dữ liệu đáng tin cậy, an toàn cho các ứng dụng phi tập trung. Giao thức Chainlink cho phép truy cập dữ liệu từ nhiều nguồn, tăng tính chính xác.

Xem thêm:

8. ETH có phải token chuẩn ERC20 hay không?

Dù là đồng tiền điện tử nổi tiếng và quan trọng nhất trên blockchain Ethereum nhưng ETH lại không phải là một token tiêu chuẩn ERC20. Ethereum và ETH ra mắt vào năm 2013. Trong khi phải đến 2017, đề xuất về tiêu chuẩn token ERC20 mới được thông qua và áp dụng.

Thực tế, ETH là đồng tiền điện tử gốc của blockchain Ethereum và được tích hợp sẵn trong giao thức. Token này không được xây dựng trên hợp đồng thông minh và cũng không thể di chuyển giữa các chuỗi. Nếu muốn ETH tương tác được với chuỗi khác, người sở hữu cần sử dụng các cầu nối (Bridge) để bọc ETH trong hợp đồng thông minh ERC20 (Token Wrapped ETH – WETH). 

Một số Bridge phổ biến gồm có: xDai, Polygon, Optimism,…

Tìm hiểu thêm về Ethereum:

9. Có những ví ERC20 (ERC20 Wallet) nào hiện nay?

Ví ERC20 được thiết kế để quản lý và lưu giữ các token tiêu chuẩn ERC20. Về mặt chức năng, ví ERC20 không khác biệt so với các ví tiền điện tử thông thường khác.

Trên thị trường có nhiều loại ví ERC20 khác nhau, phổ biến có thể kể đến: MetaMask, Trust Wallet, MyEtherWallet,… Trong đó không thể không kể đến ONUS – một ứng dụng đầu tư đến từ Việt Nam được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn để lưu trữ token ERC20. 

báo chí đưa tin về ONUS

10. Lưu ý khi gửi/nhận token ERC20 giữa các ví là gì?

Khi chuyển token ERC20 giữa các ví, điều quan trọng cần lưu ý là phải chuyển đúng mạng và nền tảng nhận có hỗ trợ loại token ERC20 được gửi. Trong trường hợp gửi token ERC20 vào một địa chỉ không hỗ trợ, tài sản của bạn có khả năng bị mất vĩnh viễn.

Ví dụ: Tether (USDT) được phát hành trên nhiều nền tảng blockchain với nhiều tiêu chuẩn khác nhau: ERC20 (Ethereum), TRC20 (TRON), Omni (Bitcoin),… Nếu bạn đang sở hữu USDT chuẩn ERC20 nhưng gửi nhầm địa chỉ nhận hỗ trợ USDT chuẩn TRC20, khả năng cao bạn sẽ không thể lấy lại được tiền của mình.

11. Đầu tư vào các token ERC20 như thế nào?

ERC20 là một trong những chuẩn token phổ biến nhất hiện nay, do đó có rất nhiều cách để bạn đầu tư vào các tài sản này. Tại Việt Nam, bạn có thể mua/bán, giao dịch các token ERC20 như USDT, BNB, AAVE, LINK,… hoàn toàn miễn phí thông qua ONUS.

ONUS được thiết kế để giúp bạn tiếp cận tiền điện tử nhanh chóng và dễ dàng nhất, thông qua BTC, ETH,… cùng hơn 600 token phổ biến khác trên thị trường. Không chỉ có giao diện thân thiện, ONUS còn được tích hợp các công cụ hỗ trợ tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, cùng với tính năng bảo mật hàng đầu, đảm bảo an toàn và tin cậy cao.

Tham khảo: Hướng dẫn mở tài khoản ONUS, nhận quà 270,000đ

Tải ứng dụng ONUS nhận ngay 270,000 VNDC
Tải ứng dụng ONUS nhận ngay 270,000 VNDC
Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

ERC20 là viết tắt của từ gì?

ERC20 là viết tắt của "Ethereum Request for Comments 20”. Đây là một tiêu chuẩn token được đề xuất bởi cộng đồng nhà phát triển Ethereum nhằm đồng bộ quy tắc chung cho các đồng token được phát hành trên nền tảng Ethereum.

Ngoài ERC20 còn có tiêu chuẩn ERC nào khác?

Ngoài ERC20, các tiêu chuẩn mới như ERC-777, ERC-1400 và ERC-621 đang dần xuất hiện, mỗi tiêu chuẩn mang đến những tính năng đặc biệt riêng. Cụ thể, ERC-777 cho phép gửi trực tiếp token tới các hợp đồng thông minh, ERC-777 thêm một số tính năng như gửi dữ liệu, còn ERC-621 hỗ trợ nguồn cung token có thể thay đổi. Những cải tiến này mang đến nhiều lựa chọn đa dạng cho các dự án phù hợp đòi hỏi yêu cầu riêng biệt.

Có những ví ERC20 nào cho phép lưu trữ token ERC20 (ERC20 Wallet)?

Có rất nhiều ví tiền điện tử hỗ trợ token ERC20 vì đây là tiêu chuẩn token phổ biến trên mạng lưới Ethereum, ví dụ như MetaMask, MyEtherWallet,... Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm kiếm một ứng dụng vừa có thể lưu trữ token ERC20, vừa giúp bạn nhanh chóng giao dịch kiếm lời thì hãy tham khảo ngay ONUS!

ONUS là ứng dụng đầu tư tiền điện tử đến từ Việt Nam, cung cấp ví lưu trữ crypto an toàn và hỗ trợ hơn 600 token phổ biến trên thị trường, bao gồm các token ERC20. Với giao diện thân thiện và các công cụ hỗ trợ tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, ONUS sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng danh mục đầu tư ERC20 của mình.

Tải ứng dụng ONUS nhận ngay 270,000 VNDC

ETH có phải token tiêu chuẩn ERC20 không?

Không, Ether (ETH) được tạo ra trước khi có tiêu chuẩn ERC20. Token này được tích hợp sẵn trong giao thức của Ethereum chứ không được xây dựng trên các hợp đồng thông minh.

Để sử dụng ETH tiêu chuẩn ERC20, người ta có thể bọc ETH vào một hợp đồng ERC20. ETH được bọc trong hợp đồng ERC20 gọi là Wrapped ETH (WETH).

SHARES
Bài viết liên quan