Gửi Tiết Kiệm Linh Hoạt – Hiện Thực Hóa Mục Tiêu Tài Chính Hằng Ngày

KEY TAKEAWAYS:
Hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt: Hình thức tiết kiệm linh hoạt là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trong đó người dùng có thể thay đổi linh hoạt số tiền gửi hoặc kỳ hạn gửi.
Mức lãi suất ngân hàng hiện tại: Lãi suất tiết kiệm bình quân kỳ hạn 6-9 tháng của các ngân hàng thương mại lớn giảm từ 3,73%/năm xuống 3,62%/năm (tương đương giảm 0,11 điểm %).

Mở đầu năm 2024, lãi suất tiết kiệm ngân hàng liên tục giảm, dự báo còn tiếp tục giảm nhẹ. Nhiều người loay hoay tìm giải pháp cho khoản tiền nhàn rỗi, tiến thoái lưỡng nan giữa việc giữ hay rút tiết kiệm. Nhưng để khởi đầu cho những hoạt động đầu tư tài chính linh hoạt, nhiều ngân hàng đã triển khai hình thức đầu tư mới – hình thức “tiết kiệm linh hoạt”:

  • Có nhiều kỳ hạn cho người dùng lựa chọn hơn.
  • Mức lãi suất linh động hơn nhờ phương thức tính lãi trước hạn và lãi suất cố định.
  • Rút – nạp tiền linh hoạt, giúp người dùng quản lý tài chính độc lập và linh động.
  • Và khi rút một phần hoặc toàn bộ số tiền tiết kiệm trước thời hạn, mà KHÔNG LO BỊ MẤT tiền lãi.

Vậy hình thức gửi tiết kiệm rút linh hoạt là gì? Và hình thức gửi tiết kiệm này có đặc điểm, lợi nhuận như thế nào? Bài viết sau đây của ONUS sẽ giúp mọi người có thể hiểu rõ hình thức tiết kiệm trên và “bật mí” những kênh đầu tư có hình thức “đầu tư linh hoạt” nhé.

1. Bức tranh tổng thể lãi suất tiền gửi cho khách hàng cá nhân

Lãi suất ngân hàng hôm nay ghi nhận nhiều biến động không tốt đối với nhà đầu tư, khi các ông lớn trong “Big 4” đồng loạt giảm ở tất cả các kỳ hạn tiền gửi. 

Ta có bảng lãi suất gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân:

Kỳ Hạn

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng (%/năm)

BIDV

VietinBank

Vietcombank

Agribank

Không kỳ hạn

0,10

0,10

0,10

0,20

1 tháng

1,70

1,90

1,70

1,60

3 tháng

2,00

2,20

2,00

1,90

6 tháng

3,00

3,20

3,00

3,00

9 tháng

3,00

3,20

3,00

3,00

12 tháng

4,70

4,80

4,70

4,70

13 tháng

4,70

4,70

18 tháng

4,70

4,80

4,70

24 tháng

4,70

5,00

4,70

4,70

36 tháng

4,70

5,00

4,70

4,70

Lãi suất tiền gửi VND dành cho khách hàng cá nhân

(Chú thích màu sắc: Màu đỏ là lãi suất %/năm thấp nhất trong kỳ hạn gửi tiết kiệm)

Hiện nay, gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư có tính “đại chúng” cao bởi dễ thực hiện và an toàn. Tuy nhiên, xu hướng giảm lãi suất từ quý II/2023 đến nay đã và đang khiến nhiều nhà đầu tư tìm cách chuyển dịch dòng vốn khỏi kênh này sang các kênh đầu tư khác.

Tuy nhiên, vẫn còn phần đông nhiều người ít kinh nghiệm về đầu tư và cập nhật thị trường chậm, nên vẫn đang loay hoay giữa lựa chọn để tiền cố định trong tài khoản tiết kiệm hay rút ra để đầu tư.

Một tài khoản tiền nhàn rỗi mà nhà đầu tư chưa có kế hoạch sử dụng trong thời gian ngắn hạn thì nên làm gì để nó sinh lời tối ưu? Để yên trong tài khoản không hẳn là một cách hay. Gửi tiết kiệm thì lãi suất không hấp dẫn, mà nếu tất toán trước hạn thì lãi nhuận được không cao. Vậy có hướng đi nào cho người tham gia gửi tiết kiệm ngân hàng?

2. Hình thức tiết kiệm mới – Tiết kiệm linh hoạt, tùy chọn ngày đáo hạn, tính lãi suất mỗi ngày là gì?

Nhằm tối ưu lợi nhuận và có phương án dự phòng cho tài sản của người tham gia gửi tiết kiệm, cùng với việc đáp ứng nhu cầu muốn gửi tiết kiệm và có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào mà vẫn nhận được lãi suất từ phần tiền gửi, tránh phí phạm khoản thời gian tiền gửi, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã ra mắt sản phẩm “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”.

So với phương thức gửi tiết kiệm truyền thống, hình thức gửi tiết kiệm rút rút gốc linh hoạt giúp khách hàng linh hoạt nguồn tiền mà không lo lắng mất khoản tiền lãi khi rút trước hạn. Hình thức này đã được phần đông người dùng ưa chuộng ngay từ khi xuất hiện khi muốn sinh lời từ khoản tiền rảnh rỗi.

2.1. Gửi tiết kiệm linh hoạt là gì?

Hình thức tiết kiệm linh hoạt là hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, trong đó người dùng có thể thay đổi linh hoạt số tiền gửi hoặc kỳ hạn gửi. Điều này có nghĩa là người dùng hoàn toàn có thể rút một phần, hoặc toàn bộ số tiền tiết kiệm trước kỳ hạn những vẫn được bảo toàn lãi suất theo mức lãi suất ban đầu.

Tiết kiệm linh hoạt - rút gốc từng phần
Tiết kiệm linh hoạt – tiết kiệm 1 lần, linh hoạt đồng vốn

Lãi suất tiền gửi sẽ được tính theo số ngày thực tế với biểu lãi suất riêng biệt, giúp tối ưu hóa nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng đến từng ngày.

2.2. So sánh tiết kiệm linh hoạt và tiết kiệm truyền thống

Ta có thể so sánh cơ bản giữa tiết kiệm linh hoạt và tiết kiệm truyền thống:

Tiêu chí 

Tiết kiệm linh hoạt

Tiết kiệm truyền thống 

Tính linh hoạt

Cho phép khách hàng rút tiền tại bất kỳ thời điểm nào.

Không được phép rút trước hạn, trừ trường hợp không kỳ hạn hoặc gửi vào tài khoản thanh toán.

Lãi suất 

Nếu rút trước hạn, khách hàng sẽ nhận tiền lãi theo biểu lãi suất tiền gửi linh hoạt (tiền gửi không kỳ hạn) tùy vào mỗi ngân hàng. 

Lãi tính theo biểu mức tiền gửi có kỳ hạn.

Mục đích

Là lựa chọn tốt cho khoản tích lũy ngắn hạn, hoặc thuận tiện cho việc tùy chỉnh kế hoạch đầu tư 

Là lựa chọn tốt cho khoản tích lũy dài hạn, hoặc nhu cầu mức lãi suất ổn định. 

Đối tượng

Thích hợp cho mục đích tiết kiệm ngắn hạn hoặc có nhu cầu sử dụng tiền một cách linh hoạt.

Thích hợp cho mục đích gửi tiền trong một thời gian cụ thể và thường là thời gian dài.

Hình thức trả 

Vào mỗi cuối tháng hoặc thời điểm rút tiền (nếu trước hạn sẽ tính lãi trên số ngày đã gửi)

Định kỳ hoặc cuối mỗi kỳ 

Căn cứ vào bảng trên, có thể thấy được hình thức tiền gửi tiết kiệm linh hoạt này khác với hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống, và sở hữu nhiều đặc tính có lợi hơn dành cho người tham gia:

Ưu điểm

Hạn chế 

Kỳ hạn và thời điểm gửi – rút tiền linh hoạt tối đa.

Mức lãi suất thấp và ít biến động so với các hình thức đầu tư khác (chứng khoán, tiền điện tử, vàng,…)

Khách hàng có thể linh động rút một phần hoặc toàn bộ tiền vốn trước thời hạn, tối ưu nhu cầu và mục đích tài chính.

Khách hàng có thể bị thiệt khi lãi suất nếu rút trước hạn.

Khách hàng có thể sử dụng tiền gửi tiết kiệm linh hoạt như một tài sản đảm bảo để vay vốn tại ngân hàng.

 

Thủ tục gửi tiết kiệm đơn giản, có thể thực hiện tại quầy giao dịch trực tiếp hoặc tạo tài khoản online trên App/Website của ngân hàng.

 

Biên độ linh hoạt áp dụng đối với các khoản vay áp dụng cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt tương ứng với lịch sử thanh toán khoản vay:

Nội dung 

Biên độ lãi suất điều chỉnh (%/năm)

Biên độ cộng linh hoạt 

0.5 %

Biên độ trừ linh hoạt 

0.5 %

Biên độ cộng linh hoạt tối đa

3.0 %

Biên độ trừ linh hoạt tối đa

3.0 %

3. So sánh lãi suất gửi tiết kiệm: Ngân hàng nào “linh động” nhất năm 2024?

Dưới đây là bảng tổng hợp và so sánh lãi suất gửi tiết kiệm rút rút gốc linh hoạt tính đến ngày 05/02/2024:

Kỳ Hạn 

Gửi Tiết Kiệm Linh Hoạt (mức gửi dưới 1 tỷ đồng)

Ngân hàng/Sàn giao dịch (%/năm)

Techcombank

NCB

CBBank

HD Bank

ONUS

1-2 tháng

2.4

4.25

4.1

2.65

13.87-15.33

3-5 tháng

2.5

4.25

4.2 – 4.9

2.65

17.16

6-11 tháng

2.6-2.65

5.25

5.0

2.65

12-36 tháng

4.7

5.6

5.2 – 5.3

2.65

18.25-20.08

15 – 60 tháng

5.9

2.65

22.05-24.09

Việc so sánh lãi suất của từng ngân hàng hay các công ty tài chính sẽ giúp nhà đầu tư biết được với số tài sản của mình sẽ sinh lãi được bao nhiêu và trong bao lâu, từ đó sẽ chuẩn hóa được dòng tiền và quản lý tối ưu các danh mục đầu tư sau này. 

Hiện nay, ONUS đã cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ tính lãi kép online để có thể chủ động tính được mức lãi suất linh hoạt với mỗi đồng vốn mà mình sở hữu. Các bạn có thể đăng nhập qua đường link: Công Cụ Tính Lãi Kép Online.

4. Các hình thức tiết kiệm rút gốc linh hoạt 

Có nhiều hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt được cung cấp trên thị trường tài chính ngân hàng, tùy thuộc vào ngân hàng và tổ chức tài chính. Dưới đây là một số hình thức phổ biến của hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt:

  • Tài khoản tiết kiệm linh hoạt thông thường: Đây là hình thức gửi tiết kiệm linh hoạt thông dụng tại hầu hết các ngân hàng và tổ chức tài chính. Khách hàng có thể giao dịch thông qua việc gửi một số tiền vào tài khoản của mình, sau đó thêm hoặc rút tiền một cách linh hoạt mà không cần đóng tài khoản đó.
  • Tài khoản tiết kiệm linh hoạt trực tuyến: Là một loại tài khoản tiết kiệm linh hoạt được quản lý trực tiếp thông qua ứng dụng di động. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch gửi tiền vào hoặc rút tiền từ tài khoản thông qua ứng dụng di động, App ngân hàng, Internet Banking.
  • Tài khoản tiết kiệm hội viên: Một số ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp tài khoản tiết kiệm linh hoạt dành riêng cho các thành viên, gọi là hội viên uy tín của ngân hàng. Tài khoản này có thể có mức lãi suất cao hơn, nhiều ưu đãi hơn và có các chương trình khuyến mãi khi ngân hàng có những dịch vụ mới.
  • Tài khoản tiết kiệm linh hoạt kết hợp với tài khoản thanh toán: Ngân hàng sẽ cung cấp tài khoản tiết kiệm linh hoạt có liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng. Người dùng có thể gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm và rút tiền từ tài khoản thanh toán liên kết một cách dễ dàng.
  • Tài khoản tiết kiệm dành cho trẻ em: Là một tài khoản tiết kiệm linh hoạt dành riêng cho trẻ em. Tài khoản này cho phép phụ huynh hoặc người giám hộ gửi tiền và quản lý tài khoản của con em mình.

Mỗi ngân hàng hay tổ chức tài chính có thể có các sản phẩm và điều khoản khác nhau dành cho mỗi đối tượng mở tài khoản tiết kiệm linh hoạt. Việc lựa chọn phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu tài chính trong dài, ngắn hạn của từng đối tượng người gửi. 

Trước khi mở tài khoản, người gửi nên tham khảo kỹ từng sản phẩm và điều kiện để đảm bảo sự linh hoạt và lợi ích phù hợp với tình hình tài chính cá nhân. 

5. Dự báo biến động gửi tiết kiệm linh hoạt 

Tham khảo nhanh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng niêm yết trên website của các ngân hàng như: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, Techcombank, MB, ACB, Sacombank, HDBank, SHB, VIB, SeABank, BacABank, TPBank, NCB, KienlongBank, Saigonbank, Vietbank, CB… trong ngày đầu tháng 03/2024 cho thấy, tình hình lãi suất huy động vốn, lãi suất vay và lãi suất không kỳ hạn (dành cho tiết kiệm linh hoạt) tiếp tục được nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm so với cùng kỳ 02/2024, với mức giảm 0.1% – 0.5%/tùy kỳ hạn linh hoạt và ngân hàng phát hành. 

Bên cạnh đó, cũng có một số ngân hàng như Techcombank, Sacombank, BVBank điều chỉnh tăng nhẹ từ 0,1-0,4 điểm % lãi suất huy động tại một số kỳ hạn, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn.

Lãi suất tiết kiệm bình quân kỳ hạn 6-9 tháng của các ngân hàng thương mại lớn giảm từ 3,73%/năm xuống 3,62%/năm (tương đương giảm 0,11 điểm %). Tại kỳ hạn này, lãi suất tiết kiệm của 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước không thay đổi so với cuối tháng 2/2024, vẫn ở mức 3,1%/năm. Đối với tiền gửi kỳ hạn 6-9 tháng, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất trung bình là 4,1%/năm, giảm nhẹ 0,15 điểm % so với cuối tháng 2/2024.

Nếu khách hàng gửi tiết kiệm linh hoạt online có thể được hưởng mức lãi suất cao hơn so với gửi tại quầy từ 0,1% đến 0,3%/năm.

Các mức lãi suất tiết kiệm nói trên đều dành cho tiền gửi của khách hàng cá nhân, lĩnh lãi linh hoạt và có tính biến động. Các ngân hàng đều có những chính sách lãi suất riêng áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, tùy thuộc vào giá trị tiền gửi.

Ngoài ra, mức lãi suất huy động thực tế có thể thay đổi tùy vào tình hình cân đối vốn của từng chi nhánh ngân hàng…

6. Có nên gửi tiết kiệm linh hoạt hay không?

Việc gửi tiết kiệm linh hoạt hay không phụ thuộc vào tình hình tài chính và nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn quyết định liệu có nên gửi tiết kiệm linh hoạt hay không?

  • Chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể trong tương lai gần: Nếu không có kế hoạch chi tiêu cụ thể trong tương lai gần, bạn có thể muốn giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm linh hoạt để vừa có một mức thu nhập thụ động và vẫn có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn như ốm đau, bệnh tật, các cuộc hẹn hay mua đồ dùng cá nhân hoặc đơn giản là để tiết kiệm cho các kế hoạch chi tiêu lớn hơn trong tương lai gần.
  • Khi bạn đang có kế hoạch tài chính trong tương lai gần: Nếu bạn đang có kế hoạch tài chính trong thời gian tới, có thể là mua sắm hoặc đầu tư, việc giữ một phần tiền trong tài khoản tiết kiệm linh hoạt có thể giúp bạn chuẩn bị trước cho các hoạt động trên mà không phải đi vay hoặc khi không có phương án dự phòng an toàn.
  • Khi thị trường tài chính hoặc tình hình tài chính cá nhân có vấn đề: Trong trường hợp này, nếu bạn nắm giữ một khoản tiền trong tài khoản tiết kiệm linh hoạt, có thể là một lựa chọn an toàn hơn để giảm thiểu rủi ro và chờ đợi cơ hội đầu tư, hoặc có nguồn thu nhập mới khả quan hơn.

7. Những yếu tố nào đang trực tiếp ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm ngân hàng hiện nay?

7.1. Chính sách của Ngân hàng Trung ương

Lãi suất tiết kiệm thường phản ánh chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương. Nếu Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất cơ bản, thì ngân hàng thương mại cũng có thể tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút tiền gửi từ khách hàng.

Việc giảm chi phí vốn ở các ngân hàng thương mại giúp họ có thể giảm lãi suất, từ đó hỗ trợ cho việc vay vốn và phục hồi kinh tế.

  • Chính sách tài khóa: bao gồm chi tiêu của chính phủ và thuế khóa. Là một công cụ đắc lực để chính phủ can thiệp và tác động vào nền kinh tế. Tùy từng thời kỳ, chính phủ sẽ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu của chính phủ, giảm thuế) hoặc chính sách tài khóa thắt chặt (giảm chi tiêu của chính phủ, tăng thuế) để điều tiết nền kinh tế.
  • Chính sách tiền tệ: là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng thông qua các công cụ, nghiệp vụ của mình để tác động trực tiếp đến cung tiền, từ đó tác động đến sự thay đổi của lãi suất. Chính sách tiền tệ cũng chia làm hai loại là mở rộng và thắt chặt (thu hẹp) để phù hợp với mục tiêu điều tiết nền kinh tế trong từng thời kỳ.

Song hành với đó, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng có thể dẫn đến việc tăng lãi suất tiết kiệm để thu hút khách hàng từ các ngân hàng khác.

7.2. Tình hình kinh tế và chính trị

Khi nền kinh tế ổn định và phát triển, tài sản vật chất trong xã hội gia tăng và cuộc sống của người dân trở nên ổn định hơn. Của cải dư thừa nên người dân có thể lựa chọn gửi tiền tiết kiệm để nhận lãi suất hoặc đầu tư. Điều này dẫn đến sự gia tăng cung tiền và từ đó lãi suất có xu hướng giảm. Trong khi đó, khi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh và tạo ra lợi nhuận, cầu tiền tệ tăng lên và lãi suất cũng có xu hướng tăng theo.

Tình hình kinh tế tổng thể có thể ảnh hưởng đến lãi suất tiết kiệm. Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, ngân hàng có thể cần thu hút thêm vốn để cho vay, do đó có thể tăng lãi suất tiết kiệm. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, ngân hàng có thể giảm lãi suất tiết kiệm để hạn chế chi phí tài chính.

7.3. Tình hình lạm phát

Lạm phát cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất, do đó, để bảo đảm cân bằng mức lãi suất cho vay và nhu cầu vay của thị trường, Ngân hàng trung ương luôn quan tâm và đưa ra những giải pháp kịp thời cho tình hình lạm phát tài chính.

  • Khi lạm phát cao, giá hàng hóa và dịch vụ tăng, khiến tiền tệ mất giá. Điều này thường dẫn đến việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất để hạn chế lượng tiền trong lưu thông, giảm bớt chi tiêu. 
  • Ngược lại, lạm phát thấp thì ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất để khích lệ mua sắm và đầu tư, giúp kinh tế phát triển.

Khi lạm phát dự đoán tăng cao trong một thời kỳ, những tổ chức, cá nhân nắm giữ vốn trong nền kinh tế sẽ có xu hướng trú ẩn vào các tài sản an toàn như vàng, ngoại tệ mạnh thay vì gửi tiền vào hệ thống tài chính vì lo sợ đồng tiền bị mất giá. Điều này khiến cho nguồn cung vốn sụt giảm và sẽ gây áp lực khiến cho lãi suất tăng.

8. Lời khuyên khi chọn ngân hàng để mở tài khoản tiết kiệm linh hoạt 

Tại sao cần chọn ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm?

  • Bảo toàn đồng vốn tích lũy, đảm bảo an toàn tốt nhất, hạn chế rủi ro hệ thống.
  • Đảm bảo khả năng sinh lời cho tài sản của mình.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài khoản tiết kiệm nhanh chóng, đơn giản và hạn chế chi phí phát sinh.
  • Được sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết.

Kinh nghiệm chọn ngân hàng để mở tài khoản tiết kiệm linh hoạt

  • An toàn, minh bạch: Các thông tin cung cấp đến khách hàng cần rõ ràng, thống nhất trên các kênh: website, phòng giao dịch, điểm hỗ trợ,…Ngân hàng uy tín cần đảm bảo sự an toàn thông tin khách hàng cũng như tài sản nắm giữ.
  • Ít chi phí phát sinh, phí dịch vụ: Để gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng này, bạn không cần phải tốn các loại chi phí, phí dịch vụ để tối ưu sinh lời trên đồng tiền của mình.
  • Giao dịch nhanh: Các ngân hàng uy tín thường đã có thời gian hoạt động lâu dài trên thị trường tài chính. Vì thế, các quy trình được đảm bảo tinh giản tối đa nhưng vẫn tuân thủ quy định cần thiết của NHNN. Giao dịch qua kênh online và phòng giao dịch cũng nhanh chóng.
  • Nhiều chi nhánh và mạng lưới hỗ trợ: Các ngân hàng thường có mạng lưới hỗ trợ trực tiếp (phòng giao dịch, chi nhánh) và các kênh hỗ trợ 24/7 (tổng đài, ATM, ngân hàng số, livebank,…). Trong đó, một số vấn đề yêu cầu khách hàng cần đến trực tiếp chi nhánh giao dịch thực hiện để xác minh và đảm bảo an toàn. Lúc này, các ngân hàng uy tín sẽ hỗ trợ bạn tốt nhất. 

Tổng kết

Vì ngày càng có nhiều các ngân hàng đưa ra các hình thức, dịch vụ gửi tiền tiết kiệm linh hoạt nên khách hàng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất, với các mức lãi suất vô cùng cạnh tranh.

Hình thức tiết kiệm rút gốc linh hoạt là sản phẩm tiết kiệm là sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó, trong thời hạn gửi tiền, chúng ta có thể rút một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi trước ngày đến hạn và được hưởng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tương ứng với thời gian thực gửi và số tiền rút trước hạn. Đây là hình thức gửi mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, người có nhu cầu gửi cần lưu ý một số điểm để việc gửi tiền được hiệu quả, tối ưu lợi nhuận. Và song hành với tiết kiệm linh hoạt vẫn có những cơ hội lãi suất hấp dẫn từ các kênh đầu tư chứng khoán, Forex,…và đặc biệt là sàn ONUS với lãi suất tiết kiệm cực kỳ cạnh tranh. 

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Liệu lãi suất có thể tăng mạnh trong năm nay?

Năm 2024 trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu tiếp tục dự báo mức tăng trưởng thấp hơn năm 2023, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành lãi suất để tăng khả năng tiếp cận tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi. Vì vậy các nhà đầu tư và người mở tài khoản tiết kiệm có thể hy vọng những điều tốt đẹp sẽ đến với thị trường, hãy luôn cập nhật thông tin để có những quyết định sáng suốt nhất.

Tại sao lãi suất tiết kiệm tại ONUS cao?

ONUS cung cấp lãi suất tiết kiệm hấp dẫn thông qua việc tối ưu hóa chi phí hoạt động và áp dụng công nghệ số, nên các mức lãi suất cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, nhằm tạo động lực cho các nhà đầu tư, nhờ dung lượng giao dịch và các đặc quyền riêng khi người tham gia đầu tư trên ONUS sẽ có thể nâng hạn mức lãi suất lên cao hơn.

Có công cụ nào để tính lãi suất tiết kiệm, lãi suất kép online không?

Hiện nay, ONUS đã cung cấp cho các nhà đầu tư công cụ tính lãi kép online để có thể chủ động tính được mức lãi suất linh hoạt với mỗi đồng vốn mà mình sở hữu. Các bạn có thể đăng nhập qua đường link: Công Cụ Tính Lãi Kép Online ONUS.

Ngoài ra, sắp tới đây ONUS cũng sẽ cung cấp các công cụ tính toán lãi suất ngân hàng, giá vàng và Forex,... các bạn có thể tham khảo thêm thị trường tài chính, tiền điện tử nhé.

SHARES
Bài viết liên quan