Hội đồng Vàng Thế giới là gì? Dự báo nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam

KEY TAKEAWAYS:
Hội đồng Vàng Thế giới (viết tắt là WGC) là một tổ chức thành viên thúc đẩy vai trò quan trọng của vàng như một tài sản chiến lược và đóng góp vào việc thiết lập chuỗi cung ứng vàng bền vững và dễ tiếp cận cho mọi người.
Các báo cáo từ WGC giúp nhà đầu tư nắm bắt giá vàng thế giới và xu hướng tiêu thụ vàng tại từng khu vực.
Hội đồng Vàng Thế giới WGC có những dự đoán sơ bộ về tình hình giá vàng trong thời điểm cuối năm 2024 này có thể đạt đỉnh 3.000 USD/Ounce khi giá vàng đã đạt mốc 2.669 USD/Ounce.
Nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong những năm tới sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố kinh tế, chính trị toàn cầu và sự biến động của giá vàng thế giới.
Hội đồng Vàng Thế giới WGC là gì?
Hội đồng Vàng Thế giới WGC là gì?

Sản lượng vàng khai thác đạt kỷ lục trong quý đầu 2024, đạt mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Và trong bức tranh toàn cảnh về thị trường giá vàng thế giới, Giá vàng đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm đến nay và đang hướng đến năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. – Đây là những thông tin mà Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) thông báo trong báo cáo tổng quan 6 tháng đầu năm 2024. 

Vậy Hội đồng Vàng Thế giới WGC là gì? Và vì sao với các báo cáo chi tiết về xu hướng giá vàng, cung cầu vàng, và những dự báo kinh tế, WGC lại là nguồn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho các nhà đầu tư. Cùng ONUS tìm hiểu về Hội đồng này và xem rằng WGC nói gì về những biến động trong thị trường vàng thế giới trong thời gian tới nhé.

1. Hội đồng Vàng Thế giới nói gì trước việc Fed quyết định lãi suất mới năm 2024?

Hội đồng Vàng Thế giới World Gold Council.
Hội đồng Vàng Thế giới World Gold Council.

Trong tình hình thị trường tài chính biến động bất thường như hiện nay, tỷ giá USD yếu đi, trong khi khả năng Fed giảm lãi suất đã khiến giá vàng có động thái tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, hiện đang đạt mức [GOLD slug=xauusd field=sell unit=oz currency=usd] USD/ounce. 

Vậy xu hướng giá vàng thế giới có biến động như thế nào khi sắp tới lãi suất đồng USD thực sự giảm xuống? Hội đồng Vàng Thế giới nói gì về xu hướng giá vàng khi Fed giảm lãi suất?

Giới đầu tư đang tập trung theo dõi thông tin từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giới đầu tư đang tập trung theo dõi thông tin từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tính tới ngày 18/09/2024, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đã công bố bản báo cáo nhận định về thị trường vàng trong thời gian qua và dự đoán xu hướng giá vàng trong 3 tháng cuối năm 2024.

  • Cụ thể theo Hội đồng Vàng Thế giới WGC, tháng 8 là thời điểm đánh dấu mốc son cho thị trường vàng khi giá tăng 3,6%, đạt 2.513 USD/Ounce.
  • Tới ngày 20/08/2024, giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại, vượt qua những dự đoán của chuyên gia tài chính để chạm mốc 2.557 USD/Ounce trước khi đảo chiều giảm nhẹ về 2.514 USD/ounce.
  • Mới đây, chốt phiên giao dịch ngày 16/09, giá vàng thế giới giao ngay đã tăng lên mức kỷ lục là 2.582 USD/Ounce và có thời điểm chạm mốc 2.589 USD/Ounce. 

ONUS đã tổng hợp 4 yếu tố tác động đến giá vàng: Nhà đầu tư không nên bỏ qua!

Vậy nguyên do vì đâu mà giá vàng thế giới có những mức tăng trưởng chóng mặt đến vậy? 

Cùng ONUS phân tích những thông tin mà Hội đồng Vàng Thế giới WGC đã công bố.

Theo Bình luận về Thị trường vàng tháng 8 của Hội đồng Vàng Thế giới WGC, các yếu tố chính thúc đẩy giá vàng tăng là do sự suy yếu của đồng Đô la Mỹ (USD) và sự trượt dốc của lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy khả năng sẽ có nhiều đợt cắt giảm lãi suất trong cuối năm 2024 cho tới giữa năm 2025.

Tuy nhiên, hiệu suất đầu tư mạnh mẽ của vàng trong tháng 7 – 8 đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của nhà đầu tư nói riêng và thị trường vàng nói chung, đại diện là các quỹ đầu tư ETF liên quan tới vàng. 

Biểu đồ lãi suất và tỷ giá Đồng Đô La Mỹ.
Biểu đồ lãi suất và tỷ giá Đồng Đô La Mỹ.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới WGC, cho biết: 

Khi các nhà đầu tư tìm cách đối phó với tình hình kinh tế bất ổn này, vàng ngày càng được xem như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tức thì đồng thời cũng được hưởng lợi từ tiềm năng lãi suất thấp hơn. Cuộc họp sắp tới của Fed vào tháng 9 sẽ đóng vai trò then chốt trong việc định hình tâm lý và kỳ vọng của thị trường. Bất kể kết quả bầu cử ra sao, các điều kiện thuận lợi đối với vàng được dự đoán sẽ tiếp tục được duy trì.

Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới WGC.
Ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng Trung ương Toàn cầu tại Hội đồng Vàng Thế giới WGC.

Trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế chịu nhiều biến động, Hội đồng Vàng Thế giới khuyến cáo các nhà đầu tư theo dõi sát sao các quyết định của Fed, vì chúng có thể định hình rõ rệt xu hướng giá vàng trong thời gian tới.

Mức thay đổi tỷ lệ lãi suất của Fed là bao nhiêu?

Kết thúc cuộc họp hôm 18/09, Fed quyết định thực hiện chính sách hạ 0,5% lãi suất nhằm tạo đà nới lỏng tiền tệ.

  • Ngoài ra, Uỷ ban Thị trường Mở liên bang Mỹ (FOMC) cũng có dự thảo về việc giảm thêm 0,5% nữa vào cuối năm 2024.
  • Theo lộ trình đề ra, Fed sẽ có những đợt cắt giảm lãi suất ở mức 1% vào cuối năm 2025 và 0,5% vào năm 2026. Với đà thay đổi này, lãi suất sẽ vào khoảng 3,25% – 3,5% vào cuối năm 2025. Tới cuối năm 2026 sẽ thấp hơn 3%.
  • Theo những thông tin trên, Hội đồng Vàng Thế giới WGC đã ra dự đoán giá vàng sẽ tăng lên mức 2.700 USD/Ounce vào cuối năm 2024 và có thể sẽ còn tăng nữa vào năm 2025 – 2026.

Cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày 17 - 18/09/2024.

Cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày 17 – 18/09/2024.

Trong khi đó, Hội đồng Vàng Thế giới đang nhấn mạnh tác động của quyết định lãi suất mới từ Fed đối với giá vàng, tổ chức này đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển thị trường vàng trên toàn cầu, định hướng chính sách và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Vậy Hội đồng Vàng Thế giới WGC là gì? Vì sao những nhận định của hội đồng vàng thế giới lại đáng tin cậy? Những tác động của WGC tới thị trường vàng toàn cầu như thế nào? Cùng ONUS tìm hiểu cụ thể ở phần tiếp theo nhé. 

2. Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) là gì? [Tổng hợp thông tin đầy đủ nhất về WGC]

Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council – WGC) là một tổ chức phi lợi nhuận phát triển thị trường vàng toàn cầu, được thành lập vào năm 1987 bởi các công ty khai thác vàng lớn nhất thế giới. Mục tiêu của WGC là thúc đẩy việc sử dụng và đầu tư vào vàng, đồng thời phát triển thị trường vàng một cách bền vững và minh bạch.

Hội đồng Vàng Thế giới World Gold Council.
Hội đồng Vàng Thế giới World Gold Council.

2.1. Lịch sử hình thành của WGC

  • Sự ra đời: Hội đồng Vàng Thế giới được thành lập năm 1987 thông qua việc sáp nhập với công ty Intergold của Nam Phi, kế thừa các văn phòng quốc tế của công ty này. Vào thời điểm đó, việc nhập khẩu Krugerrand của Nam Phi đã bị cấm ở nhiều quốc gia để phản đối chế độ phân biệt chủng tộc của Nam Phi.
  • Mục tiêu thành lập: Hội đồng Vàng Thế giới được thành lập với mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ việc đầu tư và sử dụng vàng trong cả các lĩnh vực tài chính và công nghiệp. Từ khi thành lập, WGC đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển thị trường vàng toàn cầu.
  • Thành tựu nổi bật: WGC đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát hành các quỹ ETF vàng, trong đó SPDR Gold Trust là một trong những quỹ vàng lớn nhất thế giới. Điều này giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và đầu tư vào vàng mà không cần sở hữu vàng vật chất. Bên cạnh đó, WGC còn đưa ra các nghiên cứu ủng hộ vàng, nhiều sản phẩm khác nhau như SPDR Gold Shares và các kế hoạch tích lũy vàng ở Ấn Độ và Trung Quốc.

2.2. Giá trị cốt lõi của Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC)

Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council – WGC) tập trung vào ba trụ cột cốt lõi nhằm cải thiện và phát triển thị trường vàng toàn cầu:

  • Cải thiện sự hiểu biết và nhận diện giá trị đầu tư của các sản phẩm vàng: WGC cung cấp các nghiên cứu chuyên sâu về vàng, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về vai trò của vàng trong danh mục đầu tư.
  • Cải thiện khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường đầu tư vàng: WGC làm việc với các chính phủ và tổ chức tài chính để thúc đẩy việc tiếp cận vàng một cách dễ dàng hơn.
  • Cải thiện lòng tin và định hướng phương thức đầu tư vàng vật chất và phi vật chất: WGC đảm bảo tính minh bạch và lòng tin cho thị trường vàng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn và thúc đẩy các phương thức đầu tư đa dạng.

2.3. Chức năng và nhiệm vụ của WGC

Được biết đến là một hiệp hội thương mại quốc tế cho ngành công nghiệp vàng. Trụ sở chính của hiệp hội này đặt tại London và có văn phòng tại Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, UAE và Hoa Kỳ. Hội đồng Vàng Thế giới có những chức năng như:

  • Phát triển thị trường vàng: WGC hoạt động nhằm thúc đẩy và mở rộng thị trường vàng trên toàn cầu. Tổ chức này làm việc với các chính phủ, ngân hàng trung ương, và các tổ chức tài chính để đảm bảo rằng vàng được giao dịch một cách minh bạch và theo tiêu chuẩn quốc tế.
  • Cung cấp thông tin và dữ liệu: WGC thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, xu hướng tiêu thụ vàng, và phát hành các báo cáo thường niên về cung cầu vàng toàn cầu.
  • Hỗ trợ ngành công nghiệp vàng: WGC làm việc với các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào vàng, cung cấp tư vấn và hỗ trợ chính sách để phát triển ngành công nghiệp vàng một cách bền vững.

2.4. WGC và các nghiên cứu chuyên sâu về thị trường vàng

WGC tiến hành các nghiên cứu và báo cáo chi tiết về những xu hướng chính của thị trường vàng, bao gồm:

  • Biểu đồ giá vàng thế giới: Các báo cáo của WGC cung cấp biểu đồ và dữ liệu chi tiết về sự biến động giá vàng trên thị trường toàn cầu. Những biểu đồ này giúp nhà đầu tư phân tích các xu hướng giá dài hạn và ngắn hạn.
Biểu đồ giá vàng thế giới trong 10 năm (2015 - 2024)
Biểu đồ giá vàng thế giới trong 10 năm (2015 – 2024)
  • Xu hướng tiêu thụ vàng: WGC thường xuyên công bố các báo cáo về nhu cầu tiêu thụ vàng trong các lĩnh vực như trang sức, công nghệ và đầu tư. Những báo cáo này giúp nhà đầu tư hiểu rõ sự biến động cung cầu của vàng trên thị trường toàn cầu.
Tổng quan nhu cầu vàng và giá theo giá vàng giao dịch Luân Đôn
Tổng quan nhu cầu vàng và giá theo giá vàng giao dịch Luân Đôn.

3. Vai trò của Hội đồng Vàng Thế giới đối với giá vàng

Mặc dù không trực tiếp quyết định giá vàng, Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vàng và sự biến động giá vàng thông qua các hoạt động nghiên cứu và phân tích chuyên sâu.

Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới.
Những yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới.

Hội đồng Vàng Thế Giới (WGC) tác động đến giá vàng như thế nào?

Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council – WGC) có tác động quan trọng đến thị trường vàng toàn cầu thông qua việc phát hành các báo cáo hàng quý và hàng năm về cung cầu vàng. Các báo cáo này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp dự đoán xu hướng giá vàng dựa trên các yếu tố như:

  • Lượng cung vàng từ khai thác và tái chế.
  • Nhu cầu tiêu thụ vàng trong các lĩnh vực như vàng trang sức, công nghiệp, và đầu tư.
Nhu cầu tiêu thụ vàng trong các lĩnh vực như vàng trang sức, công nghiệp, và đầu tư.
Nhu cầu tiêu thụ vàng trong các lĩnh vực như vàng trang sức, công nghiệp, và đầu tư.
  • Xu hướng mua vàng của các ngân hàng trung ương.
Xu hướng mua vàng của các Ngân hàng Trung ương.
Xu hướng mua vàng của các Ngân hàng Trung ương.

Bằng cách cung cấp thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về cung cầu vàng toàn cầu, các báo cáo của WGC giúp định hình kỳ vọng của nhà đầu tư, từ đó tác động trực tiếp đến giá vàng thế giới.

Các báo cáo của WGC nói lên điều gì?

  • Dự báo cung và cầu: Mỗi quý, WGC công bố báo cáo phân tích về cung và cầu vàng toàn cầu. Khi các báo cáo chỉ ra cung vàng giảm hoặc cầu vàng tăng (do các yếu tố như lo ngại kinh tế, lạm phát, hay bất ổn chính trị), giá vàng thường có xu hướng tăng do kỳ vọng thị trường rằng vàng trở thành tài sản an toàn.
  • Báo cáo về hoạt động của các ngân hàng trung ương: Nếu WGC báo cáo về việc các ngân hàng trung ương gia tăng mua vàng (như Trung Quốc hoặc Nga), điều này có thể làm tăng nhu cầu vàng và kéo theo giá vàng tăng do sự khan hiếm nguồn cung.
  • Tác động đến nhà đầu tư: Nhà đầu tư trên thị trường toàn cầu dựa vào những thông tin và phân tích trong các báo cáo của WGC để đưa ra quyết định về việc mua hoặc bán vàng, điều này tác động trực tiếp đến giá vàng và thị trường tài chính.

Biểu đồ giá vàng thế giới theo báo cáo của WGC

WGC cung cấp dữ liệu và biểu đồ chi tiết về sự biến động giá vàng trong nhiều năm qua. Biểu đồ giá vàng thường được cập nhật hàng quý hoặc hàng năm dựa trên các báo cáo của WGC, giúp nhà đầu tư phân tích các xu hướng giá vàng trong dài hạn.

Trong 10 năm qua, giá vàng đã trải qua nhiều biến động lớn, chủ yếu do các yếu tố như:

  • Khủng hoảng tài chính và lạm phát toàn cầu: Lạm phát và bất ổn kinh tế thường khiến vàng trở thành một tài sản trú ẩn an toàn, làm tăng nhu cầu vàng.
  • Các chính sách tiền tệ của Fed và các ngân hàng trung ương: Quyết định tăng hay giảm lãi suất của Fed thường ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng, vì lãi suất thấp làm cho vàng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hơn.

Ví dụ như tại thị trường vàng Ấn Độ:

Theo WGC, nhu cầu vàng tại Ấn Độ đã chạm mức thấp nhất trong 25 năm ở mức 446,4 tấn vào năm 2020, so với mức 690,4 tấn vào năm 2019 do lệnh phong tỏa do COVID-19 và giá vàng tăng cao kỷ lục.

Và theo số liệu của Chính phủ Ấn Độ vừa được công bố hôm 24/9, kim ngạch nhập khẩu vàng của Ấn Độ đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 8/2024, đạt tổng giá trị 10,06 tỷ USD, con số này tương đương với khoảng 131 tấn vàng nhập khẩu, đứng thứ sáu trong lịch sử về khối lượng.

Biến động giá vàng thế giới ảnh hướng bởi những yếu tố nào theo WGC?

  • Lạm phát: Vàng thường được coi là một tài sản bảo vệ giá trị trước lạm phát. Khi lạm phát tăng, nhu cầu nắm giữ vàng thường tăng do lo ngại về mất giá của tiền tệ.
  • Cung cầu vàng: Mức cung vàng từ các mỏ khai thác và vàng tái chế ảnh hưởng trực tiếp đến giá. Khi cung giảm hoặc nhu cầu tăng (do nhu cầu trang sức, đầu tư, hoặc ngân hàng trung ương), giá vàng có thể tăng.
  • Chính sách kinh tế toàn cầu: Các yếu tố như chiến tranh, bất ổn chính trị, hay khủng hoảng kinh tế cũng tác động đến giá vàng, vì trong những thời điểm này, vàng được coi là tài sản an toàn.

4. Hội đồng Vàng Thế giới dự báo nhu cầu tiêu dùng vàng của thế giới như thế nào?

Biểu đồ giá vàng Thế giới năm 2024
Biểu đồ giá vàng Thế giới năm 2024

Theo Hội đồng Vàng Thế giới WGC, xu hướng giá vàng có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố hiện nay bao gồm:

  • Mức đầu tư mạnh mẽ vào tháng 7 đã ít nhiều tác động không tích cực tới lợi nhuận có thể nhận được trong thời gian tới, vì lợi nhuận cao thường dẫn đến những mức tăng trưởng thấp hơn trong các giai đoạn tiếp theo của biến động thị trường.
  • Trong tình hình Fed giảm lãi suất và đồng USD mất giá,, những biến động mạnh mẽ của giá vàng không chỉ phản ánh tình hình kinh tế thế giới mà còn cho thấy, vàng vẫn là một kênh đầu tư an toàn được nhiều người lựa chọn, tạo ra một môi trường thuận lợi cho giá vàng tăng cao.

Một yếu tố quan trọng khác góp phần tạo đà, đẩy giá vàng tăng cao là nhu cầu tích trữ vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Theo Hội đồng Vàng Thế giới, trong nửa đầu năm 2024, các ngân hàng trung ương đã mua vào khoảng 400 tấn vàng, dự báo cả năm con số này có thể đạt 800 tấn. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đang tích cực mua vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD.

“Việc Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu vàng gần đây đã làm tăng nhu cầu vàng của thị trường đông dân nhất thế giới này, và có thể thấy qua nhu cầu mua vàng của các nhà bán lẻ vàng miếng hay vàng trang sức cùng nhu cầu mua vàng của người tiêu dùng tăng mạnh. Cùng với đó là các quỹ giao dịch ETF được hỗ trợ bằng vàng trên toàn cầu đã ghi nhận dòng tiền được bổ sung trong vòng 4 tháng liên tiếp, chủ yếu đến từ các khoản đầu tư các nhân và quỹ phương Tây.” – Theo ông Huỳnh Trung Khánh, Cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng Thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

5. Hội đồng Vàng Thế giới nói gì về thị trường vàng Việt Nam

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đã công bố báo cáo về nhu cầu vàng tại Việt Nam, cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2024. Theo báo cáo, nhu cầu đầu tư vào vàng miếng và vàng xu của Việt Nam tăng 12%, đây là mức cao nhất kể từ năm 2015. Điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của nhà đầu tư trong nước đối với vàng như một kênh tích lũy và đầu tư an toàn, đặc biệt khi đối mặt với sự biến động của giá năng lượng và lạm phát.

Các chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã được ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của WGC, đánh giá tích cực. Việc giữ sự ổn định trong thị trường vàng và cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới là những nỗ lực đáng ghi nhận. Ông Fan cũng gợi ý rằng việc tăng cường nhập khẩu vàng có thể giúp giảm chênh lệch giá và đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, mặc dù nhu cầu vàng trang sức tại Việt Nam có sự giảm nhẹ trong 5 tháng đầu năm 2024, nhưng điều này không phải là bất thường khi giá vàng biến động mạnh, đặc biệt là vào cuối quý 1/2024. Việc tăng giá vàng đã làm hạn chế nhu cầu mua vàng trang sức, nhưng các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán và Ngày Thần Tài vẫn ghi nhận sự tăng trưởng nhất định.

Với người tiêu dùng Việt Nam, vàng vẫn là một kênh đầu tư lâu dài và là một phần trong thói quen tích lũy tài sản, lượng vàng miếng dành cho kênh đầu tư, vàng nhẫn trơn, vàng trang sức dành cho tích trữ và sử dụng cá nhân. 

Trong bối cảnh hiện tại, WGC khuyến nghị rằng nhà đầu tư nên nhận thức rõ về vai trò của vàng trong danh mục đầu tư của mình và tiếp tục theo dõi các biến động kinh tế để đưa ra quyết định đúng đắn.

Triển vọng của vàng từ nay tới cuối năm tương đối lạc quan?

Theo Shaokai Fan, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Hội đồng Vàng Thế giới, dự báo về thị trường vàng từ nay đến cuối năm 2024 cho thấy xu hướng lạc quan. Trong quý 2/2024, nhu cầu vàng toàn cầu tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.258 tấn. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các giao dịch phi tập trung (OTC) và nhu cầu liên tục từ các ngân hàng trung ương, mặc dù nhu cầu đầu tư vàng miếng và vàng xu giảm nhẹ.

Nhu cầu vàng trang sức trên toàn cầu cũng giảm 19% do giá vàng đạt mức kỷ lục, đặc biệt ở khu vực phương Tây, nơi người tiêu dùng tỏ ra thận trọng hơn. Tuy nhiên, các nước trong khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam, tiếp tục ghi nhận nhu cầu vàng tích cực, phần lớn do sự mất giá của đồng nội tệ.

Nhu cầu vàng miếng và vàng xu tại Việt Nam trong quý 2/2024 đã tăng mạnh 30% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 12 tấn. Tổng nhu cầu cho cả nửa đầu năm 2024 là 26 tấn, mức cao nhất kể từ năm 2014. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này bao gồm sự mất giá của đồng nội tệ, lạm phát gia tăng, và hiệu suất không tốt từ các kênh đầu tư khác như cổ phiếu và bất động sản.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá vàng cao kỷ lục, nhu cầu vàng trang sức tại Việt Nam đã giảm 15%, xuống còn 3 tấn trong quý 2. Mức giảm này phản ánh tác động của giá vàng cao và tăng trưởng GDP chậm lại, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Mặc dù nhu cầu vàng trang sức giảm, việc đầu tư vào vàng miếng và vàng xu vẫn duy trì xu hướng tăng mạnh nhờ tính chất an toàn của kênh đầu tư này trong bối cảnh biến động kinh tế.

Về nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương, ông Fan cho biết, mặc dù khó dự đoán chính xác, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, bao gồm cả Trung Quốc, đã đóng vai trò lớn trong việc mua vàng trong hai đến ba năm gần đây. Năm 2023, lượng mua của các ngân hàng trung ương là khoảng 1.000 tấn, và trong nửa đầu năm 2024, con số này đã đạt gần 500 tấn. Dự báo trong cả năm nay, con số có thể tiếp tục tăng, với lượng mua vào có thể đạt mức tương tự.

Về triển vọng đầu tư vào vàng, ông Fan nhận định rằng hiệu suất của vàng trong năm 2024 rất tích cực, với mức tăng 12% trong nửa đầu năm, vượt trội so với nhiều loại tài sản khác. Tuy nhiên, triển vọng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, tình hình chính trị và kinh tế toàn cầu. Vàng có thể nhận được cú hích nếu lãi suất tiếp tục giảm và rủi ro địa chính trị gia tăng.

6. Lời khuyên cho nhà đầu tư vàng tại Việt Nam

Giá vàng hôm nay ngày 29/09/2024 tiếp tục ghi nhận mức tăng đáng kể, đặc biệt là với vàng nhẫn và vàng trang sức, với mức tăng lên đến –. Trên thị trường quốc tế, giá vàng đã tăng thêm 2,653.42 USD/Ounce, đưa giá lên mức – USD/Ounce. Sự tăng trưởng mạnh này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trước xung đột leo thang giữa Israel và Hezbollah, cũng như chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC).

Phân tích thị trường vàng

Tại Việt Nam, giá vàng nhẫn và vàng trang sức trong nước đã ghi nhận mức điều chỉnh tăng – – GOLD source=sjc slug=vang-nhan-sjc-9999-1-chi-2-chi-5-chi field=changeSell] triệu đồng/lượng vào sáng ngày 29/09/2024. Cụ thể, giá vàng nhẫn SJC của tại cửa hàng của Thương hiệu SJC Hồ Chí Minh đạt mức – VND/lượng ở giá mua và 83,000,000 VND/lượng ở giá bán. Tương tự, các thương hiệu khác như Phú Quý và PNJ cũng có mức tăng tương tự, ghi nhận mức giá bán vàng ở khoảng 83,300,000  VND/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục tăng do tác động từ hai yếu tố chính:

Xung đột quân sự giữa Israel và Hezbollah, đã đẩy nhu cầu mua vàng lên cao như một nơi trú ẩn an toàn. Quỹ đầu tư vàng SPDR Gold Trust, quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới, cũng đã mua thêm 1,73 tấn vàng, đưa tổng lượng vàng nắm giữ lên 877,12 tấn.

Chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã giảm lãi suất chủ chốt và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, nhằm hỗ trợ nền kinh tế nội địa. Chính sách này cũng góp phần làm tăng nhu cầu mua vàng trên thị trường, khi các nhà đầu tư tìm đến vàng như một tài sản có giá trị ổn định.

Khuyến nghị cho nhà đầu tư vàng

Giữa bối cảnh giá vàng tăng mạnh, nhà đầu tư cần có chiến lược cẩn trọng:

  • Tránh mua vào ở mức giá cao: Khi giá vàng đã đạt đỉnh, nguy cơ điều chỉnh giảm là rất lớn. Nhà đầu tư nên đánh giá kỹ lưỡng và đợi đợt điều chỉnh giá trước khi mua vào để giảm rủi ro.
  • Chốt lời một phần: Với những nhà đầu tư đã đạt lợi nhuận đáng kể, có thể cân nhắc chốt lời một phần để bảo toàn lợi nhuận, đồng thời giữ lại một phần để tiếp tục đầu tư nếu giá tiếp tục tăng.
  • Theo dõi các yếu tố kinh tế vĩ mô: Các quyết định về chính sách tiền tệ của Fed và những diễn biến địa chính trị như xung đột tại Trung Đông sẽ tiếp tục là các yếu tố tác động mạnh đến giá vàng. Việc theo dõi sát sao các yếu tố này là cần thiết để điều chỉnh chiến lược đầu tư.
  • Giữ vững tâm lý: Đầu tư vàng trong giai đoạn này đòi hỏi sự bình tĩnh và không bị cuốn theo tâm lý đám đông. Đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố và kiên nhẫn chờ đợi thời cơ sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn.

Tổng kết lại, vàng hiện đang là một trong những tài sản đầu tư hấp dẫn nhất, nhưng việc lựa chọn thời điểm mua và bán phù hợp sẽ quyết định thành công của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.

7. Các quỹ đầu tư vàng trực thuộc của WGC

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, dự báo về xu hướng vàng toàn cầu. Các báo cáo từ WGC là nguồn tham khảo hữu ích cho nhà đầu tư vàng. Những quỹ đầu tư vàng như SPDR GOLD TRUST (GLD), iShares Gold Trust (IAU) đều là các lựa chọn đáng tin cậy cho nhà đầu tư trên thị trường vàng.

Mối tương quan quỹ ETF và giá vàng
Mối tương quan quỹ ETF và giá vàng

6.1. Quỹ SPDR GOLD TRUST (GLD)

  • SPDR Gold Trust (GLD) là một trong những quỹ ETF lớn nhất và uy tín nhất thế giới, quản lý lượng lớn vàng dự trữ thực tế. GLD được thiết kế để theo dõi giá vàng giao ngay, là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư muốn tiếp cận với giá trị của vàng mà không cần sở hữu vật chất.

6.2. Quỹ iShares Gold Trust (IAU)

  • iShares Gold Trust (IAU) là quỹ ETF khác cũng nổi tiếng về tính thanh khoản cao và chi phí quản lý thấp hơn so với GLD. IAU cung cấp cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận với thị trường vàng quốc tế.
  • Với chi phí quản lý thấp hơn GLD, iShares Gold Trust là một lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. IAU cung cấp cơ hội tiếp cận với thị trường vàng toàn cầu và là một trong những quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới.

6.3. Quỹ ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS)

  • ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS) là một quỹ khác theo dõi giá vàng vật chất, giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với biến động giá vàng toàn cầu mà không cần mua vàng trực tiếp. Quỹ này nổi tiếng về sự minh bạch và khả năng thanh toán nhanh chóng.
  • Quỹ BAR có chi phí quản lý rất thấp so với các quỹ vàng ETF khác, giúp nhà đầu tư giảm thiểu chi phí dài hạn. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những người tìm kiếm một giải pháp đầu tư vàng hiệu quả và tiết kiệm.

6.4. Quỹ PowerShares DB Gold ETF (DGL)

  • PowerShares DB Gold ETF (DGL) là quỹ ETF tập trung vào vàng và các hợp đồng tương lai vàng, giúp nhà đầu tư tiếp cận với lợi nhuận tiềm năng từ biến động giá vàng, đặc biệt trong các giai đoạn giá vàng tăng mạnh.

6.5. Quỹ Granite iShares Gold Trust (BAR)

  • Granite iShares Gold Trust (BAR) là một trong những quỹ ETF mới nổi trên thị trường nhưng đã nhanh chóng khẳng định uy tín nhờ chi phí quản lý thấp và phương pháp tiếp cận đơn giản cho nhà đầu tư.
  • Quỹ BAR có chi phí quản lý rất thấp so với các quỹ vàng ETF khác, giúp nhà đầu tư giảm thiểu chi phí dài hạn. Đây là một lựa chọn phù hợp cho những người tìm kiếm một giải pháp đầu tư vàng hiệu quả và tiết kiệm.

Theo đó, tổng lượng nắm giữ vàng toàn cầu đã tăng thêm 49 tấn, đạt 3.154 tấn vào tháng trước, nhờ dòng tiền từ các khu vực trên thế giới. Theo quy đổi USD, dòng tiền đổ vào các quỹ ETF vàng đạt tổng cộng 3,7 tỷ USD, kết hợp với mức tăng 4% về giá vàng, đã đưa tổng giá trị tài sản vàng quản lý (AUM) lên mức 246 tỷ USD. Vàng thỏi đạt đỉnh mới 2.485 USD/ounce trong tháng Bảy.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho biết các quỹ ETF đã ghi nhận tháng thứ ba liên tiếp có dòng tiền đổ vào, với khu vực Bắc Mỹ đóng góp 26 tấn vàng, nâng tổng lượng nắm giữ lên 1.591 tấn và AUM của khu vực này đạt 124 tỷ USD. Tại châu Âu, các quỹ ETF cũng tăng thêm 17 tấn, đẩy AUM lên 103 tỷ USD. Hội đồng Vàng Thế giới WGC nhận xét, các yếu tố như biến động chính trị, giảm lãi suất và lạm phát đã thúc đẩy nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.

Các yếu tố này lần lượt khiến lợi suất trái phiếu kho bạc và đồng USD Mỹ giảm, thúc đẩy nhu cầu vàng tăng thêm.

Ở châu Á, dòng vốn vào ETF vàng tăng tháng thứ 17 liên tiếp với 5 tấn bổ sung, đưa tổng lượng nắm giữ lên 185 tấn và AUM khu vực đạt 15 tỷ USD. Sự thay đổi chính sách tại Ấn Độ đã tạo ra sự hấp dẫn hơn cho các quỹ ETF vàng, giúp duy trì nhu cầu mạnh mẽ.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về Hội đồng Vàng Thế giới WGC mà ONUS tổng hợp cũng như phân tích về thị trường vàng thế giới trong thời gian tới. Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council – WGC) là tổ chức quốc tế hàng đầu, được thành lập nhằm phát triển thị trường vàng toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu vàng và cung cấp thông tin đáng tin cậy về vàng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và chính phủ. 

Hội đồng Vàng Thế giới WGC có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các báo cáo nghiên cứu, phân tích xu hướng cung cầu vàng toàn cầu, và dự báo về giá vàng dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị, và thị trường. Các báo cáo và chỉ số của WGC thường xuyên được các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư chiến lược.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Dự báo giá vàng 2025?

Hiện dự báo vàng giao ngay đạt trung bình 2.700 USD/ounce trong quý 4 năm 2024, trước khi tăng lên 2.725 USD/ounce trong quý 1 năm 2025 và 2.750 USD/ounce vào quý sau đó. Trong cả năm 2025, các chuyên gia từ ONUS ước tính vàng giao ngay sẽ có mức giá trung bình là 2.800 USD/ounce.

Vì sao nhà đầu tư nên quan tâm đến thông tin từ WGC?

Nhà đầu tư nên quan tâm đến thông tin từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vì những lý do sau:

  1. Phân tích chuyên sâu về thị trường vàng: WGC cung cấp các báo cáo chi tiết về cung, cầu và xu hướng giá vàng toàn cầu, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường vàng như chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô và sự bất ổn địa chính trị.

  2. Dữ liệu cập nhật và đáng tin cậy: Thông tin từ WGC được cập nhật thường xuyên và dựa trên các nghiên cứu từ nguồn đáng tin cậy. Nhà đầu tư có thể sử dụng dữ liệu này để đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên xu hướng và dự báo thị trường chính xác.

  3. Dự báo xu hướng giá vàng: WGC thường xuyên công bố các dự báo về giá vàng trong tương lai dựa trên các yếu tố kinh tế và chính sách toàn cầu. Những dự báo này rất hữu ích cho nhà đầu tư khi họ muốn xác định thời điểm thích hợp để mua hoặc bán vàng.

  4. Tác động của chính sách tiền tệ: Các báo cáo của WGC thường phân tích tác động của chính sách tiền tệ, lãi suất, và lạm phát đối với giá vàng. Đặc biệt, khi các chính sách như tăng hoặc giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm biến động giá vàng, WGC cung cấp những thông tin quan trọng để nhà đầu tư chuẩn bị cho các biến động đó.

  5. Chiến lược đầu tư dài hạn: WGC không chỉ cung cấp thông tin về đầu tư vàng ngắn hạn mà còn đưa ra chiến lược đầu tư dài hạn cho nhà đầu tư. Vàng được coi là một tài sản an toàn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động, và WGC giúp nhà đầu tư nhận thức rõ ràng về vai trò của vàng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Nhờ những thông tin chính xác và toàn diện từ WGC, nhà đầu tư có thể tối ưu hóa chiến lược đầu tư vàng của mình, bảo vệ tài sản và tìm kiếm cơ hội sinh lời tốt hơn.

Top các quốc gia nắm giữ nhiều vàng nhất thế giới?

Dưới đây là danh sách 3 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại- 29/09/2024 theo số liệu của Hiệp hội Vàng Thế giới:

  1. Hoa Kỳ: Mỹ là quốc gia nắm giữ lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, với số lượng hơn 8.133 tấn. Lượng vàng này được lưu trữ tại Fort Knox, Kentucky và các chi nhánh của Cục Đúc tiền Hoa Kỳ trên khắp đất nước.
  2. Đức: Đức xếp vị trí thứ hai về lượng vàng dự trữ với hơn 3.353 tấn. Lượng vàng này được lưu trữ tại Ngân hàng Trung ương Đức ở Frankfurt và các kho dự trữ khác.

3. Italy: Italy là quốc gia châu Âu có lượng vàng dự trữ lớn thứ ba, với hơn 2.451 tấn. Lượng vàng này được lưu trữ tại Ngân hàng Trung ương Italy ở Rome và các kho dự trữ khác.

Giá vàng thế giới hôm nay từ USD sang VND?

Bảng quy đổi giá vàng thế giới từ USD sang VND hôm nay 29/09/2024 

Quy đổi

Giá Vàng Thế Giới (Vàng XAU)

Giá USD/Ounce

2,653.42 USD

Giá VND/Ounce

65,698,679.2 VND

Giá USD/Lượng

3,199.1 USD

Giá VND/Lượng

79,209,814.02 VND

Tỷ giá USD/ VND quy đổi theo ngân hàng Vietcombank: 1 USD = 24,760 VND (cập nhật lúc 17:45:29 ngày 29/09/2024)

Cách quy đổi:

  • Giá vàng VND/Ounce: Giá USD/Ounce x Tỷ giá USD/VND
  • Giá vàng VND/Lượng: Giá vàng VND/Ounce x 0.829426027 (1 Ounce = 0.829426027 lượng vàng)

SHARES