Berachain đang gây ấn tượng mạnh với cơ chế Proof of Liquidity (PoL) độc đáo. Khởi nguồn từ một nền tảng NFT, Berachain đã phát triển thành một blockchain toàn diện, mang lại giá trị thực tế và thúc đẩy hệ sinh thái DeFi. Cùng tìm hiểu về Berachain qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu về Berachain
1.1. Berachain là gì?
Berachain là một blockchain Layer 1 được xây dựng trên Cosmos SDK, tích hợp khả năng tương thích cao với EVM.
Nền tảng này hoạt động dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Liquidity (POL) – một mô hình sáng tạo giúp giải quyết đồng thời hai thách thức lớn của blockchain: tính thanh khoản và tính phi tập trung.
Berachain tận dụng POL kết hợp với CometBFT – công cụ đồng thuận mạnh mẽ trong hệ sinh thái Cosmos SDK, giúp tối ưu tốc độ xử lý giao dịch và giảm chi phí đáng kể. Điểm đặc biệt của Berachain là khả năng hỗ trợ EVM, giúp các nhà phát triển Ethereum dễ dàng triển khai ứng dụng mà không cần thực hiện nhiều thay đổi.
Berachain đã gọi vốn thành công 142 triệu USD qua hai vòng huy động, thu hút sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư lớn:
- Series A: Huy động 42 triệu USD, do Polychain Capital dẫn đầu, với sự tham gia của Tribe Capital, Robot Ventures, Hack VC, Shima Capital, và nhiều quỹ khác.
- Series B: Gọi thêm 100 triệu USD, dẫn dắt bởi Framework Ventures và Brevan Howard, cùng sự góp mặt của Polychain Capital, HashKey Capital, Tribe Capital, Arrington XRP Capital, Hypersphere Ventures, SamsungNext, và những nhà đầu tư chiến lược khác.
1.2. Mục đích ra đời của Berachain

Berachain được thiết kế để khắc phục những hạn chế của các blockchain hiện tại như Ethereum và Solana. Thông qua cơ chế đồng thuận Proof of Liquidity (PoL), Berachain không chỉ tăng cường bảo mật mà còn cải thiện tính thanh khoản, khắc phục nhược điểm của các hệ thống Proof-of-Stake (PoS) truyền thống.
Cách tiếp cận này giúp đồng bộ hóa lợi ích của toàn bộ mạng lưới, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa trình xác thực (validators) và hệ sinh thái, thúc đẩy sự phát triển bền vững và tối ưu hiệu suất hoạt động.
2. Cơ chế Proof of Liquidity của Berachain
2.1. Proof of Liquidity là gì?
Proof of Liquidity (PoL) là cơ chế đồng thuận độc quyền do Berachain phát triển nhằm ngăn chặn Sybil attack. Cơ chế này sử dụng các “consensus” vaults để xác định và phân phối phần thưởng cho validators cũng như những người dùng tham gia staking, đảm bảo tính bảo mật và ổn định cho mạng lưới.
Proof of Liquidity (PoL) được thiết kế nhằm khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản trên Berachain. Người dùng tham gia với vai trò nhà cung cấp thanh khoản (LP) cho các giao thức DeFi trên hệ sinh thái sẽ nhận được phần thưởng bằng BGT token.
1. Nhận BGT khi cung cấp thanh khoản: Các LP gửi tài sản vào pool thanh khoản của các giao thức DeFi trên Berachain sẽ nhận về BGT token làm phần thưởng.
2. BGT đóng vai trò cốt lõi trong staking & quản trị:
- BGT là token duy nhất mà người dùng có thể stake để ủy quyền cho validators.
- Validators sử dụng BGT để tạo khối, số lượng khối được tạo ra tỷ lệ thuận với số BGT mà họ được ủy quyền.
- Ngoài ra, validators còn có thể dùng BGT để bỏ phiếu quyết định tỷ lệ phần thưởng lạm phát BGT trong tương lai cho các pool thanh khoản trên Berachain.

Mô hình hoạt động của PoL
- Giai đoạn đầu, chỉ một số giao thức cốt lõi trên Berachain như BEX, Berps, Bend được tham gia PoL và nhận phần thưởng BGT.
- Giai đoạn tiếp theo, khi cơ chế PoL hoạt động ổn định, Berachain sẽ mở rộng cho tất cả các smart contract pool thanh khoản từ nhiều giao thức khác để nhận thưởng BGT, tạo nên một hệ sinh thái thanh khoản phi tập trung mạnh mẽ hơn.
2.2. Polaris EVM
Polaris EVM là một modular EVM framework được tích hợp liền mạch với hệ sinh thái Cosmos, giúp tối ưu hóa việc phát triển ứng dụng trên Berachain.
Polaris cung cấp khả năng tạo ra bản biên dịch trạng thái và mô-đun tùy chỉnh, giúp smart contract hoạt động hiệu quả và mạnh mẽ hơn. Nhờ tính tương thích cao với EVM, các nhà phát triển Ethereum có thể dễ dàng triển khai ứng dụng của mình lên Berachain mà không cần thay đổi quá nhiều. Ngoài ra, Polaris còn giúp tối ưu hóa hiệu suất, giảm chi phí giao dịch và mang lại sự linh hoạt cao hơn khi xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp).
2.3. CometBFT
CometBFT là một công cụ đồng thuận giúp đảm bảo sao chép ứng dụng một cách an toàn và sắp xếp giao dịch theo cùng một thứ tự trên tất cả các máy tính trong mạng. Hệ thống này duy trì tính bảo mật nếu thỏa mãn hai điều kiện:
- (1) có ít hơn 1/3 số máy gặp sự cố hoặc bị tấn công
- (2) tất cả các máy không bị lỗi đều có quyền truy cập vào cùng một nhật ký giao dịch, tính toán cùng một trạng thái.
Một điểm đặc biệt của CometBFT là Giao diện Ứng dụng Blockchain (ABCI), giúp chuyển giao dịch đến các ứng dụng để xử lý. Không giống như các giải pháp đồng thuận khác tích hợp sẵn máy trạng thái, CometBFT cho phép nhà phát triển sao chép trạng thái BFT của ứng dụng viết bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Nhờ đó, nó trở nên linh hoạt, thân thiện với nhà phát triển và phù hợp với nhiều ứng dụng phi tập trung khác nhau.
2.4. Boyco
Boyco là nền tảng hỗ trợ thu hút dòng tiền vào hệ sinh thái Berachain trong giai đoạn pre-launch trước khi mainnet chính thức ra mắt.
Nền tảng này cho phép các DApp tạo thị trường thanh khoản từ sớm, giúp người dùng gửi tài sản vào DApp để có cơ hội nhận phần thưởng, bao gồm airdrop của Berachain. Boyco được đồng phát triển bởi Berachain, Royco, Enso, LayerZero và Stargate, tạo ra một hệ sinh thái thanh khoản mạnh mẽ trước khi Berachain mainnet đi vào hoạt động.
Boyco giúp các DApp triển khai thanh khoản trực tiếp vào smart contract của họ, đảm bảo lượng thanh khoản này sẽ được kích hoạt ngay khi Berachain chính thức mainnet. Điều này không chỉ giúp người dùng mà còn giúp các DApp trên Berachain tận dụng vốn hiệu quả, ngay từ khi mạng lưới còn mới.
3. Hệ sinh thái của Berachain
Berachain đang xây dựng một hệ sinh thái đa dạng, bao gồm nhiều mảnh ghép thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ DeFi, NFT, Gaming đến Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) và DAO. Mỗi thành phần trong hệ sinh thái đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một blockchain phi tập trung mạnh mẽ, tối ưu thanh khoản và khả năng mở rộng.
3.1. DeFi

DeFi là một trong những trọng tâm chính của Berachain, cung cấp nền tảng cho các giao dịch tài chính, thanh khoản và yield farming. Các dự án tiêu biểu trong hệ sinh thái DeFi của Berachain bao gồm:
- Beradrome: Nền tảng AMM giúp tối ưu hóa thanh khoản.
- Aori: Giao thức thanh khoản phi tập trung dành cho derivatives và lending.
- Honeypot Finance: Dự án yield farming với cơ chế độc đáo, tối ưu lợi nhuận cho người dùng.
3.2. NFT

Berachain không chỉ tập trung vào tài chính phi tập trung mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực NFT. Các dự án nổi bật bao gồm:
- Bera Collective: Cộng đồng sáng tạo nghệ thuật NFT trên Berachain.
- Bera Punks: Bộ sưu tập NFT độc đáo lấy cảm hứng từ CryptoPunks.
- Beranames: Dịch vụ đăng ký tên miền trên Berachain, tương tự như ENS trên Ethereum.
3.3. GamFi

Berachain cũng đặt trọng tâm vào lĩnh vực GameFi với các dự án giúp tạo ra nền kinh tế số trong trò chơi:
- Gamblino: Một nền tảng cá cược và giải trí phi tập trung.
- Wizzwoods: Trò chơi nhập vai phi tập trung với nền kinh tế trong game dựa trên blockchain.
- BOINK: Hệ sinh thái gaming với mô hình Play-to-Earn kết hợp DeFi.
3.4. Infrastructure
Cơ sở hạ tầng blockchain là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất, khả năng mở rộng và bảo mật của Berachain. Một số dự án hạ tầng nổi bật bao gồm:
- Shogun: Giải pháp layer 2 giúp mở rộng quy mô giao dịch trên Berachain.
- Infrared: Hệ thống theo dõi và phân tích dữ liệu blockchain theo thời gian thực.
- Hyacinth: Công cụ phát triển giúp các lập trình viên dễ dàng triển khai DApps trên Berachain.
5. DAO

DAO đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì tính phi tập trung của Berachain. Một số tổ chức DAO trong hệ sinh thái bao gồm:
- MijaniDAO: Cộng đồng DAO hỗ trợ tài trợ cho các dự án trên Berachain.
- Apiology DAO: Tổ chức quản trị tập trung vào các dự án liên quan đến thanh khoản và DeFi.
- notrealDAO: Một DAO sáng tạo với các ý tưởng thử nghiệm trong không gian blockchain.
Ngoài ra, hệ sinh thái Berachain còn sở hữu các mảnh ghép thú vị như: BetFi, Tooling, SocialFi, Ramps/Payments,….
4. Tìm hiểu về token BERA
4.1. Ra mắt Mainnet và sự kiện phát hành token (TGE)
Berachain đã chính thức ra mắt mainnet vào ngày 6/2/2025, đánh dấu bước ngoặt sau hơn một năm thử nghiệm và phát triển, với sự hậu thuẫn từ Polychain Capital cùng nhiều quỹ đầu tư lớn.
Nền tảng này vận hành theo mô hình ba token độc đáo:
- BERA: Token gốc, dùng để thanh toán phí giao dịch và staking.
- BGT: Token quản trị, giúp người dùng tham gia bỏ phiếu và nhận thưởng.
- HONEY: Stablecoin hỗ trợ thanh khoản và giữ ổn định hệ thống.
Đặc biệt, Berachain sẽ phân phối 20% tổng nguồn cung token thông qua airdrop, tạo cơ hội cho người dùng tiếp cận hệ sinh thái ngay từ đầu.
4.2. Thông tin token
BERA là đồng coin tiện ích hoạt động chính thức trong hệ sinh thái Berachain, vận hành trên nền tảng Berachain và có thể được dùng với các mục đích sau:
- Thanh toán phí giao dịch trên mạng Berachain
- Tham gia staking và trả thưởng
Thông số kỹ thuật
- Tên gọi: Berachain
- Ký hiệu: BERA
- Nền tảng: Berachain
- Loại token: Utility
- Địa chỉ Smart Contract: 0x6969696969696969696969696969696969696969
Phân bổ token

4.3. Giao dịch token BERA
Bạn có thể dễ dàng giao dịch BERA cùng hơn 600+ tài sản số trên ONUS. Không phí giao dịch, thao tác dễ dàng.

Xem thêm:
5. Sự kiện airdrop BERA
6. Kết luận
Berachain mang đến một hướng đi đột phá trong ngành blockchain, kết hợp công nghệ hiện đại với các giải pháp thực tiễn để khắc phục những hạn chế cố hữu. Hệ thống đồng thuận Proof-of-Liquidity cùng mô hình ba token độc đáo giúp Berachain nổi bật, đảm bảo bảo mật cao, thanh khoản dồi dào và khả năng mở rộng vượt trội.