Các dự án Crypto Metaverse đã từng là tạo nên cơn sốt vào cuối năm 2021 và vẫn đang nhận được sự quan tâm không nhỏ từ cộng đồng tiền mã hoá. Vậy Metaverse là gì? Tại sao Metaverse lại phổ biến? Metaverse có phải là BigTrend hiện tại không? Cùng tìm hiểu tất cả mọi thứ bạn cần biết về Metaverse và tiềm năng tương lai khi kết hợp với công nghệ blockchain tại bài viết này.
1. Metaverse là gì?
1.1. Khái niệm Metaverse
Metaverse hay còn gọi là vũ trụ ảo, là khái niệm về vũ trụ kỹ thuật số được tạo nên giữa nền tảng công nghệ ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc đồ họa đã chiều,… nhằm gây dựng một nền tảng xã hội đặc biệt. Bởi vậy nó cho phép người sử dụng có thể tương tác cũng như có trải nghiệm chân thực như ở ngoài thực tế.
Tại vũ trụ ảo, các nền kinh tế khác nhau dần hình thành, đây là nơi mọi tài sản kỹ thuật số được giao dịch và trao đổi. Tại đây, người dùng cùng tham gia vào một không gian 3D, tương tác trực tuyến giữa nhiều thế giới kỹ thuật số. Những không gian kỹ thuật số này liên kết với nhau tạo thành hệ sinh thái Metaverse.
Hệ sinh thái metaverse tồn tại và phát triển song song với thế giới hiện thực. Bạn có thể tương tác trong thế giới ảo bằng nhiều cách thông qua các thiết bị thực tế ảo tăng cường như máy tính và chuột, kính thực tế ảo, mũ bảo hiểm, găng tay,…
Một số công ty, tập đoàn lớn trên thế giới đang xây dựng Metaverse là:
- Nvidia Corporation.
- Tập đoàn Microsoft.
- Roblox Corp.
- Facebook Inc. (nay là Meta Inc.)
- Unity Software Inc.
- Snap, Inc.
- Autodesk Inc.
- Amazon Com Inc.
- Tencent HLDGS LTD.
- Sea LTD.
1.2. Nguồn gốc của Metaverse
Metaverse là một khái niệm mới, nhưng nguồn gốc của nó được tìm thấy từ những năm 1990. Thuật ngữ “Metaverse” lần đầu tiên được sử dụng trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Snow Crash” của nhà văn Neal Stephenson, được xuất bản vào năm 1992. Trong tiểu thuyết, ông Stephenson mô tả một thế giới ảo ba chiều mà con người có thể chiếm lĩnh.
Tuy nhiên, sự phổ biến của Metaverse đối với thế giới chủ yếu thông qua trò chơi điện tử. Pokémon Go – trò chơi tích hợp thực tế ảo vào điện thoại di động được ra mắt vào 2016 và đã gây sốt trên toàn thế giới. Trò chơi này cho phép người chơi tương tác với nhau trong thế giới thực thông qua các nhân vật ảo.
Kể từ đó, các trò chơi khác như Fortnite, Minecraft và Roblox cũng đã áp dụng Metaverse. Các trò chơi này cho phép người chơi tương tác với nhau trong thế giới ảo dưới hình thức avatar.
1.3. Sự bùng nổ của Metaverse vào cuối năm 2021
Cuối năm 2021, Metaverse bất ngờ trở thành một trong những xu hướng công nghệ được quan tâm nhất trên thế giới.
Sự bùng nổ này có thể được lý giải bởi một số yếu tố sau:
- Sự phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR): VR và AR là những công nghệ nền tảng của Metaverse, giúp bạn có thể trải nghiệm thế giới ảo một cách chân thực và sống động hơn. Trong những năm gần đây, VR và AR đã có những bước phát triển vượt bậc, cả về mặt phần cứng lẫn phần mềm. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Metaverse.
- Sự thành công của các trò chơi Metaverse: Các trò chơi Metaverse như Fortnite, Roblox, và The Sandbox đã thu hút được hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Sự thành công của các trò chơi này đã giúp Metaverse trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng game thủ.
- Sự tham gia của các ông lớn công nghệ: Các ông lớn công nghệ như Meta, Microsoft, và Google đã bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào Metaverse. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển to lớn của Metaverse và khiến nhiều người tin tưởng rằng Metaverse sẽ trở thành một xu hướng công nghệ chủ đạo trong tương lai.
Hiện nay, các dự án Metaverse vẫn đang được cộng đồng nhà đầu tư quan tâm và theo dõi.
1.4. Đặc điểm của Metaverse
4 đặc điểm cơ bản và nổi bật của Metaverse có thể kể đến như:
- Không có giới hạn: Không có rào cản nào giữa thế giới thực và thế giới ảo, khả năng của Metaverse là vô hạn.
- Tính đồng bộ: Những người tham gia Metaverse sẽ có thể tương tác với nhau và với thế giới kỹ thuật số trong thời gian thực, phản ứng với môi trường ảo của họ và với nhau giống như trong thế giới thực.
- Tính khả dụng: Mọi người sẽ có thể đăng nhập đồng thời vào Metaverse và sẽ không có giới hạn về số lượng người tham gia.
- Tính kinh tế: Những người tham gia – bao gồm cả các doanh nghiệp – sẽ có thể cung cấp hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy những giá trị được người khác thừa nhận. Giá trị đó có thể bao gồm loại giá trị mà người chơi trò chơi điện tử hiện đang sử dụng (ví dụ: tiền tệ fiat đổi lấy vàng ảo và các vật phẩm trong trò chơi). Nó cũng có thể bao gồm các NFT và tiền điện tử, cùng với các loại tiền tệ fiat truyền thống. Việc trao đổi giá trị như vậy có thể phụ thuộc vào các công nghệ như công nghệ sổ cái phân tán và smart contract.
1.5. Hệ sinh thái Metaverse
Kiến trúc của Metaverse bao gồm 4 lớp cơ bản như sau:
- Cơ sở hạ tầng (Foundation Layer): Nền tảng cho sự kết nối, đó chính là mạng lưới Internet.
- Công cụ hỗ trợ thực tế mở rộng (Infrastructure Layer): Các linh kiện phần cứng đóng vai trò hỗ trợ trải nghiệm trở nên chân thực. Ngoài ra, các công nghệ Blockchain, AI, Internet vạn vật (IoT – Internet of Things), Dữ liệu lớn (Big Data) để hình thành nên Metaverse cũng nằm trong lớp này.
- Nền tảng cung cấp nội dung (Content layer): Trên lớp này có các trò chơi, ứng dụng, mạng xã hội giúp người dùng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, mang lại những trải nghiệm sống động nhất.
- Siêu vũ trụ số Metaverse (True Metaverse): Khi các lớp trước phát triển đến một mức nào đó, ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa, là không gian ảo tồn tại song song và đan xen với thế giới thực.
Trong quá trình phát triển, khi các lớp nền tảng phía dưới được hoàn thành, nó sẽ trở thành nền móng để tiếp tục phát triển những lớp tiếp theo, đồng thời các lớp đó sẽ không ngừng cập nhật và phát triển.
1.6. Tầm quan trọng của Blockchain và tiền điện tử với Metaverse
Metaverse là một thế giới ảo, nơi mọi người có thể tương tác với nhau và với các công nghệ khác nhau. Để Metaverse phát triển mạnh mẽ, nó cần một hệ thống hỗ trợ giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, việc giao dịch hàng hóa và dịch vụ trong thế giới ảo đặt ra hai thách thức:
- Xác định giá trị: Bất kỳ hàng hóa kỹ thuật số nào cũng có thể bị sao chép và nhân bản dễ dàng. Vậy nên, Metaverse cần một cách để xác định tính xác thực của hàng hóa và chủ sở hữu. Chắc chắn là bạn sẽ không muốn chi trả khoản tiền giống nhau cho một chiếc ô tô lỗi hoặc một chiếc túi Gucci giả mạo.
- Thực hiện giao dịch: Metaverse cần một cách để thực hiện giao dịch trong thế giới ảo.
Blockchain và tiền điện tử là những công nghệ có thể giải quyết cả hai thách thức này:
- Blockchain là một công nghệ sổ cái phân tán, có thể đảm bảo tính xác thực và tính toàn vẹn của dữ liệu. Blockchain có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin về hàng hóa kỹ thuật số, chẳng hạn như quyền sở hữu, nguồn gốc và lịch sử giao dịch. Điều này giúp đảm bảo rằng hàng hóa kỹ thuật số là duy nhất và không thể bị sao chép.
- Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số sử dụng công nghệ blockchain để thực hiện các giao dịch. Tiền điện tử có thể được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ trong Metaverse.
Vậy nên, blockchain và tiền điện tử là những công nghệ quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của Metaverse. Chúng cung cấp một cách để xác định giá trị và thực hiện giao dịch cho hàng hóa và dịch vụ trong thế giới ảo. Trong Metaverse, Ethereum (ETH) là loại tiền điện tử phổ biến nhất.
2. Metaverse Coin (tiền điện tử Metaverse) là gì?
2.1. Khái niệm tiền điện tử Metaverse Coin
Metaverse Coin là đồng tiền để vận hành nền kinh tế Metaverse, chúng được tạo ra dựa trên nền tảng của công nghệ blockchain.
Có hai blockchain phổ biến được sử dụng để phát triển Metaverse coin là Ethereum và Solana. Ethereum là một nền tảng blockchain phổ biến được sử dụng để phát triển nhiều loại tiền điện tử, trong đó có metaverse coin. Solana là một nền tảng blockchain mới nổi với tốc độ giao dịch nhanh và phí giao dịch thấp.
Metaverse coin có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong vũ trụ ảo, chẳng hạn như:
- Mua bán vật phẩm: Người dùng có thể sử dụng metaverse coin để mua bán các vật phẩm trong metaverse, chẳng hạn như quần áo, vũ khí, xe cộ,…
- Thanh toán dịch vụ: Người dùng có thể sử dụng metaverse coin để thanh toán cho các dịch vụ trong metaverse, chẳng hạn như thuê nhà, mua vé xem phim,…
- Đầu tư: Metaverse coin cũng có thể được sử dụng như một kênh đầu tư. Nếu metaverse phát triển thành công, giá trị của metaverse coin có thể tăng lên đáng kể.
2.2. Metaverse Coin có giá trị tại hiện thực?
Ngoài việc có thể truy cập nhiều dịch vụ và ứng dụng bên trong thế giới ảo, Metaverse Coin còn có giá trị cả trong và ngoài thế giới thực.
Giá trị trên các sàn giao dịch/dịch vụ DeFi: Metaverse Coin cũng có thể được đổi thành tiền pháp định. Điều này cho phép người dùng sử dụng Metaverse Coin để mua hàng hóa và dịch vụ trong thế giới thực. Ví dụ: SAND là token chính thức của The Sandbox, bạn có thể giao dịch mua/bán tài sản này trên ONUS qua tính năng Quy đổi với tỷ giá 1 SAND = 13,321 VNDC.
3. Những Metaverse Coin tiêu biểu trên thị trường
3.1. ApeCoin (APE)
ApeCoin là một token quản trị được phát triển bởi Yuga Labs, công ty đứng sau Bored Ape Yacht Club (BAYC) và Mutant Ape Yacht Club (MAYC). ApeCoin được sử dụng để truy cập các trải nghiệm và lợi ích độc quyền trong hệ sinh thái ApeCoin.
ApeCoin được phát hành vào tháng 3 năm 2022 và nhanh chóng trở thành một trong những tài sản tiền điện tử có giá trị nhất. Giá trị của ApeCoin đã tăng lên đáng kể kể từ khi ra mắt, đạt giá trị hiện tại:
- Tổng cung (Total Supply): 1,000,000,000 APE
- Vốn hoá (Market Cap): 497,188,162 USD
- Xem giá ApeCoin
3.2. The Sandbox (SAND)
The Sandbox là một nền tảng trò chơi metaverse cho phép người dùng tạo và trải nghiệm thế giới ảo của riêng họ. SAND là token chính thức của The Sandbox và được sử dụng để mua vật phẩm, thanh toán phí giao dịch và tham gia quản trị The Sandbox
SAND được phát hành vào tháng 12 năm 2019 và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại:
- Tổng cung (Total Supply): 3,000,000,000 SAND
- Vốn hoá (Market Cap): 1,040,904,522 USD
- Theo dõi giá SAND
3.3. Decentraland (MANA)
Decentraland là một nền tảng trò chơi metaverse tương tự như The Sandbox. MANA là token chính thức của Decentraland và được sử dụng để mua vật phẩm, thanh toán phí giao dịch và tham gia quản trị trong Decentraland.
MANA được phát hành vào tháng 2 năm 2017 và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại của MANA:
- Tổng cung (Total Supply): 2,193,179,327 MANA
- Vốn hoá (Market Cap): 826,335,309 USD
- Theo dõi giá MANA
3.4. Axie Infinity (AXS)
Axie Infinity (AXS) là một thế giới ảo cho phép người chơi thu thập, lai tạo và chiến đấu với những sinh vật dễ thương được gọi là Axies. AXS là token chính thức của Axie Infinity, được sử dụng để mua bán Axies, lai tạo Axies, tham gia quản trị, thanh toán phí giao dịch
AXS được phát hành vào tháng 11 năm 2020 và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại:
- Tổng cung (Total Supply): 270,000,000 AXS
- Vốn hoá (Market Cap): 826,335,309 USD
- Theo dõi giá AXS
3.5. Highstreet (HIGH)
Highstreet (HIGH) là một token tiền điện tử được phát triển bởi công ty Highstreet Labs. Highstreet là một nền tảng thương mại điện tử trong metaverse, kết hợp giữa thương hiệu truyền thống và NFT. HIGH được sử dụng để mua sắm trong Highstreet và tham gia quản trị.
HIGH được phát hành với mức giá 0,02 USD và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại:
- Tổng cung (Total Supply): 100,000,000 HIGH
- Vốn hoá (Market Cap): 995,091,874 USD
- Theo dõi giá HIGH
Ngoài các dự án trên, Metaverse Crypto còn rất nhiều cái tên nổi bật như: CEEK VR (CEEK), MyNeighborAlice (ALICE), RACA (RACA), COMBO (COMBO), Highstreet (HIGH),…
4. Những thách thức và tiềm năng đối với Metaverse
4.1. Thách thức
Dù Metaverse có rất nhiều lợi ích ở đa dạng lĩnh vực thì các vấn đề về tiêu chuẩn bảo mật và quyền riêng tư vẫn là thách thức lớn.
Chuyên gia an ninh Ashwin Krishnan đã giải thích trong các bài phát biểu của mình về những thách thức bảo mật và lo ngại về quyền riêng tư trên vũ trụ ảo Metaverse. Ông nhấn mạnh rằng Metaverse có thể mang lại nhiều rủi ro cho người dùng như:
- Áp dụng sai các quy định về quyền riêng tư với người dùng
- Việc thu thập dữ liệu quá mức dẫn đến xâm phạm quyền riêng tư
- Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu dữ liệu
- Lạm dụng trẻ em
- Quyền riêng tư giữa người dùng và người dùng
Ngoài ra, Charlie Bell, Phó Chủ tịch điều hành của Microsoft đã nói rằng: “Những vấn đề của Internet hôm qua và hôm nay – sao chép, mạo danh, đánh cắp thông tin người dùng, gián điệp quốc gia, những lỗ hổng không tránh khỏi – sẽ tiếp tục tồn tại trong Metaverse”.
4.2. Tiềm năng đến từ Metaverse và các dự án Crypto Metaverse
Với một tầm nhìn rất lớn đó là tạo ra một thế giới song song với thế giới hiện tại của Metaverse, dễ dàng thấy được thị trường này sẽ lớn đến mức nào. Đặc biệt, với tầm nhìn “Beyond Universe” của Metaverse, rất có thể trong tương lai tất cả các tài sản ở ngoài đời sống sẽ được mang lên Metaverse để tạo ra một thế giới song song đúng nghĩa (thậm chí còn có thể vượt lên trên nó).
Số liệu thu thập được hiện tại đã cho thấy tổng giá trị thị trường Metaverse trên toàn cầu vào cuối năm 2023 lên tới $567 tỷ USD. Do đó, nhìn chung đây là một thị trường rất khổng lồ và vẫn còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Theo Bloomberg ước tính, thị trường Metaverse có thể trị giá $800 tỷ vào năm 2024. Mặt khác, Grayscale và JP Morgan coi Metaverse là một thị trường tiềm năng với giá trị khoảng 1 nghìn tỷ đô vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Chúng ta chưa thể khẳng định về tiềm năng phát triển của Metaverse, nhưng các nhà đầu tư và các công ty khởi nghiệp đã nhìn thấy các dấu hiệu tích cực ở phía trước.
Các dự án Crypto Metaverse đang phát triển nhanh chóng, và tiềm năng của chúng là rất lớn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Metaverse vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, và có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về các dự án Crypto Metaverse trước khi đầu tư.
5. Làm cách nào để sở hữu Metaverse Coin?
Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng sở hữu Metaverse Coin bằng cách giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử.
Chỉ mất vài phút để bắt đầu trên ONUS, ứng dụng lưu trữ và giao dịch hơn 600 tài sản số phổ biến trên thị trường, bạn đã có thể sở hữu Metaverse Coin yêu thích của mình:
Bước 1: Tải ứng dụng và đăng ký tài khoản ONUS
Bước 2: Xác thực tài khoản
Bước 3: Mua/bán các Metaverse Coin yêu thích tại tính năng Quy đổi hoặc P2P trên ONUS.
Ngoài ra, tại ONUS – Hệ sinh thái đầu tư tài sản số lớn nhất Việt Nam với hơn 4 triệu người dùng, các nhà giao dịch còn được đội ngũ chăm sóc khách hàng bằng tiếng Việt giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và xử lý các sự cố thường gặp liên quan khi giao dịch.