Nhà nước bình ổn giá vàng: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tại Big4 tăng?

KEY TAKEAWAYS:
Bình ổn giá vàng là các biện pháp được áp dụng nhằm duy trì sự ổn định của giá vàng trên thị trường. Điều này giúp tránh những biến động mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và người tiêu dùng.
Nhà nước bình ổn giá vàng trên thị trường Việt Nam bằng cách thực hiện các buổi đấu thầu mua - bán vàng và niêm yết giá vàng theo thương hiệu SJC, đồng thời bán vàng miếng trực tiếp qua nhóm Ngân hàng Quốc doanh Big 4.
Nhờ mức giá vàng bình ổn mới, nhà đầu tư sẽ có thể mua vàng với mức giá thấp hơn so với đầu năm 2024.
Giá vàng bình ổn mới được niêm yết theo giá vàng miếng SJC và được bán tại điểm giao dịch của các Ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank, đồng thời tại các cửa hàng, chi nhánh của Thương hiệu vàng SJC.
Mức niêm yết giá vàng bình ổn mới đã có dấu hiệu tăng trở lại theo cả chiều mua vào và bán ra, tạo cơ hội cho nhóm người mua vàng thời điểm đầu thu được lợi nhuận lớn.

Trong bối cảnh thị trường vàng miếng, vàng 9999 biến động nhanh khiến việc kiểm soát giá mua – bán và tâm lý đầu tư của người dân, việc mua vàng SJC với giá “bình ổn mới” đã trở thành chủ đề nóng trong xã hội thời gian vừa qua. 

Vậy “giá vàng bình ổn mới” là gì? Và cách nhà nước bình ổn giá vàng thời gian đã tạo điều kiện gì cho thị trường vàng Việt Nam nói chung? Cùng ONUS tìm hiểu về việc bình ổn giá vàng tại thị trường vàng Việt Nam.

1. “Hạ Nhiệt” thị trường vàng khi cơn sốt giá vàng khi thực hiện bình ổn giá.

1.1. Vàng bình ổn giá là gì?

Bình ổn giá vàng là hình thức điều tiết giá vàng trên thị trường giao dịch.
Bình ổn giá vàng là hình thức điều tiết giá vàng trên thị trường giao dịch.

Vàng bình ổn giá được Nhà nước quy định là vàng miếng SJC do Ngân hàng Trung ương phối hợp cùng các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh (Big 4) gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank bán trực tiếp cho người dân nhằm mục tiêu bình ổn giá thị trường vàng, hạn chế biến động giá vàng đột ngột, tránh khỏi các ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế quốc nội.

“Vàng bình ổn” hay “Bình ổn giá vàng 2024” là một trong những khái niệm hoàn toàn mới, xuất hiện trong nửa đầu năm 2024 khi giá vàng trong nước tăng quá cao so với giá vàng thế giới. Nhà nước đã cùng Ngân hàng Thương mại phối hợp với thương hiệu vàng SJC để bán vàng bình ổn giá. 

Mục tiêu của quá trình này là rút ngắn khoảng cách giữa giá vàng miếng nói chung và giá vàng SJC nói riêng về gần với giá vàng thế giới.

1.2. Biến động giá vàng năm nửa đầu năm 2024.

Giá vàng đã ổn định sau thời điểm Nhà nước bình ổn giá vàng.
Giá vàng đã ổn định sau thời điểm Nhà nước bình ổn giá vàng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính từ đầu năm tới ngày 03/06/2024, giá vàng trong nước có xu hướng biến động cùng chiều so với giá vàng thế giới.

Tính tới ngày 25/04/2024, bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.322,36 USD/Ounce, tăng 8,54% so với tháng 03/2024 do căng thẳng chính trị tại khu vực Trung Đông.

Còn trong nước, giá vàng miếng niêm yết theo giá vàng tại thương hiệu SJC vào tháng 04/2024 có mức tăng trưởng đạt 6,95% so với hồi tháng 03/2024; tăng 17,01% so với tháng 12/2023 và tăng 28,62% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 04/2024, giá vàng trong nước liên tục có mức đỉnh mới. Có thời điểm, giá vàng nhẫn trơn được giao dịch ở mức 78,6 triệu đồng/lượng; giá vàng miếng SJC giao dịch tại mức 85,2 triệu đồng/lượng và cao nhất tại mức 92,4 triệu đồng/lượng. 

Cùng trong tháng 4, Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức đấu thầu bán vàng miếng áp dụng đối với thương hiệu SJC nhằm thực hiện chỉ đạo triển khai các giải pháp bình ổn giá vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao . 

chênh lệch giá vàng việt nam hiện tại - lý do giá bán ra cao hơn giá mua vào

→ Tìm hiểu chi tiết hơn lý do giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch tại: Vì sao giá vàng Việt Nam cao hơn thế giới? Tổng hợp giá vàng 10 năm

1.3. Tầm quan trọng của vàng trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam

Vàng từ lâu đã trở thành một trong những tài sản và sản phẩm đầu tư không thể thiếu tại thị trường tài chính, kinh tế và văn hoá Việt Nam. Với vai trò như một loại tài sản bảo toàn giá trị và là một phương tiện đầu tư bổ biến, vàng đã đóng góp một phần to lớn vào sự ổn định tài chính cá nhân và quốc gia, cụ thể như:

  • Bảo toàn giá trị tài sản:

Trong bối cảnh lạm phát và biến động kinh tế, vàng được coi là một tài sản an toàn giúp bảo toàn giá trị. Nhiều người dân Việt Nam lựa chọn đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản trong dài hạn, đặc biệt khi đối mặt với sự bất ổn của các loại tiền tệ khác.

  • Công cụ đầu tư và tích lũy tài sản:

Vàng là một kênh đầu tư phổ biến tại Việt Nam, không chỉ cho các nhà đầu tư lớn mà còn cho những người dân bình thường. Đầu tư vào vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng sinh lời.

  • Ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý dự trữ vàng quốc gia nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiểm soát lạm phát. Dự trữ vàng quốc gia cũng là một phần quan trọng trong chiến lược tài chính quốc gia.

1.4. “Hạ Nhiệt” thị trường vàng khi cơn sốt giá vàng khi nhà nước bình ổn giá 

Giá vàng trong những phiên gần đây liên tục giảm mạnh sau khi Nhà nước, Ngân hàng trung ương và 4 Ngân hàng thương mại (Big 4) quyết định thực hiện hoạt động bình ổn giá vàng thông qua việc bán trực tiếp cho 4 Ngân hàng nhà nước gồm: Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV và Công ty SJC để bán cho người dân.

chênh lệch giá vàng việt nam hiện tại - chênh lệch giá vàng việt nam và thế giới năm 2021

Theo đó, giá vàng tại thị trường Việt Nam đã có những thay đổi từ hồi đầu năm 2024 như sau:

Thời điểm (Cùng kỳ tháng)

Giá mua (VND/lượng)

Giá bán (VND/lượng)

01/2024

74,000,0000

76,520,000

02/2024

77,500,000

79,520,000

03/2024

77,600,000

79,620,000

04/2024

83,000,000

85,200,000

05/2024

81,000,000

83,000,000

06/2024

74,980,000

76,980,000

07/2024

78,500,000 80,500,000

Tháng 1/2024:

  • Giá vàng: giá vàng miếng SJC giảm cùng chiều thế giới, giao dịch quanh 76,52 triệu đồng/lượng. Vàng nhẫn neo sát mức 64 triệu đồng/lượng.
  • Nguyên nhân biến động: Đầu năm, giá vàng tăng do sự bất ổn kinh tế toàn cầu và nhu cầu tích trữ vàng của nhà đầu tư.

Tháng 2/2024:

  • Giá vàng: Giá vàng SJC niêm yết ở mức 77,5 triệu đồng/lượng mua vào và 79,52 triệu đồng/lượng bán ra.
  • Nguyên nhân biến động: Lạm phát toàn cầu tăng cao, các nhà đầu tư tiếp tục mua vàng để bảo vệ tài sản.

Tháng 3/2024:

  • Giá vàng: Giá vàng SJC niêm yết ở mức là 77,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 79,6 triệu đồng/lượng (bán ra).
  • Nguyên nhân biến động: Giá vàng thế giới đạt đỉnh mới tại mức 2195.17 USD/ounce, kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh.

Tháng 4/2024:

  • Giá vàng: Giá vàng SJC niêm yết ở mức là 83 – 85,2 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
  • Nguyên nhân biến động: Các yếu tố kinh tế vĩ mô tiếp tục ảnh hưởng, cùng với sự tăng trưởng nhu cầu vàng tại Thừa Thiên Huế.

Tháng 5/2024:

  • Giá vàng: Giá vàng vàng miếng SJC đóng cửa cuối tuần ở mức 81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83 triệu đồng/lượng (bán ra).
  • Nguyên nhân biến động: Trước cuộc họp của Fed, giá vàng giảm nhẹ nhưng sau đó phục hồi nhanh chóng khi Fed giữ nguyên lãi suất. 

Tháng 6/2024:

  • Giá vàng: Giá vàng SJC sáng 22/6/2024 giữ nguyên mức 76,98 triệu đồng/lượng.
  • Nguyên nhân biến động: Trước cuộc họp của Fed, giá vàng giảm nhẹ nhưng sau đó phục hồi nhanh chóng khi Fed giữ nguyên lãi suất. Bình quân giá vàng thế giới ở mức 2.348,27 USD/ounce

Tháng 7/2024:

  • Giá vàng SJC sáng 17/7/2024 có giá 76,98 triệu đồng/lượng
  • Giá vàng SJC sáng 08/09/2024 có giá 78,500,000 triệu đồng/lượng với chiều mua vào và 80,500,000 triệu đồng/lượng; đã có mức chênh lệch so với ngày hôm qua là – triệu đồng/lượng
  • Nguyên nhân biến động: Giá vàng niêm yết tại thương hiệu SJC được tăng nhẹ sau thời gian chững lại từ hồi đang tháng 06/2024, với mục tiêu rút ngắn khoảng cách với giá vàng thế giới và cân bằng giá vàng miếng – vàng nhẫn tại thị trường Việt Nam. 

Biến động giá vàng chung tại Việt Nam trong năm 2024 cho thấy một xu hướng tăng rõ rệt, phản ánh tác động của các yếu tố kinh tế và chính trị toàn cầu.

Bạn có thể xem thêm lịch sử giá vàng Việt Nam và thế giới.  

2. Tại sao cần bình ổn giá vàng? 

2.1. Tác động tiêu cực của biến động giá vàng đối với thị trường và kinh tế.

Theo tình hình cập nhật mới nhất trên thị trường vàng Việt Nam, giá vàng trong tháng 05/2024 đã tăng rất mạnh. Cụ thể, vào ngày 15/05/2024, giá vàng miếng SJC tăng mạnh và đạt mức 90.200.000 VND/lượng trước khi có sự điều chỉnh theo chiều hạ nhiệt nhẹ sau đó. 

So sánh mức giá này với giá vàng thế giới thời điểm đó, giá vàng trong nước đã cao hơn khoảng 16.700.000 VND/lượng.

Vậy giá vàng tăng cao có tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào tới thị trường và nền kinh tế quốc nội?

Dưới đây là một số tác động chính của giá vàng tới nền kinh tế:

Tiêu chí

Tích cực

Tiêu cực

Tình hình kinh tế, sản xuất và lạm phát

Các ngành chuyên về khai thác, sản xuất và kinh doanh vàng phát triển mạnh

Làm tăng chi phí sản xuất và tác động đến tình trạng lạm phát. 

Nguồn vốn đầu tư – dòng tiền của người dân

Tăng nhu cầu đầu tư vào vàng và dịch chuyển vốn đầu tư từ các loại tài sản khác sang vàng. Vì vàng thường được coi là tài sản an toàn trong thời kỳ bất ổn kinh tế hoặc chính trị.

Làm giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán, bất động sản và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung.

Xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại hối

Khi giá vàng cao, dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương có thể tăng giá trị, góp phần vào việc tăng dự trữ ngoại hối.

Tăng chi phí nhập khẩu vàng tới mức quá tải, nó có thể tạo áp lực lên kho dự trữ ngoại hối, khiến dòng tiền khó lưu thông trong thị trường.

Chi phí tiêu dùng và các khoản tiết kiệm, đầu tư cá nhân

Thu hút nhiều nhà đầu tư tìm tới vàng như một hình thức đầu tư an toàn. 

Giá vàng cao có thể làm có thể khuyến khích đầu cơ, làm tăng sự biến động của thị trường và tạo ra bong bóng tài sản.

2.2. Tầm quan trọng của bình ổn giá vàng

Việc có nên thực hiện bình ổn giá vàng nhằm mục tiêu “hạ nhiệt” giá vàng hay để mặc thị trường “sốt giá” là những quan điểm khác nhau trong bối cảnh giá vàng tăng chóng mặt thời điểm quý đầu năm 2024. Khi giá vàng miếng trong nước đạt đỉnh ATH với giá 92.400.000 VND/Lượng khi bán ra và 90.100.000 VND/lượng khi mua vào. 

Theo nhiều chuyên gia tài chính, vàng vừa là một kênh đầu tư an toàn, bảo toàn tài sản của phần đông nhà đầu tư, vừa là kênh lướt sóng kiếm lời của nhiều người tại Việt Nam.

Việc giá vàng có sự biến động sẽ phản ánh quan hệ đầu tư/ đầu cơ của người mua. Do vậy, nếu như giá vàng tăng một cách “phi mã”, cao hơn cả giá vàng thế giới sẽ làm thị trường vàng Việt Nam mất cân đối trong hệ thống tài chính và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Theo tin tức được ONUS cập nhật, ông Nguyễn Nhật Minh – Chuyên gia phân tích tại Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện ngân hàng cho rằng việc bình ổn và thực hiện quản lý chặt chẽ thị trường vàng là điều tiên quyết để tiến tới phát triển hệ thống tài chính, kinh tế Việt Nam nói chung. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, thị trường vàng nói chung và giá vàng nói riêng ổn định là một yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và kinh tế tại Việt Nam, hướng tới phát triển lâu dài.
  • Thứ hai, Vàng được coi là một loại tài sản có tính chất bảo toàn giá trị lâu dài, ổn định và không bị mất giá trị. Khi thị trường vàng ổn định, vàng có thể đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ giá trị đồng tiền quốc nội. 
  • Thứ ba, việc bình ổn giá vàng giúp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nướcgiá vàng thế giới. Từ đó hạn chế được tình trạng đầu cơ, thổi giá hay nhập lậu vàng nhằm kiếm lợi bất chính, hạn chế rủi ro tiềm ẩn cho thị trường vàng trong nước nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Vậy giá vàng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới giá các loại hàng hoá khác không?

Theo chuyên gia Nguyễn Nhật Minh, giá vàng tăng “phi mã” trong thời gian vừa qua và kể cả thời gian hồi cuối năm 2023 ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình lạm phát hay giá của các hàng hoá khác. 

Cụ thể, giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá vàng thế giới, tuy nhiên với tình hình nguồn cung trong nước hạn chế. Cùng lúc đó, mức lãi suất tiết kiệm giảm sâu nên người dân chuyển tài sản từ các khoản tiết kiệm tại ngân hàng sang lựa chọn vàng để trở thành kênh đầu tư chính. 

2.3. Tại sao Nhà nước cần niêm yết giá vàng SJC?

Trong tình huống giá vàng tăng chóng mặt như hồi quý I năm 2024, lo ngại việc khó kiểm soát giá vàng trên thị trường và khi người dân đầu tư vào vàng đồng nghĩa một lượng lớn tiền đã chuyển từ lưu thông ngoài thị trường vào trong két sắt. 

Vậy Nhà nước cần niêm yết giá vàng SJC nhằm mục đích gì?

  • Ổn định thị trường: Niêm yết giá vàng giúp kiểm soát và ổn định thị trường vàng trong nước. Giá vàng niêm yết chính thức sẽ tạo ra mức tham chiếu chuẩn để ngăn chặn tình trạng đầu cơ, thao túng giá cả và sự biến động quá lớn của thị trường.
  • Minh bạch thông tin: Việc niêm yết giá vàng SJC giúp cung cấp thông tin minh bạch cho người tiêu dùng và nhà đầu tư. Điều này giúp họ dễ dàng theo dõi và đưa ra các quyết định mua bán chính xác hơn.
  • Bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: Giá vàng niêm yết chính thức sẽ bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị lừa đảo hoặc mua phải vàng với giá không hợp lý. Người tiêu dùng có thể so sánh giá vàng trên thị trường với giá niêm yết để tránh bị thiệt hại.
  • Đồng bộ hóa chính sách tài chính: Việc niêm yết giá vàng giúp Nhà nước thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ một cách đồng bộ và hiệu quả hơn. Nó cũng giúp điều chỉnh cung cầu và kiểm soát lượng vàng lưu thông trong nền kinh tế.

3. Tình hình bình ổn giá vàng từ Nhà nước?

3.1. Nhận định lợi ích của hành động bình ổn giá vàng từ Nhà nước

Theo quá trình bình ổn giá vàng, bước đầu giá vàng đã đi vào quỹ đạo ổn định, thị trường vàng cũng đã giảm nhiệt trước sự biến động “không thể kiểm soát” như hồi đầu năm và tâm lý lo sợ khi mua vàng của người dân cũng đã ổn định.

Vậy những lợi ích mà Nhà nước bình ổn giá vàng bao gồm:

  • Ổn định thị trường và giá vàng quốc nội: Giúp hạn chế biến động giá vàng đột ngột bằng cách can thiệp vào thị trường vàng thông qua việc bán vàng trực tiếp với mức giá niêm yết và được công bố rộng rãi tại các Ngân hàng thuộc Big 4.
  • Bảo vệ nền kinh tế và dòng tiền quốc nội: Giá vàng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế, cụ thể là dòng tiền và giá trị của đồng tiền quốc nội so với ngoại tệ. Với việc bình ổn giá vàng, tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng Việt Nam Đồng cũng cân bằng trở lại trước giá USD. 
  • Bảo vệ người tiêu dùng: Với mức giá vàng bình ổn mới, nhóm người có thu nhập thấp cũng có thể mua được vàng, loại bỏ tình trạng đầu cơ và thổi giá. 

3.2. Cơn sốt vàng đã qua sau quá trình bình ổn giá vàng?

Đã gần 4 tháng kể từ thời điểm đấu thầu mua bán vàng và 2 tháng kể từ ngày các Ngân hàng Thương mại cùng Công ty SJC công bố bán vàng miếng, giá vàng đã hạ nhiệt và bước vào nhịp đi ngang. 

Giá vàng SJC hôm nay ngày 08/09/2024 có giá mua vào 78,500,000 VND/Lượng và giá bán ra là 80,500,000 VND/Lượng. Như vậy, kể từ ngày 03/06/2024, lần đầu tiên giá vàng có mức tăng nhẹ so với thời điểm công bố giá niêm yết lần đầu là 3.000.000 VND/Lượng.

3.2.1. Vàng bình ổn giá được bán ở đâu?

Theo công bố, vàng miếng SJC sẽ được bán với giá bình ổn tại các điểm giao dịch của Ngân hàng Thương mại Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank và các cửa hàng của thương hiệu SJC. 

Thời gian giao dịch cụ thể bao gồm:

  • Giao dịch tại Công ty SJC
  • Từ 8h30 – 22h hoặc từ 7h30 – 20h tuỳ từng chi nhánh.

Tại các ngân hàng bao gồm:

  • Buổi sáng: 8h – 11h30;
  • Buổi chiều: 13h30 – 17h.

3.2.2. Danh Sách Các địa điểm bán vàng SJC bình ổn giá

Dưới đây là những địa điểm mà khách hàng cá nhân có thể mua vàng miếng từ các ngân hàng và trực tiếp từ thương hiệu SJC, bao gồm:

Ngân hàng / Thương hiệu cung cấp dịch vụ mua bán vàng.

Khu vực

Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Sở Giao dịch: số 11 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình. (Xem đường đi

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank TP.HCM: số 5 Công trường Mê Linh, phường Bến Nghé, Quận 1. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Hà Nội: số 11B Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Nam Sài Gòn: số 23 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Ba Đình: số 72 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thủ Đức: số 50A Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, TP Thủ Đức. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Thành Công số 1 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Kỳ Đồng số 13-13 Bis Kỳ Đồng, phường 9, quận 3. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Chương Dương số 564 Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên. (Xem đường đi)

– Trụ sở chi nhánh Vietcombank Tân Bình số 108 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. (Xem đường đi)

Ngân hàng TMCP Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank):

– 81 Phố Huế, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng. (Xem đường đi)

– Tầng 15, Tòa nhà 93 – 95 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. (Xem đường đi)

– Tầng 1, Tòa nhà Hoàng Thành, 114 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. 

 

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Sở Giao dịch: Số 2 Láng Hạ, Phường Thành Công, quận Ba Đình.

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Sài Gòn: Số 02 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. 

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Hà Nội: Số 77 phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng. 

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn: Số 28-30-32 Mạc Thị Bưởi, Phường Bến Nghé, Quận 1. 

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Hà Tây: Số 2, Phố Vũ Trọng Khánh, Tổ dân phố 5, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội.

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Nam Sài Gòn: Tòa nhà V5 Sunrise City South, số 23 Đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Cầu Giấy: Số 99 Trần Đăng Ninh, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Phú Nhuận: Số 135A Phan Đăng Lưu, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

– Trụ sở Agribank Chi nhánh Long Biên: Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Hà Nội.

 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

– Chi nhánh Sở Giao dịch 1, địa chỉ: Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. 

– Chi nhánh TP.HCM, địa chỉ: 134 Nguyễn Công Trứ, Quận 1. 

– Chi nhánh Hà Thành, địa chỉ: 74 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. 

 

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

– Chi nhánh SJC Giang Văn Minh: 50 Giang Văn Minh, phường Đội Cấn, quận Ba Đình. 

– Trụ Sở – Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Minh Khai: 418 – 420 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3. 

– Chi nhánh SJC Thái Thịnh:  101 – 102 A49 Thái Thịnh, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa. 

– Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Quang Trung: 230-230A Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp. 

– Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Phan Đình Phùng: 27B Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, quận Ba Đình. 

– Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Nguyễn Văn Nghi: 172 Nguyễn Văn Nghi, Phường 5, quận Gò Vấp. 

– Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Trần Nhân Tông: 18 Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

– Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Hóc Môn: 05/2A Quốc lộ 22, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn. 

Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tại các tỉnh thành khác, người dân cũng có thể mua vàng với giá bình ổn mới tại các chi nhánh của thương hiệu vàng bạc đá quý SJC như:

Tại Hải Phòng:

  • Chi nhánh SJC Hải Phòng: 89-91 Cầu Đất, Phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền. 

Tại Hạ Long – Quảng Ninh: 

  • Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Hạ Long, Khu cột Đồng Hồ, Phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. 
  • Trung tâm Vàng bạc Đá quý SJC Quảng Ninh: SH8, Đường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long. 

Tại Nha Trang – Khánh Hòa: 

  • Chi nhánh SJC Nha Trang: 13 Ngô Gia Tự, Phường Tân Lập, Nha Trang. 
  • Trung tâm Vàng bạc Đá Quý SJC Vĩnh Hải: 423 Đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Hải, Nha Trang. 

Tại Thành phố Huế: 

  • Chi nhánh SJC Huế Số 7 Hùng Vương, phường Phú Hội, TP Huế. 

Tại Thành phố Quảng Ngãi: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Quảng Ngãi : 222 Lê Trung Đình, TP Quảng Ngãi. 

Tại Biên Hòa – Đồng Nai: 

  • Chi nhánh SJC Biên Hòa: 216 Đường 30/4, Phường Thanh Bình, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. 

Tại Cần Thơ: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cần Thơ: 135 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều. 

Tại Bạc Liêu: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Bạc Liêu : 205 Trần Phú, Khóm 3, Phường 7, thành phố Bạc Liêu. 

Tại Cà Mau: 

  • Trung Tâm Vàng Bạc Đá Quý SJC Cà Mau: 4A-5A Hùng Vương, Khóm 2, Phường 7, TP Cà Mau. 
  • Cửa hàng SJC Sense City Cà Mau: Gian hàng T18, Trung tâm Thương mại Sense City – số 09, Trần Hưng Đạo, Phường 5, thành phố Cà Mau.

4. Hiệu quả của các biện pháp bình ổn giá vàng

4.1. Đánh giá ngắn hạn

Trong vòng 2 tháng quá, thị trường vàng trong nước đã ghi nhận sự biến động theo chiều hướng đi xuống. Nhà nước và Ngân hàng Trung ương đã áp dụng nhiều giải pháp cụ thể để bình ổn giá vàng trong nước, trong đó có việc Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng và sau đó là thực hiện bán vàng trực tiếp thông qua một số Ngân hàng Thương mại và Công ty vàng bạc đá quý SJC. 

Theo ghi nhận, giá vàng thời điểm trước ngày 03/06/2024 đã có mức giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng quốc tế từ 17 – 20 triệu đồng/Lượng thì hiện giờ đã giữa tại mức 4 – 5 triệu đồng/Lượng. 

Cụ thể, giá vàng thế giới đang giữ ở mức 2,496.12 USD/ounce; tương đương với mức giá là 74,544,193.7 VND/Lượng. 

Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước hôm nay 08/09/2024 bằng VND đang được giao dịch như sau:

Giá vàng trong nước hôm nay 

Giá vàng thế giới hôm nay

80,530,000 VND/lượng

74,544,193.7 VND/lượng

Điều này cho thấy các biện pháp bình ổn giá vàng theo Nhà nước ban hành đã bước đầu mang lại hiệu quả nhất định. Bước đầu hạ giá vàng xuống để người dân có thể mua bán, giao dịch dễ dàng hơn, sau đó thu hẹp và kiểm soát được mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới ở mức phù hợp. 

Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn một số thách thức khi lượng người dân xếp hàng trước các điểm bán vàng bình ổn giá tại Ngân hàng. 

Nguy cơ “rửa tiền” và đầu cơ thông qua việc mua vàng cũng xuất hiện nhiều hơn, khi giá vàng giảm sâu so với những tháng đầu năm. Các điểm bán vàng bình ổn giá cũng đã giới hạn lượt đăng ký và mua vàng miếng đối với mỗi cá nhân hoặc một lượng mỗi người, so với việc không có hạn mức như những ngày đầu mở bán. 

Đồng thời, thay vì bán trực tiếp, cả 5 đơn vị bán vàng bình ổn đều đã chuyển sang hình thức bán vàng trực tuyến. (Xem Cách Mua Vàng Miếng SJC Tại Ngân Hàng Big4 Mới Nhất Năm 2024)

4.2. Giá vàng trong ngắn hạn và triển vọng dài hạn 

Giá vàng trong nước luôn được tham chiếu theo biến động giá vàng quốc tế, tính tới hôm ngày 08/09/2024 giá vàng thế giới 2,496.12 USD/ounce; tương đương với mức giá là 74,544,193.7 VND/Lượng.

Như vậy, giá vàng thế giới có mức thiết lập tăng gần 8% trong quý thứ 2 và 17% so với nửa đầu năm khi các đợt giảm lãi suất từ Ngân hàng và quỹ FED, nâng cao sức hấp dẫn từ việc nắm giữ vàng trong dài hạn. 

Theo đó, hiện nhiều nhà đầu tư đã không vội chốt lời sau khi mua giá vàng thời điểm mới mở bán vàng bình ổn giá và sau đợt tăng giá hồi cuối tuần vừa rồi, cụ thể là ngày 18/07/2024 có mức tăng so với những ngày trước là 3.000.000 VND/lượng, với hy vọng giá vàng còn tăng nhẹ trong thời gian tới. 

5. Các ví dụ và kinh nghiệm quốc tế

1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp để ổn định giá vàng trong nước qua các thời kỳ khác nhau:

  • Chính sách tiền tệ: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thường điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát và duy trì sự ổn định của đồng USD. Lãi suất thấp thường làm tăng giá vàng do vàng trở nên hấp dẫn hơn so với các tài sản tài chính khác.
  • Dự trữ vàng: Hoa Kỳ duy trì một lượng lớn dự trữ vàng tại Fort Knox và các cơ sở khác, tạo sự ổn định cho đồng USD và thị trường vàng.

2. Ấn Độ

Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới và đã áp dụng nhiều biện pháp để ổn định giá vàng:

  • Thuế nhập khẩu: Chính phủ Ấn Độ thường điều chỉnh thuế nhập khẩu vàng để kiểm soát nhu cầu và giá cả trong nước. Mức thuế cao hơn có thể làm giảm nhập khẩu và ổn định giá vàng.
  • Chương trình mua vàng từ dân: Chính phủ triển khai các chương trình thu mua vàng từ dân chúng để giảm áp lực nhập khẩu và tận dụng nguồn vàng nội địa.

3. Trung Quốc

Trung Quốc cũng có những biện pháp cụ thể để ổn định giá vàng trong nước:

  • Quản lý xuất nhập khẩu: Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu vàng qua các quy định và hạn ngạch, giúp duy trì sự ổn định của thị trường vàng trong nước.
  • Đầu tư vào vàng: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thường xuyên mua vào vàng để dự trữ, từ đó tạo niềm tin cho thị trường và ổn định giá cả.

4. Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ cũng có kinh nghiệm trong việc bình ổn giá vàng qua các biện pháp sau:

  • Chính sách thuế: Tương tự như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng thuế nhập khẩu vàng để kiểm soát lượng vàng nhập khẩu và giá cả trong nước.
  • Chương trình khuyến khích: Chính phủ khuyến khích người dân gửi vàng vào ngân hàng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, từ đó thu hút lượng vàng từ dân chúng và giảm áp lực nhập khẩu.

Các biện pháp bình ổn giá vàng trong nước có thể bao gồm chính sách tiền tệ, quản lý dự trữ vàng, thuế nhập khẩu và các chương trình khuyến khích dân chúng tham gia vào thị trường vàng chính thức. 

Mỗi quốc gia có những cách tiếp cận khác nhau dựa trên tình hình kinh tế và thị trường cụ thể của mình. Việc áp dụng kinh nghiệm quốc tế có thể giúp các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về quá trình Nhà nước bình ổn giá vàng và cập nhật thông tin thị trường giá vàng mới nhất sau những ngày giá vàng được bình ổn.

Để đầu tư vàng và mua vàng SJC tại Ngân hàng, bạn cần có kinh nghiệm chọn sản phẩm vàng chất lượng cũng như thời điểm mua vàng hợp lý. Từ những thông tin phân tích phía trên, bạn có băn khoăn có nên đầu tư vào danh mục vàng SJC tại Ngân hàng trong năm 2024 hay không? 

Nhìn chung, theo dự đoán giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới nửa cuối năm sẽ có biến động theo chiều hướng tăng giá do tình hình lạm phát và xu hướng kinh tế tài chính, tỷ giá USD/Ounce.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Giá vàng SJC hôm nay như thế nào?

Hôm nay 08/09/2024, 1 cây vàng SJC có giá mua vào là  78,500,000 VND/lượng và giá bán ra là 80,500,000  VND/lượng.

Chú thích:

  • Giá mua vào là giá các chủ tiệm vàng sẽ mua từ khách hàng cá nhân.
  • Giá bán ra là giá mà khách hàng cá nhân cần trả cho chủ tiệm vàng.

Giá vàng SJC được niêm yết cao hay thấp hơn so với đầu năm?

Hiện tại, giá vàng SJC đang được Ngân hàng Trung ương niêm yết tại mức giá 78,500,000 VND/lượng và giá bán ra là 80,500,000  VND/lượng; tức thấp hơn so với thời điểm đầu năm theo cả chiều mua vào và bán ra.

Tuy nhiên, với mức giá này, người tiêu dùng của thể dễ dàng mua vàng để đầu tư hoặc tích luỹ chờ thời điểm vàng lên giá để bán ra.

Chú thích:

  • Giá mua vào là giá các chủ tiệm vàng sẽ mua từ khách hàng cá nhân.
  • Giá bán ra là giá mà khách hàng cá nhân cần trả cho chủ tiệm vàng.

Nhu cầu mua vàng SJC và cập nhật giá vàng SJC hôm nay như thế nào?

Theo thông tin cập nhật tại bảng giá vàng SJC hôm nay ngày 08/09/2024, giá vàng miếng SJC đang được niêm yết theo giá vàng miếng:

  • Theo lượng:  78,500,000 VND/lượng khi mua vào và 80,500,000 VND/lượng bán ra. 
  • Theo chỉ:  7,850,000 VND/chỉ khi mua vào và 8,053,000 VND/chỉ bán ra. 

Vàng SJC được phân thành nhiều loại khác nhau theo đơn vị tính như sau:

  • Loại 1 chỉ tương đương nặng 3.75 gram;
  • Loại 2 chỉ tương đương nặng 7.5 gram;
  • Loại 5 chỉ tương đương nặng 18.75 gram;
  • Loại 1 lượng tương đương nặng 37.5 gram;
  • Loại 1kg tương đương với 26.6666667 lượng vàng.

Bạn có thể tham khảo giá vàng SJC hôm nay qua các trang cập nhật giá vàng hàng ngày để đảm bảo có thể lựa chọn thời điểm mua vàng với giá tốt nhất. 

Tại sao giá vàng miếng 9999 SJC lại cao hơn giá của các loại vàng 9999 khác trên thị trường?

Với tính độc quyền và được sự bảo trợ từ Nhà nước nên theo tâm lý của người dân khi đi mua vàng, các sản phẩm vàng thuộc thương hiệu SJC nói chung và vàng miếng 9999 SJC có giá trị trao đổi, giữ được giá trị cao nhất trên thị trường.

Giá vàng miếng thường không thay đổi nhiều mỗi khi thị trường tài chính có biến động. Ngoài ra, nhờ việc là sản phẩm vàng độc quyền được Nhà nước bảo trợ, vàng miếng 9999 SJC sẽ được Nhà nước sử dụng cho việc bình ổn và cân bằng giá cả trên thị trường, nên sẽ có giá trị sử dụng và tính thanh khoản cao hơn so với các loại vàng khác. 

Tuy nhiên, do việc sở hữu số lượng có hạn và công ty vàng bạc đá quý SJC hiện tại chỉ được phép kinh doanh mà không được trực tiếp sản xuất, trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng, từ đó đẩy giá trị giao dịch của vàng miếng 9999 SJC lên. 

Nhà nước bình ổn giá vàng là gì?

Nhà nước bình ổn giá vàng là chính sách mà chính phủ thực hiện để kiểm soát và duy trì giá vàng ổn định trên thị trường. Mục đích chính là bảo vệ người tiêu dùng, tránh những biến động giá quá lớn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống của người dân.

Vì sao Nhà nước cần phải bình ổn giá vàng?

Giá vàng có thể biến động mạnh do nhiều yếu tố như tình hình kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ, tình hình chính trị, và nhiều yếu tố khác. Việc bình ổn giá vàng giúp tránh những biến động bất lợi, bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững niềm tin vào nền kinh tế.

Nhà nước thực hiện bình ổn giá vàng bằng cách nào?

Nhà nước có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để bình ổn giá vàng, bao gồm:

  • Niêm yết giá vàng ở mức hợp lý dựa trên biến động giá vàng thế giới.
  • Can thiệp vào thị trường vàng bằng cách mua vào hoặc bán ra vàng dự trữ.
  • Điều chỉnh chính sách tiền tệ và lãi suất ngân hàng.
  • Quy định và kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng.
  • Tăng cường các biện pháp quản lý và giám sát thị trường vàng

Người tiêu dùng nên làm gì khi Nhà nước thực hiện chính sách bình ổn giá vàng?

Người tiêu dùng nên theo dõi sát sao các thông tin về giá vàng và các biện pháp bình ổn của Nhà nước. Nên đầu tư vàng một cách thận trọng và có kế hoạch dài hạn để tránh những rủi ro từ sự biến động của thị trường.

Làm thế nào để cập nhật thông tin về giá vàng và chính sách bình ổn của Nhà nước?

Người tiêu dùng có thể cập nhật thông tin qua các kênh truyền thông chính thức của Nhà nước, các trang web uy tín về tài chính, và các cơ quan báo chí. Ngoài ra, việc theo dõi các báo cáo và thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cũng rất quan trọng.

SHARES
Bài viết liên quan