OpenLedger: Dự án Blockchain AI thu hút đầu tư triệu đô

KEY TAKEAWAYS:
OpenLedger là blockchain dữ liệu AI, cung cấp hạ tầng phi tập trung để phát triển mô hình ngôn ngữ chuyên biệt, ứng dụng trong chatbot, trợ lý ảo và nhiều lĩnh vực khác.
OpenLedger AI tập trung vào 3 yếu tố cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của AI: dữ liệu, sức mạnh tính toán và thuật toán.
OpenLedger được xây dựng trên 3 layer chính: Payable AI Models, Datanet và Agent Layer.

Khi AI bùng nổ, nhu cầu về cơ sở hạ tầng để triển khai AI cũng tăng mạnh. OpenLedger đang tiên phong trong xu hướng AI với những cải tiến đột phá. Vậy điều gì khiến dự án này trở thành một trong những cái tên được mong đợi nhất? Hãy cùng ONUS khám phá sức hút của OpenLedger qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về OpenLedger

1.1. OpenLedger là gì?

OpenLedger là một blockchain layer 1 được thiết kế dành riêng cho AI, cung cấp hạ tầng phi tập trung nhằm tạo ra các mô hình ngôn ngữ chuyên biệt (Specialized Language Models – SLMs). Dự án tận dụng hệ thống datanet để thu thập, quản lý dữ liệu và hỗ trợ phát triển các mô hình AI chuyên sâu, phục vụ nhiều ứng dụng như chatbot, trợ lý ảo, copilots và công cụ giao dịch.

Trong khi các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) như GPT-4 hay ChatGPT đã thay đổi cách con người tương tác với công nghệ, OpenLedger tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của LLMs. Thay vì phát triển mô hình tổng quát, nền tảng này hướng đến việc tạo ra các mô hình nhỏ gọn hơn, tối ưu cho từng lĩnh vực cụ thể, nhằm mang lại hiệu suất cao hơn trong các tác vụ chuyên biệt.

OpenLedger là gì?
OpenLedger là gì?

1.2. Sứ mệnh của OpenLedger

OpenLedger AI tập trung vào 3 yếu tố cốt lõi để thúc đẩy sự phát triển của AI: dữ liệu, sức mạnh tính toán và thuật toán. Trong đó, dữ liệu vẫn là trở ngại lớn nhất đối với quá trình phát triển AI.

Chất lượng của mô hình AI được quyết định bởi nguồn dữ liệu dùng để huấn luyện. Mặc dù ngành công nghiệp AI đã đáp ứng được nhu cầu về khả năng tính toán và cải tiến thuật toán, nhưng bài toán về dữ liệu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

1.3. Lý do OpenLedger quan trọng?

Đối với Nhà phát triển AI

OpenLedger cung cấp một nền tảng mạnh mẽ để xây dựng và triển khai các mô hình AI chuyên biệt. Nền tảng này giúp mở rộng khả năng ứng dụng và thị trường của AI bằng cách cung cấp dữ liệu chất lượng cao cùng cơ sở hạ tầng an toàn. Điều này tạo điều kiện cho các nhà phát triển tạo ra các giải pháp đổi mới với độ chính xác cao hơn.

Đối với Nhà đóng góp dữ liệu

OpenLedger tạo ra một hệ sinh thái hợp tác, nơi những người đóng góp dữ liệu được nhận phần thưởng xứng đáng. Hệ thống khuyến khích việc chia sẻ dữ liệu chất lượng, giúp cải thiện liên tục các mô hình AI và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền tảng.

Đối với Doanh nghiệp

Blockchain OpenLedger cung cấp các giải pháp AI tùy chỉnh theo từng ngành, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quyết định kinh doanh. Từ lĩnh vực tài chính, chăm sóc sức khỏe đến quản lý chuỗi cung ứng, các mô hình AI của OpenLedger hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng công nghệ để đạt hiệu quả tối đa.

2. Điểm nổi bật của OpenLedger

Một số ưu điểm nổi bật của OpenLedger bao gồm: 

  • Hạ tầng phi tập trung: OpenLedger xây dựng một nền tảng cho phép người dùng đóng góp dữ liệu, hợp tác và phát triển các mô hình AI theo cách minh bạch, công bằng, không phụ thuộc vào bên thứ ba.
  • Mô hình AI có khả năng trả thưởng (Payable AI): Ghi nhận và đánh giá sự đóng góp của từng nguồn dữ liệu. Nhờ đó, những người cung cấp dữ liệu và nhà phát triển mô hình đều được nhận phần thưởng xứng đáng.
  • Mạng lưới dữ liệu chuyên biệt (Datanets): Quản lý dữ liệu theo từng lĩnh vực (văn bản, hình ảnh, âm thanh, video) để đảm bảo chất lượng đầu vào cho AI.
  • Layer ứng dụng và đại lý (Application/Agents Layer): OpenLedger hỗ trợ phát triển các ứng dụng AI tiên tiến như trợ lý ảo, công cụ lập trình, hệ thống giao dịch và nhiều ứng dụng khác, giúp việc triển khai AI trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.
  • Cơ chế Proof of Attribution: Đây là cơ chế giúp xác định mức độ đóng góp của từng nguồn dữ liệu trong quá trình đào tạo AI, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc phân bổ phần thưởng cho người đóng góp.

3. Cấu trúc và công nghệ của OpenLedger

Cấu trúc và công nghệ của OpenLedger
Cấu trúc và công nghệ của OpenLedger

OpenLedger được xây dựng trên 3 layer chính, mỗi layer đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình phát triển và ứng dụng AI.

3.1. Payable AI Models

Đây là layer tích hợp AI với hạ tầng của OpenLedger, giúp biến các mô hình AI thành hệ thống có thể đo lường giá trị và phân phối phần thưởng minh bạch. Layer này hoạt động dựa trên 2 yếu tố cốt lõi:

Specialized Language Models (SLMs): SLMs là các mô hình AI được thiết kế tối ưu cho từng lĩnh vực cụ thể, mang lại hiệu suất và độ chính xác cao hơn so với các mô hình ngôn ngữ tổng quát như GPT hay BERT.

  • Được xây dựng để đáp ứng nhu cầu đặc thù của người dùng trong các lĩnh vực như chăm sóc khách hàng, tài chính, sáng tạo nội dung,…
  • Yêu cầu ít tài nguyên tính toán hơn, thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

Proof of Attribution: Đây là hệ thống đo lường và phân bổ giá trị dựa trên mức độ đóng góp của từng nguồn dữ liệu vào quá trình huấn luyện AI. Quy trình hoạt động của Proof of Attribution gồm 3 bước chính:

  • Bước 1: Xác định và ghi nhận tất cả các nguồn dữ liệu tham gia vào quá trình huấn luyện hoặc suy luận AI.
  • Bước 2: Sử dụng thuật toán để xác định mức độ tác động của từng tập dữ liệu đến kết quả đầu ra.
  • Bước 3: Phân chia giá trị dựa trên mức độ đóng góp, đảm bảo tính minh bạch bằng cách ghi nhận trên hệ thống blockchain của OpenLedger.

3.2. Datanet

Datanet đóng vai trò là layer quản lý dữ liệu, cung cấp nguồn tài nguyên chất lượng cao để huấn luyện và tối ưu hóa mô hình AI. Cụ thể:

  • Mỗi datanet chứa dữ liệu thuộc một lĩnh vực cụ thể như tài chính, y tế, hình ảnh, âm thanh, video…
  • Dữ liệu trong datanet được xác minh và tổ chức một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng đầu vào cho AI.

Thành phần chính của Datanet gồm có:

  • Chủ sở hữu datanet: Có nhiệm vụ quản lý, duy trì và thiết lập quy tắc vận hành cũng như cơ chế phân bổ phần thưởng.
  • Người đóng góp dữ liệu: Cung cấp dữ liệu để phát triển AI, nhận thưởng dựa trên mức độ đóng góp.
  • Validator: Tiến hành kiểm tra, xác minh và đảm bảo chất lượng, độ chính xác của dữ liệu.

Khi một mô hình AI cần dữ liệu, datanet sẽ cung cấp nguồn tài nguyên phù hợp, giúp tối ưu quá trình huấn luyện và triển khai AI. Cơ chế Proof of Attribution cũng được áp dụng để ghi nhận đóng góp và phân phối phần thưởng một cách công bằng.

3.3. Agent Layer

Layer này đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai và vận hành các AI Agent, tận dụng dữ liệu và mô hình AI chuyên biệt đã được phát triển trước đó. Đây không chỉ là môi trường hoạt động của AI Agent mà còn là cầu nối giữa người dùng với hệ sinh thái AI của OpenLedger.

Tại đây, các AI Agent được xây dựng dựa trên các mô hình ngôn ngữ chuyên biệt (SLM) từ các layer trước, giúp chúng hoạt động hiệu quả trong những lĩnh vực cụ thể. Một số ứng dụng phổ biến của layer này bao gồm trợ lý ảo, công cụ giao dịch tài chính, trình tạo nội dung số (hình ảnh, video) cùng với các giải pháp AI trong ngành công nghệ game.

Điểm khác biệt nổi bật của Agent Layer là tính phi tập trung và khả năng sở hữu. Người dùng không chỉ có quyền sử dụng AI Agent mà còn có thể sở hữu, tùy chỉnh, chia sẻ hoặc thương mại hóa chúng, mở ra nhiều cơ hội mới trong nền kinh tế AI phi tập trung.

4. OpenLedger Testnet

OpenLedger Testnet đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng hệ sinh thái OpenLedger. Hệ thống này tập trung vào việc thu thập và tinh lọc dữ liệu thông qua các mạng chuyên biệt, gọi là Datanets.

Một trong những mạng đầu tiên là “Data Intelligence Datanet”, chuyên thu thập và xử lý dữ liệu từ internet để phục vụ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Môi trường testnet này giúp thử nghiệm và phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo OpenLedger có thể đạt được những mục tiêu công nghệ đầy tham vọng trong tương lai.

4.1. Data Intelligence Layer – Giai đoạn đầu của OpenLedger Testnet

Data Intelligence Layer là bước đầu tiên trong hệ thống OpenLedger Testnet, đóng vai trò như một kho dữ liệu từ internet, được xây dựng và cung cấp bởi cộng đồng node. Dữ liệu này được sàng lọc, phân loại và mở rộng để hỗ trợ xây dựng các mô hình AI chuyên ngành trên OpenLedger. Cách hoạt động của Data Intelligence Layer:

  • Các node cộng đồng tận dụng phần cứng từ người dùng tham gia.
  • Sau khi đăng ký, các node này sẽ sử dụng tài nguyên tính toán để thu thập và xử lý dữ liệu.
  • Người đóng góp nhận phần thưởng dựa trên mức độ hoạt động và sự tham gia của họ, tạo động lực cho một hệ sinh thái dữ liệu bền vững.

Hệ thống này được phát triển bởi một nhóm chuyên gia, bao gồm một cựu kỹ sư từ Google DeepMind và nhóm Data Bootstrap, giúp OpenLedger sở hữu một nguồn dữ liệu độc đáo và tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển của AI phi tập trung.

4.2. Hướng dẫn cài đặt OpenLedger Node trên OpenLedger Testnet

Cách thiết lập OpenLedger Node

Bước 1: Truy cập https://testnet.openledger.xyz/ và tải về bộ cài đặt node.

Bước 2: Nhấp vào liên kết tải xuống Docker (hiển thị trong cửa sổ bật lên). Tiếp theo, cài đặt Docker và mở ứng dụng sau khi hoàn tất (không cần đăng nhập).

Cài đặt Doker
Cài đặt Doker

Bước 3:  Tải xuống tệp cài đặt node. Đầu tiên, giải nén thư mục đã tải về và chạy tệp .exe để bắt đầu quá trình cài đặt. Sau đó, bạn làm theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình thiết lập node.

Tải và cài đặt Node
Tải và cài đặt Node

Bước 4: Nếu bạn đã có tài khoản, tiến hành đăng nhập bằng tài khoản OpenLedger đã có. Người dùng mới thì nhấp vào “Tạo tài khoản”, sau đó làm theo hướng dẫn để đăng ký.

Mở ứng dụng Node và Đăng nhập
Mở ứng dụng Node và Đăng nhập

Bước 5: Sau khi đăng nhập, chọn “Thiết lập Node” và làm theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình cài đặt.

Thiết lập Node
Thiết lập Node

Bước 6: Nhấp vào “Kết nối” để khởi động node worker, khi kết nối thành công, biểu tượng sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.

Kết nối Node Worker
Kết nối Node Worker

Bước 7: Truy cập OpenLedger Testnet, đăng nhập và vào bảng điều khiển để xem số liệu thống kê cũng như tình trạng node đã kết nối của bạn.

Hoàn tất và kiểm tra trạng thái
Hoàn tất và kiểm tra trạng thái

Cách cài đặt Testnet OpenLedger Extension

Bước 1: Truy cập https://testnet.openledger.xyz/ và vào tab “Store”. Nhấp vào “Thêm Chrome Extension” và xác nhận cài đặt.

Cài đặt tiện ích mở rộng Chrome
Cài đặt tiện ích mở rộng Chrome

Bước 2:  Sau khi cài đặt, nhấp vào biểu tượng OpenLedger trên thanh công cụ Chrome.

  • Người dùng đã có tài khoản: Đăng nhập bằng tài khoản Google.
  • Người dùng mới: Đăng ký tài khoản trên OpenLedger Testnet trước khi đăng nhập vào node.
Cấu hình Testnet OpenLedger Extension
Cấu hình Testnet OpenLedger Extension

Bước 3:  Khi đã đăng nhập, tiện ích sẽ tự động kết nối với OpenLedger và thiết lập node của bạn.

Hoàn tất kết nối
Hoàn tất kết nối

Lưu ý: Node sẽ dừng hoạt động khi trình duyệt bị đóng.

5. OpenLedger Airdrop

5.1. Thông tin về Airdrop OpenLedger

OpenLedger đã khởi động Epoch 2 của chương trình airdrop thông qua testnet, cho phép người tham gia kiếm điểm bằng cách vận hành node và hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau. Những điểm airdrop này dự kiến sẽ được chuyển đổi thành token trong tương lai. Chương trình bao gồm kiểm tra nhiệm vụ hàng ngày, tương tác cộng đồng và vận hành node.

5.2. Cơ chế nhận thưởng Airdrop

Epoch 2 mang đến cho người tham gia cơ hội nhận airdrop thông qua việc tích lũy điểm thưởng (PTS). Dưới đây là chi tiết về cơ chế chia thưởng và cách thức nhận airdrop:

  • Nhiệm vụ hàng ngày: Người dùng có thể kiếm PTS bằng cách hoàn thành các nhiệm vụ hàng ngày được liệt kê trong mục “Mission & Reward” trên nền tảng.
  • Phần thưởng đăng nhập liên tiếp: Khi đăng nhập liên tục, người dùng nhận được số PTS tăng dần, cụ thể là 200 PTS sau 7 ngày và 400 PTS sau 14 ngày.
  • Tham gia cộng đồng: Tương tác tích cực trên các kênh truyền thông xã hội của dự án cũng giúp người dùng kiếm thêm PTS.

5.3. Cách hoạt động của Airdrop OpenLedger

Airdrop của OpenLedger dựa trên việc tham gia vào testnet, nơi người dùng giúp kiểm tra và tối ưu hóa hệ thống trước khi ra mắt trên mainnet. Cách tham gia và nhận thưởng:

  • Cài đặt node trên thiết bị của bạn để đóng góp tài nguyên tính toán cho Data Intelligence Layer.
  • Duy trì node hoạt động để hỗ trợ thu thập và xử lý dữ liệu.
  • Nhận phần thưởng dựa trên mức độ đóng góp, bao gồm chạy node và tham gia vào các nhiệm vụ bổ sung.

5.4. Điều kiện tham gia Airdrop OpenLedger

Airdrop của OpenLedger không yêu cầu điều kiện phức tạp. Chỉ cần cài đặt và chạy node, bạn đã đủ điều kiện để nhận airdrop OpenLedger.

  • Sở hữu thiết bị có thể chạy node OpenLedger (Android, Windows, Linux).
  • Không giới hạn quốc gia – bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tham gia.
  • Không yêu cầu độ tuổi – mọi người đều có thể đăng ký và nhận thưởng.

5.5. Hướng dẫn cách tham gia OpenLedger Airdrop

Đăng ký Whitelist

  • Truy cập trang web: https://testnet.openledger.xyz/
  • Nhấn “Whitelist” và điền đầy đủ thông tin.

Lưu ý: Khi nhập Twitter ID, hãy sử dụng Twitter ID Finder để tìm đúng ID của bạn.

Đăng ký Whitelist
Đăng ký Whitelist

Check-in hàng ngày để nhận điểm thưởng

  • Truy cập link https://testnet.openledger.xyz/
  • Đăng nhập bằng Gmail đã đăng ký.
  • Hoàn thành nhiệm vụ mạng xã hội (Follow X, tham gia Discord) và check-in hàng ngày để nhận PTS Point.
Hoàn thành nhiệm vụ để nhận PTS Point
Hoàn thành nhiệm vụ để nhận PTS Point

Lưu ý: Nếu hệ thống quá tải, bạn hãy thử truy cập lại sau.

6. Ban cố vấn, nhà đầu tư và đối tác OpenLedger

6.1. Ban cố vấn

OpenLedger nhận được sự cố vấn từ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, bao gồm Mark Tyneway (Đồng sáng lập OP Labs), Sreeram Kannan (Nhà sáng lập EigenLabs) và Ben Goertzel (CEO của SingularityNET – một trong những dự án AI hàng đầu).

6.2. Nhà đầu tư

Ngày 2/7/2024, OpenLedger công bố đã huy động thành công 8 triệu USD trong vòng gọi vốn do Polychain Capital và Borderless Capital dẫn đầu. Đây là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của OpenLedger, với mục tiêu giải quyết tình trạng tắc nghẽn dữ liệu trong AI bằng cách xây dựng một cơ sở hạ tầng có thể xác minh, phi tập trung, không cần cấp phép và không bị kiểm duyệt.

Vòng gọi vốn này còn thu hút sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn như MH Ventures, Finality Capital, HashKey Capital, Mask Network và WAGMI Ventures.

7. Kết luận

OpenLedger không chỉ là một blockchain chuyên biệt dành cho dữ liệu chất lượng cao phục vụ AI, mà còn là một nền tảng phi tập trung với mức độ bảo mật ngang tầm Ethereum nhờ tích hợp EigenLayer. Với mô hình Payable AI, OpenLedger giống như YouTube thuở sơ khai – biến một hệ sinh thái khép kín thành nền tảng mở, nơi mọi người đều có thể đóng góp và nhận phần thưởng xứng đáng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một nền tảng đầu tư tài chính, hãy tải ONUS ngay hôm nay để bắt đầu hành trình đầu tư thông minh! ONUS là một nền tảng tài chính kỹ thuật số cung cấp các dịch vụ quản lý, giao dịch và đầu tư tiền điện tử an toàn hàng đầu hiện nay.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để khôi phục OpenLedger Wallet nếu mất quyền truy cập?

Khi tạo ví, OpenLedger cung cấp một tệp khôi phục (.bin). Người dùng nên lưu trữ tệp này một cách an toàn để có thể khôi phục ví trong trường hợp mất quyền truy cập.

OpenLedger Funding đã huy động được bao nhiêu vốn trong vòng gọi vốn mới nhất?

OpenLedger đã huy động được 8 triệu USD trong vòng gọi vốn mới nhất, được tổ chức vào ngày 02/7/2024.

Đối thủ cạnh tranh của OpenLedger là ai?

Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của OpenLedger bao gồm The Graph, Bluzelle và Streamr.

OpenLedger có phải là một Airdrop đáng tin cậy?

OpenLedger là một dự án được hậu thuẫn bởi nhiều quỹ đầu tư lớn, bao gồm Polychain Capital, Finality Capital, Borderless, Hashkey Capital, TRGC, STIX và Mask.

Ngoài ra, dự án còn nhận được sự ủng hộ từ các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong ngành:

  • Balaji Srinivasan (Cựu CTO của Coinbase)
  • Sreeram Kannan (Nhà sáng lập EigenLabs)
  • Sandeep Nailwal (Đồng sáng lập Polygon)

Với sự hỗ trợ từ các quỹ lớn và những cá nhân có uy tín, OpenLedger và airdrop OpenLedger được đánh giá là đáng tin cậy và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

SHARES
Bài viết liên quan