Trang chủ
/ Nghiên cứu
/ Tìm hiểu về WalletConnect

WalletConnect từ A đến Z | Thông tin, Lịch sử và Phân tích WCT chuyên sâu

WalletConnect WCT
icon
7.73%
Tổng quan về WCT

WalletConnect là gì?

WalletConnect là một giao thức mã nguồn mở hàng đầu, giúp kết nối ví người dùng với dApp (ứng dụng phi tập trung) một cách bảo mật, mã hoá đầu-cuối (end-to-end) và không cần trung gian. Đây là giải pháp khắc phục các vấn đề UX khi kết nối ví, hướng tới trải nghiệm đơn giản - liền mạch - an toàn.

Ngoài ra, hệ thống cũng chuẩn hóa định dạng dữ liệu qua bộ tiêu chuẩn CAIP do Chain Agnostic Standards Alliance (CASA) phát triển. Điều này cho phép các ví và dApp tương thích với nhau bất kể đang dùng blockchain nào, mở đường cho các use-case như thanh toán, KYC hay định danh trên quy mô toàn mạng.

WCT Token là gì?

Để mở rộng hệ sinh thái và tăng tính cộng đồng, WalletConnect đã ra mắt token gốc là WCT (WalletConnect Token) với các chức năng quan trọng như quản trị, khuyến khích cộng đồng và duy trì hoạt động mạng lưới. Nó không chỉ là một công cụ quản trị, mà còn là tài sản chiến lược để người dùng tham gia sâu hơn vào hạ tầng Web3, tương tự như cách ETH giúp vận hành mạng Ethereum.

WCT được xây dựng trên nền tảng Optimism (Layer-2 của Ethereum) để tận dụng ưu điểm phí rẻ và tốc độ nhanh. 

Các chức năng chính của token WCT:

  • Tham gia quản trị (Governance): Người nắm giữ WCT có quyền biểu quyết trong các quyết định quan trọng của giao thức WalletConnect, như thay đổi phí, nâng cấp kỹ thuật, định hướng phát triển sản phẩm…
  • Staking nhận phần thưởng: Người dùng có thể stake WCT để nhận phần thưởng. Việc này vừa tăng tính gắn bó của cộng đồng, vừa giúp bảo vệ và duy trì hoạt động ổn định của mạng lưới.
  • Quyết định phí dịch vụ trong tương lai: Hiện tại việc sử dụng WalletConnect không thu phí, nhưng nếu sau này có áp dụng phí, cộng đồng sở hữu WCT sẽ là người quyết định mức phí - chứ không phải một tổ chức trung gian.
  • Nhận thưởng từ hệ sinh thái: WCT được phân phối làm phần thưởng cho những người dùng tích cực (ví dụ: kết nối ví, ký giao dịch, sử dụng các dApp…) và các developer đóng góp mã nguồn cho hệ sinh thái.
  • Không có lạm phát (Fixed Supply): WCT có tổng cung cố định là 1 tỷ token - không có cơ chế in thêm. Điều này giúp kiểm soát lạm phát và bảo toàn giá trị lâu dài cho nhà đầu tư.
  • Hỗ trợ vận hành mạng lưới: WCT được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho các thành phần hạ tầng như Service Nodes, Gateway Nodes - đóng vai trò kết nối ví và dApp một cách nhanh chóng, an toàn.

Vì sao WalletConnect quan trọng với tương lai Web3?

Trong Web1 và Web2, HTML là tiêu chuẩn mở giúp mọi trang web hoạt động mượt mà trên mọi trình duyệt. Không có HTML, internet sẽ bị chia cắt, khó mở rộng.

Tương tự, trong Web3 - nơi có hàng trăm blockchain, hàng nghìn ví và ứng dụng phi tập trung (dApp), nếu không có một chuẩn mở chung, hệ sinh thái sẽ phân mảnh, khó kết nối và dễ bị phụ thuộc vào nền tảng trung gian.

CAIP (Chain Agnostic Improvement Proposals) là bộ tiêu chuẩn giúp ví và dApp giao tiếp với nhau dễ dàng, bất kể chạy trên chuỗi nào. Đây là nền tảng để tạo ra Web3 mở, không phụ thuộc, không kiểm duyệt.

Việc WalletConnect token triển khai CAIP đồng nghĩa với:

  • Tính mở & phi tập trung: Mọi ví, dApp, chain đều kết nối được với nhau mà không cần phụ thuộc vào hạ tầng của một công ty riêng lẻ.
  • Ngăn độc quyền: Giảm rủi ro việc Web3 bị “chiếm quyền” bởi một vài ví lớn hoặc RPC trung gian (như Infura, Alchemy...).
  • Bảo vệ người dùng: Không thu thập dữ liệu cá nhân, không cần tài khoản, chống theo dõi và kiểm duyệt.

Nếu bạn là người đầu tư dài hạn, thì bạn cần quan tâm đến giá trị hạ tầng:

  • CAIP là chuẩn kỹ thuật mà hàng nghìn ứng dụng có thể tích hợp → giống như “TCP/IP” của blockchain.
  • WalletConnect là người triển khai chính thức chuẩn này, đang được dùng bởi hơn 500 ví và dApp lớn.
  • Token WCT là công cụ để quản trị, staking và tham gia kinh tế mạng lưới → giống như ETH trong hệ Ethereum.

⇒ Vì vậy, việc nắm giữ WCT coin là cách sở hữu một phần hạ tầng Web3.

Mô hình hoạt động & Công nghệ cốt lõi

Mạng lưới WalletConnect hoạt động ngoài chuỗi (offchain) nhưng vẫn tuân thủ các tiêu chí của Web3: nhanh - phi tập trung - bảo mật. Dưới đây là mô hình hoạt động và công nghệ cốt lõi của dự án này.

Mô hình hoạt động

WalletConnect Network hoạt động theo mô hình off chain - không cần blockchain riêng. Thay vì xử lý mọi thứ trên blockchain (chậm và tốn phí), WalletConnect dùng một mạng lưới máy chủ off-chain, giúp giảm độ trễ và tăng tốc độ kết nối ví - cực kỳ phù hợp cho các thao tác cần thời gian thực như ký giao dịch, kết nối ví dApp, chat phi tập trung trong tương lai...

Mục tiêu của điều này là giữ trải nghiệm người dùng mượt như Web2, nhưng bảo mật và minh bạch như Web3.

Cách hoạt động của WCT:

  1. Kết nối: Người dùng chọn kết nối bằng WalletConnect trong dApp → một mã QR xuất hiện.
  2. Xác thực: Quét mã QR bằng ví (như Trust Wallet, Metamask...) → chấp nhận kết nối.
  3. Tạo phiên làm việc: Kết nối an toàn, mã hóa đầu-cuối giữa ví và dApp được thiết lập.
  4. Ký giao dịch: Mọi hành động như swap, mua NFT, staking... đều được ký trực tiếp từ ví người dùng.

Công nghệ cốt lõi: Rendezvous Hashing

Rendezvous Hashing là kỹ thuật thường thấy trong các hệ thống dữ liệu khổng lồ như Cassandra, DynamoDB, MongoDB. Công nghệ này sở hữu các tính năng chính như:

  • Phân tán dữ liệu hiệu quả trên nhiều node - không có điểm nghẽn tập trung.
  • Tự động cân bằng tải - đảm bảo hệ thống luôn mượt khi lượng người dùng tăng.
  • Có thể mở rộng quy mô toàn cầu.

Toàn bộ traffic chạy trên hạ tầng mới

Từ đầu năm 2024, WalletConnect đã hoàn tất việc chuyển đổi sang mô hình mới, nơi toàn bộ lưu lượng (traffic) của mạng lưới được vận hành trên hạ tầng mới và cải tiến. Đây không chỉ là một kế hoạch tương lai mà đã được thực hiện trên thực tế, mang lại nhiều lợi ích cho hệ sinh thái. 

Việc chuyển đổi này rất quan trọng vì nó đánh dấu bước đi đầu tiên trong việc làm cho WalletConnect trở nên ổn định và hiệu quả hơn, đồng thời là nền tảng để WCT có thể được sử dụng thực tiễn trong các lĩnh vực như staking, thưởng cho người vận hành node và quản trị hạ tầng của mạng. 

Các tính năng này sẽ tạo ra một hệ sinh thái hoạt động mượt mà hơn, giúp người dùng và nhà phát triển cảm thấy an tâm khi tham gia và đóng góp vào sự phát triển của WalletConnect.

Định hướng phi tập trung trong tương lai

WalletConnect đang theo đuổi một lộ trình chuyển đổi quan trọng từ mô hình "được cấp phép" sang phi tập trung hoàn toàn. Mục tiêu cuối cùng của lộ trình này là xây dựng một mạng lưới WalletConnect nơi mọi người đều có thể tham gia vào việc vận hành và duy trì hệ thống mà không bị kiểm soát bởi một tổ chức trung tâm nào.

Trong giai đoạn đầu, WalletConnect đã triển khai một hệ thống Service Nodes do các đối tác uy tín quản lý. Những đối tác này đóng vai trò then chốt trong việc duy trì và phát triển mạng lưới, đồng thời đảm bảo tính ổn định và bảo mật trong giai đoạn đầu của dự án. Mặc dù hệ thống này giúp WalletConnect duy trì sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động, nhưng việc kiểm soát các node bởi một nhóm nhỏ sẽ không đáp ứng được mục tiêu dài hạn về tính phi tập trung.

Sau giai đoạn này, WalletConnect sẽ bắt đầu quá trình phân quyền các Gateway Nodes cho cộng đồng. Việc phân quyền này sẽ được thực hiện một cách từ từ, để đảm bảo các yếu tố quan trọng như bảo mật và hiệu suất không bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển giao quyền điều hành. Điều này cũng giúp cộng đồng tham gia và đóng góp vào việc duy trì và phát triển mạng lưới WalletConnect.

Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một hệ thống hoàn toàn phi tập trung, nơi bất kỳ ai cũng có thể vận hành node. Việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích:

  • Tính công bằng: Khi không còn một tổ chức duy nhất kiểm soát mạng lưới, mọi người trong cộng đồng đều có thể tham gia vào quá trình vận hành, giúp hệ thống trở nên công bằng hơn và dễ tiếp cận hơn cho tất cả người dùng.
  • Khả năng chống kiểm duyệt: Với việc phân tán các node trong cộng đồng, hệ thống sẽ có khả năng chống lại sự kiểm soát và can thiệp từ các thực thể bên ngoài, giúp bảo vệ tính minh bạch và tự do của mạng lưới.
  • Tính bền vững: Một mạng lưới phi tập trung giúp WalletConnect duy trì tính bền vững lâu dài mà không phụ thuộc vào một thực thể duy nhất, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Với lộ trình này, WalletConnect không chỉ tập trung vào việc cải thiện giao thức mà còn xây dựng một mạng lưới mở và công bằng, nơi tất cả người dùng có thể đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển chung của hệ sinh thái.

Lợi ích đối với nhà đầu tư crypto

Tăng trải nghiệm người dùng

WalletConnect giúp kết nối ví của người dùng với các ứng dụng phi tập trung (dApps) một cách an toàn và dễ dàng mà không cần phải chia sẻ private key. Điều này giúp bảo vệ tài sản của người dùng và tạo ra một nền tảng tin cậy cho việc tham gia vào Web3. 

Việc này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn tạo cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư khi hệ sinh thái Web3 ngày càng phát triển.

Bảo vệ quyền riêng tư

Một điểm mạnh quan trọng khác của WalletConnect là khả năng bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Tất cả thông tin được trao đổi giữa ví và dApp đều được mã hóa đầu-cuối, nghĩa là chỉ có người dùng mới có quyền truy cập và kiểm soát dữ liệu của mình. 

Điều này đảm bảo rằng không có bên thứ ba nào có thể theo dõi hoặc can thiệp vào các giao dịch của người dùng, bảo vệ sự riêng tư của họ trong khi vẫn có thể tận dụng được các dịch vụ của Web3.

Cơ hội đầu tư vào hạ tầng Web3

WalletConnect không chỉ mang lại tiện ích cho người dùng, mà còn mở ra cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư crypto. Mạng lưới của WalletConnect bao gồm các node operators, những người vận hành hạ tầng hỗ trợ cho các kết nối này. 

Nhà đầu tư có thể tham gia vào hệ sinh thái này và hưởng lợi từ việc cung cấp hạ tầng mạng lưới, thu được phần thưởng từ việc đảm bảo tính ổn định và hiệu suất của mạng.

Câu hỏi thường gặp
Tin Tức
reply
Chưa có bài viết nào
Dữ liệu thị trường
WCT
Cập nhật gần nhất vào 2025-04-18 00:29 (UTC)