Swing Trading Là Gì? Nên Chọn Trường Phái Giao Dịch Swing Trading hay Scalping Trading?

KEY TAKEAWAYS:
Swing trading là một phương pháp giao dịch, trong đó các trader mua hoặc bán dựa trên các biến động giá trong xu hướng trung hạn, thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Swing trading, Scalping trading hay bất kì phương pháp giao dịch nào đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Lựa chọn trường phái giao dịch phù hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: mục tiêu, phong cách giao dịch, khả năng phân tích, kiến thức, hay thậm chí là cả tâm lý của nhà giao dịch.

Bạn là nhà đầu tư kiên nhẫn, ưu tiên sự chắc chắn; hay bạn ưa thích tốc độ và những cú lướt chớp nhoáng? Swing Trading và Scalping Trading – hai trường phái giao dịch đối lập nhưng đầy tiềm năng, sẽ là chìa khóa giúp bạn chinh phục thị trường.

Hãy cùng ONUS khám phá điểm mạnh, thách thức và bí quyết thành công cho từng phương pháp, từ đó giúp bạn lựa chọn trường phái giao dịch tối đa lợi nhuận, ngăn ngừa rủi ro!

1. Tìm hiểu về Swing Trading

Swing trading

1.1. Swing Trading là gì?

Swing trading là chiến lược “bắt sóng” biến động giá trung hạn (vài ngày đến vài tuần) của các tài sản thuộc các kênh đầu tư khác nhau, từ chứng khoán, forex đến crypto. Các nhà đầu tư Swing (Swing trader) vào lệnh mua khi giá giảm và bán ra khi giá tăng, thu lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Trong thị trường crypto đầy biến động, Swing trading trở nên cực kỳ phù hợp. Khi giao dịch theo trường phái này, Swing traders không chỉ cần thông thạo các công cụ phân tích kỹ thuật như chỉ báo và mô hình giá, mà còn cần cập nhật liên tục về tình hình kinh tế – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Kỹ năng này đòi hỏi sự kiên nhẫn, tư duy phân tích sắc bén, và khả năng kiểm soát rủi ro, nhưng cũng hứa hẹn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho những ai có thể thành thạo nó.

Dù bạn là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay người mới bắt đầu, việc áp dụng Swing trading có thể giúp khai thác lợi nhuận từ những biến động giá mà không cần phải “ôm” điện thoại 24/7 để theo dõi thị trường mỗi phút mỗi giây.

1.2. Đặc điểm của Swing Trading

Sau khi đã hiểu Swing trading là gì, hãy cùng khám phá những đặc điểm chính của phương pháp giao dịch này:

    • Tần suất giao dịch thấp: Các giao dịch Swing trading không được thực hiện với tần suất cao như day trading hoặc Scalping trading. Thay vào đó, nhà giao dịch Swing tập trung vào việc nắm bắt các cơ hội giao dịch trên thị trường trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần.
    • Lợi nhuận ổn định: Một trong những mục tiêu chính của Swing trading là đạt được lợi nhuận ổn định. Trong nhiều trường hợp, Swing traders hướng đến mức lợi nhuận khoảng 12%, đồng thời giảm tỷ lệ rủi ro xuống dưới mức 3%. Điều này có nghĩa là họ thường chấp nhận mức lợi nhuận trung bình mà không phải chạy theo các biến động ngắn hạn.
    • Chi phí giao dịch thấp: Phí giao dịch của Swing trading thường thấp hơn so với các phương thức giao dịch ngắn hạn khác. 
    • Không cần theo dõi thị trường liên tục: do các giao dịch thường kéo dài từ vài ngày tới vài tuần, nên các nhà giao dịch sẽ không cần phải theo dõi thị trường liên tục. Điều này giúp giảm căng thẳng và áp lực trong quá trình giao dịch, cho phép họ có thời gian để nghiên cứu và phân tích thị trường một cách kỹ lưỡng hơn.
Swing trading - 3 kiểu trader trong thị trường tài chính
So sánh Swing Trading với các trường phái giao dịch khác
  • Kết hợp Phân tích kỹ thuật (TA) với Phân tích cơ bản (FA): Các Swing trader thường kết hợp cả Phân tích Kỹ thuật (TA) và Phân tích Cơ bản (FA) để tối ưu hóa tỉ lệ thành công của giao dịch. Sau khi sử dụng TA để phân tích, các trader sẽ xem xét tiếp các yếu tố FA để quyết định xem liệu họ nên thực hiện giao dịch hay không.

Tóm lại, Swing trading là một phương pháp giao dịch hấp dẫn cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận ổn định, đồng thời giảm thiểu căng thẳng và áp lực trong quá trình giao dịch.

1.3. Các chỉ báo quan trọng khi giao dịch Swing

Dưới đây là một số chỉ báo mà các swing traders nên quan tâm khi có các quyết định thực hiện giao dịch.

  • Fibonacci thoái lui: Chỉ báo này thường được các swing traders sử dụng khi phân tích biểu đồ giá, từ đó xác định được các điểm ngoặt tiềm năng. Khi giá đã phá vỡ một trong những điểm này, đó có thể là tín hiệu quan trọng mà các nhà giao dịch cần nắm bắt. 
  • Đường trung bình động (Moving Averages – MA): Các nhà giao dịch sử dụng chỉ báo này để nhận biết sự đảo chiều tiềm năng hoặc một sự gia tăng đà. Ví dụ, khi một MA ngắn hơn trùng với MA dài hơn, có thể dẫn tới sự thay đổi hướng. Ngược lại, khi MA dài hạn trùng với dưới MA ngắn hạn, một đà tăng có thể xảy ra. 
  • Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI): khi RSI tăng lên khoảng 70, tài sản có thể sắp xảy ra tình trạng giảm giá. Ngoài ra, chỉ số này đạt mức dưới 30 cũng báo hiệu một đà tăng tiềm năng.
  • Dải Bollinger (Bollinger Bands): Khi giá đi xuống dải dưới của Bollinger Bands, đây là thời điểm thích hợp để mua.

Như vậy, các swing traders hoàn toàn có thể áp dụng phân tích các chỉ báo trên để có những quyết định giao dịch đúng đắn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. 

1.4. Ưu điểm và hạn chế của Swing Trading

1.4.1. Ưu điểm:

  • Giảm căng thẳng và tiết kiệm thời gian: Với tần suất giao dịch ít hơn so với day trading và Scalping trading, nhà giao dịch có thể giữ vị thế trong thời gian dài hơn, từ vài ngày đến vài tuần, mà không cần phải liên tục quan sát thị trường. Điều này giúp giảm áp lực và căng thẳng trong quá trình giao dịch; đồng thời các nhà giao dịch cũng có thêm thời gian để tập trung vào các hoạt động khác. 
  • Giảm chi phí giao dịch: Do số lệnh đặt ít hơn, nên chi phí giao dịch cũng sẽ được giảm bớt, từ phí môi giới cho tới các khoản phí khác liên quan đến giao dịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ suất lợi nhuận.
  • Tăng khả năng thành công khi giao dịch: Một điểm nổi bật của Swing trading là việc sử dụng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và phân tích trên khung thời gian lớn để đưa ra quyết định giao dịch. Điều này giúp tạo ra các tín hiệu giao dịch chất lượng hơn, tăng khả năng thành công trong giao dịch.
  • Lợi nhuận cao: Swing trading có khả năng bắt kịp các con sóng lớn trên thị trường, mang lại lợi nhuận cao hơn. Nhờ vào khả năng này, nhà giao dịch có thể tận dụng được các cơ hội giao dịch có tiềm năng lớn.
  • Giảm thiểu rủi ro: Với khung thời gian giao dịch lớn, Swing trading giúp các nhà giao dịch tránh được bẫy thị trường và tình trạng thao túng.

ưu điểm của giao dịch swing trading

1.4.2. Hạn chế

  • Thời gian để thu lợi nhuận khá chậm: Điều này xuất phát từ nguyên nhân thiếu những đợt sóng lớn trên thị trường. Từ đó dẫn tới việc giảm tiềm năng lợi nhuận và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ nhà giao dịch.
  • Dễ bị tác động bởi các tin tức kinh tế và chính trị: Những thông tin này có thể tạo ra biến động không lường trước trên thị trường, gây ra rủi ro và làm mất cơ hội có lợi nhuận.
  • Phải chịu phí swap (mức phí qua đêm): Điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận hay tăng chi phí giao dịch. 
  • Đòi hỏi tính kiên nhẫn và có tầm nhìn xa: Đây là yếu tố then chốt cần có từ nhà giao dịch để thành công với Swing trading. Bạn cần phải có khả năng nhận biết, cũng như đánh giá được các biến động nhỏ trên thị trường để không bị chúng tác động đến giao dịch của mình. 

2. Tìm hiểu về Scalping Trading

2.1. Scalping Trading là gì?

Scalping, hay giao dịch lướt sóng, là một phương pháp giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, thường từ vài giây đến vài phút từ khi mở đến khi đóng lệnh. Với phương pháp này, nhà đầu tư thường mở và đóng lệnh thường xuyên trong một ngày giao dịch và không giữ lệnh qua đêm. Để thực hiện Scalping hiệu quả, cần có một hệ thống quản lý rủi ro tốt và tính kỷ luật cao.

khác với swing trading scalping là giao dịch lướt sóng
Khác với Swing Trading, Scalping là giao dịch lướt sóng trong thời gian cực ngắn

Do giao dịch diễn ra trong thời gian ngắn, lợi nhuận thu được thường không cao. Mỗi lệnh thường chỉ chênh lệch từ vài pip (Percentage in point). Tuy nhiên, với việc thực hiện đầu tư hiệu quả, nhờ vào số lượng lệnh lớn trong một ngày, nhà đầu tư vẫn có thể thu được một khoản lợi nhuận đáng kể.

2.2. Đặc điểm của Scalping Trading

  • Thời gian giao dịch ngắn: Scalping tập trung vào các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, thường chỉ từ vài giây đến vài phút.
  • Số lượng lệnh lớn: Các nhà giao dịch theo trường phái Scalping thường mở và đóng nhiều lệnh trong một phiên giao dịch, tận dụng những biến động nhỏ trên thị trường.
  • Không giữ lệnh qua đêm: Mục tiêu chính của Scalping là kiếm lợi nhuận từ biến động ngắn hạn, do đó nhà giao dịch thường không giữ lệnh qua đêm để tránh rủi ro không mong muốn.
  • Sử dụng chỉ số và công cụ kỹ thuật: Scalpers thường dựa vào các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD, hoặc các mô hình giá để xác định điểm vào và ra khỏi thị trường.
  • Quản lý rủi ro nghiêm ngặt: Do số lượng lệnh lớn và thời gian giao dịch ngắn, quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng trong Scalping. Nhà giao dịch cần có kỷ luật cao và sẵn lòng chấp nhận mức rủi ro nhất định cho mỗi giao dịch.
  • Yêu cầu kỹ năng và tập trung cao: Scalping đòi hỏi sự tập trung cao độ và kỹ năng nhanh nhạy để nắm bắt những cơ hội giao dịch trong thời gian ngắn.

2.3. Ưu và hạn chế của Scalping Trading

2.3.1. Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ thực hiện: Scalping là một phương pháp giao dịch đầu tư không quá phức tạp, dễ dàng thực hiện mà không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu.
  • Rủi ro thấp: Scalping là phong cách giao dịch trong khoảng thời gian rất ngắn, có khi chỉ giữ lệnh trong vài giây, điều này giúp các trader hạn chế được rủi ro hơn so với việc giữ lệnh lâu như trong Day trading. Việc thực hiện các lệnh với số lượng lớn cũng giúp các trader có thể “bù” những lệnh lỗ bằng các lệnh thắng khác. 
  • Thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn: Mặc dù lợi nhuận từ Scalping không lớn, nhưng với việc chớp thời cơ đúng, nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận về ở mức từ 5 đến 10 pip. Điều này tạo ra cơ hội thu lợi nhuận cao trong một thời gian ngắn.
  • Ít khi bị ảnh hưởng bởi tin tức: Do tính chất ngắn hạn của Scalping, nhà đầu tư ít bị ảnh hưởng bởi tin tức và sự kiện bất lợi trên thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch.

2.3.2. Hạn chế

  • Khó dự đoán biến động thị trường: Do thời gian giao dịch ngắn, việc dự đoán chính xác xu hướng thị trường trở nên khó khăn. Điều này gây ra tranh cãi về việc sử dụng các chỉ số kỹ thuật để đánh Scalping.
  • Chi phí giao dịch cao: Giao dịch Scalping đòi hỏi mở và đóng nhiều lệnh trong một ngày, dẫn đến việc phải trả nhiều chi phí hoa hồng và spread. Nếu không tối ưu hóa chi phí này, lợi nhuận cuối cùng có thể rất thấp.
  • Rủi ro kỹ thuật giao dịch: Có nhiều lỗi mà các nhà giao dịch có thể gặp phải, như mất giá, trễ lệnh, hoặc lỗi nền tảng. Trong Scalping, mỗi giây tính quan trọng và sự chậm trễ có thể dẫn đến thua lỗ.
  • Gây căng thẳng tâm lý: Việc phải liên tục theo dõi biến động thị trường để có thể giao dịch chính xác có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho các nhà giao dịch. Bởi chỉ một chút sơ suất cũng có thể làm cho lợi nhuận biến mất. 

3. Swing Trading và Scalping Trading – Trường phái giao dịch nào phù hợp với bạn?

3.1. So sánh Swing Trading và Scalping Trading

Để biết được đâu là trường phái giao dịch phù hợp, trước hết, hãy cùng ONUS tham khảo một bảng so sánh giữa Scalping vs Swing trading để hiểu rõ hơn về cái được và cái mất của hai phương pháp giao dịch này:

Tiêu chí

Swing Trading

Scalping Trading

Mục tiêu giao dịch

Bắt kịp các xu hướng trung/dài hạn

Kiếm lợi nhuận từ các biến động ngắn hạn

Phương pháp phân tích thị trường

Sử dụng phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật

Chủ yếu là phân tích kĩ thuật

Lợi nhuận từ mỗi giao dịch

Thường cao hơn

Thường thấp hơn

Mức độ rủi ro

Thấp hơn

Cao hơn

Tần suất giao dịch

Thấp, do các lệnh mang tính dài hạn

Rất cao, do mỗi lệnh chỉ tính bằng phút, hoặc thậm chí sau 30 giây

Thời gian giao dịch

Đòi hỏi ít thời gian, các trader có thể tận dụng thời gian làm việc khác

Các trader cần dành nhiều thời gian và liên tục quan sát những biến động

Kĩ năng yêu cầu

Tính kiên nhẫn và tầm nhìn xa

Kỹ năng giao dịch và tập trung cao

3.2. Swing Trading và Scalping Trading phù hợp với ai?

Từ bảng so sánh bên trên, các nhà giao dịch có thể tìm được phong cách giao dịch phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận. 

Theo đó, Swing trading hướng đến việc bắt kịp các con sóng trung hạn hoặc dài hạn của thị trường, nên sẽ phù hợp với các nhà giao dịch có khả năng phân tích thị trường tốt và muốn tận dụng những biến động kéo dài trong thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Để trở thành Swing trader thành công, bạn cần có khả năng đánh giá và dự đoán xu hướng trung hạn của thị trường, cũng như kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội giao dịch lý tưởng.

swing trading phù hợp với trader có khả năng dự đoán xu hướng trung hạn
Swing trading phù hợp với các trader có khả năng dự đoán xu hướng trung hạn

Với Scalping, đây là phương pháp giao dịch thích hợp với những nhà đầu tư có khả năng tập trung cao độ trong một thời gian ngắn. Đồng thời, đây cũng là sự lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn kiếm được lợi nhuận nhanh chóng mà không cần phải ôm lệnh qua đêm. Tuy nhiên, điều này cũng đòi hỏi bạn cần có kỹ năng giao dịch tốt và khả năng quản trị rủi ro cao. 

4. Trải nghiệm trường phái giao dịch phù hợp với bạn trên ONUS

Dù giao dịch theo trường phái Swing trading hay Scalping trading, bạn cũng cần lựa chọn cho mình một nền tảng “chân ái” để thực hiện các chiến lược giao dịch một cách mượt mà nhất. Trong bối cảnh thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển, việc trang bị kiến thức thiết yếu và sử dụng một ứng dụng giao dịch đáng tin cậy là chìa khóa để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm rủi ro.

Đó chính là lý do tại sao ONUS – nền tảng giao dịch crypto hàng đầu Việt Nam – đã và đang được anh em traders tin tưởng lựa chọn. Hãy nâng tầm kiến thức giao dịch của bạn với khóa học trading miễn phí từ ONUS, được thiết kế bởi Mr. Lâm Tùng – Founder LuckyTrading. Sau khóa học hữu ích này, bạn sẽ:

  • Hiểu bản chất thị trường, khẳng định vị thế của bản thân, tự tin giao dịch
  • Xây dựng được hệ thống giao dịch cơ bản để bắt đầu luyện tập Futures
  • Lựa chọn các cơ hội nghề nghiệp tiềm năng trong thị trường Trading
  • Nhận 200,000 VNDC để trải nghiệm giao dịch thực tế

>> Chi tiết xem tại đây: Khóa học Trading Cơ Bản từ ONUS – Nền tảng kiến thức Trading bắt buộc cần có để trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp.

Khóa học Trading cơ bản miễn phí từ ONUS

Bên cạnh việc tích lũy kinh nghiệm và chiến lược trading, hãy liên tục update những đồng coin đang on trend để tối ưu hóa lợi nhuận. Truy cập Danh sách các đồng coin Trending trên ONUS để theo dõi ngay!

theo dõi những tài sản trending tại danh mục trending trên ONUS

Với giao diện người dùng thân thiện và nhiều tính năng mạnh mẽ, ONUS sẵn sàng cung cấp cho bạn những trải nghiệm giao dịch an toàn, hiệu quả và nhanh chóng! Bất kể bạn là nhà đầu tư theo trường phái Swing trading hay Scalping trading, với ONUS, bạn có thể tận dụng bộ công cụ hỗ trợ đầu tư tiên tiến, theo dõi biểu đồ thời gian thực, và thực hiện các lệnh giao dịch với tốc độ và độ chính xác cao nhất. Hãy tải ngay app ONUS ngay tại đây để bắt đầu hành trình chinh phục tiềm năng của tiền điện tử!

Tổng kết

Tóm lại, bất kỳ phương pháp giao dịch nào cũng có những ưu và điểm và thách thức riêng. Quyết định lựa chọn giữa Swing trading hay Scalping trading phụ thuộc vào mục tiêu, phong cách giao dịch, và tâm lý của mỗi nhà đầu tư.

Bạn cần nhớ rằng, không có phương pháp nào là hoàn hảo và mọi nhà đầu tư đều sẽ phải trải qua quá trình thử nghiệm, điều chỉnh chiến lược của mình theo thời gian. Hãy giữ vững tinh thần học hỏi, phát triển kĩ năng và tâm lý sẵn sàng thích nghi với thị trường biến đổi không ngừng này. Chúc bạn đầu tư thành công!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Swing trading hay Scalping trading phổ biến hơn trong cộng đồng giao dịch tiền điện tử?

Swing trading thường phổ biến hơn trong cộng đồng giao dịch, do không yêu cầu sự tập trung liên tục với những biến động trên thị trường. Với Swing trading, bạn vừa có thể đầu tư, vừa dành được thời gian cho những công việc hàng ngày.

Có thể bắt đầu phương pháp giao dịch Swing trading hay Scalping với số vốn bao nhiêu?

Số vốn khởi đầu phụ thuộc vào mục tiêu, khả năng chấp nhận rủi ro, cũng như tình hình tài chính của bạn. Nếu như bạn mới bắt đầu với thị trường tiền điện tử, bạn nên bắt đầu từ số vốn nhỏ để trải nghiệm, trước khi đầu tư một số tiền lớn.

Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình chinh phục tiền điện tử chỉ với số vốn chỉ từ 50.000 VNĐ, bằng cách tải app ONUS tại đây.

Có những rủi ro nào liên quan đến Swing trading và Scalping Trading mà nhà đầu tư cần quan tâm?

Trong Swing trading, rủi ro có thể bao gồm lỗ vốn do các biến động lớn trên thị trường hoặc sự biến động không lường trước của xu hướng. Trong Scalping, rủi ro chủ yếu là lệnh đặt sai hoặc không kịp thời do tốc độ giao dịch nhanh.

SHARES
Bài viết liên quan