Bạn vừa trở về từ chuyến công tác, du lịch hay du học tại Đức và đang băn khoăn không biết Tiền Đức đổi sang tiền Việt ở đâu tại Hà Nội để vừa an toàn, vừa tiết kiệm chi phí? Trong bối cảnh tỷ giá ngoại tệ luôn biến động và có nhiều kênh dịch vụ đa dạng, việc lựa chọn đúng nơi đổi tiền không chỉ giúp bạn có được mức giá tốt mà còn hạn chế rủi ro như tiền giả, phí dịch vụ cao hay thủ tục phức tạp. Cùng điểm lại top địa điểm đổi tiền Đức uy tín tại Hà Nội để quá trình đổi tiền diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả nhất.
1. Nước Đức dùng tiền gì?
1.1. Tiền Euro Đức
Kể từ ngày 1/1/1999, đồng euro được Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phát hành dưới dạng kế toán và kể từ ngày 1/1/2002 các mệnh giá tiền giấy, tiền xu bắt đầu lưu hành tại 20 quốc gia thành viên trong khu vực đồng Euro (Eurozone) thuộc Liên minh Châu Âu (EU), bao gồm Đức. Từ đó, Đức đã chính thức sử dụng Đồng Euro (€, mã EUR), thay thế cho đồng Deutsche Mark (DM) trước đây.

Các mệnh giá tiền Đức thường thấy bao gồm:
- Tiền giấy: €5, €10, €20, €50, €100, €200 và €500. (Lưu ý: Mệnh giá €200 và €500 ít phổ biến hơn trong giao dịch hàng ngày).
- Tiền xu: 1 cent, 2 cent, 5 cent, 10 cent, 20 cent, 50 cent, €1 và €2.
1.2. Tỷ giá tiền Đức
Tỷ giá hối đoái là giá trị của một đồng tiền này so với một đồng tiền khác. Khi bạn đổi tiền Đức sang tiền Việt, bạn cần quan tâm đến tỷ giá mua vào – tức là mức giá mà ngân hàng hoặc các điểm đổi tiền sẽ mua Euro của bạn. Mức giá này thường sẽ thấp hơn một chút so với tỷ giá bán ra (mức giá họ sẽ bán Euro cho bạn nếu bạn muốn mua Euro bằng VND).
Tỷ giá giữa euro và Việt Nam đồng không cố định mà thường xuyên biến động theo cung – cầu trên thị trường và chính sách ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước. Bạn có thể tra cứu tỷ giá tham khảo qua các nguồn sau:
- Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cập nhật tỷ giá trung tâm hàng ngày)
- Website hoặc ứng dụng của các ngân hàng thương mại (Vietcombank, BIDV, VietinBank…)
- Trang tổng hợp tỷ giá EUR/VND của ONUS
Giá tiền Đức hôm nay là tỷ giá euro thể hiện giá trị của 1 Euro hiện tại khi quy đổi sang các đơn vị tiền tệ khác như USD, VND… Nói cách khác, tỷ giá cho biết bạn cần bao nhiêu USD, VND… để đổi được 1 Euro.
Hiện 1 Euro = 30,869.88 VND
10 Euro = 308,698.8 VND
100 Euro = 3,086,988 VND
2. Địa chỉ đổi tiền Đức sang tiền Việt tại Hà Nội
2.1. Tiền Đức đổi sang tiền Việt tại ngân hàng
Ngân hàng luôn là lựa chọn hàng đầu cho sự an toàn và minh bạch khi đổi ngoại tệ. Do euro là đồng tiền lớn trên thế giới nên bạn có thể mua bán ở hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam. Khi đến ngân hàng hàng, bạn cần mang theo giấy tờ cá nhân để làm thủ tục.
- Ưu điểm: Tỷ giá công khai cập nhật mỗi ngày, an toàn pháp lý, tránh rủi ro tiền giả
- Nhược điểm: Giờ làm việc hạn chế (thường 8h00 – 16h30 ngày thường), có thể phải xếp hàng đông

Tại Hà Nội, bạn có thể đến các chi nhánh của các ngân hàng lớn để đổi Euro như Vietcombank, BIDV, VietinBank, ACB, Techcombank…, cụ thể 1 số địa điểm nổi bật:
- Ngân hàng Vietcombank – 23 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm
- Ngân hàng BIDV – 194 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm
- VietinBank (Chi nhánh TP. Hà Nội) – Số 06 Ngô Quyền, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- ACB (PGD Hoàn Kiếm) – 41A Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Agribank (PGD Tràng Tiền) – Số 27 Phố Lý Thái Tổ, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Sacombank (PGD Hoàn Kiếm) – 61A Đường Thành, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tỷ giá Euro to VND tại 5 ngân hàng lớn tại Việt Nam biến động liên tục. Dưới đây là thông tin được cập nhật mới nhất 21/06/2025 tại ONUS:
Ngân hàng |
Mua vào (EUR/VND) |
Bán ra (EUR/VND) |
29,323.63 | 30,869.88 | |
29,644 | 29,689 | |
29,765 | 30,637 | |
29,478 | 30,714 | |
29,472 | 30,785 |
2.2. Đổi tiền Đức sang tiền Việt tại tiệm vàng, dịch vụ đổi tiền tư nhân
Do đồng euro được sử dụng rộng rãi nên bạn có thể dễ dàng đổi tiền tại các cửa hàng vàng bạc được cấp phép thu đổi ngoại tệ. Các tiệm vàng lớn thường đưa ra tỷ giá mua vào Euro tốt hơn ngân hàng, giao dịch thực hiện nhanh chóng, ít yêu cầu giấy tờ phức tạp hơn. Tuy nhiên, một số tiệm có thể có giới hạn về số lượng ngoại tệ được phép thu đổi.

Ngoài hệ thống các cửa hàng vàng bạc của SJC, SJC, DOJI, bạn có thể tới các tiệm vàng uy tín như:
- Tiệm vàng Quốc Trinh – 27 Hà Trung, Hoàn Kiếm
- Bảo Tín Mạnh Hải – 39 Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Vàng bạc mỹ nghệ 31 Hà Trung – 31 Hà Trung, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Công ty CP Vietin Gold – 65 Hà Trung, Hoàn Kiếm
- Hong phat good exchange: 25 P. Hà Trung, Hàng Bông, Hoàn Kiếm
- QUANG HUY GEMSTONE: 130 P. Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm
2.3. Đổi trực tuyến qua ứng dụng
Với sự phát triển của công nghệ, việc chuyển đổi và nhận tiền qua các ứng dụng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến, tiện lợi và an toàn. Các dịch vụ như Wise, Remitly, Western Union (trực tuyến hoặc qua đại lý), MoneyGram cho phép bạn gửi Euro từ tài khoản ngân hàng ở EU và người nhận ở Việt Nam có thể nhận bằng VND trực tiếp vào tài khoản ngân hàng hoặc nhận tiền mặt tại các điểm đại lý.
2.4. Rút tiền mặt từ ATM
Nếu bạn là du khách và không muốn mang theo nhiều tiền mặt, đây là một lựa chọn tiện lợi. Bạn có thể dùng thẻ ghi nợ hoặc tín dụng (Visa, Mastercard, American Express…) được phát hành tại Đức để rút VND trực tiếp từ các máy ATM tại Hà Nội. Các máy ATM có mặt khắp nơi tại Hà Nội, đặc biệt tập trung tại các khu vực trung tâm, trung tâm thương mại, và cạnh các chi nhánh ngân hàng lớn.
Tuy nhiên, bạn có thể phải chịu đồng thời phí của ngân hàng Việt Nam (thường khoảng 50,000 – 100,000 VND/giao dịch) và phí của ngân hàng phát hành thẻ ở Đức (thường là phí rút tiền ngoại tệ hoặc phí chuyển đổi ngoại tệ, khoảng 2-4% giá trị giao dịch). Đồng thời, giao dịch ATM thường có giới hạn số tiền rút (ví dụ: 2-3 triệu VND/lần).
2.5. Đổi tiền tại sân bay quốc tế
Các quầy đổi tiền tại sân bay có thể là lựa chọn tiện lợi khi vừa xuống sân bay, không phải lo tìm kiếm địa điểm khác. Tuy nhiên, tỷ giá chuyển đổi và phí dịch vụ khá cao, dễ dàng bị động về mức giá nếu không so sánh trước. Do đó, bạn nên đổi một lượng nhỏ Euro (khoảng 50-100 Euro) đủ để chi tiêu khẩn cấp ban đầu. Sau đó, hãy di chuyển vào trung tâm thành phố để tìm các địa điểm đổi tiền có tỷ giá tốt hơn.

Tại Hà Nội, bạn dễ dàng đổi tiền Đức sang VND tại Quầy đổi tiền tại Ga đến quốc tế – Sân bay Nội Bài (T1 & T2).
- Nhà ga T1 (Nội địa): 2 quầy thu đổi ngoại tệ của VietinBank và ACB.
- Nhà ga T2 (Quốc tế): Cánh Tây có quầy BIDV và MSB; cánh Đông có quầy VietinBank.
3. Cách nhận biết tiền giả
3.1. Nhận biết tiền euro giả
Để kiểm tra tiền giấy Euro thật hay giả, bạn có thể áp dụng quy tắc “Sờ – Nhìn – Nghiêng” (FEEL – LOOK – TILT) với các điểm chính sau:
Sờ (FEEL):
- Tiền giấy euro làm từ 100% bông cotton, cho cảm giác chắc tay, hơi ráp; các chi tiết như logo ECB, số mệnh giá và dòng chữ in nổi có thể cảm nhận rõ ràng khi vuốt nhẹ ngón tay lên bề mặt
Nhìn (LOOK):
- Soi qua ánh sáng: Nhìn thấy rõ hình chìm (chân dung nữ thần Europa hoặc hình ảnh cổng/cửa sổ) ở phần trắng bên cạnh.
- Dây bảo hiểm: Một sợi dây tối màu chạy dọc, hiện rõ chữ “EURO” hoặc biểu tượng “€” cùng số mệnh giá khi soi dưới ánh sáng.

Nghiêng (TILT):
- Dải kim loại/hologram: Ở mặt trước, khi nghiêng, hình ảnh trên dải/miếng hologram sẽ thay đổi giữa số mệnh giá, biểu tượng Euro (€), hoặc chân dung nữ thần Europa.
- Số đổi màu (Emerald Number): Với mệnh giá lớn (€50 trở lên), số mệnh giá ở góc dưới bên phải mặt sau sẽ đổi màu từ xanh ngọc sang xanh đậm khi nghiêng tờ tiền.
3.2. Nhận biết tiền Việt giả
Để khẳng định một tờ bạc là tiền thật hay tiền giả, lấy tờ tiền thật cùng loại so sách tổng thể và kiểm tra các yếu tố bảo an theo các yếu tố dưới đây. Lưu ý phải kiểm tra nhiều yếu tố bảo an (tối thiểu 3 đến 4 yếu tố) để xác định là tiền thật hay tiền giả.

Tiền giả sẽ có các dấu hiệu như:
- Chất liệu in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách khi bị kéo, xé nhẹ ở cạnh tờ bạc, mực in dễ bong tróc.
- Hình bóng chìm không tinh xảo. Các chữ, số trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét; một số trường hợp không có yếu tố này. Hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.
- Vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì, không nhám, ráp như ở tiền thật hoặc có cảm giác gợn tay do vết dập trên nền giấy, không phải do độ nổi của nét in.
- Có làm giả yếu tố OVI (mực đổi màu) nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật; không có yếu tố IRIODIN (dải màu vàng chạy dọc tờ bạc) hoặc có in giả dải màu vàng nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.
- Cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa sổ lớn không tinh xảo như tiền thật, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.
- Không có mảng chữ siêu nhỏ hoặc các dòng chữ, số không sắc nét, rất khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc có làm giả nhưng phát quang yếu. Số seri không phát quang hoặc phát quang không giống như ở tiền thật.
4. Kinh nghiệm đổi tiền Đức hữu ích nhất
Để đảm bảo quá trình đổi tiền Euro sang Việt Nam Đồng diễn ra thuận lợi, an toàn và tối ưu lợi ích, bạn nên trang bị cho mình những kinh nghiệm quý báu dưới đây:
4.1. Luôn so sánh tỷ giá giữa các nguồn khác nhau
Không bao giờ đổi ngay tại địa điểm đầu tiên bạn thấy. Dù là ngân hàng hay tiệm vàng, tỷ giá giữa các nơi có thể chênh lệch vài chục đến hàng trăm VND cho mỗi Euro, đặc biệt nếu bạn đổi số lượng lớn.
Sử dụng điện thoại để kiểm tra tỷ giá trực tuyến của các ngân hàng lớn (Vietcombank, BIDV, Techcombank) và gọi điện/tham khảo trực tiếp tỷ giá tại các tiệm vàng lớn như Hà Trung trước khi quyết định.
4.2. Chỉ đổi tiền tại các địa điểm được cấp phép & uy tín
Ngân hàng: Luôn là lựa chọn an toàn nhất.
Tiệm vàng/Dịch vụ thu đổi: Chỉ giao dịch tại các tiệm vàng lớn, có thương hiệu, và phải có giấy phép hoạt động thu đổi ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Tránh xa các cá nhân, tiệm nhỏ lẻ không rõ ràng hoặc “chợ đen” để tránh rủi ro tiền giả, gian lận hoặc vi phạm pháp luật.
Nếu nghi ngờ, đừng ngại hỏi về giấy phép kinh doanh. Nên lưu giữ biên lai và bản chụp giao dịch để đối chiếu khi có tranh chấp hoặc kiểm tra sau này.
4.3. Mang theo giấy tờ tùy thân đầy đủ
Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân (đối với công dân Việt Nam) là bắt buộc cho mọi giao dịch đổi ngoại tệ tại ngân hàng và một số tiệm vàng lớn.
Nếu đổi số tiền lớn, có thể cần thêm các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tiền hoặc mục đích sử dụng (ví dụ: visa, vé máy bay, thư mời, giấy tờ khám chữa bệnh…).
4.4. Đổi một lượng nhỏ tại sân bay, phần lớn tại trung tâm
Bạn chỉ nên đổi khoảng 50 – 100 Euro ở sân bay Nội Bài đủ để chi trả chi phí ban đầu (taxi, ăn uống nhẹ, SIM điện thoại) khi vừa hạ cánh. Khi vào đến trung tâm Hà Nội, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn với tỷ giá tốt hơn ở các ngân hàng hoặc tiệm vàng uy tín.
4.5. Cẩn trọng khi nhận tiền và kiểm tra kỹ tiền giả
Khi nhận tiền VND, hãy đếm kỹ từng tờ tại quầy giao dịch trước khi rời đi. Đảm bảo số lượng và mệnh giá chính xác. Áp dụng các kỹ thuật “Sờ – Nhìn – Nghiêng” để kiểm tra tính xác thực của tiền VND như đã hướng dẫn ở mục 3. Đặc biệt chú ý đến các mệnh giá lớn (500,000 VND, 200,000 VND). Nếu nghi ngờ tờ tiền giả, hãy từ chối nhận ngay.
4.6. Không mang quá nhiều tiền mặt
Theo quy định của Việt Nam, cá nhân khi nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt trên 5,000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương như Euro) hoặc tiền Việt Nam trên 15 triệu VND phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Nếu không khai báo, bạn có thể bị phạt hoặc tịch thu. Mang quá nhiều tiền mặt cũng tiềm ẩn rủi ro mất cắp hoặc thất lạc.
4.7. Kết hợp các phương thức đổi tiền và thanh toán
Thay vì chỉ dựa vào tiền mặt, hãy tận dụng thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế của bạn (phát hành từ Đức) để thanh toán tại các cửa hàng, nhà hàng lớn chấp nhận thẻ. Điều này tiện lợi và an toàn hơn.
Chỉ rút tiền mặt từ ATM khi cần thiết và với số lượng vừa đủ chi tiêu, để giảm thiểu phí. Đồng thời, cân nhắc sử dụng các ứng dụng chuyển tiền quốc tế nếu bạn cần gửi hoặc nhận một lượng tiền lớn từ/về Việt Nam.
Bằng cách nắm vững các thông tin liên quan đến địa điểm đổi tiền Đức sang tiền Việt, bạn sẽ dễ dàng tìm được lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Hãy luôn chủ động và thông thái để đảm bảo mọi giao dịch diễn ra an toàn, tiện lợi, và mang lại lợi ích tối đa cho bạn khi sử dụng Euro tại Việt Nam.