Tìm hiểu về Arbitrum – Kẻ dẫn đầu sóng tăng Layer-2 và ARB token

KEY TAKEAWAYS:
Arbitrum là một loại giao thức lớp hai (layer 2) dựa trên nền tảng Ethereum, được phát triển để giải quyết vấn đề về chi phí và tốc độ giao dịch trên mạng Ethereum
Arbitrum đã đạt giá trị TVL hơn 2,662 tỷ USD theo dữ liệu tính đến ngày 16/01/2023. Và đang là nền tảng Layer 2 có TVL lớn nhất.
Token ARB được định vị để trở thành công cụ giúp Arbitrum One trở nên phi tập trung hơn và trở thành một DAO tự quản thực thụ.
Vào đầu năm 2024, giá đã bứt phá lên trên vùng kháng cự ở mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 1.7 USD và tiếp tục tăng 60%, đạt ATH mới ở 2.42 USD vào ngày 11/01/2023.

Arbitrum và ARB token ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng đầu tư tài chính với tiềm năng vượt trội trong thế giới tiền điện tử. Tìm hiểu ngay về Arbitrum và ARB token cũng như ảnh hưởng của Arbitrum đến thị trường tiền điện tử trong bài viết này.

Arbitrum là gì?
Arbitrum là gì?

1. Tổng quan về Arbitrum (ARB)

1.1. Arbitrum là gì? 

Arbitrum là một loại giao thức lớp hai (layer 2) dựa trên nền tảng Ethereum, được phát triển để giải quyết vấn đề về chi phí và tốc độ giao dịch trên mạng Ethereum.

Layer 2 là một khái niệm trong không gian blockchain, nơi các giao dịch không được xử lý trực tiếp trên chuỗi chính (layer 1), mà thay vào đó, chúng được thực hiện trên một lớp phụ (layer 2) và chỉ được ghi nhận trên chuỗi chính sau một khoảng thời gian. 

Arbitrum được phát triển bởi Offchain Labs, một công ty tập trung vào việc xây dựng các giải pháp tăng tốc và mở rộng cho các nền tảng blockchain. Giao thức Arbitrum cung cấp một cách để thực hiện các giao dịch nhanh chóng và với phí thấp hơn so với việc thực hiện trực tiếp trên Ethereum chính.

1.2. Đội ngũ phát triển của Arbitrum

Đứng sau dự án Arbitrum là Offchain Labs, một công ty gồm nhiều nhà nghiên cứu, kỹ sư và những người đam mê blockchain hàng đầu thế giới. Một số tên tuổi nổi bật có thể kể đến như:

  • Ed Felten – Co-founder & Chief Scientist: Ông là giáo sư Khoa học máy tính và Quan hệ công chúng tại trường Đại học Princeton. Ngoài ra, Ed Felten còn được biết đến là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật và quyền riêng tư của máy tính.
  • Steven Goldfeder – Co-founder & CEO: Ông là nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mật mã và bảo mật máy tính. Công việc của ông tập trung vào các công nghệ nâng cao quyền riêng tư và sự giao thoa giữa mật mã và nhân quyền. Ngoài ra, Steven Goldfeder cũng rất quan tâm đến bảo mật và quyền riêng tư của tiền mã hóa, đặc biệt là hệ thống blockchain.
  • Harry Kalodner – Co-founder & CTO: Trước dự án này, ông theo học tiến sĩ tại đại học Princeton chuyên ngành Kinh tế học, tính ẩn danh và khả năng tương thích tiền mã hóa.

1.3. Nhà đầu tư và đối tác của dự án Arbitrum

Dự án được đầu tư hơn 120 triệu USD trong 3 vòng kêu gọi vốn vào năm 2019 và 2021.

  • Vòng Seed năm 2019 – 3,7 triệu đô la do Pantera Capital và một số nhà đầu tư khác dẫn đầu, gồm Compound VC, Raphael Ouzan của Blocknation, Jake Seid và những người ẩn danh khác.
  • Vòng Series A vào tháng 4 năm 2021 – 20 USD (đang cập nhật…).
  • Vòng Series B vào tháng 8 năm 2021 – hơn 100 triệu USD do Lightspeed Venture Partners và các nhà đầu tư khác dẫn đầu, gồm Polychain Capital, Redpoint Ventures, Ribbit Capital, Pantera Capital, Alameda Research và Mark Cuban.

Đối tác của dự án Arbitrum đều là những tên tuổi nổi bật trong hệ sinh thái layer 2. Bao gồm hàng trăm dự án lớn nhỏ khác nhau như Uniswap, SushiSwap, GMX, AAVE, Curve,…

1.4. Lộ trình phát triển của Arbitrum

Từ khi ra mắt đến nay, Arbitrum đã không ngừng phát triển và trở thành kẻ thống trị Layer-2.  Hành trình phát triển của dự Arbitrum được tóm tắt như sau:

  • 2018: Offchain Labs được thành lập bởi Ed Felten tại Princeton, New Jersey, Mỹ.
  • 14/10/2020: Ra mắt testnet với Arbitrum One.
  • 27/5/2021: Sàn Uniswap hỗ trợ Arbitrum One.
  • 13/8/2021: Nền tảng Chainlink hỗ trợ Arbitrum One.
  • 30/8/2021: Hợp tác với team Etherscan để ra mắt Arbiscan.
  • 1/9/2021: Arbitrum One chính thức được Mainnet.
  • 23/9/2021: Sàn 1inch hỗ trợ Arbitrum One.
  • 3/2/2022: Ra mắt AnyTrust Chains, sau này đổi thành công nghệ AnyTrust và chain Arbitrum Nova.
  • 17/3/2022: Nền tảng Aave V3 hỗ trợ Arbitrum One.
  • 12/4/2022: Arbitrum thông báo ra mắt Arbitrum Odyssey – Chương trình giúp người dùng khám phá và sử dụng các dự án mới trong hệ sinh thái, ngoài ra họ sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng NFT.
  • 25/6/2022: Na Uy sử dụng mạng Arbitrum giúp người dân có thể tiếp cận các công ty chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán.
  • 12/7/2022: Thông báo ra mắt Arbitrum Nova.
  • 09/08/2022: Arbitrum Nova chính thức được ra mắt.
  • 31/08/2022: Arbitrum One chính thức được nâng cấp thành Arbitrum Nitro.
  • 20/09/2022: Arbitrum trao 400 ETH (khoảng nửa triệu USD thời điểm đó) cho nhân vật có nickname là 0xriptide vì anh đã tìm thấy lỗ hổng bridge giữa mạng Ethereum và Arbitrum Nitro.
  • 12/10/2022: Offchain Labs mua lại công ty Prysmatic Labs, đơn vị đứng sau phần mềm Prysm dùng để chạy Proof of Stake Ethereum node.
  • 16/11/2022: Giới thiệu kế hoạch phi tập trung hóa để thu hút nhiều validator hơn cho Arbitrum.
  • 1/12/2022: TraderJoe – DEX lớn nhất trên Avalanche thông báo phát triển Multichain sang Arbitrum.
  • 9/1/2023: OpenSea hỗ trợ mạng Arbitrum One.
  • 23/3/2023: Ra mắt token ARB.

1.5. Các sản phẩm chính của Arbitrum

  • Arbitrum One: Đây là sản phẩm chính và còn được gọi tắt là Arbitrum, chạy trên công nghệ Optimistic Rollup để phục vụ cho thị trường DeFi và NFT.
  • Arbitrum Nitro: Đây không phải là một chain riêng! Arbitrum Nitro là bản nâng cấp được thực hiện trên Arbitrum One với mục đích mang lại hiệu suất tốt hơn, phí rẻ hơn cho người dùng. Ngoài ra, Nitro cũng áp dụng máy ảo WASM và ngôn ngữ Geth.
  • AnyTrust: Một công nghệ giúp tối ưu chi phí và tốc độ, được xây dựng trên giả định “minimal trust assumption”.
  • Arbitrum Nova: Một chain được xây dựng dựa trên công nghệ AnyTrust của Offchain Labs. Mục tiêu của chain này là nhắm vào thị trường Social, Gaming và các ngành cần xử lý nhiều giao dịch với mức phí rẻ.
  • Arbitrum STIP Grants: Arbitrum STIP (viết tắt từ Short-Term Incentives Program) là chương trình do cộng đồng Arbitrum đề ra với mục tiêu kích thích sự phát triển của hệ sinh thái Arbitrum.

1.6. Công nghệ chính của Arbitrum

Công nghệ chính của Arbitrum
Công nghệ chính của Arbitrum

1.6.1. Rollup

Rollups là phương pháp xử lý các giao dịch off-chain, cụ thể đưa những giao dịch được tạo trên blockchain chính ra bên ngoài và xử lý chúng trên một lớp Rollups riêng, sau đó các dữ liệu và các giao dịch đã được xử lý sẽ được đóng gói lại hay “cuộn lại” thành 1 khối duy nhất để gửi lên Layer 1 để xác minh tính hợp lệ. Phương pháp này giúp nâng cao khả năng mở rộng, tăng số lượng giao dịch được xử lý trên toàn mạng Ethereum.

Optimistic Rollups và ZK Rollups là hai giải pháp rollups phổ biến nhất thời điểm hiện tại. Đội ngũ phát triển Arbitrum đã chọn công nghệ Optimistic Rollups để xây dựng giải pháp Layer 2 của mình. Công nghệ này cho phép các hợp đồng thông minh Ethereum mở rộng quy mô bằng cách chuyển các thông điệp giữa các hợp đồng thông minh trên chuỗi chính Ethereum và các hợp đồng trên chuỗi Layer 2 Arbitrum. Phần lớn quá trình xử lý giao dịch được hoàn thành trên Layer 2 và kết quả của việc này được ghi lại trên chuỗi chính – cải thiện đáng kể tốc độ và hiệu quả.

Arbitrum giới thiệu một bước thử thách cho các khối Rollups, trong đó cho phép các trình xác thực khác kiểm tra tính đúng đắn của một khối và đưa ra một thử thách nếu họ tin rằng nó sai. Nếu khối được chứng minh là không chính xác hoặc một thách thức được chứng minh là không hợp lý, người xác nhận nói dối sẽ bị tịch thu cổ phần của họ, đảm bảo người xác nhận luôn tham gia mạng lưới một cách công bằng hoặc phải chịu thất thoát tài sản.

Phương pháp Rollup
Phương pháp Rollup

Nền tảng này cũng có máy ảo tùy chỉnh riêng là máy ảo Arbitrum (AVM). Đây là môi trường thực thi cho các hợp đồng thông minh Arbitrum và tồn tại bên trên EthBridge – tập hợp các hợp đồng thông minh giao tiếp với chuỗi Arbitrum. Các hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum được dịch tự động để chạy trên AVM.

1.6.2. Anytrust

Arbitrum Nova là giải pháp thay thế cho Arbitrum One. Điểm khác biệt chính giữa Rollup và AnyTrust là giao thức AnyTrust đưa ra một giả định về độ tin cậy bổ sung dưới hình thức Uy ban về tính khả dụng của dữ liệu (DAC). Ủy ban này chịu trách nhiệm đẩy nhanh quá trình lưu trữ, phân nhóm và đăng dữ liệu giao dịch từ L2 lên L1 của Ethereum. Điều này cho phép sử dụng Arbitrum trong các tình huống đòi hỏi hiệu xuất xử lý giao dịch cao và chi phí giao dịch rẻ. Arbitrum Nova được thiết kế dành riêng cho các lĩnh vực như SocialFi, GameFi, Finance.

1.6.3. Arbitrum Orbit

Orbit là sản phẩm mới nhất của Arbitrum, đóng vai trò là bộ công cụ cho phép dự án khởi chạy các blockchain Layer 3 bằng cách sử dụng mạng Arbitrum làm layer nền tảng.

Mô hình Arbitrum Orbit
Mô hình Arbitrum Orbit

Arbitrum Orbit là sản phẩm được phát triển để cạnh tranh trực tiếp với giải giải pháp OP Stack của Optimism. Hiện tại, chưa có dự án nào thông báo sử dụng Orbit, trong khi đó đã có nhiều tổ chức uy tín chọn OP Stack như Coinbase (Base), Binance (opBNB).

Arbitrum Orbit cung cấp cho 3 giải pháp xây dựng mạng Layer 3 cho các dự án:

  • Arbitrum Rollup: Cho phép xây dựng Orbit Rollups chain (tương tự như Arbitrum One) được thừa hưởng tính bảo mật từ Ethereum với khả năng mở rộng cao.
  • Arbitrum Anytrust: Cho phép xây dựng Orbit AnyTrust chain (tương tự như Arbitrum Nova), với chi phí giao dịch cực thấp cho các ứng dụng có thông lương giao dịch lớn.
  • Modification: Cho phép xây dựng và tùy chỉnh Orbit chain dựa trên Arbitrum Nitro cho các nhu cầu dành riêng cho ứng dụng.

1.6.4. Arbitrum Stylus

Stylus là bản nâng cấp của Arbitrum Nitro, mang đến một môi trường phát triển mạnh mẽ dành cho các nhà lập trình. Arbitrum Stylus cung cấp một máy ảo tương thích với EVM thứ hai, cho phép các lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng phi tập trung bằng các ngôn ngữ Rust, C, và C++, vốn được sử dụng thường xuyên khi thiết kế các ứng dụng trên Solana.

Thông thường, Solidity sẽ là ngôn ngữ lập trình chính được sử dụng khi thiết lập các hợp đồng thông minh trên những mạng lưới tương thích EVM. Vậy nên việc triển khai Stylus đánh dấu một bước đột phá của Arbitrum khi cho phép các lập trình viên có thể sử dụng các ngôn ngữ lập trình quen thuộc mà không cần phải thay đổi cấu trúc của mã nguồn.

1.7. Cách thức hoạt động của Arbitrum

Dự án Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, cho phép mở rộng quy mô cho các hợp đồng thông minh Ethereum bằng cách truyền tin nhắn và dữ liệu giữa chuỗi chính Ethereum và Layer 2 của Arbitrum. Hầu hết giao dịch được xử lý trên Layer 2, và kết quả được ghi lại trên chuỗi chính, tăng tốc độ và hiệu quả của mạng.

Sau đó, bất kỳ validator nào cũng có thể đăng một khối cuộn lên và xác nhận tính hợp lệ của một khối khác. Thuật ngữ “rollup” mô tả cách validator có thể sử dụng thông tin công khai để tái tạo lịch sử chuỗi hoàn chỉnh từ các nhật ký được tối ưu hóa, đồng thời giao thức đảm bảo tính chính xác của mã.

Ngoài ra, dự án Arbitrum cũng sẽ có hai chế độ khác là kênh AnyTrust và sidechain trong tương lai. Các node riêng lẻ có thể tham gia vào chuỗi Arbitrum tương tự như nhiều blockchain khác. Các node trình xác nhận giám sát trạng thái của chuỗi và các node đầy đủ sẽ giúp tổng hợp các giao dịch lớp 1. Trình tổng hợp sẽ gửi các giao dịch cho chuỗi lớp 1 để kiếm phần thưởng bằng ETH, đồng thời phân phối phí giao dịch còn lại cho các bên tham gia khác.

Arbitrum cũng cung cấp Arbitrum Virtual Machine (AVM), một máy ảo tùy chỉnh nằm trên EthBridge, một tập hợp hợp đồng thông minh tương tác với chuỗi Arbitrum. Các hợp đồng thông minh tương thích với Ethereum sẽ được dịch tự động để chạy trên AVM.

1.8. Những đặc điểm nổi bật của Arbitrum

Được thiết kế dưới dạng một sidechain (chuỗi phụ), Arbitrum cho phép các giao dịch diễn ra ngoài chuỗi chính của Ethereum, giúp giảm bớt tải cho Ethereum và tăng tốc độ xử lý giao dịch. Arbitrum sử dụng công nghệ rollup, trong đó các giao dịch trên chuỗi phụ được gộp lại và xác nhận trên chuỗi chính của Ethereum, giúp giảm đáng kể thời gian và phí giao dịch.

Một điểm đặc biệt của Arbitrum là tính tương thích ngược với các dApps (ứng dụng phi tập trung) đã tồn tại trên Ethereum, giúp dApps có thể dễ dàng tích hợp và triển khai trên Arbitrum mà không cần thay đổi đáng kể mã nguồn.

2. Hệ sinh thái Arbitrum

2.1. Sự phát triển của hệ sinh thái Arbitrum

Một số dự án nổi bật trong hệ sinh thái Arbitrum
Một số dự án nổi bật trong hệ sinh thái Arbitrum

Kể từ khi được triển khai, ngày càng có nhiều dApp trên Arbitrum và giờ đây nó là một hệ sinh thái sôi động, phát triển mạnh với tư cách là mạng lưới L2 hàng đầu với hơn 100 giao thức.

Hệ sinh thái Arbitrum đang phát triển đa dạng và bao gồm nhiều dự án từ các lĩnh vực khác nhau như DeFi, Gaming, NFT và Infrastructure. Dưới đây là một số dự án đáng chú ý đang phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum Nitro:

  • Infrastructure (Cơ sở hạ tầng): Stargate, Hop Protocol, Metamask.
  • Decentralized Exchanges (DEX): Uniswap, Camelot, Sushiswap, Curve Finance, Wombat Exchange, Balancer, Trader Joe, KyberSwap, DODO, WooFi.
  • Lending & Borrowing (Cho vay và Vay): AAVE, Vesta Finance, Radiant Capital, Silo Finance, Sperax Finance, Tender Finance, Tarot.
  • Derivatives (Hợp đồng tương lai): GMX, Jones DAO, Vela Exchange, Gains Network, Dopex, Rage Trade, Lyra, Mycelium, Olive.
  • Yield Farming (Nông trại sinh lợi): Jones DAO, Plutus DAO, Wombex, Quoll Finance, Magpie, Convex Finance, Pendle Finance, Gamma Strategicts, Mugen Finance.
  • NFT & NFT Marketplaces (Phiên bản phi tập trung và các chợ NFT): Magic, Smolverse, The Beacon.

Cũng có nhiều dự án khác như Perennial Finance, Premia, QiDAO, Overnight Finance, và nhiều dự án khác đang phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum Nitro.

Về hệ sinh thái Arbitrum Nova, đây là một phần của Arbitrum tập trung vào lĩnh vực NFT và Gaming, sử dụng công nghệ Anytrust Sidechain của Offchain Labs. Một số dự án đang phát triển trên hệ sinh thái Arbitrum Nova bao gồm cả DEX như SushiSwap, ArbSwap, RCPswap và Archly Finance.

2.2. Lợi ích của sự đa dạng trên hệ sinh thái Arbitrum

Việc đầy đủ các mảnh ghép của hệ sinh thái Arbitrum giúp:

  • Hệ sinh thái đủ các mảnh ghép để đón nhận và luân chuyển dòng tiền: Từ DEXs sang Lending & Borrowing rồi tới Yield Farming, Derivatives, Liquid Staking,…
  • Đa dạng hóa trải nghiệm người dùng: Một hệ sinh thái có tốt đến mấy mà chỉ có một vài DEX và Lending Protocol thì không thể giữ chân người dùng trong dài hạn mà chỉ có thể giữ họ bằng các nguồn yield từ lạm phát token vô số nhưng với Arbitrum họ giống 1 căn biệt thự đã đầy đủ nội thất người dùng có thể đến trả nghiệm tất cả dịch vụ (DEX, Yield Farming, Derivatives, Liquid Staking, Lending & Borrowing,…) và họ có thể ở lại Arbitrum lâu dài.

Có nghĩa là Arbitrum sẽ không chỉ thu hút người dùng bằng Yield mà họ còn có cả một hệ sinh thái giúp người dùng có thể ở lại Arbitrum mà không cần phải đi bất cứ đâu.

3. Tình hình hoạt động của Arbitrum

Arbitrum đã đạt giá trị TVL hơn 2,662 tỷ USD vào cuối năm 2023. Và đang là nền tảng Layer 2 có TVL lớn nhất.

3.1. Các giao thức có TVL lớn nhất trên Arbtrium 

Tại thời điểm hiện tại, các giao thức có TVL lớn nhất trên mạng lưới Arbitrum One bao gồm:

  1. GMX: Sàn giao dịch phái sinh phi tập trung với TVL đạt 558.3 triệu USD.
  2. AAVE: Nền tảng vay và cho vay với TVL 313.14 triệu USD.
  3. Uniswap: Sàn giao dịch phi tập trung với TVL 284.61 triệu USD.
  4. Balancer: Nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) với TVL 173.52 triệu USD.
  5. Camelot: Sàn giao dịch phi tập trung hàng đầu trong hệ sinh thái Arbitrum với TVL 122.28 triệu USD.
Top 5 giao thức có TVL lớn nhất trên Arbtrium
Top 5 giao thức có TVL lớn nhất trên Arbtrium

Bên cạnh những dự án trên, Arbitrum còn được biết đến với những dự án nổi tiếng với mô hình Real Yield độc đáo, bao gồm, JonesDAO, Nitro Cartel, WINR Protocol,…

3.2. So sánh Arbitrum với Optimism và Base

3.2.1. TVL 

So với các đối thủ cạnh tranh chính trong cùng lĩnh vực hoạt động như Optimism, zkSync Era, Base, Arbitrum đang là nền tảng Layer 2 có TVL lớn nhất.

TVL chủ yếu được tập trung ở Arbitrum One. Theo dữ liệu tính đến ngày 16/01/2024., TVL của Arbitrum đang dẫn đầu với 2.662 tỷ USD, bỏ xa 2 đối thủ là Optimism với TVL 890.9 triệu USD và Base với 425.65 USD.

3.2.2. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch của Arbitrum vào ngày 16/01/2024 là 578.1 triệu USD, cao hơn 9 lần KLGD của Optimism (62.12 triệu USD) và gấp gần 20 lần KLGD của Base (22.27 triệu USD).

4. Toàn tập về ARB token

4.1. ARB là gì?

ARB là token gốc của Arbitrum. Token này không có chức năng trả phí giao dịch trên Arbitrum One.

Thay vào đó, ARB được định vị để trở thành công cụ giúp Arbitrum One trở nên phi tập trung hơn và trở thành một DAO tự quản thực thụ. Chủ sở hữu token ARB có quyền tham gia hoạt động quản trị và bỏ phiếu cho những cập nhật quan trọng do chính cộng đồng đề xuất. Ngoài ra, ARB cũng được dùng làm token chính của Arbitrum Nova và các sản phẩm Layer 2 khác trong tương lai của dự án.

Tóm lại, có thể thấy ARB sẽ có chức năng tương tự như OP của Optimism – một giải pháp Layer 2 sử dụng chung công nghệ Optimistic Rollups. Tuy nhiên, khác với Optimism tổ chức airdrop OP theo nhiều đợt, Airbitrum lại chọn airdrop token ARB một lần duy nhất.

Thông tin chi tiết về đồng tiền điện tử ARB:

4.2. Thông tin cơ bản của ARB

  • Tên: Arbitrum
  • Ký hiệu: ARB
  • Blockchain: Arbitrum
  • Contract Arbitrum: 0x912CE59144191C1204E64559FE8253a0e49E6548
  • Contract Ethereum: 0xb50721bcf8d664c30412cfbc6cf7a15145234ad1
  • Loại: Governance
  • Tổng cung: 10.000.000.000 ARB
  • Cung lưu thông: 1.275.000.000 ARB

4.3. Tỷ lệ phân bổ token ARB

ARB token được phân bổ theo tỷ lệ sau:

  • Arbitrum DAO: 42.78%
  • Phân phối cho Offchain Labs Team, Futures team và đội ngũ cố vấn: 26.94%
  • Phân phối cho các nhà đầu tư Offchain Labs: 17.53%
  • Phân phối cho người dùng bằng cách Airdrop: 11.62%
  • Phân phối cho các dự án vận hành trên Arbitrum: 1.13%
Cơ cấu phân bổ token ARB
Cơ cấu phân bổ token ARB

Đặc biệt, trong đợt airdrop 23/03/2023 có 1,162,166,000 ARB token được phân phối tới 625,143 địa chí ví hợp lệ.

4.4. Các loại ví hỗ trợ lưu trữ ARB

ARB token đã được niêm yết trên nhiều sàn CEX và DEX trên toán thế giới như:

  • Ứng dụng: Binance, ONUS, OKX, MEXC, Bybit, Huobi, Kucoin, Gatei,…
  • Sàn DEX: Uniswap, Sushiswap
  • Bạn có thể lưu trữ ARB token tại bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Arbitrum như Trust walle, Metamask, Coin98 wallet…

5. Khám phá tiềm năng tăng trưởng của Arbitrum và ARB

5.1. Arbitrum dẫn đầu làn sóng tăng trưởng Layer-2

Mạng lưới Layer-2 Arbitrum One đang cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi trở thành dự án Layer-2 có TVL vượt ngưỡng 10 tỷ USD đầu tiên. 

Theo L2Beat, TVL của Layer-2 Arbitrum One đã tăng gần 16% lên mức 10,22 tỷ USD chỉ trong 7 ngày đầu năm 2024, ghi tên mình trở thành mạng lưới Layer-2 phá vỡ cột mốc 10 tỷ USD.

ARB đang dẫn đầu làn sóng tăng trưởng Layer-2
ARB đang dẫn đầu làn sóng tăng trưởng Layer-2 theo L2Beat

5.2. ARB đạt ATH vào 1/2024

Giá ARB đã tăng dần kể từ tháng 9 năm 2023. Sau đó, ARB đã đẩy nhanh tốc độ tăng hơn nữa. Vào đầu năm 2024, giá đã bứt phá lên trên vùng kháng cự ở mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 1.7 USD và tiếp tục tăng 60%, đạt ATH mới ở 2.42 USD vào ngày 11/01/2023.

Giá ARB trên ONUS
Giá ARB trên ONUS

Hiện ARB đang giao động khoảng 2.1 USD, nhiều nhà đầu tư dự đoán ARB có thể phá mức kháng cự tiếp theo và tăng lên tới 3 USD trong năm 2024.

5.3. Tiềm năng phát triển của Arbitrum và ARB

Arbitrum có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và ứng dụng khác nhau mang tới tiềm năng phát triển và mở rộng mạnh mẽ trong tương lai. Dưới đây là một số ví dụ về các ứng dụng của Arbitrum: 

  • DeFi (Decentralized Finance): Các ứng dụng DeFi như giao dịch một cách phi tập trung, mua báncoin/token, cho vay và vay mượn có thể sử dụng Arbitrum để cải thiện tốc độ xử lý và giảm thiểu chi phí giao dịch. Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái DeFi. 
  • NFTs (Non-Fungible Tokens): Thị trường NFT đang ngày càng phát triển, và việc sử dụng Arbitrum có thể giúp giảm tải cho mạng Ethereum chính khi thực hiện giao dịch NFT và xác nhận chúng nhanh chóng hơn. 
  • Trò chơi phi tập trung: Các trò chơi phi tập trung (Decentralized Games) thường đòi hỏi nhiều giao dịch nhanh và chi phí thấp. Arbitrum có thể cung cấp môi trường phát triển tốt cho việc xây dựng các trò chơi này. 
  • Airdrop: Các dự án phân phối đợt token hoặc tiền điện tử cho cộng đồng của họ có thể sử dụng Arbitrum để giảm chi phí giao dịch và tăng tốc độ phân phối. 
  • Phát triển Smart Contract : Các nhà phát triển có thể triển khai và thử nghiệm các hợp đồng thông minh trên mạng Arbitrum trước khi triển khai chúng trên chuỗi chính Ethereum, giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên. 
  • Thử nghiệm và kiểm tra: Arbitrum cũng có thể được sử dụng để thử nghiệm và kiểm tra các ứng dụng và hợp đồng thông minh trước khi chúng được triển khai chính thức trên Ethereum. 
  • Giao dịch đa dạng: Bất kỳ ứng dụng nào trên Ethereum cũng có thể tận dụng Arbitrum để cải thiện tốc độ và giảm chi phí giao dịch, từ các dApp xã hội cho đến nền tảng tài chính truyền thống.

5.4. Những động lực tăng trưởng giá ARB 2024

Arbitrum hiện có giá 2.08 USD, xếp thứ 48 trong hệ sinh thái tiền điện tử, với vốn hóa thị trường là $2,660,393,235 USD. ARB đã tăng trưởng mạnh mẽ vào đầu năm 2024, các nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm dự đoán rằng ARB sẽ tiếp tục tăng mạnh. Chúng ta hãy xem điều gì có thể thúc đẩy Arbitrum tăng trưởng trong năm 2024.

Arbitrum đột phá lĩnh vực chơi game Web3:

Mới đây vào ngày 28/02/2024, Chain Ethereum Layer 2 đã đưa ra thông báo chính thức, giới thiệu Arbitrum Arcade, một game onchain kéo dài 8 tuần, bắt đầu từ ngày 11 tháng 3, hứa hẹn mang đến trải nghiệm sáng tạo và độc đáo cho người chơi:

  • Thỏa sức khám phá các tựa game sáng tạo được thiết kế riêng cho Arbitrum.
  • Trải nghiệm những giây phút giải trí đỉnh cao và tận hưởng những phần thưởng hấp dẫn.
  • Tăng cường sự gắn kết với cộng đồng Arbitrum và mở ra cánh cửa đến với thị trường tiềm năng.

Arbitrum đảm bảo hệ thống nhận dạng và xác thực an toàn, minh bạch và trải nghiệm chơi game mượt mà và đáng tin cậy qua sự hợp tác với Clique và Ethereum Attestation Service.

Giá Arbitrum (ARB) đã tăng hơn 3% vào thời điểm ngay sau khi có thông báo, đạt mức 1.9 USD.

Robinhood Wallet thêm tích hợp mới với Arbitrum: 

Vào ngày 1/3/2024, ứng dụng ví Robinhood Wallet tích hợp Arbitrum, hỗ trợ hoán đổi token (swap) trên mạng lưới Ethereum layer-2 có TVL lớn nhất hiện tại này.

Robinhood Wallet đã chính thức tích hợp Arbitrum, hỗ trợ swap token trên mạng lưới Ethereum layer-2 có TVL lớn nhất hiện nay.

Bằng cách mở quyền truy cập vào các giải pháp mở rộng quy mô tiên tiến của Arbitrum, người dùng Robinhood Wallet giờ đây có thể tận dụng chi phí giao dịch thấp và tốc độ giao dịch nhanh trên một trong những mạng phổ biến nhất trong hệ sinh thái crypto.

Sau khi công bố hợp tác với Robinhood, ARB đã ghi mức tăng gần 8% vọt lên 2,1 USD. 

Arbitrum mở khóa 1.11 tỷ token ARB trị giá 21.5 tỷ USD:

Dữ liệu Token Unlocks cho thấy dự án sẽ phát hành hơn 1.1 tỷ ARB, tương đương với 87.2% nguồn cung lưu hành hiện có, vào ngày 16 tháng 3. Dòng tiền này sẽ có giá trị khoảng 2.11 tỷ USD theo tỷ giá thị trường hiện tại.

Nhóm cốt lõi và cố vấn của dự án sẽ nhận được 673.5 triệu ARB, trong khi các nhà đầu tư trong mạng layer 2 sẽ nhận 438.25 triệu ARB.

Rất nhiều kịch bản giá đang được đưa ra trước sự kiện này. Khi lượng token mở khóa lớn xuất hiện trên thị trường, nó có thể gây áp lực lên giá token, dẫn đến giảm giá. Việc các nhà đầu tư lớn không bán tháo token ngay lập tức là một dấu hiệu tích cực cho thị trường. Các “cá voi” cho rằng ARB có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai và việc bán token vội vàng có thể bỏ lỡ lợi nhuận lớn.

6. Giao dịch ARB ở đâu?

Nhà đầu tư có thể giao dịch ARB tại ONUS với 2 loại giao dịch:

  • Giao dịch giao ngay (SPOT) bằng tính năng Quy đổi và P2P trên ứng dụng ONUS.
  • Giao dịch phái sinh (Futures) trên ONUS Pro.

6.1. Hướng dẫn mua ARB không mất phí trên ONUS

ONUS là cách dễ dàng và an toàn nhất để mua/bán và lưu trữ Arbitrum (ARB). Ra mắt lần đầu tiên vào 23/03/2020, hơn 4 triệu người dùng đã tin tưởng và sử dụng ONUS để giao dịch hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến với tỉ giá tốt nhất và hoàn toàn miễn phí giao dịch. 

Ngoài ra, khi mua bán ARB trên ứng dụng ONUS, bạn cũng có thể tận dụng những công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hiệu quả đầu tư:

  • Cài đặt Chốt lời/Cắt lỗ tự động.
  • Quản lý giá vốn và theo dõi lời/lỗ được tính toán tự động.
  • Cài đặt Đầu tư tự động để tự động hoá việc đầu tư dài hạn với giá vốn tốt.

6.2. Giao dịch Futures với 2 cặp giao dịch ARBVNDC và ARBUSDT trên ONUS Pro

Nhà đầu tư có thể giao dịch Futures trên ONUS Pro – sàn giao dịch chuẩn quốc tế cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp, với tốc độ nhanh, phí cạnh tranh và nguồn thanh khoản dồi dào:

  • Thế mạnh UI/UX.
  • Hiệu năng cao.
  • Thanh khoản tốt.
  • Phí thấp nhất, chỉ từ 0.01-0.04%.
  • Cặp giao dịch ARBVNDCARBUSDT đã được niêm yết tại sàn giao dịch ONUS Pro với đòn bẩy tối đa lên đến 50x.

Giao dịch crypto tại ONUS

Đặc biệt, hiện nay ONUS đang triển khai chương trình tặng vốn trải nghiệm dành cho người mới đăng ký: Người dùng mới sẽ nhận được 220,000 VNDC miễn phí để trải nghiệm nhận lãi kép 12.8%, được tặng thêm Bitcoin miễn phí và được cấp vốn từ 50,000 VNDC – 1,000,000 để trải nghiệm giao dịch phái sinh.

ONUS Apple Store
Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

1 ARB bằng bao nhiêu tiền Việt?

Tại thời điểm viết bài (17/1/2024), 1 ARB = 52,489 VNĐ.

Có nên đầu tư vào ARB?

Hiện ARB đang giao động khoảng 2.1 USD, nhiều nhà đầu tư dự đoán ARB có thể phá mức kháng cự tiếp theo và tăng lên tới 3 USD trong năm 2024.

Giá trị của ARB không ổn định và có những biến động đáng kể theo thời gian. Vì vậy, đối với những người sẵn sàng chấp nhận một số mức độ rủi ro, ARB mang đến cơ hội đầu tư sinh lời tiềm năng.

Giao dịch ARB ở đâu?

Nhà đầu tư có thể giao dịch ARB tại ONUS với 2 loại giao dịch:

  • Giao dịch giao ngay (SPOT) bằng tính năng Quy đổi và P2P trên ứng dụng ONUS.
  • Giao dịch phái sinh (Futures) trên ONUS Pro.

SHARES