Top 3+ tổng thống mua Bitcoin: Các vị tổng thống nói gì về Bitcoin?

KEY TAKEAWAYS:
Những vị tổng thống mua Bitcoin hoặc có sự ủng hộ về Bitcoin bao gồm.
#1: Nayib Bukele (El Salvador), là tổng thống đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin và đưa nó vào dự trữ quốc gia với hơn 6,077 Bitcoin.
#2: Donald Trump (Mỹ), người từng chỉ trích Bitcoin nhưng sau đó thay đổi quan điểm, phát hành NFT và nhận hàng triệu USD từ Crypto.
#3: Javier Milei (Argentina), người ủng hộ Bitcoin mạnh mẽ, chỉ trích ngân hàng trung ương và muốn áp dụng Bitcoin trong nền kinh tế.
Bitcoin không còn là tài sản ngoài lề, mà đang dần trở thành một phần của các chiến lược quốc gia.
Nhiều quốc gia cũng đã và đang âm thầm tích lũy và xây dựng khung pháp lý đổi với Bitcoin như một tài sản có giá trị giao dịch như cổ phiếu, chứng khoán, vàng.

Trong khi các nhà đầu tư cá nhân và tập đoàn tài chính công nghệ thường quan tâm đến lợi nhuận và chiến lược kinh doanh, các chính phủ và tổng thống mua Bitcoin lại mang theo mục tiêu quốc gia, tham vọng thay đổi cấu trúc tài chính, hoặc định hình tương lai kinh tế của đất nước. 

Chính sự khác biệt này khiến quyết định mua Bitcoin của một vị tổng thống có sức ảnh hưởng vượt xa so với một giao dịch đơn thuần, trở thành bước ngoặt lịch sử trong hành trình phổ cập và chấp nhận tiền điện tử trên toàn thế giới.

Tổng thống mua Bitcoin
Tổng thống mua Bitcoin

Vậy trên thế giới hiện nay, có những vị tổng thống mua Bitcoin nổi tiếng nào? Và những động thái giao dịch, ủng hộ hay quan điểm của họ về Bitcoin gây ra những tác động thế nào tới thị trường?

Cùng ONUS “điểm danh” những vị tổng thống đã, đang và có thể sở hữu Bitcoin trong bài viết sau đây.

1. Top 3 vị tổng thống mua Bitcoin hoặc ủng hộ tiền điện tử

Tính hợp pháp, khả năng giao dịch và mức độ phổ biến của tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng đã, đang và sẽ luôn là cuộc tranh luận sôi nổi trên các thị trường tài chính toàn cầu.

Điều này đã ngày càng trở nên quan trọng hơn khi nhiều quốc gia, chính phủ nhà nước và cụ thể hơn là nhiều vị tổng thống sở hữu, mua bán và chấp nhận Bitcoin như một tài sản có giá trị trao đổi. 

Dưới đây là những vị tổng thống đã và đang sở hữu Bitcoin hoặc ủng hộ tiền điện tử.

#1 Tổng thống Nayib Bukele (El Salvador)

Tổng thống Nayib Bukele – quốc gia El Salvador đã trở thành một trong những nhân vật gây tiếng vang nhất trong lĩnh vực tiền điện tử với những quyết định táo bạo nhằm đưa Bitcoin vào trung tâm của nền kinh tế quốc gia. 

Ảnh
 Tổng thống Nayib Bukele – người được tìm kiếm với từ khóa “Tổng Thống Mua Bitcoin là ai?” nhiều nhất vào năm 2021

Với tầm nhìn đổi mới và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, Bukele đã biến El Salvador thành quốc gia đầu tiên chấp nhận thanh toán dịch vụ, hàng hóa bằng Bitcoin trên thế giới, qua đó tạo ra những tác động mạnh mẽ tới thị trường tiền kỹ thuật số.

Hiện nay, Tổng thống Nayib Bukele nói riêng và quốc gia El Salvador đang sở hữu số lượng Bitcoin như sau:

Tính đến thời điểm ngày 25/02/2025, El Salvador đang sở hữu 6,121 Bitcoin, giá trị số Bitcoin này tương đương với 523,336,890.51 USD (1 BTC= 85,498.59 USD). 

Tổng thống El Salvador Nayib Bukele đã lên X (twitter) để khoe khoang rằng quốc gia này đã “lãi” 100 triệu USD: “Tôi đã nói với các bạn rồi mà”, ông Bukele viết trên X (twitter).

Giá trị của Bitcoin đã tăng trở lại trong những ngày gần đây, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tái đắc cử và lên tiếng ủng hộ kế hoạch tạo dựng một kho dự trữ chiến lược cho tiền điện tử, tương tự như kho dự trữ vàng chiến lược của Mỹ.

  • Chiến lược đầu tư

Bukele áp dụng chiến lược mua trung bình (DCA – Dollar-Cost Averaging) bằng cách mua Bitcoin mỗi ngày từ khi El Salvador bắt đầu tích trữ từ năm 2021. Chiến lược này giúp giảm thiểu rủi ro do biến động giá và tạo điều kiện tích lũy tài sản số với mức giá trung bình thấp.

  • Định hướng đầu tư

Tổng thống Nayib Bukele không chỉ xem Bitcoin như một công cụ đầu tư mà còn biến thành tài sản dự trữ quốc gia. Sự chuyển đổi này nhằm củng cố niềm tin vào hệ thống tài chính số, tạo ra một “quỹ dự trữ” giúp bảo vệ nền kinh tế trước những biến động toàn cầu.

Chính sách liên quan và dự án điển hình

  • Chính sách hợp pháp hóa Bitcoin

El Salvador là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin làm tiền tệ chính thức theo Luật Bitcoin tại quốc gia này, có hiệu lực từ ngày 7/9/2021. Theo quy định này, Bitcoin trở thành một trong hai đơn vị tiền tệ hợp pháp của quốc gia, bên cạnh đồng đô la Mỹ.

Điều này không chỉ tạo ra một chuẩn mực mới cho các quốc gia khác mà còn kích thích sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn cầu.

  • Dự án liên quan

Bitcoin City: Một dự án quy mô lớn nhằm xây dựng một thành phố Bitcoin sử dụng vốn từ trái phiếu Bitcoin. Dự án này hứa hẹn trở thành trung tâm tài chính và công nghệ số, thu hút đầu tư và du lịch.

Khai thác Bitcoin bằng năng lượng núi lửa: El Salvador tận dụng nguồn năng lượng tái tạo từ núi lửa để vận hành các trung tâm khai thác Bitcoin, giúp giảm chi phí năng lượng và tạo nên một mô hình khai thác bền vững.

Tác động của Tổng thống Nayib Bukele tới thị trường tiền điện tử

  • Tăng cường tính hợp pháp và niềm tin

Việc hợp pháp hóa Bitcoin đã tạo ra một cú hích lớn về niềm tin cho thị trường tiền điện tử. Nhiều nhà đầu tư và quốc gia khác đã theo dõi sát sao bước đi táo bạo của El Salvador, từ đó kích thích sự quan tâm và đầu tư vào tài sản kỹ thuật số trên toàn cầu.

  • Tác động giá cả

Khi một quốc gia sử dụng ngân sách quốc gia để mua Bitcoin, điều này không chỉ tạo ra nhu cầu ổn định mà còn có thể góp phần đẩy giá Bitcoin tăng lên. Sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Nayib Bukele đã góp phần làm tăng tính thanh khoản và giá trị của Bitcoin trên thị trường.

  • Ảnh hưởng tới chính sách toàn cầu

Bước đi của Tổng thống Nayib Bukele đã mở ra một cuộc tranh luận rộng rãi về việc các quốc gia khác có nên theo đuổi mô hình tương tự hay không. 

Nhiều quốc gia đang cân nhắc tích hợp tiền điện tử vào hệ thống tài chính của mình, đồng thời các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMFNgân hàng Thế giới cũng theo dõi sát sao tác động của chính sách này tới sự ổn định kinh tế.

ONUS chính thức trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Bitcoin (BSP) giấy phép mã 676578d09c3ab49e3172fd49 tại El Salvador - Nội dung về giấy phép (tại đây).
ONUS chính thức trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ Bitcoin (BSP) giấy phép mã 676578d09c3ab49e3172fd49 tại El Salvador – Nội dung về giấy phép (tại đây).
  • Định hình chính sách

Chính phủ El Salvador cho phép sử dụng Bitcoin trong thanh toán, giao dịch và lưu trữ tài sản. Đặc biệt, các giao dịch bằng Bitcoin không chịu thuế lãi vốn, và mọi doanh nghiệp tại nước này đều phải chấp nhận Bitcoin như một phương thức thanh toán, trừ khi gặp trở ngại kỹ thuật.

Quyết định của El Salvador đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc hợp pháp hóa và tích hợp tiền điện tử trong hệ thống tài chính ở các quốc gia khác.

Tuy nhiên, những biện pháp này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự ổn định kinh tế, quản lý rủi ro và khả năng chịu đựng của nền kinh tế El Salvador khi đối mặt với những biến động mạnh của thị trường tiền điện tử.

→ Tìm hiểu việc: Mua bán Bitcoin có hợp pháp không?

#2 Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump, một trong những nhân vật chính trị gây tranh cãi nhất của Mỹ, đã có những bước đi đầy táo bạo và độc đáo trong lĩnh vực tiền điện tử. Mặc dù thời kỳ đầu tiên của ông có những phát biểu khá tiêu cực về crypto, nhưng gần đây Trump đã chuyển hướng và thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền ảo, đặc biệt là Bitcoin. 

Thông tin cơ bản về Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Donald Trump và Bitcoin
Tổng thống Donald Trump và Bitcoin

Donald John Trump là một chính trị gia và doanh nhân, ông hiện là Tổng thống Hoa Kỳ. Ông từng là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ từ năm 2017 đến năm 2021. Ông tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống 2024 và trở thành Tổng thống thứ 47 và đương nhiệm của Hoa Kỳ từ năm 2025.

Đảng: Đảng Cộng hòa

Nhiệm kỳ tổng thống: Nhiệm kỳ lần thứ nhất (2017–2021), nhiệm kỳ lần thứ hai (2025–2029).

Ông Trump tuyên bố muốn Mỹ dẫn đầu về tiền số, lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia, thậm chí khuyến khích doanh nghiệp tăng đào Bitcoin:

“Nếu chúng ta không ứng dụng tiền số và Bitcoin, Trung Quốc và các nước khác làm điều này. Họ sẽ thống trị. Chúng ta không thể để Trung Quốc thống trị được.”

Trước đây, ông cũng từng có những suy nghĩ không ủng hộ tính thiết thực cũng như khả năng tài chính của Bitcoin nói riêng và tiền điện tử – Crypto nói chung. Tuy nhiên, cho tới năm 2024, quan điểm của ông đã có sự chuyển biến đáng kể. Khi thị trường crypto bùng nổ và tác động kinh tế của Bitcoin ngày càng rõ ràng, ông đã công khai ủng hộ việc tích trữ và đầu tư vào Bitcoin.

“I would like to wish our great Bitcoiners a Happy 16th Anniversary of Satoshi’s White Paper. We will end Kamala’s war on crypto, & Bitcoin will be MADE IN THE USA! VOTE TRUMP! #Bitcoin #FreeRossDayOne”
“Tôi muốn gửi lời chúc mừng đến những người ủng hộ Bitcoin nhân dịp kỷ niệm 16 năm White Paper của Satoshi. Chúng tôi sẽ chấm dứt cuộc chiến của Kamala đối với tiền điện tử, và Bitcoin sẽ được sản xuất tại Mỹ! Hãy bầu cho Trump! #Bitcoin #FreeRossDayOne”

Sự thay đổi này không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược kinh tế của ông mà còn tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý thị trường, góp phần thúc đẩy giá Bitcoin tăng vọt và định hình xu hướng toàn cầu cho ngành tiền ảo.

Số lượng sở hữu và giao dịch cá nhân

  • Số lượng sở hữu:

Mặc dù không công bố cụ thể dự liệu về số lượng Bitcoin mà Tổng thống Donald Trump đang nắm giữ, nhưng trong một báo cáo tài chính vào hồi 30/01/2025 cho thấy vị Tổng thống này đang sở hữu lượng tài sản là các đồng tiền điện tử như ETH, WBTC, STETH,…. tương đương tới hơn 408 triệu USD tiền mặt thời điểm bấy giờ.

  • Giao dịch nổi bật:

Trump đã ghi dấu ấn khi trở thành Tổng thống đầu tiên thực hiện giao dịch bằng Bitcoin tại một quán bar ở New York.

“Very easy.” 

Cụ thể vào ngày 19/09/2024, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dùng Bitcoin để mua Burger tại PubKey Barua – một quán bar nổi tiếng ở Manhattan, và nhận xét quá trình giao dịch là “Dễ như ăn bánh”

Điều này đã tạo hiệu ứng tích cực đối với giá Bitcoin, khi trong thời điểm đó, giá Bitcoin chỉ ở mức 59,100 USD/BTC đã tăng mạnh lên 69,573 USD/BTC, tương đương 16.9%.

Sự kiện này đã truyền cảm hứng và tạo ra tiếng vang lớn trong cộng đồng crypto khi một người nổi tiếng và có tiếng nói quyết định cả một nền tài chính. Ngay khi việc Trump thanh toán giao dịch, mọi người đã tung hô ông và so sánh với sự kiện của Laszlo Hanyecz mua hai chiếc bánh pizza với giá 10,000 BTC năm 2010.

Ngoài ra, một số phát ngôn nổi bật của Tổng thống Donald Trump về Bitcoin, được trích nguyên văn kèm theo thông tin về mức tăng giảm giá của Bitcoin tại thời điểm đó:

“Never sell your Bitcoin.”

"Đừng bao giờ bán Bitcoin của bạn."
“Đừng bao giờ bán Bitcoin của bạn.” – lời phát biểu của Tổng thống Donal trump tại hội nghị tiền điện tử ở Nashville, Tennessee vào cuối tháng 7/2024

Phát biểu tại hội nghị tiền điện tử ở Nashville, Tennessee vào cuối tháng 7/2024. Bài phát biểu của ứng cử viên tổng thống Trump là động thái mới nhất trong nỗ lực thu hút cử tri quan tâm đến tiền điện tử trước cuộc bầu cử vào tháng 11 và đưa ra một loạt lời hứa trong chiến dịch, bao gồm cả kế hoạch thành lập quỹ dự trữ Bitcoin của tiểu bang và mở rộng các quỹ Bitcoin ETF nhằm mang lại nhiều lợi ích nhất cho nhà đầu tư.

Mức tăng/giảm của giá Bitcoin: tăng 3% lên 69,696 USD/BTC.

“I think so.”

Tổng thống Donald Trump nói về ý tưởng thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia tại Hội nghị Bitcoin 2024
Tổng thống Donald Trump nói về ý tưởng thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia tại Hội nghị Bitcoin 2024.

Khi được hỏi về ý tưởng thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia tại Sàn giao dịch Chứng khoán New York, Trump trả lời ngắn gọn: “tôi nghĩ rằng”.

Phát ngôn này đã củng cố tâm lý tăng giá trong thời gian dài trên thị trường. Mặc dù không có con số cụ thể được công bố ngay lập tức, nhưng thị trường đã duy trì mức giá ổn định ở mức trên 80,000 USD/BTC góp phần duy trì sự lạc quan chung.

“Quỹ dự trữ Bitcoin quốc gia Mỹ”

Gần đây, vào ngày 16/12/2024, sau khi Trump tái khẳng định kế hoạch thành lập quỹ dự trữ Bitcoin quốc gia, thị trường chứng kiến một cú sốc tích cực. 

Ngay trong vòng 24 giờ, giá Bitcoin đã vọt lên vượt qua 107,000 USD/BTC. Sự kiện này đã khẳng định sức ảnh hưởng của những tuyên bố chính trị đối với thị trường tiền điện tử, khi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và đặt niềm tin vào tầm nhìn chiến lược của chính phủ Mỹ đối với crypto.

Định hướng đầu tư và chính sách liên quan

  • Định hướng đầu tư

Tích trữ và giữ tiền ảo: Tổng thống Donald Trump đã cam kết rằng nếu được bầu, chính quyền của ông sẽ không bán các đồng Bitcoin mà chính phủ Mỹ hiện đang sở hữu hoặc mua thêm trong tương lai. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích trữ tài sản số như một phần trong chiến lược bảo vệ nền kinh tế quốc gia.

Thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi: Trump hứa hẹn sẽ tạo ra một môi trường pháp lý và kinh doanh thân thiện với ngành tiền điện tử, giúp kích thích đầu tư và đổi mới dòng tiền trong thị trường tiền mã hóa này.

  • Chính sách liên quan

Thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia: Một trong những ý tưởng nổi bật của Trump là đề xuất thành lập một “kho dự trữ Bitcoin” quốc gia, nhằm biến Bitcoin thành tài sản chiến lược của Hoa Kỳ.

Bổ nhiệm các nhân sự thân thiện với Crypto: Ông đề xuất bổ nhiệm những nhân sự, chẳng hạn như luật sư Paul Atkins, để lãnh đạo các cơ quan quản lý như SEC, nhằm giảm bớt các quy định khắt khe và tạo ra khung pháp lý thuận lợi cho ngành tiền điện tử.

Chấm dứt “cuộc chiến chống tiền ảo”: Tổng thống Donald Trump đã chỉ trích các chính sách cứng nhắc của thời kỳ trước và cam kết sẽ kết thúc “cuộc chiến chống tiền ảo” mà ông cho là đã làm cản trở sự phát triển của lĩnh vực này.

Tác động của Trump tới thị trường tiền điện tử

  • Tăng cường niềm tin và sự chú ý

Những cam kết và tuyên bố của Trump về việc tích trữ Bitcoin và hỗ trợ ngành crypto đã tạo ra làn sóng lạc quan trong cộng đồng đầu tư. Nhà đầu tư toàn cầu nhìn nhận đây là dấu hiệu khẳng định tính “chuẩn mực” và tiềm năng phát triển bền vững của tiền điện tử.

  • Sự biến động của thị trường

Những phát ngôn và chính sách liên quan đến Crypto từ Trump thường mang tính chất gây tranh cãi, dẫn đến những biến động giá mạnh trong ngắn hạn. 

Ví dụ như: 

“Nếu tôi được bầu, chính sách của chính quyền của tôi sẽ là giữ lại 100% tất cả Bitcoin mà chính phủ Mỹ hiện đang nắm giữ hoặc mua lại trong tương lai”, ông Trump khẳng định trong bài phát biểu tại Hội nghị Bitcoin 2024 được tổ chức ở bang Tennessee.

Các tin tức liên quan đến cam kết ủng hộ tiền điện tử của ông thường kích thích tâm lý “mua vào” của thị trường, từ đó đẩy giá Bitcoin và các đồng tiền khác lên cao.

→ Cùng dự đoán giá Bitcoin năm 2025: Liệu có thể lên 1 triệu USD?  

  • Ảnh hưởng tới hệ thống pháp lý và quy định

Chính sách của Trump đã thúc đẩy các cuộc thảo luận tại Quốc hội và các cơ quan quản lý Mỹ về việc xây dựng khung pháp lý hỗ trợ tiền điện tử. Những nỗ lực này không chỉ ảnh hưởng tới thị trường trong nước mà còn tạo động lực cho các quốc gia khác cân nhắc áp dụng các chính sách tương tự, góp phần thúc đẩy sự hợp pháp hóa và phát triển của crypto trên toàn cầu.

Sự ảnh hưởng của Trump không chỉ giới hạn trong biên giới Mỹ mà còn lan tỏa, kích thích các cuộc thảo luận về cách thức tích hợp tiền điện tử vào hệ thống tài chính toàn cầu, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới cho sự đổi mới và phát triển của lĩnh vực này.

#3 Javier Milei – Tổng thống Argentina và giấc mơ Bitcoin

Javier Milei, với nền tảng kinh tế tự do và tư tưởng cực đoan, đã tạo nên tiếng vang lớn trong giới chính trị Argentina. Được biết đến như một “lãnh đạo cách mạng” chống lại hệ thống kinh tế truyền thống, Milei không ngần ngại chỉ trích các chính sách tiền tệ cũ kỹ, vốn đã để lại hậu quả nặng nề như lạm phát cao và nợ công khủng hoảng.

Thông tin cơ bản về Tổng thống Javier Milei:

Javier Gerardo Milei là một nhà kinh tế, tác giả và chính trị gia người Argentina, hiện là đương kim Tổng thống của Argentina từ ngày 10 tháng 12 năm 2023. 

Ngày/nơi sinh: 22 tháng 10, 1970 (54 tuổi), Palermo, Argentina

Học vấn: Torcuato Di Tella University, Đại học Belgrano, ides Institute for Economic and Social Development

Quốc tịch: Argentina, Ý

Nhiệm kỳ tổng thống: 10 tháng 12, 2023 – ?

Trong bối cảnh đó, ông đề xuất “giấc mơ Bitcoin” – ý tưởng sử dụng Bitcoin như một giải pháp thay thế cho đồng tiền quốc nội – ARS và tái cấu trúc nền kinh tế quốc gia.

Định hướng đầu tư và chính sách liên quan đến Bitcoin

  • Tư tưởng và chiến lược kinh tế

Milei cho rằng hệ thống tiền tệ truyền thống, với việc in tiền liên tục, là nguyên nhân gây ra lạm phát và sự mất giá của đồng tiền. 

Ông tin rằng Bitcoin, với nguồn cung cố định và tính phi tập trung, có thể là công cụ để khắc phục những bất ổn đó.

  • Giấc mơ Bitcoin

Ứng dụng làm tài sản dự trữ hoặc đồng tiền hợp pháp: Milei đề xuất tích hợp Bitcoin vào hệ thống tiền tệ của Argentina, có thể thông qua việc sử dụng Bitcoin như một tài sản dự trữ quốc gia hoặc thậm chí công nhận là một đồng tiền hợp pháp.

Giảm lạm phát: Theo Milei, việc sử dụng Bitcoin sẽ giúp hạn chế việc in tiền ồ ạt và qua đó kiểm soát lạm phát, cải thiện sức mua của người dân.

→ Tìm hiều thêm: Khi lạm phát nên đầu tư gì? So sánh 7 kênh đầu tư hiệu quả khi lạm phát tăng cao.

Ngoài những vị tổng thống đã mua và sở hữu Bitcoin mà ONUS đã nhắc tới, nhiều vị Tổng thống khác cũng lên tiếng về việc sử dụng, áp dụng điều luật đối với Bitcoin như sau:

Ngoài ba vị tổng thống đã được nhắc đến (Bukele, Trump và Milei), một số lãnh đạo quốc gia khác cũng có những nhận định đáng chú ý về tiền điện tử:

  • Volodymyr Zelenskyy (Ukraine):

Trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine, Zelenskyy đã tận dụng các kênh quyên góp bằng tiền điện tử để huy động vốn hỗ trợ quốc gia. Mặc dù không trực tiếp ủng hộ việc tích hợp Bitcoin vào hệ thống tiền tệ, nhưng ông đã thể hiện sự cởi mở với các giải pháp công nghệ số nhằm cải thiện tài chính quốc gia trong thời kỳ khủng hoảng.

  • Nicolás Maduro (Venezuela):

Để đối phó với lạm phát và các biện pháp trừng phạt quốc tế, Maduro đã cho ra mắt đồng tiền điện tử quốc gia có tên Petro. Mặc dù đồng tiền này gây tranh cãi và không được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi, nhưng thể hiện nỗ lực của chính quyền Venezuela trong việc sử dụng công nghệ blockchain để giải quyết vấn đề kinh tế.

  • Vladimir Putin (Nga):

Trong khi không ủng hộ việc sử dụng Bitcoin như một đồng tiền thay thế hay tài sản dự trữ, Putin đã có những nhận định thận trọng về vai trò của tiền điện tử. Ông nhấn mạnh các rủi ro liên quan đến việc sử dụng crypto trong các hoạt động bất hợp pháp và kêu gọi việc kiểm soát chặt chẽ thị trường này. Quan điểm của Putin góp phần tạo nên một cuộc tranh luận toàn cầu về sự cần thiết của quy định trong lĩnh vực tiền điện tử.

  • Jair Bolsonaro (Brazil):

Trong bối cảnh kinh tế và lạm phát bùng phát, Bolsonaro từng bày tỏ sự hứng thú với công nghệ blockchain và tiền điện tử như một công cụ cải cách kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm của ông lại có sự biến động và mâu thuẫn, khi đôi lúc khuyến khích đầu tư vào crypto nhưng cũng cảnh báo về những rủi ro tiềm ẩn.

  • Recep Tayyip Erdoğan (Thổ Nhĩ Kỳ):

Tổng thống Erdoğan có những phát biểu hai chiều về tiền điện tử. Ông từng kêu gọi hỗ trợ công nghệ blockchain trong việc cải thiện hệ thống tài chính quốc gia, nhưng đồng thời cũng cảnh báo về sự biến động mạnh và rủi ro khi đầu tư vào Bitcoin, nhất là trong bối cảnh kinh tế không ổn định.

  • Tập Cận Bình (Trung Quốc):

Mặc dù không thuộc hệ thống “tổng thống” theo nghĩa phương Tây, Chủ tịch Tập Cận Bình với vai trò lãnh đạo nhà nước Trung Quốc đã đưa ra chính sách kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt đối với tiền điện tử. Ông nhấn mạnh việc bảo vệ hệ thống tài chính quốc gia khỏi những rủi ro của crypto, từ đó tạo ra ảnh hưởng lan tỏa đến thị trường toàn cầu.

Những quan điểm và chính sách của các vị lãnh đạo này cho thấy cách thức mà tiền điện tử đang được nhìn nhận trong bối cảnh kinh tế – chính trị khác nhau. Từ sự ủng hộ mạnh mẽ đến những cảnh báo thận trọng, các chính sách này không chỉ định hình tâm lý nhà đầu tư mà còn tác động đến quy định, quản lý và tương lai phát triển của ngành tiền kỹ thuật số trên toàn cầu.

→ Tìm hiểu thêm về:

2. Tổng thống mua Bitcoin – mối quan hệ ngày càng rõ nét

Trong bối cảnh Bitcoin đã tăng giá mạnh mẽ, nhiều quốc gia đang xem Bitcoin không chỉ như một tài sản đầu tư mà còn là công cụ chiến lược dài hạn nhằm củng cố nền kinh tế và giảm phụ thuộc vào đồng USD

Một số quốc gia lớn, bao gồm Mỹ và Nga, được cho là đang “âm thầm” xây dựng kho dự trữ tiền số để đa dạng hóa danh mục dự trữ quốc gia và bảo vệ nền kinh tế trước những cú sốc tài chính toàn cầu.

Sự tích trữ Bitcoin của các quốc gia

Dù Bitcoin đạt đỉnh và biến động mạnh, nhiều quốc gia vẫn kiên quyết giữ nguyên lượng Bitcoin của mình thay vì bán ra để tận dụng tiềm năng tăng giá dài hạn. Điều này cho thấy sự tin tưởng vào công nghệ blockchain và khả năng bảo vệ giá trị tài sản qua thời gian.

Biểu đồ lượng nắm giữ Bitcoin của các Quốc gia
Biểu đồ lượng nắm giữ Bitcoin của các Quốc gia

Tính đến tháng 11/2024, các chính phủ trên toàn thế giới nắm giữ khoảng 2.2% tổng nguồn cung Bitcoin. Trong đó, Mỹ sở hữu khoảng 207,189 BTC với giá trị vượt trên 21 tỷ USD – chủ yếu là từ các vụ tịch thu tài sản của các tổ chức tội phạm, cho thấy sự quản lý chủ động và hiệu quả của chính phủ Mỹ đối với tài sản kỹ thuật số.

Trong bối cảnh Bitcoin đạt đỉnh và thị trường tiền điện tử liên tục bùng nổ, các quốc gia đang chuyển mình với chiến lược dài hạn để củng cố nền kinh tế và giảm phụ thuộc vào đồng USD. 

Từ Mỹ với kế hoạch tích trữ khổng lồ, Nga với chiến lược chống trừng phạt, cho đến Trung Quốc và Bhutan – mỗi quốc gia đều có một hướng đi riêng để đa dạng hóa dự trữ và tận dụng tiềm năng của “vàng kỹ thuật số.” 

Mỹ:

Chính phủ Mỹ hiện đang nắm giữ lượng Bitcoin lớn nhất thế giới với tổng cộng 207,189 Bitcoin, theo dữ liệu từ Bitcoin Treasuries. Với giá thị trường hiện tại, số Bitcoin này trị giá 17,714,368,078.31 USD theo thị giá hiện tại (1 BTC= 85,498.59 USD) vào ngày 02/04/2025.

  • Đề xuất của Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis:
    Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis đã đưa ra kế hoạch để Bộ Tài chính Mỹ mua vào 200,000 BTC/năm trong vòng 5 năm tới, hướng tới mục tiêu nắm giữ 1 triệu Bitcoin – chiếm khoảng 5% tổng nguồn cung toàn cầu.
  • Nguồn tài trợ:
    Kế hoạch này dự kiến sử dụng lợi nhuận từ Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) và nguồn dự trữ vàng, với cam kết giữ kho Bitcoin ít nhất 20 năm nhằm củng cố vị thế của Mỹ trên thị trường toàn cầu.

Nga:

Năm 2024 vừa qua, Nga đã cho phép sử dụng tiền điện tử trong thương mại nước ngoài và đã thực hiện các bước để hợp pháp hóa việc khai thác tiền điện tử, bao gồm cả Bitcoin. Nga là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khai thác Bitcoin.

  • Đề xuất từ Phó chủ tịch Duma Quốc gia:
    Các nhà lãnh đạo Nga đề xuất thành lập quỹ dự trữ Bitcoin chiến lược để đa dạng hóa dự trữ quốc gia, giảm phụ thuộc vào đồng USD và hệ thống thanh toán SWIFT.
  • Quan điểm của Putin:
    Tổng thống Putin đã công khai ủng hộ Bitcoin như một giải pháp tiềm năng để thay thế dự trữ ngoại tệ, trong khi Ngân hàng Trung ương Nga đang thử nghiệm các phương thức thanh toán xuyên biên giới bằng tiền điện tử.

Trung Quốc:

  • Chiến lược “gồng lãi”:
    Mặc dù từ năm 2021, Trung Quốc cấm giao dịch và khai thác Bitcoin, quốc gia này vẫn sở hữu khoảng 194,000 BTC (trị giá khoảng 20 tỷ USD) chủ yếu từ các vụ thu giữ liên quan đến các hoạt động phi pháp.
  • Đầu tư dài hạn:
    Trung Quốc chủ động giữ nguyên lượng Bitcoin trong kho dự trữ của mình để tận dụng tiềm năng tăng giá trong tương lai, đồng thời đẩy mạnh phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (CBDC) nhằm tăng cường kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia.

Bhutan:

  • Khai thác hiệu quả:
    Khác với các quốc gia khác, nguồn Bitcoin của Bhutan chủ yếu đến từ hoạt động khai thác trực tiếp. Chính phủ Bhutan hợp tác với công ty Bitdeer để xây dựng cơ sở khai thác với mục tiêu đạt công suất 600 megawatt vào năm 2025.
  • Ý nghĩa kinh tế:
    Bhutan hiện đang sở hữu 12,207 BTC, giá trị khoảng 1,043,681,330.24 USD theo thị giá hiện tại (1 BTC= 85,498.59 USD) vào ngày 02/04/2025. Lượng Bitcoin này của Bhutan đang chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước, dưới 3 tỷ USD. Tỉ lệ này cũng vượt trội El Salvador khi 500 triệu USD dưới dạng BTC của quốc gia Nam Mỹ chỉ tương đương 1.5% GDP.

Nếu xu hướng này tiếp tục lan tỏa, chúng ta có thể chứng kiến một kỷ nguyên mới trong lưu trữ và sử dụng tài sản quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tải app ONUS nhận 270,000 VND

3. Dự đoán tương lai ngành tiền điện tử và Bitcoin

Trong những năm gần đây, Bitcoin đã có một bước chuyển mình mạnh mẽ từ một tài sản mang tính thử nghiệm sang một yếu tố chiến lược trong lĩnh vực tài chính và chính trị toàn cầu. Vậy tương lai ngành tiền điện tử và Bitcoin sẽ như thế nào?

3.1. Bitcoin có trở thành tiền tệ toàn cầu không?

Một trong những câu hỏi lớn hiện nay là liệu Bitcoin có thể trở thành một đồng tiền toàn cầu không?

Sự chấp nhận của Bitcoin trên toàn thế giới đang dần tăng lên, khi nhiều quốc gia không chỉ nhìn nhận Bitcoin như một tài sản đầu tư mà còn xem xét tích hợp vào hệ thống tài chính quốc gia.

Các ngân hàng trung ương đang nghiên cứu việc phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình, tạo ra một môi trường cạnh tranh và đồng thời bổ trợ cho Bitcoin – loại tài sản phi tập trung với nguồn cung cố định và khả năng chống lại lạm phát. 

Nếu xu hướng tích trữ Bitcoin của các quốc gia tiếp tục diễn ra, không loại trừ khả năng Bitcoin sẽ dần trở thành một phần trong danh mục dự trữ quốc gia, từ đó đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối và giảm sự lệ thuộc vào các đồng tiền truyền thống.

3.2. Bitcoin có ảnh hưởng đến chính sách tài chính toàn cầu?

Sự gia tăng của Bitcoin đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các ngân hàng trung ương và chính phủ trên toàn cầu. Trước sức ép từ thị trường tiền điện tử, các cơ quan quản lý tài chính buộc phải điều chỉnh chính sách nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. 

Những biến động mạnh của Bitcoin khiến các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc lại cách thức giám sát và quản lý các tài sản kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó, các quốc gia có nền kinh tế bất ổn, đặc biệt là những quốc gia đang chịu áp lực từ lạm phát hoặc khủng hoảng nợ công, có thể xem Bitcoin như một giải pháp thay thế hữu hiệu nhằm bảo vệ giá trị tài sản và tăng cường tính tự chủ kinh tế. 

Sự xuất hiện của Bitcoin buộc các chính phủ phải đặt ra những câu hỏi lớn về cách thức xây dựng một hệ thống tài chính bền vững trong thời đại số.

3.3. Ai sẽ là tổng thống tiếp theo quan tâm đến Bitcoin?

Trong các cuộc bầu cử và chiến dịch tranh cử hiện nay, Bitcoin đã trở thành một chủ đề nóng, và nhiều nhà lãnh đạo đang dần thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến tiền điện tử. 

Những nhà lãnh đạo ủng hộ Bitcoin không chỉ đơn thuần phát biểu mà còn đưa ra các cam kết tích cực nhằm thúc đẩy việc tích trữ và đầu tư vào loại tài sản này. Các chính sách đề xuất như thành lập kho dự trữ Bitcoin quốc gia hay sử dụng Bitcoin để đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ đang được nhiều ứng cử viên xem là công cụ để thu hút sự ủng hộ của cộng đồng đầu tư và công chúng trẻ, những người tin vào tương lai của nền kinh tế số.

Các đề xuất như mua Bitcoin với quy mô lớn trong nhiều năm liên tiếp đang trở thành xu hướng, mở ra khả năng một số quốc gia trong tương lai sẽ trở thành những “ông lớn” trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số.

Đăng ký ONUS và mua Bitcoin với số vốn nhỏ chỉ từ 50K!

tại sao nên mua bitcoin tại onus

Tại sao nên mua Bitcoin tại ONUS?

3.4. Bitcoin và chính trị – mối quan hệ ngày càng gắn kết

Sự tích trữ Bitcoin và các chính sách hỗ trợ tiền điện tử đang dần làm mờ ranh giới giữa tài chính và chính trị. 

Khi các quốc gia không chỉ xem Bitcoin là tài sản đầu tư mà còn coi nó là công cụ chiến lược để củng cố nền kinh tế, chúng ta có thể chứng kiến một kỷ nguyên mới của hệ thống tài chính toàn cầu. Sự chuyển đổi này sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách phải thích ứng với một hệ thống tiền tệ số phi tập trung, định hình lại cách thức quản lý tài sản quốc gia.

Những động thái tích cực trong việc xây dựng kho dự trữ Bitcoin của các quốc gia lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc hay các quốc gia nhỏ hơn như Bhutan không chỉ góp phần ổn định giá trị tài sản mà còn làm thay đổi cơ cấu của hệ thống dự trữ quốc gia. 

Chính những biến đổi này có thể dẫn đến sự thay thế dần dần của các tài sản truyền thống, như vàng, bằng “vàng kỹ thuật số” – một bước ngoặt có thể mang lại nhiều lợi ích cũng như thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.

Tổng kết

Trên đây, chúng ta đã cùng điểm qua những vị tổng thống nổi tiếng đã góp phần làm thay đổi cục diện thị trường tiền điện tử nói chung và giá Bitcoin nói riêng qua các chính sách và tuyên bố táo bạo của họ.

Các bước đi táo bạo này mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành tiền ảo, khi Bitcoin dần khẳng định vị thế của mình trong bối cảnh toàn cầu chuyển mình theo hướng số hóa và phi tập trung. Sự gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các nhà lãnh đạo và Bitcoin hứa hẹn sẽ tiếp tục định hình tương lai của thị trường tài chính toàn cầu.

Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp
SHARES