Top 8 thuật ngữ tiền mã hoá phố biến nhất hiện nay

KEY TAKEAWAYS:
Crypto hay tiền mã hoá, là một loại tiền tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, được sử dụng để giao dịch và lưu trữ giá trị.
Crypto có một số lợi ích so với các loại tiền tệ truyền thống, bao gồm an toàn, bảo mật, chi phí giao dịch thấp, không bị lạm phát, làm giả và dễ dàng thực hiện các giao dịch quốc tế.
Giới thiệu về Top 8 thuật ngữ cơ bản: HODL, FOMO – FUD, DeFi, DApp, Whitepaper, DYOR, Bull market (Bullish), Forking– Bear market (Bearish),

Tiền mã hoá là gì? Top 8 thuật ngữ tiền mã hoá phố biến nhất hiện nay và giới thiệu Top 5 loại tiền mã hoá phổ biến đáng để đầu tư.

1. Giới thiệu

1.1. Crypto là gì?

Crypto là gì?
Crypto là gì?

Crypto hay tiền mã hoá, là một loại tiền tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, được sử dụng để giao dịch và lưu trữ giá trị. Crypto sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu và xác thực các giao dịch. 

Khác với các loại tiền pháp định truyền thống, crypto không do chính phủ phát hành và không bị kiểm soát hay quản lý bởi bất kỳ ngân hàng hay tổ chức nào. Thay vào đó, crypto sử dụng mạng lưới phi tập trung để ghi lại các giao dịch và phát hành ra các đơn vị mới. 

Bằng cách sử dụng các hệ thống mã hoá cơ sở dữ liệu của công nghệ blockchain, thông tin về các giao dịch crypto của người dùng luôn được bảo mật an toàn, không thể bị xoá bỏ hoặc sửa đổi dưới bất kỳ tác động nào.

1.2. Lịch sử của crypto

Lịch sử của crypto
Lịch sử của crypto

Crypto được phát minh vào năm 2009 với sự ra đời của Bitcoin. Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Bitcoin được xây dựng và phát triển bởi một cá nhân hoặc tổ chức với tên gọi Satoshi Nakamoto.

Trong những năm qua, crypto đã phát triển nhanh chóng và trở thành một thị trường tài chính lớn. Có hàng nghìn loại tiền điện tử khác nhau đang lưu hành, với tổng giá trị thị trường lên tới 1.65 nghìn tỷ USD.

1.3. Lợi ích của crypto

Lợi ích của crypto
Lợi ích của crypto

Crypto có một số lợi ích so với các loại tiền tệ truyền thống, bao gồm:

  • Giao dịch xuyên biên giới: Tất cả mọi người đều có thể thực hiện các giao dịch tiền mã hóa một cách dễ dàng qua Internet tại mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Người dùng có thể trao đổi tiền mã hóa của họ xuyên quốc gia với chi phí cực kỳ thấp.
  • An toàn, bảo mật: Crypto sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu và xác thực các giao dịch, giúp cho thông tin về các giao dịch crypto của người dùng luôn được bảo mật an toàn, không thể bị xoá bỏ hoặc sửa đổi dưới bất kỳ tác động nào. Blockchain là một hệ thống sổ cái phân tán rất an toàn và khó bị tấn công. Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dùng không cần phải lo ngại về tình trạng gian lận, không cần phải dựa vào bên thứ ba để thực hiện các giao dịch mua bán và có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của mình.
  • Chi phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với tiền pháp định. Người dùng có thể giao dịch xuyên quốc gia với mức phí cực kỳ thấp.
  • Không bị lạm phát, làm giả: Một số các đồng tiền mã hóa có nguồn cung hữu hạn, điều này khiến cho những tài sản này trở nên có giá trị và không bị lạm phát như tiền pháp định. Ngoài ra, tiền mã hóa không thể bị làm giả bởi chúng không tồn tại dưới dạng vật chất.

2. Top 8 thuật ngữ cơ bản:

2.1. HODL 

HODL
HODL

HOLD là một thuật ngữ crypto thông dụng và rất nổi tiếng. Đối với người mới tham gia, họ nghĩ rằng đây là một từ khóa sai chính tả của từ “HOLD”. Thuật ngữ crypto này xuất hiện lần đầu trong một bài đăng trên diễn đàn BitcoinTalk vào năm 2013 với tiêu đề: “I AM HODLING”. Sai lầm này kể từ đó đã đi vào văn hóa crypto, thuật ngữ HODL trở thành một từ viết ngược (hold on for dear life).

HODL đề cập đến việc giữ các khoản đầu tư bất chấp việc giá giảm. Thuật ngữ crypto này được sử dụng bởi các nhà đầu tư có niềm tin cao vào một đồng tiền mã hóa nào đó và có ý định giữ khoản đầu tư của họ trong một thời gian dài. Chiến lược này tương tự chiến lược đầu tư mua và nắm giữ trong các thị trường truyền thống.

2.2. FOMO – FUD

FOMO – FUD
FOMO – FUD

FOMO và FUD là thuật ngữ crypto nói về hai hiện tượng khá phổ biến trong lĩnh vực tiền mã hóa và thể hiện hai thái cực khác nhau.

FOMO có nghĩa là “Sợ bị bỏ lỡ”, nó dùng để diễn tả cảm xúc mà các nhà đầu tư cảm thấy khi họ đổ xô mua một tài sản vì sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy giai đoạn cuối của một thị trường tăng giá.

FUD là một chiến lược nhằm hạ uy tín của một công ty, dự án hoặc sản phẩm bằng cách truyền bá những thông tin sai lệch về nó. Mục đích là để khơi dậy nỗi sợ hãi nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc lợi thế chiến thuật để thu lợi từ sự sụt giảm giá do các tin tức không đúng.

2.3. DeFi

DeFi
DeFi

DeFi là một thuật ngữ khá mới trong từ điển crypto. DeFi (Decentralized Finance) nghĩa là tài chính phi tập trung. Mục tiêu của DeFi là cho phép tích hợp sâu hơn giữa các blockchain và các dịch vụ tài chính. Với DeFi, giờ đây các dịch vụ như bảo hiểm, khoản vay hay tài khoản tiết kiệm có thể được cung cấp mà không cần bên trung gian, thông qua việc sử dụng các blockchain với các smartcontract.

Tới thời điểm hiện tại, DeFi được xem là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain.

2.4. DApp

DApp
DApp

Thuật ngữ DApp (Decentralized application) là ứng dụng phi tập trung hay còn gọi là ứng dụng phân quyền. Mặc dù còn mới, nhưng đây là một phong trào đang phát triển nhanh chóng với ngày càng nhiều DApp mọc lên. Tuy nhiên, tài chính không phải là giới hạn của DApp, vì chúng có rất nhiều chức năng từ công nghệ, đến nghệ thuật, mạng xã hội,…

Để trở thành DApp, ứng dụng cần:

  • Có token mã hóa
  • 100% mã nguồn mở, được điều hành tự động và không có tổ chức trung gian nào kiểm soát phần lớn token.
  • Dữ liệu và hồ sơ hoạt động phải được lưu trữ mã hóa trong một blockchain phi tập trung.
  • Tạo token theo thuật toán mật mã chuẩn (Ví dụ: Bitcoin sử dụng thuật toán Proof of Work)

2.5. Whitepaper (Sách trắng – Bạch thư) 

Whitepaper
Whitepaper

Trong lĩnh vực Cryptocurrencies, thuật ngữ Whitepaper là một bản thảo nhằm mô tả chi tiết về dự án, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và đưa ra quyết định có nên đầu tư dự án hay không.

Thông thường, nội dung của một Whitepaper bao gồm:

Thông tin chung về dự án

  • Mô tả thị trường tiềm năng, đối đủ cạnh tranh và các điểm nổi bật.
  • Mô tả về công nghệ, cơ chế hoạt động
  • Kế hoạch sử dụng vốn huy động
  • Đội ngũ sáng lập và điều hành dự án
  • Lộ trình phát triển của dự án
  • ….

2.6. DYOR

DYOR
DYOR

Một thuật ngữ crypto rất quan trọng nhưng không được sử dụng phổ biến là DYOR (Do your Own Research), nghĩa là “Hãy tự mình nghiên cứu”.

Thuật ngữ crypto này có nghĩa là các nhà đầu tư nên tự nghiên cứu các khoản đầu tư của mình và không dựa vào người khác để làm việc đó. Thuật ngữ này thường đặt ở đầu hoặc cuối bài viết như một lời tuyên bố từ chối trách nhiệm của tác giả về mọi hành động mà người dùng sẽ thực hiện dựa trên các thông tin trong bài viết.

2.7. Bull market (Bullish) – Bear market (Bearish) 

Bull market (Bullish) – Bear market (Bearish) 
Bull market (Bullish) – Bear market (Bearish)

Bull market (hay Bullish) là thuật ngữ crypto chỉ một thị trường đang trong một xu hướng tăng trưởng, có sự tăng nhanh về giá các loại coin/token nhiều hơn mức bình quân trong lịch sử. Đặc biệt, chúng tăng trong một thời gian dài trong lượng mua bán lớn.

Ngược lại với Bull market, Bear market (hay Bearish) là thuật ngữ crypto chỉ thị trường đang trong một xu hướng giảm, lúc này giá các loại coin/token sẽ giảm một cách đột ngột, liên tục và kéo dài.

Trong Bull Market, nhu cầu mua sẽ lớn hơn nhu cầu bán. Ngược lại, trong Bear Market, nhu cầu bán sẽ lớn hơn nhu cầu mua.

2.8. Forking

Forking
Forking

Forking xảy ra khi có nhu cầu thực hiện thay đổi đối với blockchain của tiền điện tử. Forking là một thuật ngữ crypto nói về việc nâng cấp và cập nhật phần mềm, sửa chữa các lỗi được tìm ra ở phiên bản cũ, tìm và tạo ra 1 phiên bản blockchain thay thế.

Có hai loại là soft fork và hard fork. Sự khác biệt chính là soft fork có thể được coi là một “nâng cấp phần mềm”, với các quy tắc đồng thuận mới tương thích ngược với các quy tắc trên phiên bản trước của blockchain.

Mặt khác, hard fork chứng kiến sự phân chia vĩnh viễn được thực hiện đối với blockchain và các quy tắc đồng thuận hoàn toàn mới khiến các quy tắc trên các phiên bản trước của blockchain không hợp lệ. Thuật ngữ Hard fork được sử dụng khi những thay đổi có thể quan trọng hơn, chẳng hạn như sự phân tách giữa BitcoinBitcoin Cash, khiến Bitcoin Cash tách biệt khỏi blockchain Bitcoin chính vào tháng 8/2017 và trở thành tiền điện tử của riêng nó.

Trên đây là các thuật ngữ crypto hàng đầu bạn cần phải biết. Ngoài ra, còn rất nhiều thuật ngữ thú vị khác bạn cần đào sâu để hiểu thị trường rõ hơn. Do đó, để thực sự am hiểu và đủ khả năng tận dụng được hệ sinh thái tiền mã hóa, bạn cần tích cực và chủ động tìm hiểu, học hỏi cũng như trực tiếp tham gia thị trường.

3. Giới thiệu TOP 5 loại tiền điện tử phổ biến đáng để đầu tư

3.1. Bitcoin

Bitcoin
Bitcoin

Bitcoin ra đời vào năm 2009, là đồng coin đầu tiên và có lịch sử lâu đời nhất trên thị trường Crypto. Được mệnh danh là “ông vua” của thị trường tiền mã hóa, Bitcoin được rất nhiều cá mập và các quỹ đầu tư lớn tích luỹ trong nhiều năm nay và được nhiều nhà đầu tư coi như một “nơi trú ẩn an toàn” khỏi lạm phát. Ngoài ra, Bitcoin đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức lớn trên thế giới đã chấp nhận phương thức thanh toán bằng Bitcoin như Overstock, PayPal, Microsoft, AT&T, Starbucks, Travala,… 

Bitcoin có nguồn cung hạn chế là 21,000,000 BTC. Điều này khiến cho Bitcoin trở thành một tài sản có tính khan hiếm và là động lực thúc đẩy sự tăng giá trong tương lai. Đặc biệt, sự kiện Bitcoin halving diễn ra 4 năm một lần cho đến khi toàn bộ 21 triệu Bitcoin được khai thác hết. Lịch sử giá của Bitcoin sau mỗi đợt Halving trước đây đã chứng minh đây là một sự kiện quan trọng và được cho là có tác động lớn tới giá Bitcoin. Hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá trị của Bitcoin sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có thể đạt đến mức ATH mới sau khi đợt halving thứ tư diễn ra vào tháng 04/2024.

3.2. Ethereum

Ethereum hiện đang là đồng coin có giá trị vốn hóa thị trường lớn thứ 2 hiện nay, chỉ xếp sau Bitcoin. Nếu như Bitcoin được sử dụng chủ yếu như một sổ cái phân tán cho các giao dịch tài chính, thì Ethereum được phát triển như một nền tảng điện toán phân tán để vận hành các ứng dụng. Ethereum có một hệ sinh thái rộng lớn và là mảnh đất tiềm năng cho nhiều nhà phát triển. Hiện có hơn 600 dự án DeFi đang phát triển trên Ethereum với tổng giá trị bị khóa đạt 28.202 tỷ USD.

Ngoài ra, công nghệ của Ethereum còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, trao đổi hàng hoá, chuỗi cung ứng, bất động sản và quản lý năng lượng. Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ blockchain cũng như các ứng dụng thực tiễn của Ethereum, rất nhiều nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của đồng coin này trong tương lai.

3.3. Tether

Trong thị trường crypto, Tether (USDT) là một trong những đồng tiền mã hoá phổ biến nhất với giá trị vốn hoá thị trường lớn thứ ba, chỉ đứng sau Bitcoin và Ethereum. USDT được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tiền mã hoá, thanh toán quốc tế và đầu tư tài chính.

USDT có giá trị được đảm bảo bằng USD theo tỷ lệ 1:1 do Tether Operation Limited phát hành vào năm 2014. Với giá trị vốn hoá thị trường lên tới 92 tỷ USD, Tether (USDT) hiện đã trở thành đồng stablecoin lớn nhất thế giới, chiếm 70% thị phần của toàn bộ thị trường stablecoin.

3.4. Binance Coin

BNB là token duy trì sự vận hành của hệ sinh thái BNB Chain – nền tảng blockchain phổ biến hỗ trợ hàng trăm loại tiền điện tử và dự án phi tập trung. Giá trị của BNB được cho là sẽ tăng trưởng theo dài hạn dựa trên sự phát triển của mạng lưới này.

Kể từ khi ra mắt tới nay, BNB liên tục đứng đầu các bảng xếp hạng tiền mã hoá, chỉ sau Bitcoin và Ethereum. BNB là tài sản duy trì được mức tăng trưởng mạnh mẽ qua nhiều mùa thị trường bò và gấu, giá trị hiện tại đã tăng 213,973% so với thời điểm phát hành (2017).

3.5. Solana

Solana (SOL) là token của dự án Solana, nền tảng blockchain hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh với hiệu suất cao. Điểm khác biệt lớn nhất của Solana so với các blockchain khác là khả năng xử lý giao dịch với tốc độ cực kỳ nhanh. 

Solana có thể xử lý lên đến 65,000 giao dịch mỗi giây, trong khi các blockchain khác chỉ có thể xử lý vài trăm hoặc vài nghìn giao dịch mỗi giây. Điều này làm cho Solana trở thành một lựa chọn lý tưởng để xây dựng các ứng dụng quy mô lớn và yêu cầu tốc độ xử lý cao, chẳng hạn như thanh toán, mạng xã hội, game blockchain và tài chính phi tập trung (DeFi). 

Với khả năng xử lý giao dịch với tốc độ cao và vẫn đảm bảo tính phi tập trung và độ bảo mật, Solana được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho blockchain.

Tìm hiểu thêm:

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Crypto là gì?

Crypto hay tiền mã hoá, là một loại tiền tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, được sử dụng để giao dịch và lưu trữ giá trị. Crypto sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu và xác thực các giao dịch. 

Lợi ích của crypto là gì?

  • Giao dịch xuyên biên giới: Tất cả mọi người đều có thể thực hiện các giao dịch tiền mã hóa một cách dễ dàng qua Internet tại mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Người dùng có thể trao đổi tiền mã hóa của họ xuyên quốc gia với chi phí cực kỳ thấp.
  • An toàn, bảo mật: Crypto sử dụng công nghệ blockchain để lưu trữ dữ liệu và xác thực các giao dịch, giúp cho thông tin về các giao dịch crypto của người dùng luôn được bảo mật an toàn, không thể bị xoá bỏ hoặc sửa đổi dưới bất kỳ tác động nào. Blockchain là một hệ thống sổ cái phân tán rất an toàn và khó bị tấn công. Ngoài ra, các doanh nghiệp, người dùng không cần phải lo ngại về tình trạng gian lận, không cần phải dựa vào bên thứ ba để thực hiện các giao dịch mua bán và có toàn quyền kiểm soát đối với tài sản của mình.
  • Chi phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch thấp hơn nhiều so với tiền pháp định. Người dùng có thể giao dịch xuyên quốc gia với mức phí cực kỳ thấp.
  • Không bị lạm phát, làm giả: Một số các đồng tiền mã hóa có nguồn cung hữu hạn, điều này khiến cho những tài sản này trở nên có giá trị và không bị lạm phát như tiền pháp định. Ngoài ra, tiền mã hóa không thể bị làm giả bởi chúng không tồn tại dưới dạng vật chất.

 

DYOR là gì?

DYOR (Do your Own Research), nghĩa là “Hãy tự mình nghiên cứu”.

Thuật ngữ crypto này có nghĩa là các nhà đầu tư nên tự nghiên cứu các khoản đầu tư của mình và không dựa vào người khác để làm việc đó. Thuật ngữ này thường đặt ở đầu hoặc cuối bài viết như một lời tuyên bố từ chối trách nhiệm của tác giả về mọi hành động mà người dùng sẽ thực hiện dựa trên các thông tin trong bài viết.

SHARES