Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao khi đi mua vàng hay trong các cuộc trò chuyện về vàng, người ta lại hay nhắc đến “tuổi vàng”? Tuổi vàng là gì mà lại ảnh hưởng lớn đến giá trị, chất lượng và cả ứng dụng của một sản phẩm? Dân trong ngành căn cứ vào đâu để tính được tuổi vàng? Cùng ONUS khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!
1. Tuổi vàng là gì?
Trong ngành kim hoàn, tuổi vàng là đơn vị đo độ tinh khiết trong vàng nguyên chất, tính theo thang điểm từ 1 đến 10 tuổi. Trên thang đo này, vàng càng “cao tuổi” thì độ tinh khiết càng lớn.
Trong đó, vàng 10 tuổi có hàm lượng vàng nguyên chất gần đạt 100% (99.99%), còn gọi là vàng 9999 hay vàng bốn số 9. Tương tự, vàng 7 tuổi chứa khoảng 70% vàng nguyên chất, vàng 5 tuổi chứa 50%, vàng 1 tuổi chứa 10%.
1.1. Vàng đủ tuổi là gì?
Vàng đủ tuổi là vàng 7 tuổi rưỡi trở lên, có hàm lượng vàng nguyên chất đạt ít nhất 75%, đúng theo tiêu chuẩn vàng thế giới. Nếu tính theo đơn vị Karat (K) thì vàng đủ tuổi là vàng 18K trở lên.
1.2. Vàng không đủ tuổi là gì?
Vàng không đủ tuổi (hay còn gọi là vàng non) là vàng dưới 7 tuổi rưỡi (tức dưới vàng 18K), có hàm lượng vàng nguyên chất thấp hơn 75%. Một số loại vàng non tuổi phổ biến là vàng 14K, 10K, 6K,…
2. Cách tính tuổi vàng
2.1. Công thức tính tuổi vàng, hàm lượng vàng nguyên chất, karat vàng
Dưới đây là công thức tính tuổi vàng, cũng như hàm lượng vàng nguyên chất và số karat vàng:
Ví dụ, nếu bạn mua một chiếc nhẫn vàng 14K thì tuổi vàng và hàm lượng vàng nguyên chất của chiếc nhẫn được tính như sau:
- Tuổi vàng = (14 / 24) x 10 = 5.833 (5 tuổi 83)
- Hàm lượng vàng nguyên chất = (14 / 24) x 100 = 58.3 (%)
2.2. Bảng quy đổi tuổi vàng theo hàm lượng, karat vàng
Để thuận tiện hơn cho việc xác định tuổi vàng, ONUS đã tổng hợp bảng quy đổi tuổi vàng của một số sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường theo hàm lượng vàng nguyên chất và số Karat:
3. Ảnh hưởng của tuổi vàng đến giá trị và ứng dụng của vàng
3.1. Tuổi vàng quyết định giá trị:
Tuổi vàng là thước đo giá trị và giá thành của sản phẩm vàng. Các loại vàng hội (vàng được pha với kim loại khác) như vàng 7 tuổi 5 (18K), 5 tuổi 8 (14K) hay 4 tuổi 17 (10K) có hàm lượng vàng thấp hơn 99%, vì vậy giá của chúng cũng thấp hơn vàng 10 tuổi (vàng 24K). Những loại vàng này được pha thêm các kim loại khác (hội vàng) như đồng, bạc, niken,… nhằm làm cho sản phẩm cứng bền hơn, dễ chế tác thành nhiều màu sắc hơn và giảm giá thành sản phẩm.
Ví dụ, ngày hôm nay ( 23/12/2024), giá vàng nhẫn 10 tuổi tại thương hiệu PNJ đang được niêm yết ở mức 84,500,000 VND/lượng. Cũng tại PNJ ngày hôm nay, giá vàng 7 tuổi 5 chỉ ở mức 63,450,000 VND/lượng, vàng 4 tuổi 17 chỉ 35,260,000 VND/lượng.
Dưới đây là bảng giá một số sản phẩm vàng phổ biến theo tuổi ngày hôm nay, từ các thương hiệu vàng uy tín trên thị trường như SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, Mi Hồng, Ngọc Thẩm:
Bảng giá vàng hôm nay 23/12/2024 theo tuổi:
Sản phẩm |
Giá bán ra (VND/lượng) |
Giá mua vào (VND/lượng) |
Chênh lệch giá bán 24h qua (VND) |
Vàng 10 tuổi – Vàng miếng SJC |
84,500,000 |
82,500,000 |
700,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng nhẫn SJC 9999 |
84,300,000 |
82,500,000 |
700,000 |
Vàng 10 tuổi – Âu Vàng Phúc Long DOJI |
84,500,000 |
82,500,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Nhẫn Tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng DOJI |
84,500,000 |
83,500,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng miếng PNJ Phượng Hoàng |
84,500,000 |
83,800,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng nhẫn trơn 9999 PNJ |
84,500,000 |
83,800,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng miếng Rồng Thăng Long – Bảo Tín Minh Châu |
84,500,000 |
82,700,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng nhẫn trơn Bảo Tín Minh Châu |
84,500,000 |
82,700,000 |
100,000 |
Vàng 10 tuổi – Vàng nhẫn 9999 Phú Quý |
84,500,000 |
83,100,000 |
100,000 |
Vàng 7 tuổi 5 – Vàng 18K PNJ |
63,450,000 |
62,050,000 |
150,000 |
Vàng 7 tuổi 5 – Vàng 18K Ngọc Thẩm |
64,600,000 |
59,250,000 |
-230,000 |
Vàng 7 tuổi 5 – Vàng 750 Mi Hồng |
62,200,000 |
60,000,000 |
100,000 |
Vàng 6 tuổi 8 – Nữ trang 68% SJC |
57,275,712 |
54,275,712 |
544,054 |
Vàng 5 tuổi 8 – Vàng 14K PNJ |
49,520,000 |
48,120,000 |
110,000 |
Vàng 4 tuổi 17 – Vàng 10K PNJ |
35,260,000 |
33,860,000 |
80,000 |
Vàng 4 tuổi 17 – Nữ trang 41.7% SJC |
35,181,503 |
32,181,503 |
333,634 |
3.2. Ứng dụng của vàng theo tuổi:
Đầu tư, tích luỹ
Vàng 10 tuổi từ trước đến nay vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho đầu tư và tích luỹ tài sản. Với độ tinh khiết cao trên 99%, vàng 10 tuổi có giá trị ổn định, ít bị ảnh hưởng bởi bất ổn kinh tế, được coi là “hàng rào chống lạm phát”.
Người ta thường chọn mua vàng miếng hoặc vàng nhẫn trơn 10 tuổi để đầu tư tích trữ.
- Vàng miếng có giá trị cao, ít biến động, dễ bảo quản, và thanh khoản tốt, nên rất phù hợp cho đầu tư và tích trữ lâu dài. Tuy nhiên, mẫu mã đơn giản của vàng miếng lại không phù hợp làm trang sức.
- Vàng nhẫn trơn có giá trị thấp hơn vàng miếng nhưng vẫn là lựa chọn tốt cho đầu tư, ngoài ra còn có thể dùng làm trang sức. Dù vậy, vàng nhẫn trơn có giá biến động cao hơn, dễ trầy xước, khó bảo quản hơn và thanh khoản cũng thấp hơn vàng miếng.
→ Bài viết hữu ích: Nên mua vàng nhẫn hay vàng miếng để tích trữ? Giá vàng miếng vàng nhẫn hôm nay
Trang sức
Trong ngành trang sức, vàng 7 tuổi 5 (18K) và 5 tuổi 83 (14K) là phổ biến nhất. Những loại vàng này có độ bền cao hơn vàng 10 tuổi do được pha thêm kim loại, tạo độ cứng cần thiết để dễ chế tác thành các mẫu trang sức tinh xảo.
Trang sức vàng 7 tuổi 5 trở xuống còn có màu sắc đa dạng (màu vàng truyền thống hoặc vàng hồng, vàng trắng), và thường được dùng làm nhẫn, dây chuyền, vòng tay, bông tai,… cho các dịp trang trọng và đeo hàng ngày. Tuổi vàng càng thấp thì trang sức vàng có giá thành càng rẻ, mẫu mã càng đa dạng.
→ Tham khảo: Giá vàng trang sức hôm nay
Tặng phẩm (quà mừng cưới, mừng tân gia, mừng thọ,…)
Vàng 10 tuổi, 9 tuổi 17 (22K), 7 tuổi 5 thường được chọn để làm quà tặng trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, mừng tân gia, mừng thọ. Với hàm lượng vàng cao, các sản phẩm này mang lại cảm giác sang trọng, có giá trị lớn và ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự trân trọng của người tặng.
Những sản phẩm này có thể là trang sức hoặc các vật phẩm trang trí như tượng vàng, khánh vàng, tranh mạ vàng,… được thiết kế đẹp mắt, sang trọng, phù hợp với các dịp lễ quan trọng. Đối với các món quà cưới, các sản phẩm nhẫn, kiềng hay vòng vàng 7 tuổi 5 hay 9 tuổi 17 sẽ là lựa chọn phổ biến nhất, vì vừa có giá trị cao, lại dễ dàng kết hợp trong trang phục của cô dâu chú rể.
Nhìn chung, vàng càng cao tuổi thì giá trị cũng càng lớn. Vàng 10 tuổi thường được lựa chọn cho mục đích đầu tư và tích luỹ tài sản, nhờ vào tính ổn định và khả năng bảo toàn giá trị. Vàng có tuổi thấp hơn như vàng 7 tuổi 5, 5 tuổi 8 hay 4 tuổi 17 có giá thành thấp hơn, nhưng độ bền và tính thẩm mỹ cao hơn, phù hợp để làm trang sức hoặc quà tặng, đáp ứng nhu cầu đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
4. Các phương pháp đo tuổi vàng phổ biến
4.1. Quan sát màu sắc vàng theo từng độ tuổi
Một trong những cách đơn giản nhất để nhận biết tuổi vàng là quan sát màu sắc. Vàng có tuổi càng cao thì màu vàng sẽ càng đậm, trong khi vàng tuổi thấp hơn thường có màu nhạt hơn hoặc ngả sang hồng (do pha nhiều đồng), trắng (do pha bạc hoặc niken).
4.2. Phương pháp đo nhiệt (đốt) để thử tuổi vàng
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức” – câu tục ngữ quen thuộc này đã thể hiện cách người ta kiểm tra độ tinh khiết của vàng bằng lửa qua phương pháp đo nhiệt (đốt). Phương pháp đốt là cách đo tuổi vàng dựa trên phản ứng của vàng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Khi đốt một mẫu vàng, người kiểm tra có thể quan sát sự thay đổi về màu sắc và cấu trúc của vàng. Vàng thật, đặc biệt là vàng có tuổi cao, sẽ không bị biến màu hay cấu trúc sau khi đốt.
Ngược lại, vàng có pha kim loại khác hoặc vàng giả có thể chuyển sang màu tối hoặc bị biến dạng khi gặp nhiệt độ cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm hỏng mẫu vàng nên thường ít được sử dụng trong thực tế.
4.3. Sử dụng máy đo quang phổ chuyên dụng để đo tuổi vàng
Máy đo quang phổ là công cụ hiện đại và chính xác nhất để xác định tuổi vàng. Các loại máy quang phổ phổ biến trên thị trường như XRF (X-Ray Fluorescence) có khả năng phân tích thành phần kim loại trong mẫu vàng mà không cần phá hủy mẫu.
Máy đo quang phổ sẽ phát ra tia X và phân tích các phản xạ từ mẫu vàng để xác định hàm lượng các kim loại có trong đó, từ đó đưa ra kết quả về tuổi vàng. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở kiểm định vàng chuyên nghiệp.
4.4. Các vật dụng hỗ trợ kiểm tra tuổi vàng khác:
Ngoài những phương pháp chuyên dụng, có một số cách kiểm tra tuổi vàng đơn giản tại nhà. Ví dụ, người dùng có thể sử dụng axit nitric để thử vàng: vàng thật sẽ không phản ứng với axit nitric, trong khi vàng giả hoặc vàng pha kim loại khác có thể bị đổi màu hoặc sủi bọt khi tiếp xúc với axit.
Một số người cũng sử dụng nam châm để kiểm tra nhanh – vàng thật không bị nam châm hút, còn vàng pha kim loại khác có thể sẽ bị hút nhẹ. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các phương pháp kiểm định chuyên nghiệp.
5. Cách hạ tuổi vàng
Hạ tuổi vàng là kỹ thuật phổ biến trong ngành kim hoàn để điều chỉnh hàm lượng vàng nguyên chất trong sản phẩm, Bằng cách pha trộn vàng 24K với kim loại khác.
Các kim loại thường được sử dụng để hạ tuổi vàng là đồng, bạc, niken,… Bằng cách trộn các kim loại này với vàng 24K, người chế tác có thể tạo ra những hợp kim vàng có độ cứng, màu sắc và giá thành khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
5.1. Tại sao phải hạ tuổi vàng?
- Giảm chi phí: Vàng nguyên chất có giá thành rất cao. Bằng cách pha trộn với các kim loại khác, giá thành sản phẩm sẽ giảm đáng kể.
- Tăng độ cứng: Vàng nguyên chất khá mềm, dễ bị biến dạng. Việc pha trộn với các kim loại khác giúp tăng độ cứng và bền cho sản phẩm.
- Tạo màu sắc đa dạng: Các kim loại khác nhau sẽ tạo ra những màu sắc khác nhau cho vàng, từ vàng truyền thống đến vàng hồng, vàng trắng.
5.2. Ví dụ về việc hạ tuổi vàng
Giả sử chúng ta có một lượng vàng 24K (tương đương 10 tuổi) nguyên chất. Để tạo ra một chiếc nhẫn vàng 18K (tương đương 7.5 tuổi), người thợ kim hoàn sẽ pha trộn vàng 24K với một lượng đồng và bạc theo tỉ lệ nhất định. Đồng sẽ giúp vàng có màu vàng hồng đặc trưng, còn bạc sẽ làm tăng màu trắng và độ sáng bóng.
Dưới đây là một số công thức hạ tuổi vàng tham khảo của thợ kim hoàn, với hai kim loại chính được pha trộn cùng là bạc và đồng, cũng như màu sắc của sản phẩm sau khi hạ tuổi vàng:
5.3. Quy trình hạ tuổi vàng
Quá trình hạ tuổi vàng thường được thực hiện như sau:
- Tính toán tỷ lệ: Dựa vào công thức tính tuổi vàng và yêu cầu về hàm lượng vàng cuối cùng, người thợ sẽ tính toán chính xác lượng vàng nguyên chất và các kim loại pha trộn cần thiết.
- Nóng chảy: Vàng nguyên chất và các kim loại pha trộn được nung chảy ở nhiệt độ cao để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Làm nguội và cán mỏng: Hỗn hợp vàng sau khi nguội sẽ được cán mỏng thành những tấm vàng có độ dày mong muốn.
- Chế tác: Tấm vàng mỏng sẽ được đưa vào máy ép để tạo hình hoặc được thợ kim hoàn chế tác thủ công thành các sản phẩm trang sức.
5.4. Tính minh bạch trong việc hạ tuổi vàng
Trong ngành chế tác, việc hạ tuổi vàng có thể được thực hiện một cách minh bạch, khi sản phẩm được công bố rõ ràng về thành phần và tuổi vàng. Các sản phẩm vàng thấp tuổi như 10K, 14K, hoặc 18K đều được sản xuất theo nhu cầu này, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng với mức giá phải chăng và độ bền cao hơn.
Tuy nhiên, một số người chế tác không trung thực có thể lợi dụng kỹ thuật này để gian lận, hạ tuổi vàng mà không thông báo rõ cho người mua. Họ có thể trộn thêm nhiều kim loại pha vào vàng 24K nhưng vẫn quảng cáo là vàng 10 tuổi nhằm bán với giá cao. Thậm chí chỉ mạ một lớp vàng mỏng bên ngoài và bên trong là kim loại rẻ tiền. Khi thử nghiệm thông thường, lớp mạ vàng ngoài cùng có thể đánh lừa người mua, khiến họ tin rằng đó là vàng thật.
Hành vi này gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng, vì sản phẩm không đạt chất lượng như công bố và không có giá trị tương xứng với mức giá đã trả.
Vì vậy, người tiêu dùng khi mua vàng nên tìm hiểu kỹ về nơi bán và chất lượng của sản phẩm nhằm bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro mua phải vàng kém chất lượng. Mua vàng từ các cửa hàng, doanh nghiệp uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng là một trong những cách hiệu quả để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về tuổi vàng và tỷ lệ vàng nguyên chất.
6. Cách đầu tư vàng theo tuổi
- Nhắc đến đầu tư vàng, người ta thường nghĩ ngay đến vàng 10 tuổi, vì đó là loại vàng giữ giá tốt nhất. Các loại vàng có tuổi thấp hơn thường chỉ phù hợp để làm trang sức hoặc quà tặng.
- Khi đầu tư vàng 10 tuổi, nhà đầu tư nên lựa chọn các sản phẩm vàng miếng hoặc vàng nhẫn trơn của các thương hiệu uy tín như SJC, DOJI, PNJ, Bảo Tín Minh Châu. Những sản phẩm này không chỉ có chất lượng đảm bảo mà còn được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng.
- Những loại vàng ít tuổi hơn đều không mang lại giá trị đầu tư tốt bằng, thay vào đó những loại vàng này rất thích hợp để làm vàng trang sức, quà tặng.
6.1. Chọn thời điểm mua/bán vàng phù hợp
Để tối ưu hóa lợi nhuận, nhà đầu tư nên theo dõi sát sao diễn biến giá vàng trên thị trường, lựa chọn thời điểm mua vào và bán ra phù hợp. Tham khảo bảng dưới đây để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng và thời điểm thích hợp để mua hoặc bán:
Nhìn chung, khi thị trường chứng khoán chao đảo, lạm phát tăng cao, địa chính trị bất ổn hoặc lãi suất giảm, vàng thường được xem là “bến đỗ an toàn”. Trong những thời điểm này, nhà đầu tư thường mua vàng 10 tuổi để bảo vệ tài sản trước những biến động của thị trường.
Ngược lại, khi thị trường chứng khoán phục hồi, lạm phát được kiểm soát, tình hình thế giới ổn định hoặc lãi suất tăng, nhu cầu trú ẩn vào vàng thường giảm. Lúc này, nhiều nhà đầu tư có thể cân nhắc bán vàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác có tiềm năng sinh lời cao hơn như cổ phiếu hoặc crypto (đặc biệt là Bitcoin – một tài sản được coi là “vàng số”).
→ Bài viết hữu ích:
- Có 100 triệu nên đầu tư gì năm 2024? Mua vàng hay mua cổ phiếu?
- So sánh lợi nhuận đầu tư Bitcoin và vàng: Loại tài sản nào nên sở hữu trong 10 năm tới?
6.2. Chọn chiến lược đầu tư vàng phù hợp
Đầu tư vàng có thể chia thành ba chiến lược chính dựa trên thời gian và mục tiêu tài chính:
- Đầu tư vàng dài hạn: Tập trung vào bảo toàn tài sản, phù hợp với nhà đầu tư có mục tiêu tích lũy lớn, lâu dài và ưu tiên sự ổn định, an toàn.
- Đầu tư vàng trung hạn: Nhắm đến tăng trưởng ổn định, tận dụng các biến động giá trong vòng vài năm, phù hợp với nhà đầu tư thích sự linh hoạt nhưng vẫn ưu tiên an toàn.
- Đầu tư vàng ngắn hạn: Hướng đến lợi nhuận nhanh chóng từ biến động giá vàng trong thời gian ngắn, nhưng có rủi ro cao hơn. Phù hợp với nhà đầu tư ưu tiên sự mạo hiểm.
Mỗi chiến lược yêu cầu sự linh hoạt tùy theo nhu cầu và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư. Để giúp bạn lựa chọn chiến lược phù hợp với bản thân, dưới đây là bảng so sánh ưu điểm, hạn chế của ba chiến lược đầu tư nói trên do chuyên gia ONUS phân tích:
Lời khuyên:
- Tránh đầu tư theo phong trào: Hãy tự nghiên cứu và đưa ra quyết định dựa trên tình hình tài chính và mục tiêu của bản thân.
- Phân bổ vốn hợp lý: Không nên đầu tư toàn bộ số tiền vào vàng, hãy đa dạng hóa danh mục đầu tư.
- Theo dõi thị trường thường xuyên: Cập nhật tin tức về thị trường vàng để có thể đưa ra quyết định kịp thời.
- Tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của chuyên gia: Nếu bạn còn băn khoăn, hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia tài chính, và học hỏi cách đầu tư vàng từ họ.
7. Một số lưu ý về tuổi vàng khi mua bán vàng
Khi mua bán vàng theo tuổi, người tiêu dùng cần nắm rõ các điểm quan trọng dưới đây để đảm bảo giá trị và chất lượng của tài sản, tránh thiệt hại không đáng có:
7.1. Mua vàng:
- Xác định rõ mục đích mua vàng: Điều này giúp bạn chọn được loại vàng và tuổi vàng phù hợp. Chẳng hạn, nếu mua vàng để tích lũy dài hạn, bạn nên chọn vàng 10 tuổi. Nếu bạn mua vàng làm trang sức hay quà tặng, các loại vàng có tuổi thấp hơn như 18K hoặc 14K có thể là lựa chọn thích hợp.
- Chọn cửa hàng, thương hiệu uy tín: Việc mua vàng tại các thương hiệu uy tín như SJC, PNJ, DOJI,… giúp bạn an tâm về chất lượng, hàm lượng vàng và nguồn gốc của sản phẩm.
→ Tham khảo: Top 8 thương hiệu vàng uy tín nhất tại Việt Nam
- Kiểm tra giấy tờ, chứng nhận kèm theo: Các chứng nhận, hóa đơn mua hàng giúp bảo đảm quyền lợi của bạn khi muốn bán lại hoặc kiểm tra lại tuổi vàng, giá trị vàng. Các cửa hàng lớn thường cung cấp các giấy tờ xác nhận hàm lượng vàng để khách hàng yên tâm hơn.
7.2. Bán vàng:
- Bảo quản vàng cẩn thận: Để vàng không bị trầy xước hay móp méo, bạn nên bảo quản kỹ trong các túi, hộp riêng biệt nếu có ý định bán lại. Việc bảo quản tốt sẽ giúp bạn bán được giá cao hơn, tránh bị ép giá vì tình trạng của vàng không tốt.
- Giữ gìn hóa đơn, chứng từ mua vàng: Hóa đơn, chứng từ mua vàng là bằng chứng về nguồn gốc và tuổi vàng, giúp bạn thuận lợi hơn khi bán lại và có thể nhận được mức giá thu mua cao hơn.
- Theo dõi giá vàng: Giá vàng thường biến động và được cập nhật liên tục trên các trang tin tức tài chính, các sàn giao dịch. Trước khi bán, hãy theo dõi giá để bán được với mức giá hợp lý.
- Kiểm tra tình trạng của vàng: Kiểm tra xem vàng có bị cũ, trầy xước, móp méo không trước khi mang bán. Nếu vàng ở tình trạng tốt, khả năng bạn sẽ được mua lại với giá cao hơn.
- So sánh giá thu mua từ các cửa hàng: Mỗi cửa hàng có thể có giá thu mua khác nhau. Tốt nhất, bạn nên bán tại nơi mình mua để tránh mất giá và dễ dàng giao dịch hơn do đã có chứng từ mua từ trước.
8. Cách bảo quản vàng theo từng độ tuổi
Để bảo quản vàng theo từng độ tuổi hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về đặc tính của từng loại vàng, từ đó có cách bảo quản đúng cách nhằm tránh trầy xước, hao mòn và giảm giá trị.
8.1. Bảo quản vàng 10 tuổi (vàng 24K, 9999):
Đây là loại vàng có độ tinh khiết cao nhất. Vì không pha kim loại khác, vàng 24K rất mềm và dễ biến dạng khi va chạm mạnh hoặc tác động vật lý. Để bảo quản, bạn nên cất vàng 24K trong hộp riêng biệt hoặc túi nhung mềm, tránh va chạm với các vật cứng. Đồng thời, hạn chế đeo vàng 24K khi vận động mạnh hoặc làm việc nặng nhọc. Nếu có vết bẩn, hãy lau nhẹ nhàng bằng vải mềm, tránh dùng hóa chất mạnh vì có thể gây xỉn màu.
8.2. Bảo quản vàng 7 tuổi 5 (vàng 18K):
Vàng 18K có độ cứng tốt hơn so với vàng 24K, giúp vàng ít bị biến dạng. Tuy nhiên, vì có lẫn kim loại khác, vàng 18K dễ bị oxy hóa và xỉn màu hơn. Để bảo quản vàng 18K, nên đựng trong hộp riêng khi không sử dụng, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, nước biển, mồ hôi và hóa chất. Khi muốn làm sạch, bạn có thể lau nhẹ bằng khăn mềm hoặc nước ấm pha loãng với xà phòng nhẹ.
8.3. Bảo quản vàng 5 tuổi 8 (vàng 14K):
Vàng 14K có độ cứng cao, rất phù hợp làm trang sức hàng ngày. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, vàng 14K dễ bị oxy hóa nếu tiếp xúc lâu với mồ hôi, nước hoa, hoặc hóa chất. Khi bảo quản vàng 14K, hãy tránh để chung với các loại trang sức khác vì có thể gây xước. Khi không đeo, nên cất vào túi đựng riêng hoặc hộp mềm. Vệ sinh định kỳ bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm để giữ độ sáng bóng.
8.4. Bảo quản vàng 4 tuổi 17 (vàng 10K):
Tương tự vàng 14K hay 18K, vàng 10K có độ cứng tốt và rất bền. Loại vàng này dễ bị xỉn màu nhất khi tiếp xúc với hóa chất và môi trường ẩm ướt. Để bảo quản vàng 10K, bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với nước biển, mồ hôi, nước hoa và các chất tẩy rửa. Nếu cần vệ sinh, hãy sử dụng nước ấm và bàn chải lông mềm, sau đó lau khô hoàn toàn để tránh hiện tượng ố màu.
→ Bài viết hữu ích:
- Top 8 cách làm sáng vàng tại nhà đơn giản và nhanh chóng
- Top 8 cách bảo quản vàng trang sức hiệu quả tại nhà
Kết luận
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tuổi vàng là gì. Hiểu rõ về tuổi vàng là bước đầu tiên để bạn trở thành một người tiêu dùng thông thái khi mua vàng. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được những sản phẩm vàng chất lượng, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường vàng nhé!
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!