USDT đang là Stablecoin phổ biến nhất trên thị trường Crypto hiện nay. Có gì đằng sau đế chế kéo dài 10 năm của tài sản này? Cách thức hoạt động của USDT là như thế nào? Cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin về USDT thông qua bài viết dưới đây!
1. USDT là gì?
1.1. Định nghĩa USDT
USDT là một Stablecoin được neo giá 1:1 với đồng đô la Mỹ và được bảo trợ 100% bởi quỹ Tether Limited. Người dùng có thể Mua/Bán, lưu trữ USDT qua các sàn giao dịch hoặc các ví điện tử.
Trải qua 10 năm phát triển, USDT đã trở thành Stablecoin phổ biến và lớn nhất thị trường hiện nay với mức vốn hóa tương tương 94 tỷ USD (Theo dữ liệu Coinmarketcap tại thời điểm viết bài).
1.2. Đội ngũ sáng lập USDT
USDT được phát hành vào năm 2014, bởi Tether Limited – một công ty có trụ sở tại Hồng Kông. Tether Limited là công ty chuyên phát hành Stablecoin, cho ra đời nhiều tài sản kỹ thuật số neo giá với tiền pháp định, chẳng hạn như: USDT, AUXT (bảo chứng bằng vàng), EURT (neo với đồng EURO), CNHT (neo với đồng NDT Trung Quốc),..
Trong đó, thành tựu lớn nhất chắc phải kể đến USDT – một trong những Stablecoin đầu tiên của thị trường tiền điện tử và là Stablecoin có vốn hóa thị trường cao nhất thời điểm hiện tại. USDT được sử dụng rộng rãi trên các sàn giao dịch điện tử, ví điện tử và các nền tảng giao dịch phi tập trung.
3 người đã đặt nền móng đầu tiên cho Tether là Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars. Mô hình hoạt động của Tether Limited được chia làm 2 nhánh, trong đó:
- Tether Operation Limited chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành và cung cấp dịch vụ cho Tether Limited.
- Tether International Limited chịu trách nhiệm cho các hoạt động truyền thông, Marketing & BD cho Tether Limited.
Ngoài ra, Tether Limited cũng nằm trong khuôn khổ hoạt động và quản lý bởi tập đoàn iFinex – tập đoàn lớn đồng sở hữu một trong những sàn giao dịch điện tử lớn trên thị trường hiện nay là Bitfinex. Hiện tại, Giám đốc điều hành của Tether cũng chính là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập Bitfinex – ông JL van der Velde.
Với tiềm lực và sức mạnh hiện tại, Tether hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
1.3. Lịch sử phát triển của USDT
Trải qua 10 năm thăng trầm trên thị trường Crypto, Tether Limited đã chứng kiến nhiều cột mốc đặc biệt. Dưới đây là lịch sử phát triển của USDT:
Tháng 07/2014: Tether Limited phát hành USDT lần đầu tiên với tên ban đầu là Realcoin.
Tháng 01/2015: Sàn Bitfinex cho phép giao dịch Tether trên nền tảng của họ. Tether trong năm này đã phát hành 500.000 USDT, nâng tổng nguồn cung lên 950.000 USDT
Cuối năm 2016: Tether Limited đã bắt tay với Ethfinex nhằm phát hành USDT trên blockchain này dưới dạng token ERC-20
Tháng 09/2017: Xuất hiện những lời đồn về việc Tether không được bảo chứng đầu đủ. Tether đã tung ra những giấy tờ kiểm toán đầu tiên được thực hiện bởi Friedman LLP
Tháng 04/2019: Tòa án New York cáo buộc Tether cho Bitfinex vay 700 triệu USD từ quỹ dự trữ tiền mặt dùng để bảo chứng USDT. Trong năm này, ngay trong những lùm xùm pháp lý, tổng cung Tether tăng lên 4,1 tỷ USDT
Tháng 02/2021: Bitfinex hoàn thành việc trả khoản vay 700 triệu USD cho Tether, vụ kiện với NYAG kết thúc
Tháng 04/2021: Coinbase – sàn giao dịch Crypto hàng đầu Hoa Kỳ thông báo sẽ niêm yết USDT
Tính đến tháng 11/2023, Tether đã trở thành Stablecoin lớn nhất thị trường, có vốn hóa lớn thứ 3 thị trường chỉ sau Bitcoin và Ethereum.
2. Mục đích của đồng USDT là gì?
2.1. USDT thu hẹp khoảng cách giữa tiền pháp định và tiền mã hóa
Việc phát hành USDT đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa tiền pháp định và tiền mã hóa. Nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi từ đô la Mỹ sang USDT mà không bị ảnh hưởng bởi sự biến động mạnh từ thị trường tiền điện tử.
2.2. USDT giúp chống lại biến động thị trường
Thị trường Crypto luôn biến động khó lường với quy mô lên đến trăm ngàn lần. Việc xuất hiện một đồng Stablecoin có tính ổn định và thanh khoản cao như USDT sẽ giúp Nhà đầu tư giao dịch, lưu trữ dễ dàng hơn.
3. Cách thức hoạt động của USDT
3.1. Vòng hoạt động tuần hoàn của USDT
USDT ra đời nhằm cải thiện khả năng quy đổi giữa tiền tệ truyền thống và tiền điện tử, đồng thời hạn chế tính biến động giá liên tục của thị trường này. Trong Whitepaper, cách thức hoạt động của USDT được mô tả như sau:
- Bước 1: Người dùng sẽ mua USDT thông qua việc gửi tiền vào tài khoản pháp định của Tether Limited
- Bước 2: Tether ghi vào tài khoản của người dùng số lượng USDT tương ứng
- Bước 3: Người dùng thực hiện các giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch, tự do sử dụng USDT
- Bước 4: Khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lấy lại số tiền mặt ban đầu bằng cách chuyển đổi Tether token (USDT) sang tiền pháp định tại nền tảng Tether
- Bước 5: Sau khi chuyển lại tiền pháp định cho người dùng, Tether sẽ hủy số USDT đó vĩnh viễn.
3.2. Tài sản đảm bảo cho USDT
Hầu hết các đơn vị phát hành stablecoin đều có kho dự trữ tài sản để đảm bảo tỷ lệ neo 1-1 với tài sản gốc. Với Tether, kho tài sản đảm bảo của công ty này gồm phần lớn là tiền mặt và bên cạnh đó số ít là các khoản tương đương tiền (thương phiếu, trái phiếu kho bạc,…).
Để đảm bảo tính minh bạch, Tether sẽ tổ chức kiểm toán hàng quý, được thực hiện bởi tập đoàn tài chính BDO Italia. Mọi số liệu về lượng tài sản đảm bảo Tether đang nắm giữ sẽ được cập nhật trên website chính thức của công ty này.
4. Ưu điểm và hạn chế của USDT là gì?
4.1. Ưu điểm của USDT
- Tính ổn định: Giá trị của USDT được neo cố định với đồng USD giúp giảm thiểu rủi ro biến động giá. Đây là lựa chọn an toàn cho các Nhà đầu tư mới làm quen với thị trường Crypto đầy biến động.
- An toàn và minh bạch: USDT luôn được công khai số dư trong tài khoản để kiểm toán viên có thể dễ dàng kiểm tra và xác minh khoản dự trữ luôn bằng số USDT đang được lưu hành
- Thanh khoản cao: USDT được hỗ trợ bởi nhiều ngân hàng và sàn giao dịch lớn, giúp người dùng dễ dàng giao dịch tiền điện tử.
- Chi phí giao dịch thấp: Chi phí giao dịch của USDT thường thấp hơn các loại tiền điện tử khác. Đặc biệt, người dùng sẽ không bị mất phí khi thực hiện giao dịch giữa 2 tài khoản Tether.
- Tiếp cận nhanh với sự ổn định của thị trường: Nếu giá của Bitcoin hay các đồng khác giảm, Nhà đầu tư có thể chuyển sang lưu trữ USDT thay vì rút thành tiền tệ pháp định.
4.2. Hạn chế của USDT
- Vấn đề pháp lý: Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn chưa công nhận tiền điện tử, người dùng có thể gặp một số rủi ro về pháp lý nếu không tuân thủ theo quy định của quốc gia đó. Ví dụ: Mỹ chỉ coi USDT là một loại chứng khoán. Vì vậy người sở hữu có thể phải chịu những loại thuế và quy định áp dụng cho chứng khoán khi sở hữu USDT.
- Rủi ro đến từ Tether Limited: Tether Limited đã nhiều lần bị cáo buộc không đủ đô la Mỹ để hỗ trợ lượng USDT đang lưu hành và có thể làm giảm giá trị của USDT xuống dưới 1 đô la.
- Vấn đề bảo mật: USDT là một loại tài sản kỹ thuật số. Do đó, nó có thể bị đánh cắp nếu người dùng lưu trữ không ổn định.
5. So sánh USDT và các đồng USD stablecoin khác
5.1. So sánh USDT với DAI
DAI, stablecoin phát hành bởi MakerDAO cũng được đảm bảo bởi kho tài sản dự trữ. Nhưng stablecoin này sẽ được thế chấp quá mức, nghĩa là quỹ dự trữ nắm giữ số lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng giá trị của DAI.
Ngoài ra, MakerDAO cũng không có cơ quan quản lý trung tâm (như USDT có Tether Limited) – quyền lãnh đạo sẽ được trải đều cho những người nắm giữ token quản trị của MakerDAO. Điều này giúp tạo nên tính phi tập trung cho đồng stablecoin này.
5.2. So sánh USDT với USDC
Cả USDT và USDC (phát hành bởi Circle và Coinbase) đều được hỗ trợ bởi kho tài sản thực và được điều hành bởi một tổ chức tập trung. Điểm khác biệt chính giữa 2 đồng stablecoin này là ở thành phần tài sản dự trữ. USDC được đảm bảo 100% bởi tiền mặt và trái phiếu chính phủ Mỹ ngắn hạn. Điều này được nhiều nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là giúp stablecoin an toàn, minh bạch hơn.
5.3. So sánh USDT với các stablecoin thuật toán
Stablecoin thuật toán sẽ loại bỏ hoàn toàn việc dự trữ các tài sản đảm bảo. Thay vào đó, chúng cố gắng duy trì giá neo bằng bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh để kiểm soát nguồn cung lưu thông. Chẳng hạn, nếu như cầu sử dụng stablecoin cao, hệ thống sẽ tự động tăng nguồn cung do giá của mỗi đồng stablecoin lúc này sẽ vượt quá mức neo và ngược lại.
Một số stablecoin thuật toán có trên thị trường hiện nay như USDD của Tron hay USDN của Waves,…
6. So sánh USDT và Bitcoin
USDT và Bitcoin là 2 loại tài sản số khác nhau về mặt chức năng. Tuy nhiên, chúng đều có thể dùng để mua bán và lưu trữ, lý do này khiến 2 đồng này trở thành đối thủ cạnh tranh:
7. Phân loại địa chỉ ví USDT trên các Blockchain
Sau 10 năm phát hành, USDT hiện tại đã được Tether phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Ethereum Tron, EOS, Liquid, Solana,…Trong đó 2 nền tảng được chú ý nhất là Ethereum và Tron.
7.1. USDT trên Ethereum
Vào tháng 09/2017, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng Ethereum theo tiêu chuân ERC-20. Đây là một quyết định của Tether vì Ethereum sẽ giải quyết được những nhược điểm của Bitcoin blockchain, bao gồm tốc độ giao dịch và phí giao dịch.
Người dùng có thể lưu trữ USDT trên các ví hỗ trợ đồng coin này: Metamask, Ledger Nano S, Trezor,…
7.2. USDT trên Tron
Sau sự kiên phát hành USDT trên Tron, Tether đã quyết định phát hành USDT trên nền tảng Tron theo tiêu chuẩn TRC-20 vào ngày 16/04/2019. vì vậy nó có thể được lưu trữ và sử dụng trong hầu hết các ví và ứng dụng hỗ trợ token TRC-20.
7.3. USDT trên các nền tảng khác
Dưới đây là một số phiên bản USDT khác có thể kể đến như:
- USDT – Omni: Phiên bản USDT đầu tiên, được phát hành vào ngày 06/10/2014 trên lớp Layer Omni của Bitcoin blockchain.
- USDT – EOS: Được phát hành vào ngày 31/05/2019 trên nền tảng EOS.
- USDT – Liquid: Được phát hành vào ngày 29/07/2019 trên nền tảng Liquid.
- USDT – Solana: Được phát hành vào ngày 09/12/2020 trên nền tảng Solana.
- USDT – Alrogand: Được phát hành vào ngày 10/02/2020 trên nền tảng Alrogand.
8. Cách phân biệt địa chỉ ví USDT trên từng blockchain
USDT được phát hành trên nhiều blockchain khác nhau. Vì vậy, để tránh những sự cố đáng tiếc, người dùng cần biết cách phân biệt các đia chỉ ví trên từng blockchain.
Dưới đây là một vài cách phân biệt:
- Kiểm tra ký tự đầu tiên của địa chỉ: Địa chỉ USDT trên Ethereum bắt đầu bằng “0x”, địa chỉ USDT trên Tron bắt đầu bằng “T”,.. Các mạng lưới như BNB Chain, Polygon, Heco, Fantom, Avalanche C-chain… sử dụng máy ảo Ethereum nên sẽ có địa chỉ ví giống với ERC-20. Nếu người dùng gửi nhầm từ sàn giao dịch qua một trong các chain này thì chỉ cần thêm mạng lưới tương ứng trong ví của mình và nhập smart contract của token là token sẽ hiện ở trên ví.
- Kiểm tra mã thông báo của giao dịch: Mỗi giao dịch USDT đều có một mã thông báo duy nhất. Người dùng có thể dựa vào mã thông báo này để xác định blockchain nơi mà giao dịch được thực hiện.
9. Nên mua USDT ở đâu?
9.1. Mua USDT dễ dàng, an toàn trên ONUS
Tại Việt Nam, Nhà đầu tư có thể dễ dàng Mua/Bán và lưu trữ USDT tại ứng dụng ONUS mà hoàn toàn không mất phí giao dịch.
ONUS là ứng dụng đầu tư tài chính hàng đầu Việt Nam, được tin dùng bởi hơn 4 triệu người dùng trong nước và quốc tế. ONUS cho phép lưu trữ và giao dịch hơn 600 tài sản số khác nhau gồm cả USDT và Bitcoin vô cùng đơn giản với chi phí thấp và lợi nhuận cao. Ngoài ra, khi lưu trữ USDT trên ứng dụng ONUS, bạn còn có cơ hội nhận lãi qua đêm lên tới 10%.
Để mua USDT, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:
- Trên màn hình chính, chọn Thị trường.
- Tìm kiếm USDT
- Chọn Mua, nhập số lượng USDT bạn muốn mua.
- Nhấn Quy đổi để tiến hành mua USDT.
9.2. Tỷ giá USDT và VND
USDT có giá trị tương đương với 1 đô la Mỹ (USD). Tỷ giá quy đổi giữa USDT sang VND sẽ liên tục được ONUS cập nhật tại Giá USDT.
Lời kết: USDT cũng như các loại tiền điện tử khác, đều mang lại những lợi ích và giá trị nhất định nếu biết sử dụng đúng cách. Trước khi bước vào thị trường này, bạn cần có kiến thức nhất định và tâm lý vững vàng. Chúc bạn có một hành trình đầu tư tốt đẹp!