Vesting là gì? Tìm hiểu về thuật ngữ Vesting trong crypto

KEY TAKEAWAYS:
Vesting là cơ chế khóa và mở khóa token theo thời gian, giúp kiểm soát nguồn cung, hạn chế bán tháo và tạo động lực gắn bó dài hạn cho đội ngũ và nhà đầu tư.
Lịch trình vesting (vesting schedule) được thiết kế rõ ràng, thường thông qua hợp đồng thông minh, đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ giá trị thị trường của token.
Có nhiều hình thức vesting như linear, cliff, milestone-based… và mỗi loại đều ảnh hưởng đến chiến lược phân phối token cũng như tâm lý nhà đầu tư.
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, vesting cũng tiềm ẩn rủi ro về pháp lý, bảo mật hợp đồng thông minh và thanh khoản – đòi hỏi dự án phải triển khai cẩn trọng và minh bạch.

Trong thế giới crypto đầy biến động, việc kiểm soát nguồn cung và tạo động lực gắn bó lâu dài cho nhà đầu tư là yếu tố sống còn đối với bất kỳ dự án nào. Đây cũng chính là lý do vì sao “vesting” trở thành một thuật ngữ quen thuộc và cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực tiền mã hóa. 

Vậy Vesting là gì?, cơ chế này hoạt động ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến giá token cũng như chiến lược đầu tư? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A đến Z về vesting trong crypto, từ khái niệm, cách triển khai đến các loại vesting phổ biến hiện nay.

1. Vesting Token là gì?

Vesting trong lĩnh vực tiền mã hóa là quá trình tạm thời khóa token hoặc coin trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì phát hành toàn bộ token ra thị trường ngay một lúc, dự án sẽ phân phối token theo lịch trình định sẵn nhằm tránh việc bán tháo và thao túng thị trường.

Nói cách khác, vesting token là việc mở khóa token dần dần của một dự án crypto theo tiến độ cụ thể (có thể cố định hoặc điều chỉnh tùy tình hình dự án). 

Vesting trong lĩnh vực tiền mã hóa là quá trình tạm thời khóa token hoặc coin trong một khoảng thời gian nhất định
Vesting trong lĩnh vực tiền mã hóa là quá trình tạm thời khóa token hoặc coin trong một khoảng thời gian nhất định

Cơ chế này bắt nguồn từ tài chính truyền thống (các công ty thưởng cổ phiếu cho nhân viên và chỉ cho phép sở hữu đầy đủ sau một thời gian nhất định) và được áp dụng sang lĩnh vực tiền mã hóa với mục tiêu tương tự: khuyến khích đội ngũ phát triển và nhà đầu tư cam kết lâu dài với dự án.

2. Mục đích của Vesting là gì?

Các dự án thực hiện Vesting token với mục đích sau:

  • Ngăn chặn bán tháo và thao túng giá: Khi một lượng lớn token bị khóa, đội ngũ phát triển hoặc nhà đầu tư sớm không thể bán ồ ạt ngay khi token lên sàn, nhờ đó giảm rủi ro thao túng thị trường và bảo vệ giá token khỏi bị sụt giảm đột ngột.
  • Đảm bảo cam kết dài hạn: Người nắm giữ (nhà sáng lập, nhà đầu tư vòng private, cố vấn,…) chỉ nhận được đầy đủ token sau một thời gian vesting, nên họ có động lực gắn bó và đóng góp lâu dài cho dự án thay vì tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
  • Ổn định giá trị token: Việc mở khóa từ từ giúp kiểm soát nguồn cung token trên thị trường, một yếu tố then chốt để giữ cho giá token ổn định.
Các dự án thực hiện Vesting token nhằm Ngăn chặn bán tháo và thao túng giá, ổn định giá token và đảm bảo cam kết dài hạn
Các dự án thực hiện Vesting token nhằm Ngăn chặn bán tháo và thao túng giá, ổn định giá token và đảm bảo cam kết dài hạn

Tóm lại, vesting token là một công cụ chiến lược trong tokenomics của dự án crypto, giúp kiểm soát nguồn cung token, cân bằng cung cầu, và xây dựng niềm tin với nhà đầu tư.

3. Cơ chế Vesting hoạt động như thế nào?

Trong các dự án crypto, cơ chế vesting thường được thực hiện tự động thông qua hợp đồng thông minh. Các điều khoản khóa/mở khóa (ai được nhận bao nhiêu token, thời gian khóa bao lâu, lịch mở khóa ra sao) sẽ được lập trình sẵn trong smart contract để đảm bảo tính minh bạch và chính xác.

Trong các dự án crypto, cơ chế vesting thường được thực hiện tự động thông qua hợp đồng thông minh
Trong các dự án crypto, cơ chế vesting thường được thực hiện tự động thông qua hợp đồng thông minh

Khi đến thời điểm được định trước, hợp đồng sẽ tự động mở khóa một lượng token tương ứng và cho phép người sở hữu truy cập hoặc chuyển nhượng số token đó. Thông thường, một lịch trình vesting (vesting schedule) sẽ bao gồm:

  • Thời gian chờ (cliff period): Đây là khoảng thời gian khóa hoàn toàn ban đầu, trong đó không có token nào được phát hành cho bên được vesting. Chỉ sau khi kết thúc giai đoạn cliff này, token mới bắt đầu được trả. Ví dụ: Dự án quy định cliff 6 tháng nghĩa là suốt 6 tháng đầu, team và nhà đầu tư không được nhận token nào.
  • Giai đoạn mở khóa dần: Sau cliff, token sẽ được mở khóa từng phần theo chu kỳ (theo tháng, quý, hoặc mốc thời gian nhất định) cho đến khi phân phối hết lượng token đã khóa. Thời gian và tỷ lệ mở khóa mỗi đợt được quy định trước trong vesting schedule.

Cơ chế vesting thường được công bố rõ trong tokenomics của dự án. Ví dụ, dự án công bố tổng cung token và phân bổ (phần trăm) cho các danh mục như đội ngũ, nhà đầu tư, cố vấn, phát triển hệ sinh thái,…, kèm theo lịch trình vesting cho từng danh mục.

Token Generation Event (TGE) – thời điểm phát hành token lần đầu – thường chỉ phân phối ngay một phần nhỏ token (ví dụ 10-15%), phần còn lại đưa vào hợp đồng vesting để mở khóa dần trong tương lai. Điều này đảm bảo ngay khi lên sàn, số token lưu thông bị giới hạn, tránh cung vượt cầu đột ngột. Nhìn chung, các biến thể này đều nhằm mục đích đảm bảo lợi ích của dự án và nhà đầu tư gắn với nhau trong dài hạn.

4. Token Vesting ảnh hưởng thế nào đến nguồn cung token?

Vesting token điều tiết quá trình phát hành token ra thị trường một cách từ từ, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung lưu hành và các yếu tố vận động của thị trường.

Bằng cách kiểm soát số lượng token được phép lưu thông theo thời gian, cơ chế vesting ảnh hưởng trực tiếp đến tổng nguồn cung lưu hành. Các token đang trong giai đoạn vesting chưa thể giao dịch hoặc lưu hành ngay, nên không được tính vào nguồn cung có sẵn cho đến khi chúng được mở khóa hoàn toàn.

Bằng cách kiểm soát số lượng token được phép lưu thông theo thời gian, cơ chế vesting ảnh hưởng trực tiếp đến tổng nguồn cung lưu hành
Bằng cách kiểm soát số lượng token được phép lưu thông theo thời gian, cơ chế vesting ảnh hưởng trực tiếp đến tổng nguồn cung lưu hành

Trong thời gian vesting, nguồn cung lưu hành bị giảm, từ đó ảnh hưởng đến các chỉ số như vốn hóa thị trường, thanh khoản và khả năng giao dịch.

Token sẽ gia nhập nguồn cung lưu hành khi chúng dần được mở khóa theo lịch trình hoặc điều kiện đã định sẵn. Việc này có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư, cân bằng cung cầu,

5. So sánh mô hình Vesting Crypto và mô hình Vesting tài chính truyền thống

Trong khi vesting trong lĩnh vực crypto tận dụng công nghệ blockchain để đảm bảo tính minh bạch và tự động hóa, thì vesting trong tài chính truyền thống chủ yếu dựa vào quản lý tập trung để đạt được các mục tiêu tương tự trong khuôn khổ doanh nghiệp.

Mô hình vesting trong crypto có nhiều điểm tương đồng với vesting trong tài chính truyền thống, nhưng cũng có những đặc điểm riêng biệt do tính chất khác biệt của tài sản trên nền tảng blockchain. Trong lĩnh vực crypto, vesting thường được triển khai thông qua hợp đồng thông minh (smart contract) trên blockchain, cho phép thực thi các quy tắc một cách tự động và minh bạch.

Mô hình vesting trong crypto có nhiều điểm tương đồng với vesting trong tài chính truyền thống
Mô hình vesting trong crypto có nhiều điểm tương đồng với vesting trong tài chính truyền thống

Mục tiêu chính của vesting trong crypto là đồng bộ lợi ích của các bên nắm giữ token – bao gồm nhà đầu tư, cố vấn và đội ngũ dự án – với sự phát triển và thành công dài hạn của dự án. Trong tài chính truyền thống, vesting thường gắn liền với các kế hoạch thưởng cổ phần, như quyền chọn mua cổ phiếu (stock options) hoặc cổ phiếu hạn chế (RSUs – Restricted Stock Units).

Các phương pháp vesting truyền thống thường được quản lý thông qua hệ thống tập trung bởi các doanh nghiệp hoặc tổ chức tài chính. Trong khi đó, vesting trong crypto lại dựa vào nền tảng phi tập trung và được điều hành bởi các hợp đồng thông minh.

Vesting dựa trên thời gian trong tài chính truyền thống thường yêu cầu người lao động hoặc lãnh đạo phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định trước khi sở hữu hoàn toàn cổ phần được trao. Việc gắn một phần thu nhập với thời gian làm việc giúp thúc đẩy sự gắn bó và trung thành của nhân sự. Dù vesting theo cột mốc (milestone-based vesting) ít phổ biến hơn trong tài chính truyền thống, nhưng vẫn có thể xuất hiện trong các chương trình thưởng cổ phần dựa trên hiệu suất – nơi cổ phiếu chỉ được chuyển giao sau khi đạt các mục tiêu kinh doanh nhất định.

Tiêu chí

Vesting trong Crypto

Vesting truyền thống

Cơ chế thực thi

Hợp đồng thông minh trên blockchain

Quản lý tập trung

Tính minh bạch

Minh bạch và không cần tin tưởng (trustless)

Giám sát tập trung

Loại tài sản

Token hoặc coin tiền mã hóa

Quyền chọn cổ phiếu, cổ phiếu hạn chế (RSU)

Tính linh hoạt

Mô hình và cấu trúc đa dạng

Mô hình chuẩn hóa

Cấu trúc sở hữu

Phi tập trung, thuộc về người nắm giữ token

Tập trung, thuộc công ty hoặc quỹ tín thác

6. Các loại Token Vesting Schedule phổ biến trong crypto

  • Time-based Vesting (Vesting theo thời gian): Token được phân phối dần đều trong một khoảng thời gian cố định.
  • Milestone-based Vesting (Vesting theo cột mốc): Token chỉ được mở khóa khi đạt được một số mục tiêu hoặc mốc quan trọng của dự án.
  • Hybrid Vesting (Vesting kết hợp): Kết hợp cả yếu tố thời gian và cột mốc trong cùng một lịch vesting.
  • Reverse Vesting (Vesting ngược): Toàn bộ token được mở khoá trước, nhưng có thể bị thu hồi lại nếu các điều kiện cam kết không được đáp ứng.

7. Ưu điểm và nhược điểm của Token Vesting

7.1. Ưu điểm của Token Vesting

  • Hạn chế thao túng và bán phá giá: Ưu điểm quan trọng nhất của vesting là khóa token tạm thời nên các bên nắm giữ lớn (đội ngũ, quỹ đầu tư) không thể xả token ngay. Điều này ngăn chặn việc bán tháo làm sập giá, giúp thị trường không bị biến động mạnh một cách phi lý. Nói cách khác, vesting bảo vệ dự án khỏi những cú sốc do nguồn cung tăng đột biến.
  • Tạo động lực gắn bó với dự án: Cơ chế vesting đòi hỏi thời gian để nhận đủ token, nhờ đó khuyến khích đội ngũ phát triển và nhà đầu tư ở lại lâu dài. Họ chỉ hưởng lợi tối đa nếu dự án phát triển bền vững qua toàn bộ thời gian vesting. Điều này giúp các bên đồng hành cùng dự án, đóng góp công sức để nâng cao giá trị token thay vì rời bỏ sớm.
  • Ổn định giá token và niềm tin thị trường: Việc mở khóa từ từ giúp giảm áp lực bán liên tục, từ đó ổn định giá hơn so với trường hợp phân phối tất cả token cùng một lúc. Nhà đầu tư mới cũng có niềm tin hơn khi biết rằng nguồn cung token sẽ được kiểm soát có kế hoạch, tránh lạm phát đột ngột. Một thị trường giá ổn định sẽ thu hút thêm người tham gia và củng cố vị thế dự án.
  • Minh bạch và rõ ràng: Lịch vesting thường được công bố công khai, giúp cộng đồng theo dõi được khi nào token sẽ được mở khóa. Sự minh bạch này làm tăng uy tín dự án, vì nhà đầu tư biết rõ cam kết của đội ngũ và dòng cung tương lai của token.

7.2. Nhược điểm của Token Vesting

  • Áp lực xả khi đến kỳ mở khóa: Mặt trái của vesting là đến mỗi đợt mở khóa, nguồn cung lưu thông tăng lên, có thể gây áp lực giảm giá nếu cầu không tăng tương ứng. Đặc biệt, với cliff vesting, khi hết thời gian khoá token, một lượng lớn token được trả cùng lúc, càng dễ dẫn tới biến động giá mạnh. Nhà đầu tư trên thị trường thường lo ngại những đợt unlock lớn và có thể bán trước (“sell the news”), tạo tâm lý tiêu cực quanh thời điểm đó.
  • Nguy cơ giảm hứng thú của nhà đầu tư ban đầu: Một số nhà đầu tư có thể không thích việc phải chờ lâu mới nhận đủ token, nhất là trong giai đoạn thị trường giá lên. Họ có thể cảm thấy bị trói vốn khi token bị khóa, bỏ lỡ cơ hội bán giá cao. Nếu dự án không duy trì được sức hút trong thời gian vesting, những người này khi nhận được token có thể bán tháo ngay, gây áp lực giá về sau.
  • Phức tạp trong thiết kế và thực thi: Xây dựng vesting schedule hợp lý không đơn giản – nếu vesting quá ngắn, token có thể xả ồ ạt sớm; nếu quá dài và cứng nhắc, có thể kìm hãm thanh khoản và làm nản lòng nhà đầu tư. Ngoài ra, việc thực thi dựa vào hợp đồng thông minh đòi hỏi bảo mật cao. Nếu hợp đồng vesting có lỗ hổng, token có thể bị rút trước thời hạn, gây mất lòng tin nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng tâm lý thị trường: Lịch mở khóa trở thành con dao hai lưỡi – mặc dù minh bạch, nhưng nhà đầu tư liên tục dõi theo các mốc vesting. Tin tức về một đợt unlock lớn sắp diễn ra đôi khi khiến giá giảm trước cả khi unlock rồi có thể phục hồi sau, tạo biến động thất thường không chỉ do cung-cầu thực tế mà còn do tâm lý đám đông.

8. Tác động của Token Vesting đến giá token và hành vi nhà đầu tư

Cơ chế vesting token có tác động rõ rệt lên giá cả thị trường và tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt vào các thời điểm token unlock. Khi token được mở khóa, nguồn cung lưu thông tăng. Nếu nhu cầu thị trường không tăng tương ứng, giá token có xu hướng giảm do dư cung. Trên thực tế, nhiều trường hợp giá token giảm trước thời điểm unlock do nhà đầu tư dự đoán sẽ có bán tháo khi unlock. 

Cơ chế vesting token có tác động rõ rệt lên giá cả thị trường và tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt vào các thời điểm token unlock
Cơ chế vesting token có tác động rõ rệt lên giá cả thị trường và tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt vào các thời điểm token unlock

Ngược lại, không phải lúc nào giá cũng giảm khi token unlock. Nếu phần lớn người nhận token quyết định giữ không bán (do tin vào tiềm năng dự án hoặc giá đang thấp), thì áp lực bán thực tế sẽ thấp.

Việc biết trước lịch Vesting ảnh hưởng mạnh đến chiến lược giao dịch của nhà đầu tư. Những người lo ngại unlock thường bán trước để tránh rủi ro, dẫn đến giá giảm dần trước ngày unlock. Một số nhà giao dịch còn đặt lệnh short token trước sự kiện vesting nhằm kiếm lời khi giá giảm. Ngược lại, các nhà đầu tư dài hạn có thể coi đợt giảm giá (nếu xảy ra) là cơ hội mua vào ở đáy với niềm tin dự án vẫn tốt sau khi vượt qua áp lực unlock. 

Việc biết trước lịch Vesting ảnh hưởng mạnh đến chiến lược giao dịch của nhà đầu tư
Việc biết trước lịch Vesting ảnh hưởng mạnh đến chiến lược giao dịch của nhà đầu tư

Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư mới cũng theo dõi lịch unlock để quyết định điểm mua – họ có thể chờ mua sau khi các đợt xả do unlock diễn ra xong, giúp giảm thiểu nguy cơ mua phải giá đỉnh trước khi cung token tăng. Nhìn chung, tâm lý thị trường trước các đợt vesting thường khá nhạy cảm: FUD (sợ hãi, không chắc chắn) có thể lan truyền nếu sắp có unlock lớn, nhưng một khi sự kiện qua đi, tâm lý có thể hồi phục.

Tâm lý thị trường trước các đợt vesting thường khá nhạy cảm
Tâm lý thị trường trước các đợt vesting thường khá nhạy cảm

Mặt tích cực, vesting token tác động tốt đến hành vi nhà đầu tư dài hạn vì tính minh bạch. Khi dự án công bố rõ ràng lịch trình vesting, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của dự án. Họ hiểu rằng đội ngũ sáng lập và các nhà đầu tư lớn không thể xả token bất chấp. Điều này giúp củng cố niềm tin để nắm giữ token lâu dài. Ngược lại, nếu dự án nào có dấu hiệu thay đổi hoặc vi phạm lịch vesting (mở khóa sớm hơn cam kết, gia hạn khóa mà không thông báo rõ…), hành vi đó sẽ bị cộng đồng phản ứng tiêu cực, dẫn tới mất uy tín và giá token sụt giảm do nhà đầu tư mất niềm tin.

Khi dự án công bố rõ ràng lịch trình vesting, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của dự án
Khi dự án công bố rõ ràng lịch trình vesting, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của dự án

9. Một số sự kiện Vesting token của các dự án nổi bật

Nhiều dự án crypto lớn đã áp dụng cơ chế vesting để quản lý phân phối token. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:

9.1. Sự kiện Vesting của Uniswap (UNI)

Uniswap (UNI): Sàn DEX Uniswap đã dành khoảng 40% tổng cung UNI cho team, nhà đầu tư và cố vấn, khóa trong 4 năm. Các token này được mở khóa theo dạng linear vesting đều đặn trong suốt 4 năm từ khi ra mắt (2020) đến 2024. Nhờ vậy, khi UNI mới lên sàn, nguồn cung lưu thông bị giới hạn, không xảy ra tình trạng xả hàng loạt. 

Thực tế, UNI không hề sụt giá mạnh khi kết thúc vesting vào tháng 9/2024; ngược lại giá còn tăng 5% sau khi toàn bộ token khóa được mở khoá, vì thị trường đã chuẩn bị trước và lượng bán ra thấp hơn lo ngại. Trường hợp Uniswap cho thấy một lịch vesting dài và đều đặn có thể giúp dự án trưởng thành ổn định mà không gây sốc cho thị trường.

9.2. Sự kiện Vesting của Axie Infinity (AXS)

Axie Infinity (AXS): Dự án game blockchain Axie Infinity có lịch mở khóa định kỳ cho các nhà đầu tư và team. Ngày 23/4/2023, Axie có một đợt mở khóa lớn 18.9 triệu AXS (chiếm 7% tổng cung, trị giá khoảng 164 triệu USD). Trước thềm sự kiện này, giá AXS đã giảm từ 8.69 USD xuống 7.72 USD (giảm 11%) do lo ngại lượng lớn token sắp được tung ra. Sau unlock, giá AXS dao động quanh mức 7.6 – 8.3 USD và dần hồi phục. 

Ví dụ này minh họa tác động ngắn hạn của vesting: nhà đầu tư có xu hướng bán trước khi token unlock (dự đoán áp lực cung tăng), khiến giá giảm. Tuy nhiên, khi sự kiện qua đi, nếu nhu cầu thị trường ổn định, giá có thể hồi phục trở lại.

9.2. Sự kiện Vesting của Polygon (POL)

Polygon (POL): Dự án Polygon cũng triển khai vesting cho token POL. Ví dụ, quỹ phát triển và cố vấn của Polygon bị khóa theo lịch trình 4 năm kể từ khi ra mắt. Lịch trả token của Polygon được công khai và theo dõi bởi các trang như TokenUnlocks, CoinMarketCap, cho thấy mỗi tháng một lượng POL nhất định được mở khóa cho team, staking rewards,…

Nhờ vesting, nguồn cung POL tăng dần theo thời gian đồng bộ với sự phát triển hệ sinh thái, tránh lạm phát đột biến. Điều này góp phần giúp POL duy trì giá khá ổn định trong giai đoạn mở rộng người dùng 2020-2022.

Ngoài ra, hầu hết các dự án huy động vốn qua hình thức ICO/IDO đều áp dụng vesting. Ví dụ: Ethereum trong đợt ICO (2014) đã phân bổ một lượng ETH cho quỹ Ethereum Foundation và các nhà phát triển với thời gian khóa vài năm; Cardano (ADA) khóa token cho team và cố vấn 2-3 năm; Binance Coin (BNB) khi phát hành cũng cam kết khóa một phần cho đội ngũ sáng lập trong 5 năm đầu. Những chiến lược vesting này đều nhằm mục tiêu chung là bảo vệ giá trị dự án và đảm bảo lợi ích các bên gắn liền với sự thành công trong tương lai.

10. Rủi ro và thách thức liên quan đến vesting trong crypto

Các yếu tố như sự thiếu rõ ràng về mặt pháp lý, lỗ hổng hợp đồng thông minh, rủi ro thanh khoản, thiếu tiêu chuẩn hóa và bài toán cân bằng động lực là những thách thức lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế vesting trong crypto.

Mặc dù vesting trong crypto mang lại động lực cần thiết cho các bên liên quan, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn. Các vấn đề pháp lý có thể phát sinh do sự không chắc chắn về quy định pháp lý trong hệ sinh thái tiền mã hóa đang phát triển, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực thi hợp đồng vesting.

Mặc dù vesting trong crypto mang lại động lực cần thiết cho các bên liên quan, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn
Mặc dù vesting trong crypto mang lại động lực cần thiết cho các bên liên quan, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và khó khăn

Việc nắm giữ token cũng có thể bị đe dọa bởi lỗi trong hợp đồng thông minh hoặc sai sót trong mã lập trình, dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn hoặc các lỗ hổng bảo mật. Khi token được mở khóa, rủi ro thanh khoản có thể khiến thị trường biến động đột ngột, thậm chí gây ra các đợt bán tháo.

Bên cạnh đó, nếu quy trình vesting không được chuẩn hóa giữa các dự án, nhà đầu tư có thể bị bối rối hoặc thiếu niềm tin. Việc tìm ra điểm cân bằng lý tưởng giữa việc ghi nhận sự đóng góp và đảm bảo thành công cho dự án luôn là một thách thức lớn.

Tóm lại, để quản lý hiệu quả các phức tạp của vesting trong crypto, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến pháp lý, công nghệ và thị trường.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Vesting schedule là gì?

Vesting schedule (lịch trình vesting) là kế hoạch phân phối token dần theo thời gian, thay vì trả hết một lần. Trong lĩnh vực crypto, vesting schedule quy định khi nào và bao nhiêu token sẽ được mở khóa cho các bên liên quan như đội ngũ phát triển, nhà đầu tư sớm, cố vấn,...

Vesting period là gì?

Trong lĩnh vực crypto, vesting period (giai đoạn vesting) là khoảng thời gian mà token hoặc coin được phân bổ cho các thành viên trong đội ngũ, nhà đầu tư sớm hoặc các bên liên quan khác sẽ được mở khóa dần theo thời gian, thay vì phân phối toàn bộ ngay lập tức.

Quá trình này – còn được gọi là giai đoạn khóa token – giúp đồng bộ hóa lợi ích, ngăn chặn việc xả hàng gây sốc cho thị trường và xây dựng niềm tin vào dự án.

Vesting trong crypto là gì?

Vesting trong lĩnh vực tiền mã hóa là quá trình tạm thời khóa token hoặc coin trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì phát hành toàn bộ token ra thị trường ngay một lúc, dự án sẽ phân phối token theo lịch trình định sẵn (token release schedule) nhằm tránh việc bán tháo và thao túng thị trường. Nói cách khác, vesting token là việc mở khóa token dần dần của một dự án crypto theo tiến độ cụ thể (có thể cố định hoặc điều chỉnh tùy tình hình dự án). 

Linear Vesting là gì?

Linear Vesting (vesting tuyến tính) là một hình thức phân phối token (hoặc tài sản) theo tỷ lệ đều đặn trong suốt thời gian vesting, thay vì trả theo từng đợt lớn hoặc phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.

SHARES
Bài viết liên quan