Ví DeFi là gì? Tổng hợp kiến thức về ví tiền điện tử 2024

KEY TAKEAWAYS:
Theo ONUS nhận định, Ví tiền điện tử DeFi là một công cụ cho phép bạn gửi/nhận và lưu trữ tiền điện tử một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật.
Chiếc ví tiền điện tử đầu tiên được ra mắt vào năm 2009 và được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto cùng với tài sản kỹ thuật số đầu tiên là Bitcoin (BTC).
Khác với ví điện tử truyền thống, ví điện tử DeFi là một ứng dụng phi tập trung, nghĩa là không có một bên thứ ba nào nắm giữ quyền kiểm soát tài sản của người dùng.
Để lưu trữ khóa cá nhân trong ví DeFi, bạn có thể sao lưu trên máy tính, trên giấy hoặc trên ví cứng.
Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn ví DeFi bao gồm tính an toàn, bảo mật, các tính năng và tài sản hỗ trợ, giao diện sử dụng và phí giao dịch.

Ví DeFi là gì? Phân biệt ví điện tử DeFi với ví truyền thống, cách chọn ví DeFi phù hợp và hướng dẫn sử dụng ví DeFi chi tiết nhất 2024.

1. Giới thiệu:

1.1. Ví điện tử DeFi là gì?

Theo ONUS, ví tiền điện tử DeFi là công cụ gửi/nhận và lưu trữ tiền mã hóa một cách nhanh chóng, an toàn và bảo mật. Một số ví DeFi còn cho phép người dùng mua bán tài sản cũng như tương tác với các ứng dụng phi tập trung (dApp). 

ví DeFi hoạt động bằng cách sử dụng các khóa mật mã, bao gồm 2 cặp khoá: Khoá công khai và Khoá cá nhân. 2 cặp khoá này được sử dụng để chứng minh quyền sở hữu tiền điện tử của bạn và cho phép bạn thực hiện các giao dịch. 

  • Khoá công khai (Địa chỉ ví): Là một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên, bao gồm cả số và chữ, đóng vai trò là địa chỉ ví để nhận tiền điện tử từ nơi khác chuyển đến. Một ví có thể bao gồm nhiều khóa công khai khác nhau.
  • Khoá cá nhân (Private Key/Passphrase): Private Key cũng là một chuỗi các ký tự ngẫu nhiên bao gồm cả chữ và số để kết nối với từng tài khoản trong ví. Trong khi đó, Passphrase là một cụm 12-24 từ ngẫu nhiên được dùng để mã hoá thông tin ví. 

Ví dụ:

  • Khoá công khai: 0x37jnrksn5lodfnc0rnld95rjfkeEFksnl3503k6nEMXd85e
  • Private Key: 6Pm7KnogidDA76MzPL6TsZZY36hWXMssSzNydYSNGz
  • Passphrase: rabbit solve foot code labor into outside monogram truck poison between moonlight

1.2. Lịch sử của ví điện tử DeFi

1.2.1 Ra mắt ví tiền điện tử đầu tiên dành cho Bitcoin (2009)

Bitcoin là một phần mềm mã nguồn mở được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto cùng với tài sản kỹ thuật số đầu tiên là Bitcoin (BTC). Để có thể sử dụng được chiếc ví tiền điện tử này, người dùng phải tải xuống toàn bộ lịch sử của blockchain BTC. 

Theo một đánh giá của nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin vào năm 2012, vào thời điểm đó, ví DeFi phải hoạt động liên tục để có thể kịp thời cập nhật dữ liệu mới.

1.2.2. Ra mắt ví BTC đầu tiên trên điện thoại di động (2011)

Ứng dụng ví Bitcoin trên điện thoại di động đầu tiên dành cho Android được Electrum tạo ra vào năm 2011. Công ty tuyên bố là đây là “một trong những ví Bitcoin phổ biến nhất” tồn tại và giúp người dùng quản lý việc nắm giữ BTC của họ một cách dễ dàng hơn.

1.2.3. Ra mắt ví phần cứng (2014)

Ví phần cứng hoặc ví lạnh chính thức ra mắt vào năm 2014 và dần trở nên phổ biến hơn đối với những người dùng ưu tiên sự an toàn cho việc nắm giữ tiền điện tử của họ. Ví phần cứng là một loại ví tồn tại dưới dạng thiết bị vật lý và được sử dụng để lưu trữ tiền điện tử một cách an toàn trong điều kiện ngoại tuyến. Việc lưu trữ tài sản mà không cần kết nối internet giúp đảm bảo sự an toàn cho tài sản của người dùng trước rủi ro bị tấn công bởi các hacker.

1.2.4. Ra mắt ví Ethereum (2016)

Năm 2016, Ethereum (ETH), đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thị trường, đã giới thiệu hệ sinh thái ví của mình. Ví Ethereum cho phép người dùng truy cập vào tài sản của họ và có thể lưu trữ, quản lý bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào được xây dựng trên hệ sinh thái Ethereum.

Ngày nay, với sự quan tâm ngày càng tăng đối với tiền điện tử, các dịch vụ ví của bên thứ ba bắt đầu xuất hiện, cung cấp cho người dùng các lựa chọn thay thế cho các loại ví tiền điện tử DeFi. Các dịch vụ này được thiết kế nhằm mục đích cung cấp giao diện thân thiện hơn với người dùng cùng các tính năng bổ sung, góp phần đa dạng hóa hệ sinh thái ví DeFi.

1.3. So sánh ví điện tử DeFi với ví điện tử truyền thống

Ví điện tử DeFi

Ví điện tử truyền thống

Giống nhau

- Đều được sử dụng với mục đích lưu trữ, quản lý tài sản

Khác nhau

- Lưu trữ tiền pháp định

- Ví điện tử DeFi là một ứng dụng phi tập trung, nghĩa là không có một bên thứ ba nào nắm giữ quyền kiểm soát tài sản của người dùng. Các giao dịch trên ví DeFi được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận, thông qua mạng lưới blockchain.

- Lưu trữ khoá mật mã (Public Key và Private Key)

- Ví điện tử truyền thống, ngược lại, là ví tập trung. Tài sản của người dùng được quản lý bởi một tổ chức trung gian như ngân hàng hoặc sàn giao dịch. 

2. Cách thức hoạt động của ví điện tử DeFi:

2.1. Các loại ví DeFi: 

  • Ví phần mềm (Ví nóng): Ví phần mềm có thể dễ dàng cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại của bạn, thậm chí là tích hợp với các trình duyệt web phổ biến trên thị trường hiện nay. Ví phần mềm cho phép bạn giao dịch mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng chỉ cần có Internet. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng biến ví phần mềm trở nên kém an toàn hơn, dễ chịu sự tấn công từ các hacker dẫn đến thất thoát tài sản. 
  • Ví giấy (Ví lạnh): Ví giấy là một mảnh giấy có chứa cả Khoá công khai và Khoá cá nhân được mã hoá thành QR Code để hỗ trợ các giao dịch tiền điện tử. Khi cần trích xuất Khoá để giao dịch, mọi thông tin về mã khoá sẽ bị xoá khỏi Internet ngay lập tức. Dù chỉ phổ biến trong thời kỳ tiền điện tử vẫn chưa thịnh hành, nhưng thời điểm hiện tại nhiều người vẫn coi đây là một phương pháp lưu trữ tài sản có độ an toàn cao. 
  • Ví phần cứng (Ví lạnh): Ví cứng là một thiết bị nhỏ gọn, có tính di động để dễ dàng mang theo và hoàn toàn ngoại tuyến (tách biệt với Internet). Vì không kết nối với Internet hay các ứng dụng/dịch vụ từ bên thứ 3 nên ví phần cứng có độ bảo mật rất cao, tuy nhiên có nhược điểm là chi phí khá đắt, khó sử dụng với người mới và việc thực hiện giao dịch tương đối phức tạp. 

2.2. Cách lưu trữ khóa cá nhân trong ví DeFi

Việc lưu trữ cẩn thận Khoá cá nhân là điều cực kỳ quan trọng vì đây được coi là mật mã để bạn tiếp cận và quản lý số tài sản mình đang nắm giữ. Nếu ai đó biết được Khoá cá nhân của bạn, họ hoàn toàn có thể truy cập, thực hiện giao dịch gửi/nhận tiền điện tử trên ví của bạn. Hoặc nếu bạn đánh mất Khoá cá nhân, tài sản của bạn cũng có khả năng cao sẽ mất đi vĩnh viễn. 

Một số cách để lưu trữ khóa cá nhân của bạn trong ví DeFi:

  • Sao lưu trên máy tính: Sao lưu khóa cá nhân của bạn trên máy tính của bạn là một cách an toàn để lưu trữ nó. Bạn có thể làm điều này bằng cách lưu trữ nó trong một tệp văn bản hoặc sử dụng một ứng dụng lưu trữ mật khẩu. 
  • Sao lưu trên giấy: Sao lưu khóa cá nhân của bạn trên giấy là một cách an toàn khác để lưu trữ nó. Bạn có thể làm điều này bằng cách in khóa cá nhân của bạn ra giấy và cất giữ nó ở nơi an toàn. 
  • Sao lưu trên ví cứng: Ví cứng là một thiết bị vật lý được sử dụng để lưu trữ khóa cá nhân của bạn. Ví cứng được thiết kế để bảo vệ khóa cá nhân của bạn khỏi bị hack hoặc đánh cắp. 

Một số mẹo để lưu trữ khóa cá nhân của bạn một cách an toàn:

  • Lưu trữ khóa cá nhân của bạn ở nơi an toàn và bí mật.
  • Sao lưu khóa cá nhân của bạn trên nhiều thiết bị.
  • Không chia sẻ khóa cá nhân của bạn với bất kỳ ai.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh cho kho lưu trữ khóa cá nhân của bạn.

3. Các loại ví DeFi phổ biến:

3.1. Ví phần mềm

3.1.1. Ví Metamask

Ví Metamask
Ví Metamask

Ví Metamask là một ví được xây dựng trên nền tảng blockchain Ethereum cho phép người dùng lưu trữ, gửi/nhận tiền điện tử ở bất kỳ đâu thông qua ứng dụng điện thoại hoặc tiện ích trình duyệt. Metamask hiện hỗ trợ nhiều nền tảng blockchain như Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), Avalanche (AVAX), Polygon (MATIC)…

3.1.2. Coinbase Wallet

Coinbase Wallet
Coinbase Wallet

Coinbase Wallet là một ví DeFi được phát triển bởi sàn giao dịch Coinbase. Ví này cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và giao dịch NFT và hơn 1,000 loại tiền điện tử, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Solana, Dogecoin, SHIBA INU,… Coinbase Wallet có sẵn trên cả ứng dụng di động và trình duyệt web, cho phép người dùng truy cập ví của mình từ bất cứ nơi nào.

3.1.3. Trust Wallet

Trust Wallet
Trust Wallet

Trust Wallet là một ứng dụng ví điện tử di động được phát triển dựa trên nền tảng Binance Smart Chain và được thiết kế nhằm mục đích cho phép người dùng lưu trữ lên tới hơn 300,000 loại tiền điện tử như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Tether (USDT), Binance Coin (BNB),… 

Bên cạnh chức năng cho phép người dùng lưu trữ tài sản số một cách an toàn và thuận tiện, Trust Wallet còn cung cấp chức năng giao dịch và chức năng Staking một số đồng coin ngay trên ví. Ngoài ra, ứng dụng ví điện tử này còn được tích hợp trực tiếp với các ứng dụng phi tập trung (Dapp), cho phép người dùng sử dụng Dapp và chơi game ngay trên Trust Wallet.

3.2. Ví phần cứng

3.2.1. Ledger Nano X

Ledger Nano X
Ledger Nano X

Ví Ledger được biết đến là một dạng ví phần cứng (hardware wallet) an toàn nhất hiện nay, lưu trữ private key ngoại tuyến, hoàn toàn tách biệt với môi trường Internet tránh được sự xâm nhập của hacker. Ví Ledger sản xuất và phát hành bởi Ledger – một công ty hàng đầu về các giải pháp bảo mật và cơ sở hạ tầng cho các ứng dụng blockchain. 

3.2.2. Trezor Model T

Trezor Model T
Trezor Model T

Trezor Model T là một thiết bị bảo mật tài sản kỹ thuật số được sử dụng để bảo mật các giao dịch Bitcoin và Altcoin. Trezor Model T cho phép người dùng quản lý tài sản một cách an toàn thông qua Trình quản lý mật khẩu (Password Manager) và giải pháp bảo mật hai lớp (U2F). Trezor Model T hiện đang hỗ trợ 14 loại tài sản, bao gồm các đồng coin phổ biến như Bitcoin, Ethereum và Dogecoin.

3.2.3. Ellipal Titan

Ellipal Titan
Ellipal Titan

Ellipal Titan là một ví phần cứng cung cấp khả năng bảo mật cao với chức năng air-gapped và màn hình cảm ứng. Ellipal Titan là chiếc ví đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn bằng kim loại, được thiết kế để bảo vệ tiền điện tử khỏi các cuộc tấn công một cách tối đa. Khác với các loại ví thông thường, Ellipal Titan không sử dụng USB, Wi-fi hay Bluetooth mà sử dụng mã QR để truyền dữ liệu. Ngoài ra, Ellipal Titan còn sử dụng các công nghệ hiện đại như công nghệ chống giả mạo, bảo mật mã hoá và màn hình cảm ứng màu 4 inch, cho phép người dùng dễ dàng sử dụng. 

3.3. Ví phi tập trung

3.3.1. Argent X

Argent X
Argent X

Argent X là một loại ví non-custodial được phát triển cho StarkNet, cho phép người dùng lưu trữ, quản lý, gửi/nhận, giao dịch và truy cập vào các ứng dụng phi tập trung. Không chỉ có giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng, Argent X còn cung cấp tính năng cho phép người dùng gửi tài sản trực tiếp từ các sàn giao dịch tập trung như OKX, Binance về mạng StarkNet.

3.3.2. 1inch Wallet

1inch Wallet
1inch Wallet

1inch Wallet là ví tiền mã hóa DeFi non-custodial đa chuỗi với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, cho phép người dùng lưu trữ và giao dịch tiền mã hoá một cách an toàn. 1inch Wallet hỗ trợ giao dịch hàng trăm token phổ biến trên 10 mạng lưới, bao gồm Ethereum, BNB Chain, Polygon, Optimism, Arbitrum, Gnosis Chain, Avalanche, Fantom, Aurora và Klayton. 

3.3.3. Zapper

Ví Zapper
Ví Zapper

Zapper là ứng dụng ví DeFi Aggregation Layer, được thiết kế để trở thành một nền tảng DeFi tổng hợp cung cấp các tính năng đa dạng như lưu trữ, quản lý danh mục đầu tư, NFT, hoán đổi token, cung cấp thanh khoản, Saving và Yield Farming. Để giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và dễ dàng quản lý tài sản trên cùng một giao diện duy nhất, Zapper đã tích hợp các hoạt động DeFi và các chiến lược giao dịch khác nhau, đồng thời cung cấp giao diện trực quan, thân thiện với người dùng và đơn giản hoá các thao tác sử dụng. Hiện Zapper đang hỗ trợ 9 mạng lưới bao gồm BNB Chain, Ethereum, Avalanche, Polygon, Fantom, Optimism, Arbitrum, Harmony One, Celo và hơn 100 ứng dụng DeFi phổ biến.

4. Lựa chọn ví DeFi phù hợp:

Mỗi loại ví DeFi sẽ được bảo mật ở một mức độ khác nhau, và sẽ có ưu/nhược điểm riêng. Dù sử dụng loại ví nào, bạn cũng cần cực kỳ thận trọng với Khoá cá nhân, tránh để lộ thông tin hoặc đánh mất dẫn đến thất thoát tài sản. 

4.1. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn ví DeFi

  • An toàn, bảo mật: Để lưu trữ và quản lý tài sản một cách an toàn, bạn nên lựa chọn ví DeFi sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến như mã hóa Private Key và xác minh hai yếu tố (2FA).
  • Các tính năng: Các ví DeFi khác nhau cung cấp các tính năng khác nhau. Bạn nên lựa chọn ví DeFi cung cấp các tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, chẳng hạn như khả năng giao dịch phi tập trung, cho vay hoặc cung cấp thanh khoản.
  • Các loại tài sản hỗ trợ: Không phải tất cả các ví DeFi đều hỗ trợ tất cả các loại tiền điện tử. Hãy đảm bảo rằng ví DeFi mà bạn lựa chọn hỗ trợ các loại tiền điện tử mà bạn muốn lưu trữ.
  • Phí giao dịch: Ví DeFi có thể tính phí cho các dịch vụ như giao dịch, cho vay và cung cấp thanh khoản. Hãy so sánh phí của các ví khác nhau trước khi đưa ra quyết định.
  • Giao diện: Ví DeFi có thể phức tạp để sử dụng, đặc biệt nếu bạn là người mới bắt đầu. Hãy chọn một ví có giao diện đơn giản và dễ sử dụng.

5. Cách sử dụng ví điện tử Defi cho người mới bắt đầu

5.1. Tạo ví DeFi

Để tạo ví điện tử DeFi, bạn cần tải xuống ứng dụng ví hoặc truy cập trang web của ví. Sau đó, bạn cần tạo tài khoản và lưu trữ Private Key của mình. Private Key là mật mã duy nhất để truy cập vào ví điện tử DeFi của bạn. Bạn không nên chia sẻ Private Key của mình với bất kỳ ai.

Ví dụ, để tạo ví MetaMask, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Tải xuống ví MetaMask trên Google Play Store/App Store

Bước 2: Chọn Tạo một ví mới

Hướng dẫn tạo ví MetaMask
Hướng dẫn tạo ví MetaMask

Bước 3: Đặt mật khẩu cho ví

Bước 4: Nhấn Xem để xem Passphrase (cụm từ khôi phục bí mật)

Hướng dẫn tạo ví MetaMask
Hướng dẫn tạo ví MetaMask

Bước 5: Nhập lại Passphrase

Bước 6: Chọn Xong để hoàn tất quá trình tạo ví

5.2. Chuyển tài sản vào ví DeFi

Để chuyển tài sản vào ví DeFi, bạn cần có địa chỉ ví của mình. Địa chỉ ví là một chuỗi ký tự dài, thường là 42 ký tự.

Bạn có thể tìm thấy địa chỉ ví của mình trong ứng dụng ví hoặc trên trang web của ví.

Sau đó, bạn có thể thêm tiền điện tử vào ví bằng cách:

  • Giao dịch từ một sàn giao dịch tiền điện tử: Nếu bạn đã mua tiền điện tử trên một sàn giao dịch, bạn có thể gửi số coin đó vào ví DeFi của mình.
  • Gửi tiền điện tử từ một ví khác: Nếu bạn đã lưu trữ tiền điện tử trong một ví khác, bạn có thể gửi nó vào ví DeFi của mình.
  • Kiếm tiền điện tử: Có nhiều cách để kiếm tiền điện tử, chẳng hạn như khai thác, staking và cung cấp thanh khoản.

5.3. Giao dịch tiền điện tử trên ví DeFi

Để giao dịch tiền điện tử trên ví DeFi, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Kết nối ví DeFi của mình với các sàn giao dịch phi tập trung (DEX).
  • Chọn loại tiền điện tử mà bạn muốn giao dịch.
  • Nhập số tiền bạn muốn giao dịch.
  • Chọn mức giá bạn muốn giao dịch.
  • Xác nhận giao dịch.

Ví dụ, nếu bạn muốn dùng ví MetaMask để giao dịch trên sàn giao dịch Uniswap, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập Uniswap: Mở trang web Uniswap (https://uniswap.org/) và chọn “Launch App”.

Mở trang web Uniswap và chọn "Launch App"
Mở trang web Uniswap và chọn “Launch App”

Bước 2: Kết nối ví: Nhấp vào nút “Kết nối” ở góc phải màn hình. Chọn MetaMask trong danh sách các ví được hỗ trợ.

Nhấp vào nút "Kết nối" ở góc phải màn hình
Nhấp vào nút “Kết nối” ở góc phải màn hình
Chọn MetaMask trong danh sách các ví được hỗ trợ.
Chọn MetaMask trong danh sách các ví được hỗ trợ.

Bước 3: Xác nhận kết nối: Một cửa sổ pop-up sẽ hiện ra, yêu cầu bạn xác nhận việc kết nối MetaMask với Uniswap. Chọn tài khoản MetaMask bạn muốn sử dụng và nhấp vào “Tiếp theo”.

Xác nhận việc kết nối MetaMask với Uniswap
Xác nhận việc kết nối MetaMask với Uniswap
Xác nhận việc kết nối MetaMask với Uniswap
Xác nhận việc kết nối MetaMask với Uniswap

Bước 4: Sau khi kết nối thành công, nút “Kết nối” sẽ thay đổi thành địa chỉ ví MetaMask của bạn.

Kết nối ví MetaMask thành công
Kết nối ví MetaMask thành công

Bước 5: Chọn cặp giao dịch và nhập số lượng bạn muốn hoán đổi

Chọn cặp giao dịch và nhập số lượng
Chọn cặp giao dịch và nhập số lượng

Bước 6: Xem mức phí dự kiến sau đó chọn “Xác nhận trao đổi”

Chọn "Xác nhận trao đổi"
Chọn “Xác nhận trao đổi”

Bước 7: Chọn “Xác nhận” để thực hiện giao dịch

Chọn "Xác nhận" để thực hiện giao dịch
Chọn “Xác nhận” để thực hiện giao dịch

Bước 8: Hoàn thành giao dịch. Chọn “Xem trên Explore” để xem thông tin chi tiết về giao dịch bạn vừa thực hiện.

Hoàn thành giao dịch
Hoàn thành giao dịch

5.4. Gửi và nhận tiền điện tử trên ví DeFi

Để gửi tiền điện tử từ ví DeFi của bạn, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Nhập địa chỉ ví của người nhận. Địa chỉ ví là một chuỗi ký tự dài, thường là 42 ký tự.
  • Nhập số tiền bạn muốn gửi.
  • Xác nhận giao dịch.

Để nhận tiền điện tử vào ví DeFi của bạn, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Sao chép địa chỉ ví của mình. Bạn có thể tìm thấy địa chỉ ví của mình trong ứng dụng ví hoặc trên trang web của ví.
  • Gửi địa chỉ ví của bạn cho người gửi. Người gửi sẽ sử dụng địa chỉ ví của bạn để gửi tiền điện tử cho bạn.

Ví dụ, để gửi ETH từ ví MetaMask về ứng dụng ONUS, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Sao chép chỉ ví ONUS:

  • Mở ứng dụng ONUS, chọn Thị trường
  • Chọn Ethereum (ETH)
  • Chọn Nhận
  • Chọn mạng Ethereum
  • Sao chép địa chỉ ví
Sao chép chỉ ví ONUS
Sao chép chỉ ví ONUS

Bước 2: Gửi ETH từ MetaMask đến ứng dụng ONUS

  • Đăng nhập vào MetaMask và nhấp vào thanh mạng ở trên cùng màn hình 
  • Chọn Ethereum Main Network
  • Nhấn vào số dư Ethereum hiển thị trên màn hình
  • Chọn Gửi
  • Nhập địa chỉ ví của người nhận và chọn Tiếp
  • Nhập số ETH bạn muốn gửi và chọn Tiếp
  • Phí gas sẽ được hiển thị trên màn hình. Nhấn Gửi để hoàn tất giao dịch
Gửi ETH từ MetaMask đến ứng dụng ONUS
Gửi ETH từ MetaMask đến ứng dụng ONUS
Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp
SHARES