XAUUSD là gì? Chiến lược giao dịch cặp XAUUSD hiệu quả

KEY TAKEAWAYS:
XAU/USD là cặp tỷ giá biểu thị giá trị của 1 ounce vàng (XAU) tính bằng Đô la Mỹ (USD). Nói cách khác, nó cho biết bạn cần bao nhiêu USD để mua 1 ounce vàng trên thị trường quốc tế.
Phân tích cơ bản XAUUSD: Theo dõi thông tin về chính sách tiền tệ, giá USD, các chỉ số kinh tế, tình hình địa chính trị, cung cầu, tâm lý thị trường.
Phân tích kỹ thuật XAUUSD: 5 chỉ báo phổ biến: MA, MACD, RSI, Fibonacci Retracements, Bollinger Bands.
Chiến lược giao dịch XAUUSD: 4 chiến lược phổ biến: Giao dịch theo xu hướng, giao dịch breakout và retest, giao dịch swing, giao dịch lướt sóng (scalping).
Lời khuyên đầu tư hiệu quả: Lên kế hoạch quản lý rủi ro, kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản, kiên nhẫn và kỷ luật, liên tục học hỏi.

XAUUSD – biểu thị tỷ giá giữa hai tài sản hàng đầu thế giới. Vậy XAUUSD là gì? Kinh nghiệm giao dịch XAUUSD hiệu quả ra sao? Trong bài viết này, ONUS sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về XAUUSD, từ khái niệm, lịch sử hình thành, các yếu tố ảnh hưởng, đến các chiến lược giao dịch hiệu quả!

xauusd là gì

1. XAUUSD là gì?

1.1. Khái niệm XAUUSD

XAU/USD là ký hiệu đại diện cho tỷ giá hối đoái giữa vàng (XAU) và đồng đô la Mỹ (USD). Nói cách khác, XAU/USD cho biết giá trị của một ounce vàng troy (khoảng 31.1 gram) được tính bằng đô la Mỹ.

Thành phần của XAUUSD

XAU là ký hiệu đại diện cho vàng trong mã ISO 4217 – một tiêu chuẩn quốc tế được quản lý bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) để xác định mã ba ký tự đại diện cho các loại tiền tệ và tài sản tài chính trên toàn thế giới. Trong đó:

  • AU: Là ký hiệu hóa học của vàng trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, xuất phát từ từ “Aurum” trong tiếng Latin, có nghĩa là “vàng”.
  • X: Biểu thị cho “index” (chỉ số), được sử dụng để chỉ rằng XAU là một dạng chỉ số của vàng.

Kết hợp lại, XAU là mã đại diện cho vàng trên thị trường tài chính quốc tế. XAUUSD thể hiện giá trị của một ounce vàng, được định giá bằng đô la Mỹ. 

Ví dụ, giá XAUUSD hôm nay 17/09/2024 đang ở mức 2,580.67 USD; tức là bạn sẽ cần 2,580.67 USD để mua một ounce vàng.

Tại sao XAU/USD quan trọng?

  • Chỉ báo kinh tế: XAU/USD thường được coi là một “tài sản trú ẩn an toàn”. Khi nền kinh tế bất ổn hoặc có rủi ro, nhà đầu tư thường chuyển sang vàng, khiến giá XAU/USD tăng.
  • Công cụ giao dịch: XAU/USD là một trong những cặp giao dịch phổ biến nhất trên thị trường Forex, mang lại cơ hội kiếm lời cho các nhà giao dịch.
  • Tham chiếu giá vàng: XAU/USD là một trong những mức giá vàng quan trọng nhất, được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Giá vàng XAU còn được giao dịch trên loại tiền tệ nào khác?

Ngoài Đô la Mỹ (USD), giá vàng XAU còn được giao dịch trên một số loại tiền tệ khác, bao gồm:

  • Euro (EUR): Đây là một trong những loại tiền tệ phổ biến nhất để giao dịch vàng, đặc biệt là ở châu Âu.
  • Bảng Anh (GBP): Thị trường vàng Luân Đôn là một trong những trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới, vì vậy giá vàng XAU cũng thường được niêm yết bằng Bảng Anh.
  • Yên Nhật (JPY): Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ vàng lớn, do đó giá vàng XAU cũng được giao dịch bằng Yên Nhật.
  • Đô la Canada (CAD): Canada là một quốc gia sản xuất vàng lớn, vì vậy giá vàng XAU cũng được giao dịch bằng Đô la Canada.
  • Đô la Úc (AUD): Tương tự như Canada, Úc cũng là một quốc gia sản xuất vàng lớn, nên giá vàng XAU cũng được giao dịch bằng Đô la Úc.
  • Franc Thụy Sĩ (CHF): Thụy Sĩ nổi tiếng với ngành ngân hàng và tài chính, bao gồm cả giao dịch vàng. Do đó, giá vàng XAU cũng được giao dịch bằng Franc Thụy Sĩ.

Tuy nhiên, XAUUSD vẫn là cặp giao dịch phổ biến nhất khi nhắc đến giao dịch vàng trên thị trường ngoại hối.

1.2. Lịch sử của XAUUSD

Lịch sử của cặp XAUUSD bắt nguồn từ sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế và sự liên kết chặt chẽ giữa vàng và tiền tệ. Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng trong sự phát triển của cặp tiền tệ này:

Thế kỷ 19 – Đầu thế kỷ 20: Chế độ bản vị vàng
Trong thế kỷ 19, nhiều quốc gia lớn, bao gồm Hoa Kỳ, đã áp dụng chế độ bản vị vàng, trong đó giá trị của đồng tiền quốc gia được cố định bằng một lượng vàng cụ thể. Điều này có nghĩa là mỗi đồng USD tương đương với một lượng vàng nhất định. Cặp XAUUSD lúc này về cơ bản không tồn tại vì giá trị của vàng và đô la Mỹ đã được liên kết chặt chẽ theo luật.

1944: Hệ thống Bretton Woods
Hiệp định Bretton Woods năm 1944 đã thiết lập hệ thống tài chính toàn cầu sau Thế chiến II, với đồng USD được gắn cố định vào vàng ở mức 35 USD mỗi ounce. Các quốc gia khác cũng gắn giá trị tiền tệ của mình vào USD, tạo ra một hệ thống hối đoái cố định. 

Trong giai đoạn này, giá trị của cặp XAUUSD không có biến động lớn vì tỷ giá đã được cố định và đảm bảo bởi các chính sách tài chính quốc tế. Tuy nhiên, áp lực từ các yêu cầu chuyển đổi USD sang vàng đã góp phần làm sụp đổ hệ thống này vào đầu thập niên 1970.

1971: Kết thúc bản vị vàng – “Cú sốc Nixon”

Năm 1971, Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tuyên bố chấm dứt khả năng chuyển đổi USD sang vàng, trong một động thái được biết đến với tên gọi “Cú sốc Nixon”. Quyết định này đánh dấu sự kết thúc của hệ thống Bretton Woods và chế độ bản vị vàng. Giá vàng lúc này không còn bị kiểm soát và bắt đầu thả nổi tự do, biến động dựa trên cung và cầu trên thị trường toàn cầu.

xauusd là gì - nixon tuyên bố chấm dứt bretton woods
Richard Nixon tuyên bố chấm dứt hệ thống Bretton Woods

Từ đây, cặp XAUUSD chính thức trở thành một công cụ tài chính được giao dịch rộng rãi trên thị trường Forex, nơi các nhà đầu tư có thể đầu cơ vào sự biến động giá vàng so với đồng USD. Giá vàng từ đó không còn ổn định mà chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị và thị trường, mở ra một kỷ nguyên mới cho giao dịch vàng trong thị trường tài chính quốc tế.

Thập niên 1970 – 1980: Giá vàng tăng mạnh

Giá vàng giai đoạn này bắt đầu tăng mạnh. Một số mốc giá đáng chú ý phải kể đến là:

  • 1970: Từ mức giá 35 USD/ounce, giá vàng tăng vọt đến 180 USD/ounce trong bối cảnh lạm phát gia tăng và niềm tin vào hệ thống tài chính suy giảm. 
  • 1974: Giá vàng lần đầu vượt ngưỡng 200 USD/ounce. 
  • 1979: Giá vàng tiếp tục tăng vọt lên trên 400 USD/ounce, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thứ hai và tình trạng bất ổn chính trị tại Trung Đông.
  • 1980: Giá vàng đạt mức kỷ lục 800 USD/ounce – mức giá chưa từng có trong lịch sử. Sự gia tăng này chủ yếu do lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ, lạm phát leo thang, và căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là cuộc khủng hoảng con tin Iran và xung đột tại Afghanistan.

Trong giai đoạn này, cặp XAUUSD trở thành công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư bảo vệ tài sản trước sự sụt giảm giá trị của đồng USD và các biến động thị trường.

Thập niên 2000: Vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn
Trong những năm 2000, vàng ngày càng khẳng định vai trò là tài sản trú ẩn an toàn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn và chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương, kéo theo giá của cặp XAUUSD cũng tăng mạnh. Cụ thể:

  • Giá XAUUSD đã tăng từ khoảng 270 USD/ounce vào đầu những năm 2000, lên đến hơn 1.000 USD/ounce vào giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
  • Tháng 9 năm 2011, giá XAUUSD đã chạm đỉnh khoảng 1.900 USD/ounce, do lo ngại về nợ công châu Âu và các biện pháp nới lỏng định lượng mạnh mẽ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

2020 đến nay: Đại dịch COVID-19, bất ổn địa chính trị và đỉnh cao mới của giá vàng

  • 2020: Đại dịch COVID-19 đã tạo ra sự bất ổn lớn trên toàn cầu, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ trong giá vàng. Vào tháng 8 năm 2020, giá vàng vượt qua ngưỡng 2.000 USD mỗi ounce lần đầu tiên trong lịch sử, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của cặp XAUUSD.
  • 2023: Giá vàng duy trì ở mức cao, với nhiều lần vượt qua ngưỡng 2.000 USD/ounce. Trong năm này, các yếu tố như bất ổn địa chính trị, lạm phát cao và kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất đã hỗ trợ đà tăng của giá vàng, đưa giá lên tới gần 2.400 USD vào tháng 4.
  • 2024: Giá vàng tiếp tục leo thang, thiết lập các mức đỉnh mới. Vào tháng 7 năm 2024, giá vàng đạt mức cao kỷ lục mới, vượt qua 2.483 USD/ounce. Tháng 8 năm 2024, giá vàng đạt đỉnh mới ở mức 2.528 USD/ounce trước khi điều chỉnh nhẹ xuống dưới 2.500 USD. Dự kiến, giá vàng sẽ tiếp tục tăng lên mức 2.500 USD/ounce vào cuối năm 2024 và có thể đạt 2.600 USD/ounce vào năm 2025, khi Fed bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất​.
xauusd là gì - giá xauusd lập đỉnh mới tháng 8 năm 2024
Giá XAUUSD lập đỉnh mới vào tháng 8/2024 (Nguồn: Giá vàng thế giới trực truyến)

2. Giá XAUUSD – Giá vàng giao ngay hôm nay 17/09/2024

Giá XAUUSD – giá vàng giao ngay hôm nay 17/09/2024 đang được niêm yết ở mức 2,580.67 USD/ounce. Giá XAUUSD hôm nay chênh lệch -2.68 USD so với ngày hôm qua.

Bảng giá XAUUSD cụ thể:

Loại giá

Bid (USD/Oz)

Ask (USD/Oz)

Biến động giá mua

(USD/Oz)

Biến động giá bán

(USD/Oz)

Giá giao ngay New York

2,580.67

2,580.67

-2.77

-2.77

Giá giao ngay thế giới

2,580.76

2,580.76

-2.77

-2.77

Trong đó:

  • Bid (USD/Oz): Giá mua vào
  • Ask (USD/Oz): Giá bán ra
  • Biến động giá mua: Mức giá mua vào hôm nay so với hôm qua
  • Biến động giá bán: Mức giá bán ra hôm nay so với hôm qua

Bên cạnh đó, giá XAUUSD quy đổi ra giá vàng tại Việt Nam hôm nay từ USD sang VND (đã bao gồm các loại thuế/phí nhập khẩu) như sau:

Giá vàng trong nước hôm nay

(VND/lượng)

Giá XAUUSD hôm nay

(VND/lượng)

80,530,000

76,916,309.83

Chi tiết về biên độ chênh lệch giữa các loại vàng trong nước (vàng miếng, vàng nhẫn, vàng trang sức) với vàng thế giới XAUUSD được cập nhật tại: Giá vàng hôm nay – Theo dõi giá vàng nhanh chóng, chính xác nhất. 

3. 15 thuật ngữ quan trọng trong giao dịch cặp XAUUSD

Giao dịch cặp XAUUSD nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực ra không khó nếu bạn hiểu rõ các thuật ngữ cơ bản. Việc nắm vững các thuật ngữ sẽ giúp bạn:

  • Đọc hiểu các biểu đồ và phân tích kỹ thuật: Hiểu rõ các chỉ báo, mẫu hình nến để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.
  • Giao tiếp với các nhà giao dịch khác: Thảo luận về thị trường và chia sẻ kiến thức một cách chính xác.
  • Quản lý rủi ro: Sử dụng các công cụ như stop-loss và take-profit để bảo vệ vốn.

Dưới đây là 15 thuật ngữ quan trọng nhất về XAUUSD cần nắm:

1. Bid: Giá mà người mua sẵn sàng trả để mua một đơn vị vàng.

2. Ask: Giá mà người bán yêu cầu để bán một đơn vị vàng.

3. Spread: Khoảng cách giữa giá Bid và giá Ask. Spread là chi phí giao dịch mà nhà đầu tư phải trả cho nhà môi giới (hay còn gọi là các brokers).

4. Lot vàng (còn gọi là Lô vàng): Lot vàng là đơn vị đo khối lượng giao dịch vàng. Một lot tiêu chuẩn tương đương với 100 ounce vàng. Ngoài ra, còn có các đơn vị nhỏ hơn lot tiêu chuẩn như mini lot, micro lot, nano lot.

XAUUSD là gì - 1 lot vàng bằng bao nhiêu ounce5. Pip vàng: Pip là đơn vị đo lường sự biến động giá của cặp XAUUSD. Trong thị trường vàng Forex, pip của tỷ giá XAUUSD hiện tại được xác định dựa trên chữ số thập phân đầu tiên sau dấu phẩy trong tỷ giá. Ví dụ, nếu tỷ giá XAUUSD hiện là 2523,81, thì pip vàng sẽ được xác định là số 8.

* Cách tính Lot/Pip vàng đơn giản:

Cách tính Lot vàng:

Khi giao dịch vàng, việc xác định số lượng Lot rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quy mô giao dịch và mức độ rủi ro. Dưới đây là hai cách tính Lot phổ biến tùy vào quy định của từng sàn:

Trường hợp 1: Khối lượng tối thiểu = 0.01 Lot

Trong trường hợp này, cách tính Lot vàng tương tự như giao dịch Forex:

  • Giao dịch 1 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 10 USD.
  • Giao dịch 0.1 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 1 USD.
  • Giao dịch 0.01 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 0.1 USD.

Trường hợp 2: Khối lượng tối thiểu = 1 Lot

Ở đây, Lot vàng được tính theo đơn vị Ounce (OZ), khối lượng giao dịch nhân với 100:

  • Giao dịch 1 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 0.1 USD.
  • Giao dịch 10 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 1 USD.
  • Giao dịch 100 Lot vàng, biến động 1 Pip XAUUSD tương đương 10 USD.

Ví dụ: Nếu bạn muốn giao dịch 0.5 Lot vàng nhưng sàn chỉ chấp nhận giao dịch tối thiểu 1 Lot, bạn sẽ cần giao dịch 50 Lot (0.5 x 100).

Cách tính Pip vàng:

Pip vàng đo lường sự thay đổi giá vàng so với USD. Nếu tỷ giá XAUUSD hiện tại là 1850,45, nghĩa là 1 Ounce vàng = 1850,45 USD. Nếu tỷ giá tăng thêm 1 Pip, nó sẽ thành 1850,55, tức là tăng 0.1 USD/Ounce. 

Công thức tính Pip vàng:

xauusd là gì - công thức tính pip vàng

Giả sử bạn giao dịch 0.2 Lot vàng, giá vàng tăng từ 1900 USD lên 1930 USD, tỷ giá hiện tại là 1/1:

  • Thay đổi giá vàng = 1930 – 1900 = 30 USD
  • Tỷ giá hiện tại = 1/1
  • Kích thước Lot = 0.2

→ Áp dụng công thức: PIP = (30/1) x 0.2 = 6 USD

  1. Long: Mua vào với kỳ vọng giá sẽ tăng.
  2. Short: Bán ra với kỳ vọng giá sẽ giảm.

Bài viết hữu ích: Long Short Là Gì? Top 3 Chiến Lược Đánh Long Short

  1. Bullish/Bearish: Thuật ngữ “bullish” được sử dụng khi dự đoán giá vàng sẽ tăng, trong khi “bearish” dùng khi dự đoán giá sẽ giảm.
  2. Leverage (Đòn bẩy): Đòn bẩy cho phép bạn giao dịch với số tiền lớn hơn số vốn bạn có. Ví dụ, với đòn bẩy 1:100, bạn có thể kiểm soát 100.000 USD giá trị vàng với chỉ 1.000 USD vốn.
  3. Margin (Ký quỹ): Là số tiền bạn cần có trong tài khoản để mở và duy trì một vị thế giao dịch. Số tiền này được khóa lại để đảm bảo cho khoản lỗ có thể xảy ra.
  4. Stop Loss (Lệnh dừng lỗ): Một lệnh tự động để đóng vị thế giao dịch khi giá đạt đến một mức thua lỗ nhất định, giúp hạn chế rủi ro.
  5. Take Profit (Lệnh chốt lời): Một lệnh tự động để đóng vị thế giao dịch khi giá đạt đến một mức lợi nhuận nhất định.
  6. Volatility: Độ biến động của giá.
  7. Liquidity: Khả năng mua hoặc bán một tài sản một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  8. Hedging: Sử dụng một giao dịch để giảm thiểu rủi ro cho một giao dịch khác.

4. Phân tích XAUUSD cơ bản: Top 6 yếu tố ảnh hưởng đến giá XAUUSD

Phân tích cơ bản là công cụ không thể thiếu để nắm bắt cơ hội trên thị trường vàng. Để phân tích XAUUSD cơ bản thành công, dưới đây là 6 yếu tố tác động lớn đến giá vàng, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những gì đang diễn ra đằng sau những biến động giá của XAUUSD:

4.1. Giá trị của đồng đô la Mỹ

Mối quan hệ giữa vàng và USD là mối quan hệ ngược chiều. Khi giá Đô mạnh lên, giá vàng thường giảm vì vàng trở nên đắt hơn khi được mua bằng các loại tiền tệ khác. Ngược lại, khi đồng USD yếu đi, giá vàng thường tăng.

Ví dụ, trong năm 2022, khi Fed liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, chỉ số USD tăng mạnh, gây áp lực giảm lên giá vàng. Chỉ số USD (DXY) tăng từ khoảng 95 lên 114, đẩy giá vàng giảm từ mức 1,800 USD/ounce xuống gần 1,630 USD/ounce vào tháng 9/2022.

xauusd là gì - Mối quan hệ giữa vàng và USD (DXY)

 

4.2. Chính sách của các Ngân hàng Trung Ương

Lãi suất và chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương (đặc biệt là Fed) ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng. Khi lãi suất tăng, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng (một tài sản không sinh lợi tức) cũng tăng, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn. Ví dụ, trong giai đoạn 2015 – 2018, khi Fed liên tục tăng lãi suất từ 0.25% lên 2.5%, giá vàng giảm từ 1,300 USD/ounce xuống dưới 1,200 USD/ounce vào năm 2018.

Ngược lại, khi lãi suất thấp hoặc khi có chính sách nới lỏng tiền tệ, vàng thường được coi là một biện pháp bảo vệ chống lại lạm phát và mất giá tiền tệ.

4.3. Các chỉ số kinh tế Mỹ

Các chỉ số kinh tế quan trọng của Mỹ, như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hay Bảng lương phi nông nghiệp (NFP), có thể tạo ra những biến động lớn đối với giá XAUUSD.

Ví dụ, báo cáo NFP công bố số lượng việc làm tạo ra trong tháng cao hơn kỳ vọng có thể đẩy USD tăng và vàng giảm.

Ngược lại, một báo cáo CPI cao hơn dự kiến có thể khiến vàng tăng do lo ngại về lạm phát. Trong tháng 8/2023, CPI Mỹ tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự đoán 3%, đã hỗ trợ giá vàng tăng từ 1,900 USD/ounce lên gần 1,930 USD/ounce.

4.4. Mối quan hệ cung – cầu vàng

Cung và cầu trên thị trường vàng vật chất cũng ảnh hưởng đến giá XAUUSD. Khi nhu cầu vàng trang sức hoặc vàng đầu tư tăng mạnh, đặc biệt từ các quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới như Trung Quốc và Ấn Độ, giá vàng có xu hướng tăng. Ngược lại, khi các ngân hàng trung ương bán ra vàng hoặc sản lượng khai thác tăng, cung tăng lên có thể kéo giá vàng giảm.

Trong năm 2020, do đại dịch COVID-19, nhu cầu vàng tăng mạnh khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn, khiến giá vàng vượt mức 2,000 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử.

4.5. Bất ổn địa chính trị, khủng hoảng tài chính

Sự bất ổn địa chính trị và khủng hoảng tài chính cũng là một trong những yếu tố quyết định giá vàng hôm nay tăng hay giảm. Tính chất căng thẳng của những sự kiện này thường tác động lớn đến tâm lý của giới đầu tư, đẩy giá vàng lên cao. Ví dụ:

  • Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến giá vàng tăng mạnh khi nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn.
  • Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, giá vàng đã tăng vọt, đạt mức kỷ lục mới trên 2.070 USD/ounce vào tháng 8/2020 .
  • Vào tháng 3/2022, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã đẩy giá vàng tăng mạnh từ 1,900 USD/ounce lên trên 2,050 USD/ounce trong vòng vài tuần do lo ngại về khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Dưới đây là tổng quan một số sự kiện đáng chú ý đã và đang tác động đến giá XAUUSD:

xauusd là gì - sự kiện địa chính trị nổi bật ảnh hưởng đến giá vàng

4.6. Tác động của các quỹ ETF vàng

Các quỹ ETF vàng như SPDR Gold Shares (GLD), iShare Gold Trust (IAU),… đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giá vàng. Khi các quỹ này mua vào hoặc bán ra lượng lớn vàng, giá vàng trên thị trường có thể biến động mạnh. 

Ví dụ, trong tháng 7/2020, GLD đã mua vào hơn 120 tấn vàng, đẩy giá vàng tăng từ 1,800 USD/oz lên mức kỷ lục 2,075 USD/oz vào tháng 8/2020.

5. Phân tích XAUUSD kỹ thuật: Các chỉ số quan trọng cần nắm

Phân tích kỹ thuật là phương pháp sử dụng các công cụ và chỉ báo trong biểu đồ để phân tích hành vi giá trong quá khứ và dự đoán xu hướng tương lai. Trong giao dịch XAUUSD, phân tích kỹ thuật đóng vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư xác định các xu hướng, điểm hỗ trợ/kháng cự và cơ hội giao dịch tiềm năng, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả và tối ưu hóa quyết định mua bán, quản lý rủi ro. Dưới đây là 4 chỉ số quan trọng:

5.1. Đường trung bình động (Moving Averages)

Đường trung bình động (MA) là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật XAUUSD để xác định xu hướng và các mức hỗ trợ/kháng cự. 

  • Đường trung bình đơn giản (SMA) 50 ngày và 200 ngày thường được sử dụng để phân tích xu hướng dài hạn. Nếu giá vàng nằm trên đường SMA 200 ngày, nó được coi là trong xu hướng tăng dài hạn.
  • Đường trung bình lũy thừa (EMA) giúp phản ứng nhanh hơn với các biến động giá ngắn hạn. EMA 50 ngày thường được sử dụng để theo dõi xu hướng trung hạn. Khi EMA 50 ngày cắt lên trên EMA 200 ngày, tín hiệu “Golden Cross” xuất hiện, báo hiệu một xu hướng tăng mạnh mẽ. Ngược lại, khi EMA 50 ngày cắt xuống dưới EMA 200 ngày, tín hiệu “Death Cross” báo hiệu xu hướng giảm.

5.2. Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)

MACD là một chỉ báo dao động kỹ thuật kết hợp giữa hai đường trung bình động, giúp xác định sự thay đổi trong sức mạnh, hướng và thời lượng của xu hướng giá. MACD bao gồm ba yếu tố chính: đường MACD (EMA 12-EMA 26), đường tín hiệu (EMA 9 của MACD), và biểu đồ histogram cho thấy sự chênh lệch giữa MACD và đường tín hiệu.

Khi đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu, đó là tín hiệu mua. Ngược lại, khi cắt xuống, đó là tín hiệu bán. MACD đặc biệt hữu ích trong việc phát hiện các điểm đảo chiều trong xu hướng của XAUUSD.

5.3. Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)

RSI là một công cụ kỹ thuật đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá, được sử dụng để xác định các điều kiện quá mua (overbought) và quá bán (oversold) trên thị trường XAUUSD. Chỉ số RSI dao động từ 0 đến 100, với:

  • Giá trị RSI trên 70 (quá mua)
  • Giá trị RSI dưới 30 (quá bán)

5.4. Fibonacci Retracements

Fibonacci retracements là công cụ được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng dựa trên các tỷ lệ Fibonacci. Các mức 38.2%, 50%, và 61.8% là những mức quan trọng thường được theo dõi để xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.

5.5. Bollinger Bands

Bollinger Bands là chỉ báo bao gồm một dải trên và một dải dưới, được sử dụng để đo lường sự biến động của thị trường và tìm kiếm các cơ hội đột phá. Khi giá vàng chạm hoặc phá vỡ dải trên hoặc dải dưới, có thể xảy ra sự điều chỉnh giá.

Việc nắm vững các chỉ số kỹ thuật nêu trên là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và thực hành thường xuyên. Để trở thành một nhà giao dịch thành công, bạn hãy bắt đầu bằng việc làm quen với các chỉ số cơ bản và thử áp dụng chúng vào các biểu đồ giá. Hãy dành thời gian nghiên cứu sâu hơn và đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho các chuyên gia để có thể tự tin áp dụng kiến thức vào thực tế giao dịch. Bạn có thể gửi câu hỏi vào hòm thư của chuyên gia ONUS tại địa chỉ: https://support.goonus.io/new-request/

6. Top 4 chiến lược giao dịch XAUUSD phổ biến nhất

Có 4 chiến lược giao dịch XAUUSD phổ biến nhất trong giới đầu tư phải kể đến là:

  • Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading)
  • Giao dịch phá vỡ và hồi lại (Breakout and Retest Trading)
  • Giao dịch swing (Swing Trading)
  • Giao dịch lướt sóng (Scalp Trading)

Dưới đây là bảng tổng quan về ưu điểm, hạn chế của 4 chiến lược trên:

xauusd là gì - so sánh các chiến lược giao dịch xauusd

6.1. Giao dịch XAUUSD theo xu hướng (Trend Trading)

Đúng như tên gọi, giao dịch XAUUSD theo xu hướng là chiến lược đầu tư bằng cách xác định và theo dõi xu hướng của thị trường. Nhà giao dịch XAUUSD theo xu hướng sẽ mua vào khi xu hướng tăng (Bullish) và bán ra khi xu hướng giảm (Bearish). Mục đích chính là nắm bắt lợi nhuận thông qua các biến động lớn thay vì các biến động nhỏ.

Nhà giao dịch sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như đường trung bình, chỉ báo xu hướng và các mô hình giá để nhận diện xu hướng hiện tại (tăng, giảm, hoặc đi ngang) và vào lệnh theo xu hướng đó.

xauusd là gì - giao dịch theo xu hướng trend trading
Ví dụ về giao dịch theo xu hướng tăng

Ưu điểm: 

  • Chiến lược này giúp nhà giao dịch tận dụng được toàn bộ xu hướng giá, có thể mang lại lợi nhuận lớn khi thị trường đang trong xu hướng mạnh.
  • Việc xác định và theo dõi xu hướng tương đối dễ dàng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu và nhà giao dịch có kinh nghiệm.

Hạn chế: 

  • Khi thị trường không có xu hướng rõ ràng hoặc đảo chiều đột ngột, nhà giao dịch có thể chịu rủi ro lớn
  • Việc dự đoán sai hướng có thể dẫn đến thua lỗ nặng.
  • Chiến lược này đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì giữ vị thế trong thời gian dài có thể dẫn đến giảm giá đáng kể trong quá trình điều chỉnh.

Đối tượng phù hợp:
Phù hợp với nhà đầu tư kiên nhẫn, có thể giữ vị thế XAUUSD trong thời gian dài, có kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt và sẵn sàng chờ đợi những tín hiệu rõ ràng từ thị trường.

6.2. Giao dịch Phá vỡ và Kiểm tra (Breakout and Retest Trading)

Chiến lược breakout and retest (phá vỡ và quay lại kiểm tra) là một chiến lược giao dịch phổ biến, đặc biệt trong phân tích kỹ thuật. Nó dựa trên giả định rằng sau khi giá phá vỡ (breakout) một mức kháng cự hoặc hỗ trợ quan trọng, giá thường sẽ quay trở lại kiểm tra (retest) mức đó một lần nữa trước khi tiếp tục di chuyển theo hướng mới.

Trong trường hợp cặp XAUUSD, khi giá vàng phá vỡ một mức kháng cự mạnh, các nhà giao dịch sẽ chờ giá quay lại retest mức đó để xác nhận sự bứt phá và sau đó vào lệnh mua. Ngược lại, khi giá phá vỡ một mức hỗ trợ mạnh, các nhà giao dịch sẽ chờ giá retest mức đó để xác nhận và sau đó vào lệnh bán.

xauusd là gì - giao dịch breakout and retest

Ưu điểm:

  • Độ tin cậy cao: Khi giá quay lại retest, nó cung cấp một tín hiệu xác nhận mạnh mẽ về sự thay đổi xu hướng.
  • Rủi ro được kiểm soát: Bằng cách đặt lệnh stop-loss ngay dưới mức hỗ trợ (khi mua) hoặc trên mức kháng cự (khi bán), nhà giao dịch có thể hạn chế rủi ro tiềm ẩn.
  • Linh hoạt: Chiến lược này có thể áp dụng cho nhiều khung thời gian khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn.
  • Dễ hiểu và thực hiện: Các nguyên tắc của chiến lược khá đơn giản và dễ dàng áp dụng cho các nhà giao dịch mới bắt đầu.

Hạn chế:

  • Tín hiệu giả: Không phải tất cả các lần phá vỡ và quay lại retest đều dẫn đến một xu hướng mới. Có thể xảy ra các tín hiệu giả, khiến nhà giao dịch thua lỗ.
  • Thời gian chờ đợi: Nhà giao dịch phải chờ đợi giá quay lại retest mức phá vỡ, có thể mất nhiều thời gian.
  • Cần kết hợp linh hoạt với các chỉ báo khác: Để tăng độ chính xác của tín hiệu, đòi hỏi nhà giao dịch cần nhạy bén kết hợp chiến lược này với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, Bollinger Bands,…

Đối tượng phù hợp:
Phù hợp với những nhà đầu tư nhạy bén, có kiến thức tốt, có khả năng quản lý rủi ro tốt và biết cách tận dụng các cơ hội ngắn hạn trong thị trường.

6.3. Giao dịch Swing (Swing Trading) cho cặp XAUUSD

Swing Trading là chiến lược giao dịch ngắn hạn, tập trung vào việc tận dụng các dao động (swing) trong xu hướng chính. Nhà giao dịch thường giữ lệnh từ vài ngày đến vài tuần, và mục tiêu là bắt các điểm xoay chiều trong xu hướng để thu lợi nhuận.

Swing trading sử dụng kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để xác định cơ hội đầu tư tiềm năng.

xauusd là gì - giao dịch swing

Ưu điểm:

  • Ít tốn thời gian hơn so với giao dịch trong ngày và vẫn có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. 
  • Cho phép nhà giao dịch tận dụng được các biến động ngắn hạn trong xu hướng dài hạn

Hạn chế:

  • Có thể bỏ lỡ những biến động lớn khi thị trường thay đổi xu hướng mạnh.
  • Chiến lược này đòi hỏi hiểu biết sâu rộng của nhà đầu tư về cả phân tích cơ bản và kỹ thuật.

Đối tượng phù hợp:
Phù hợp với nhà giao dịch không có nhiều thời gian theo dõi thị trường liên tục, thích phương pháp tiếp cận linh hoạt và không quá căng thẳng với những biến động ngắn hạn.

6.4. Giao dịch XAUUSD lướt sóng (Scalp Trading)

Scalp Trading (Giao dịch lướt sóng) là chiến lược giao dịch với tần suất cao, nhắm vào việc thu lợi nhuận nhỏ từ nhưng nhiều lần từ những biến động giá rất ngắn hạn. Nhà giao dịch thường vào và thoát lệnh trong vài giây đến vài phút.

xauusd là gì - giao dịch lướt sóng scalp trading

Ưu điểm:

  • Scalpers (nhà đầu tư lướt sóng) có thể thực hiện nhiều giao dịch trong một ngày, tích lũy lợi nhuận từ các biến động giá nhỏ.
  • Thời gian giữ vị thế ngắn giúp giảm rủi ro trước những biến động lớn của thị trường.
  • Trải nghiệm giao dịch thú vị và năng động.

Hạn chế:

  • Rất căng thẳng và đòi hỏi phản ứng nhanh, có thể dẫn đến thua lỗ nhanh chóng nếu không kiểm soát được rủi ro.

Đối tượng phù hợp:
Phù hợp với những nhà giao dịch có khả năng chịu áp lực tốt, độ tập trung cao, nhanh nhẹn, có thời gian theo dõi thị trường liên tục, kỹ năng quản lý rủi ro nghiêm ngặt và không muốn giữ vị thế qua đêm.

7. Chiến lược giao dịch XAUUSD nào mang lại lợi nhuận cao nhất?

Việc xác định chiến lược giao dịch XAUUSD nào có thể mang lại lợi nhuận cao nhất là một câu hỏi hóc búa, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường, trình độ kỹ năng của nhà giao dịch, cũng như cách quản lý rủi ro và khả năng thực hiện chiến lược một cách nhất quán.

Vì vậy, chúng ta có thể tham khảo ví dụ minh họa dưới đây để đo lường lợi nhuận tiềm năng của 4 chiến lược giao dịch XAUUSD trong cùng điều kiện thị trường, và kỹ năng của nhà giao dịch trong từng trường hợp tương đương nhau:

Giả định chung:

  • Nhà giao dịch có $10,000 vốn đầu tư ban đầu.
  • Tỷ lệ rủi ro mỗi giao dịch là 1% vốn (tức $100).
  • Tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận (Risk – Reward Ratio – R/R) là 2:1.
  • Điều kiện thị trường: XAUUSD có xu hướng tăng ổn định trong một tháng, với một số biến động ngắn hạn.

Giao dịch theo xu hướng (Trend Trading):

  • Nhà giao dịch vào lệnh mua khi phát hiện xu hướng tăng rõ ràng.
  • Mỗi lệnh kéo dài khoảng 10 ngày với lợi nhuận trung bình 4%.
  • Trong tháng đó, nhà giao dịch thực hiện 3 giao dịch.
    Tính toán lợi nhuận:

    • Lợi nhuận mỗi lệnh: $10,000 * 4% = $400
    • Tổng lợi nhuận: 3 lệnh * $400 = $1,200

Giao dịch Phá vỡ và Kiểm tra (Breakout and Retest Trading):

  • Nhà giao dịch vào lệnh mua khi giá phá vỡ mức kháng cự và quay lại retest.
  • Mỗi lệnh kéo dài khoảng 5 ngày với lợi nhuận trung bình 3%.
  • Trong tháng đó, nhà giao dịch thực hiện 4 giao dịch.
    Tính toán lợi nhuận:

    • Lợi nhuận mỗi lệnh: $10,000 * 3% = $300
    • Tổng lợi nhuận: 4 lệnh * $300 = $1,200

Giao dịch Swing (Swing Trading):

  • Nhà giao dịch vào lệnh mua tại các điểm xoay chiều trong xu hướng.
  • Mỗi lệnh kéo dài khoảng 7 ngày với lợi nhuận trung bình 2.5%.
  • Trong tháng đó, nhà giao dịch thực hiện 5 giao dịch.
    Tính toán lợi nhuận:

    • Lợi nhuận mỗi lệnh: $10,000 * 2.5% = $250
    • Tổng lợi nhuận: 5 lệnh * $250 = $1,250

Giao dịch lướt sóng (Scalp Trading):

  • Nhà giao dịch thực hiện nhiều giao dịch lướt sóng nhỏ mỗi ngày.
  • Mỗi giao dịch kéo dài vài phút đến vài giờ, với lợi nhuận trung bình 0.5% mỗi giao dịch.
  • Trong tháng đó, nhà giao dịch thực hiện 50 giao dịch.
    Tính toán lợi nhuận:

    • Lợi nhuận mỗi lệnh: $10,000 * 0.5% = $50
    • Tổng lợi nhuận: 50 lệnh * $50 = $2,500

Kết quả so sánh:

  • Giao dịch lướt sóng (Scalp Trading): Lợi nhuận cao nhất với $2,500 nhưng đòi hỏi tần suất giao dịch cao, áp lực lớn và thời gian theo dõi thị trường liên tục.
  • Giao dịch Swing: Lợi nhuận $1,250 với ít thời gian hơn và ít căng thẳng hơn Scalp Trading.
  • Giao dịch theo xu hướng và giao dịch breakout & retest: Cả hai chiến lược này mang lại lợi nhuận tương đương ($1,200) nhưng ổn định và ít căng thẳng hơn so với Scalp Trading.

→ Kết luận: Trong cùng điều kiện thị trường:

  • Giao dịch Scalp mang lại lợi nhuận tiềm năng cao nhất, nhưng cũng đòi hỏi sự tập trung, kỷ luật và khả năng chịu áp lực cao hơn nhiều so với các chiến lược khác. 
  • Giao dịch Swing, giao dịch theo xu hướng, và giao dịch breakout & retest mang lại lợi nhuận ít hơn nhưng ổn định, phù hợp cho nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn hoặc không có nhiều thời gian theo dõi thị trường.

8. Quản lý rủi ro khi giao dịch XAUUSD sao cho hiệu quả?

Không có chiến lược giao dịch XAUUSD nào hoàn hảo nếu thiếu các kỹ thuật quản lý rủi ro vững chắc. Quản lý rủi ro không chỉ giúp bảo vệ vốn mà còn giúp duy trì tâm lý giao dịch ổn định, giảm bớt áp lực và cải thiện hiệu quả giao dịch về dài hạn. 

Để bảo vệ vốn giao dịch của bạn, hãy áp dụng những phương pháp quản lý rủi ro sau đây:

8.1. Kích thước vị thế (Position Sizing)

Đây là yếu tố then chốt để bảo vệ tài khoản giao dịch của bạn. Hãy giới hạn rủi ro cho mỗi giao dịch ở mức nhỏ, thường chỉ từ 1-2% tổng vốn giao dịch. Có nghĩa là nếu bạn có $10,000 trong tài khoản, bạn chỉ nên mạo hiểm từ $100 đến $200 cho mỗi giao dịch. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được những tổn thất lớn có thể làm hao hụt tài khoản một cách nhanh chóng và bảo toàn vốn để có thể tiếp tục giao dịch trong dài hạn.

8.2. Lệnh dừng lỗ (Stop Loss): 

Lệnh dừng lỗ là công cụ bảo vệ bạn khỏi những tổn thất tiềm tàng trong các điều kiện thị trường không thuận lợi. Đặt lệnh stop loss tại các mức hợp lý, dựa trên phân tích kỹ thuật, chẳng hạn như ngay dưới các mức hỗ trợ quan trọng hoặc đường trung bình động. Việc này giúp bạn tự động thoát khỏi giao dịch nếu giá di chuyển ngược lại dự đoán, ngăn chặn việc mất mát vượt quá khả năng kiểm soát.

8.3. Mức chốt lời (Take Profit): 

Thiết lập các mức chốt lời cụ thể dựa trên các yếu tố kỹ thuật và cơ bản, như các ngưỡng kháng cự hoặc các mục tiêu giá đã được xác định trước. Bạn cũng nên cân nhắc sử dụng lệnh dừng lỗ kèm theo (trailing stop) để bảo toàn lợi nhuận khi giá di chuyển có lợi cho bạn. Ví dụ, khi giá tăng mạnh, trailing stop sẽ tự động điều chỉnh mức dừng lỗ lên, giúp bạn bảo vệ lợi nhuận đã đạt được mà vẫn có cơ hội tận dụng xu hướng tăng của giá.

8.4. Tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận (Risk – Reward Ratio):

Luôn hướng tới một tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận tích cực, lý tưởng là 1:2 hoặc cao hơn. Điều này có nghĩa là lợi nhuận tiềm năng từ mỗi giao dịch nên gấp ít nhất hai lần mức rủi ro mà bạn chấp nhận. Ví dụ, nếu bạn sẵn sàng mất $100 trong một giao dịch, thì lợi nhuận mục tiêu nên là ít nhất $200. Tỷ lệ này giúp đảm bảo rằng ngay cả khi tỷ lệ thắng thua không cao, bạn vẫn có thể đạt được lợi nhuận tổng thể trong dài hạn.

9. Lời khuyên từ chuyên gia

Khi giao dịch XAUUSD, việc lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia tài chính có thể giúp bạn tránh những sai lầm phổ biến và tăng cơ hội thành công. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, cũng như những lỗi thường gặp mà nhà giao dịch cần tránh:

9.1. Nắm vững kiến thức cơ bản: 

Các chuyên gia từ Bloomberg nhấn mạnh rằng trước khi bước vào giao dịch XAUUSD, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về thị trường vàng, các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng, cũng như cách hoạt động của cặp XAUUSD. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về vai trò của USD, tình hình kinh tế toàn cầu, lãi suất và các yếu tố địa chính trị. Kiến thức này giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt hơn.

9.2. Không bỏ qua việc phân tích kỹ thuật và cơ bản: 

Theo các chuyên gia từ Goldman Sachs, một sai lầm phổ biến là nhà giao dịch chỉ dựa vào phân tích kỹ thuật mà bỏ qua phân tích cơ bản, hoặc ngược lại. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp cả hai phương pháp này. Phân tích kỹ thuật giúp xác định các điểm vào lệnh và thoát lệnh, trong khi phân tích cơ bản cung cấp cái nhìn toàn cảnh về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng trong dài hạn.

9.3. Quản lý rủi ro là ưu tiên hàng đầu: 

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia của J.P. Morgan, một trong những lỗi lớn nhất mà các nhà giao dịch mắc phải là không quản lý rủi ro một cách chặt chẽ. Điều này bao gồm việc không sử dụng lệnh dừng lỗ, đặt kích thước vị thế quá lớn hoặc không có kế hoạch rõ ràng trước khi giao dịch. Các chuyên gia khuyên rằng luôn phải đặt ra mức rủi ro chấp nhận được và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc quản lý rủi ro.

9.4. Tránh giao dịch quá mức (Overtrading): 

Một lỗi phổ biến khác mà các chuyên gia từ CNBC đã chỉ ra là giao dịch quá thường xuyên, dẫn đến việc mất mát không cần thiết. Giao dịch quá mức thường xảy ra khi nhà đầu tư bị cuốn vào cảm xúc hoặc cố gắng bù đắp cho các khoản lỗ trước đó. Thay vì giao dịch liên tục, hãy kiên nhẫn chờ đợi các cơ hội tốt với xác suất thắng cao hơn.

9.5. Giữ cái đầu lạnh và kiên nhẫn: 

Các chuyên gia từ Fidelity nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát cảm xúc khi giao dịch. Những quyết định bốc đồng, bị chi phối bởi lòng tham hoặc sự sợ hãi, có thể dẫn đến những sai lầm đắt giá. Thay vào đó, bạn nên duy trì sự kiên nhẫn và chỉ hành động khi các điều kiện giao dịch phù hợp với chiến lược của bạn.

9.6. Học hỏi từ những sai lầm: 

Cuối cùng, các chuyên gia từ Reuters khuyên rằng không có nhà giao dịch nào tránh được sai lầm hoàn toàn, nhưng điều quan trọng là học hỏi từ những sai lầm đó. Ghi chép lại các giao dịch, đánh giá lại những gì đã làm đúng và sai, và cải thiện chiến lược của bạn qua từng trải nghiệm.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về XAUUSD – cặp tiền tệ biểu thị giá trị của vàng so với đô la Mỹ. Việc hiểu rõ XAUUSD là gì và những yếu tố ảnh hưởng đến nó là điều vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường vàng. Tuy nhiên, giao dịch XAUUSD cũng giống như giao dịch các tài sản khác, luôn đi kèm với những rủi ro nhất định. Vì vậy, hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân, và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Thời gian giao dịch XAUUSD nào là tốt nhất?

Giao dịch XAUUSD thường có tính thanh khoản và biến động mạnh nhất trong các phiên giao dịch sau:

  1. Phiên giao dịch New York (13:00 - 22:00 GMT+7): Đây là phiên giao dịch quan trọng nhất đối với XAUUSD vì hầu hết các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ được công bố trong khoảng thời gian này. Sự biến động cao làm cho phiên New York trở thành thời gian lý tưởng để giao dịch.
  2. Phiên giao dịch London (08:00 - 17:00 GMT+7): Phiên London cũng có tính thanh khoản cao, đặc biệt là khi trùng lặp với phiên New York. Lúc này, thị trường có xu hướng có những biến động lớn do khối lượng giao dịch tăng cao.
  3. Khi hai phiên London và New York trùng nhau (20:00 - 22:00 GMT+7): Đây là khoảng thời gian thị trường XAUUSD có thể đạt mức biến động cao nhất trong ngày do sự trùng lặp của hai thị trường lớn. Khối lượng giao dịch lớn trong thời gian này thường dẫn đến sự dao động mạnh trong giá vàng.

Giá XAUUSD hôm nay là bao nhiêu?

Giá XAUUSD hôm nay 17/09/2024 đang được giao dịch ở mức 2,580.76 USD.

Tôi có thể theo dõi giá XAUUSD ở đâu?

Để cập nhật giá XAUUSD mới và chi tiết nhất theo thời gian thực, bạn hãy truy cập địa chỉ: Giá vàng thế giới trực tuyến - XAUUSD hôm nay

1 lot vàng bằng bao nhiêu Ounce?

Trong thị trường Forex, 1 lot tiêu chuẩn của XAUUSD tương đương với 100 Ounce vàng.

1 lot vàng bằng bao nhiêu USD?

Giá trị của 1 lot vàng (100 Ounce) tính bằng USD sẽ phụ thuộc vào giá thị trường hiện tại của vàng. Ví dụ, nếu giá vàng hiện tại là 1,900 USD/Ounce, thì:

Giá trị 1 lot vàng = 100 x 1,900 = 190,000 USD

1 pip vàng bằng bao nhiêu USD?

Trong giao dịch XAUUSD, 1 pip là đơn vị thay đổi giá nhỏ nhất, thường là 0.01 USD. Đối với 1 lot tiêu chuẩn (100 Ounce), giá trị của 1 pip là:

1 pip vàng = 100 x 0,01 = 1 USD.

Sự khác biệt giữa vàng và XAUUSD trong Forex là gì?

  • Vàng (Gold): Khi nhắc đến "vàng" trong thị trường, nó thường ám chỉ vàng vật chất (physical gold), ví dụ như vàng nhẫn, vàng miếng, hoặc vàng trang sức.
  • XAUUSD: Là cặp tỷ giá giao dịch trên thị trường Forex, đại diện cho giá trị của 1 Ounce vàng so với đô la Mỹ. Khi giao dịch XAUUSD, bạn không sở hữu vàng vật chất mà đang tham gia vào hợp đồng để mua hoặc bán vàng với đồng USD.

SHARES
Bài viết liên quan