Chính sách Phòng chống Rửa tiền

I. RỬA TIỀN LÀ GÌ – CÁC HÌNH THỨC RỬA TIỀN

1. Rửa tiền là gì?

Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

a) Hành vi rửa tiền:

  • a.1 Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có.
  • a.2 Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác.
  • a.3 Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó.

b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.

c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

2. Các hình thức rửa tiền

Mục đích của hoạt động rửa tiền là tạo ra một khoảng cách xa nhất giữa tài sản bất hợp pháp và chủ sở hữu những tài sản đó. Hình thức biểu hiện lợi nhuận có được ban đầu thông thường là “tiền”, nhưng sau các giai đoạn chuyển đổi để hợp pháp hoá “tiền” đã có các hình thức biểu hiện khác như: Ngân phiếu, thẻ tín dụng, bất động sản...

  • Rửa tiền qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt
  • Rửa tiền thông qua việc mua vàng, bạc, kim cương...
  • Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu
  • Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”...

II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

1. Chính sách nhận biết khách hàng:

Chỉ thực hiện giao dịch với khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin được yêu cầu.

1.1. Đối với khách hàng cá nhân:

Họ và tên, ngày sinh, ảnh CCCD hoặc hộ chiếu, địa chỉ, số điện thoại, video nhận diện khuôn mặt khớp với giấy tờ cung cấp, tài khoản ngân hàng chính chủ.

1.2. Đối với khách hàng là tổ chức:

Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở; số điện thoại; số fax; ngày cấp phép thành lập/đăng ký; cơ quan thành lập; lĩnh vực hoạt động kinh doanh; thông tin về người đại diện pháp luật cho tổ chức.

1.3. Tăng cường yêu cầu về thu thập và quản lý thông tin khách hàng khi cần thiết:

- Thu thập bảng sao kê ngân hàng

- Hóa đơn điện nước

- Gọi điện thoại trực tiếp xác minh thông tin khách hàng...

Và tất cả các phương pháp hợp pháp khác để kiểm tra kỹ thông tin nhận dạng sẽ được sử dụng và ONUS có quyền điều tra một số Người dùng nhất định đã được xác định là có rủi ro hoặc đáng ngờ. ONUS bảo lưu quyền xác minh danh tính của Người dùng liên tục, đặc biệt khi thông tin nhận dạng của họ đã bị thay đổi hoặc hoạt động của họ có vẻ đáng ngờ (bất thường đối với Người dùng cụ thể). Ngoài ra, ONUS có quyền yêu cầu các tài liệu cập nhật từ Người dùng, ngay cả khi họ đã vượt qua xác minh danh tính trong quá khứ.

Thông tin nhận dạng của người dùng sẽ được thu thập, lưu trữ, chia sẻ và bảo vệ nghiêm ngặt theo Chính sách quyền riêng tư của ONUS và các quy định liên quan.

1.4. Hạn mức giao dịch

Cung cấp hạn mức giao dịch cho khách hàng theo mức độ tin cậy (Cấp độ VIP). Hạn mức giao dịch theo từng cấp độ VIP: https://goonus.io/fee-structure/

1.5. Kiểm soát theo giá trị giao dịch

Đối với giao dịch bằng tiền pháp định (Fiat), hạn mức tối đa cho một tài khoản mỗi ngày là 15.000 EUR hoặc 300.000.000Đ (hoặc giá trị quy đổi tương đương của các ngoại tệ khác).

1.6. Xây dựng và liên tục cập nhật danh sách đen về rửa tiền

ONUS luôn duy trì và xây dựng một danh sách đen các tổ chức cá nhân có dấu hiệu liên quan đến hành vi rửa tiền. Các thông tin trong danh sách đen được thu thập từ các nguồn thông tin ở các quốc gia mà ONUS có hoạt động và từ các chương trình hợp tác của ONUS với bên thứ ba, trong đó:

a) ONUS hợp tác với Chainalysis để phát hiện và cảnh báo các giao dịch có liên quan đến ví scam, ví từ các máy trộn, ví hacker. Danh sách các nguồn tiền được chuyển vào hoặc chuyển ra mà ONUS sẽ giám sát chặt chẽ hoặc cấm hoàn toàn:

  • ATM tiền điện tử
  • Bridge
  • Child abuse material
  • Darknet market
  • Decentralized exchange
  • Exchange
  • Fraud shop
  • Gambling
  • Hosted wallet
  • ICO
  • Illicit actor-org
  • Infrastructure as a service
  • Lending
  • Malware
  • Merchant services
  • Mining
  • Mining pools
  • Mixing
  • NFT platform - collection
  • No KYC exchange
  • Online pharmacy
  • P2P exchange
  • Protocol privacy
  • Ransomware
  • Sanctioned entity
  • Sanctioned jurisdiction
  • Scam
  • Seized funds
  • Smart contract
  • Special Measures
  • Stolen funds
  • Terrorist financing
  • Token smart contract
  • Unnamed service

b) ONUS hợp tác cùng CyStack xây dựng database blacklist, bao gồm thông tin của các hacker, scammer: Số tài khoản, địa chỉ ví, Số điện thoại, email; không cho phép thực hiện giao dịch tại ONUS; thực hiện khóa chiều chuyển đổi qua tiền pháp định (Fiat) sau khi nhận được tố giác lừa đảo của người dùng; thực hiện mọi biện pháp trong khả năng để hỗ trợ lấy lại tài sản cho khách hàng.

2. Các biện pháp sàng lọc, phát hiện và xử lý:

2.1. ONUS thu thập tổng hợp liệt kê danh sách nghi ngờ và danh sách do cơ quan thẩm quyền cung cấp.

- Sàng lọc ngay từ giai đoạn đầu khi người dùng đăng ký.

- Tập trung vào tính toàn vẹn thông tin và nhận dạng khách hàng một cách hiệu quả

- Thống kê, thiết lập cơ chế xếp loại khách hàng.

- Khách hàng có thể trực tiếp báo cáo các trường hợp lừa đảo thông qua Tính năng Báo cáo lừa đảo trên ứng dụng ONUS. Hướng dẫn sử dụng tính năng xem tại đây.

2.2 Kiểm soát, nhận biết từ các giao dịch

- Tăng cường phân tích, giám sát các báo cáo về các giao dịch đáng ngờ

- Bộ phận chuyên trách phải rà soát, sàng lọc và nhận biết khách hàng đối với các giao dịch có giá trị lớn để phát hiện các giao dịch đáng ngờ, hoặc các giao dịch giao dịch liên quan tới rửa tiền.

- Báo cáo các giao dịch đáng ngờ

- Tăng cường phân tích, giám sát các báo cáo về các giao dịch đáng ngờ

- Cải thiện tiêu chuẩn giám sát và phân tích dữ liệu PCRT

- Kiểm tra sự thay đổi bất thường trong các giao dịch:

  • Các giao dịch được lập liên tục nhiều lần
  • Các giao dịch với mức giao dịch lớn và có sự khác biệt
  • Các khách hàng mới, giao dịch không thường xuyên
  • Tiền được chuyển lòng vòng qua nhiều tài khoản ví khác nhau, các bên liên quan không quan tâm đến phí giao dịch.
  • Các giao dịch được thực hiện theo lệnh hay ủy quyền của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến hoạt động tội phạm nằm trong danh sách thống kê và cảnh báo do Cơ quan pháp luật có thẩm quyền cung cấp lập ra nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống rửa tiền.
  • Giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có trong danh sách cảnh báo do các cơ quan pháp luật có thẩm quyền cung cấp.

2.3 Phát hiện và xử lý:

- Việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ trên cơ sở phân tích, xử lý thông tin trên toàn hệ thống; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ đảm bảo không tiết lộ thông tin.

- Kiểm tra hàng ngày với danh sách đen (blacklist) đã được xác thực, đưa vào danh sách theo dõi hoặc từ chối dịch vụ.

- Xây dựng quy trình lưu giữ và bảo mật thông tin quy định cách thức lưu giữ, phương thức khai thác; cấp độ lưu giữ.

- Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch: đưa ra các trường hợp cụ thể áp dụng biện pháp tạm thời; quy định cụ thể trách nhiệm các cấp áp dụng, phê chuẩn thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng.

- Khóa, chấm dứt tài khoản người dùng khi ONUS nghi ngờ một cách hợp lý rằng Người dùng đó tham gia vào hoạt động bất hợp pháp.

- Xây dựng chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho các phòng ban liên quan và các cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo PCRT.

III. BỘ PHẬN KIỂM SOÁT & BỘ PHẬN PHÁP LÝ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

- Bộ phận kiểm soát & bộ phận pháp lý (hoặc nhân viên) được ONUS ủy quyền hợp lệ, có nhiệm vụ đảm bảo việc triển khai thực thi chính sách phòng chống rửa tiền và nhận biết khách hàng kết hợp các bộ phận liên quan thực thi một cách hiệu quả;

- Có trách nhiệm giám sát tất cả biện pháp trên và các khía cạnh của hoạt động chống rửa tiền, bao gồm nhưng không giới hạn ở các việc sau:

  • Thu thập thông tin nhận dạng của khách hàng;
  • Thiết lập và cập nhật các chính sách và thủ tục nội bộ để hoàn thành, xem xét, báo cáo và lưu giữ tất cả các báo cáo và hồ sơ được yêu cầu theo luật và quy định hiện hành;
  • Giám sát các giao dịch và điều tra bất kỳ sai lệch đáng kể nào so với hoạt động bình thường;
  • Triển khai hệ thống quản lý hồ sơ để lưu trữ và truy xuất các tài liệu, tệp, biểu mẫu và nhật ký phù hợp;
  • Cập nhật đánh giá rủi ro thường xuyên;
  • Cung cấp thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật theo yêu cầu của các luật và quy định hiện hành.

Bộ phận kiểm soát và Bộ phận pháp lý có quyền liên hệ và làm việc với cơ quan thực thi pháp luật, có liên quan đến phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động bất hợp pháp khác.

Nghiên cứu chính sách đầy đủ tại đây: Chính sách phòng chống rửa tiền tại ONUS