Layer 0 là gì? Điểm danh các dự án Layer 0 nổi bật

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Layer 0 là một nền tảng giúp kết nối các blockchain với nhau. Việc này sẽ tạo điều kiện để các dApp phát triển thông qua việc cho vay/đi vay hoặc trao đổi tài sản trên nhiều blockchain khác nhau.
Layer 0 là lớp thấp nhất trong xếp hạng blockchain, giữ vai trò xử lý cơ sở hạ tầng cốt lõi. Đa phần tập trung tới việc tối ưu hóa dữ liệu và liên lạc giữa các lớp blockchain với nhau.
Tính tới thời điểm hiện tại, Layer 0 đã hỗ trợ trên 17 blockchain khác nhau nhưng nổi bật nhất phải kể đến Cosmos, Polkadot, Avalanche...

Layer 0 đóng vai trò là “cầu nối vô hạn” giữa các nền tảng blockchain với nhau. Hơn nữa, đây còn là công cụ giúp hệ thống bảo toàn tính đồng bộ. Vậy cụ thể Layer 0 blockchain là gì? Toàn bộ thông tin sẽ được ONUS cập nhật thông qua bài viết dưới đây.

Layer 0 là gì?
Layer 0 là gì?

1. Tổng quan về Layer 0

1.1. Layer 0 là gì?

Layer 0 giữ vai trò là lớp nền tảng trong hệ thống phân cấp blockchain. Đây là một giao thức cung cấp cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên các blockchain để tạo ra tương tác đa chuỗi. Layer Zero giúp đơn giản hóa quá trình trao đổi và truyền thông tin một cách liền mạch giữa các blockchain. Khi đó, người dùng có thể trải nghiệm trên nhiều mạng mà không lo bị ảnh hưởng. 

Layer 0 có vai trò gì?
Layer 0 có vai trò gì?

1.2. So sánh Layer 0 và các Layer khác trong blockchain

Layer 0 trong blockchain có vai trò là nền tảng cơ sở, tối ưu và hỗ trợ phát triển các Layer khác bằng việc mở rộng tương tác. Khác biệt hoàn toàn với: 

  • Layer 1: Được xem là blockchain cơ bản, như Ethereum hoặc Bitcoin. Đa phần tập trung tới việc lưu trữ giao dịch và xác thực.
  • Layer 2: Ra đời với mục đích giảm thiểu chi phí giao dịch cũng như mở rộng khả năng quản lý mà không gây ảnh hưởng tới bảo mật của Layer 1.
  • Layer 3: Đa phần sẽ tập trung tới sự phát triển các ứng dụng và dịch vụ sử dụng hợp đồng thông minh. Cung cấp những tiện ích trực tiếp tới người dùng. 

Khác với các Layer trong blockchain, Layer Zero được đánh giá là có khả năng linh hoạt và độ tùy chỉnh cao hơn. Các nhà phát triển hoàn toàn có thể xây dựng các mạng lưới blockchain mới mà không bị giới hạn. 

1.3. Cách thức hoạt động của Layer 0

Layer Zero là gì? Layer Zero là một giao thức cho phép kết nối liền mạch giữa các blockchain khác nhau. Nó hoạt động như một lớp nền nằm dưới các blockchain Layer 1, Layer 2. Lúc này, Layer 0 cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApp) giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau một cách chính xác, an toàn và thu hiệu quả cao.

Layer 0 hoạt động như thế nào?
Layer 0 hoạt động như thế nào?

Với sự linh hoạt và khả năng kết nối đa chuỗi, dApp hoàn toàn có thể tận dụng nền tảng Omnichain của Layer 0 để tạo nên cầu nối xuyên chuỗi (cross-chain bridges). Từ đó tạo tiền đề cho việc chuyển đổi native token giữa các chuỗi một cách đơn giản, cho hiệu quả cao.

1.4. Layer 0 giải quyết vấn đề gì?

  • Khả năng tương tác: Các mạng blockchain được xây dựng trên cùng một giao thức Layer Zero có thể dễ dàng tương tác với nhau mà không cần tới bất cứ cầu nối nào. Điều này giúp tạo ra một hệ sinh thái blockchain thống nhất và cho phép các dApp hoạt động trên nhiều blockchain. Chính vì thế, tốc độ giao dịch sẽ được nâng cao và cho hiệu quả tốt hơn. 
  • Khả năng mở rộng: Các blockchain Layer 1 như Ethereum thường hay bị tắc nghẽn. Bởi giao thức Layer 1 cung cấp toàn bộ chức năng quan trọng nên việc xử lý giao dịch thường chậm hơn. Trong khi đó Layer 0 có thể khắc phục tình trạng này bằng việc ủy quyền các chức năng quan trọng này cho các blockchain khác nhau, mỗi phân đoạn có thể xử lý giao dịch độc lập. Việc phân chia này giúp tăng khả năng mở rộng của blockchain lên rất nhiều.
  • Tính linh hoạt: Để khuyến khích các nhà phát triển xây dựng dựa trên chúng, các giao thức Layer 0 thường được tích hợp liền mạch với các bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK). Nhờ thế, việc khởi chạy các blockchain sẽ dễ dàng hơn với các nhà phát triển. Giao thức Layer 0 không những cung cấp sự linh hoạt trong việc tùy chỉnh các blockchain mà còn cho phép các nhà kiểm soát loại DApp mà họ xây dựng.

1.5. Đội ngũ phát triển Layer 0

Đội ngũ phát triển Layer Zero
Đội ngũ phát triển Layer Zero

Layer Zero được thành lập bởi 3 thành viên:

  • Caleb Banister (Co-Founder): Có nhiều năm kinh nghiệm điều hành và phát triển nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Giữ vị trí quan trọng trong việc định hình chiến lược các dự án trọng điểm.
  • Bryan Pellegrino (Co-Founder & CEO): Bryan thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính tại Đại học New Hampshire . Sau nhiều năm dành tâm huyết cho lĩnh vực AI & Big Data, Bryan đang giữ chủ tịch của Rho AI – tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI.
  • Ryan Zarick (Co-Founder & CTO): Cũng giống như Bryan, Ryan cũng có nhiều năm lặn lội trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và dữ liệu. Với độ hiểu biết của mình, Ryan giữ vai trò quan trọng trong việc định hình và triển khai các giải pháp công nghệ cho Layer Zero.

1.6. Những yếu tố nổi bật của Layer 0

Yếu tố nổi bật của Layer 0 là gì?
Yếu tố nổi bật của Layer 0 là gì?

1.6.1 Chi phí tiết kiệm 

Layer Zero là gì? Layer 0 được phát triển với mục đích tối ưu hóa chi phí giao dịch và cho phép người dùng chuyển tài sản qua lại giữa các chuỗi. Khi blockchain hoạt động hiệu quả, xử lý đồng thời nhiều giao dịch cùng lúc thì chi phí cho mỗi giao dịch sẽ giảm xuống.

1.6.2 Tính bảo mật cao 

Layer Zero rất coi trọng vấn đề bảo mật và đảm bảo rằng việc chuyển tài sản luôn an toàn và đáng tin cậy. Sự tích hợp giữa Chainlink với Oracle cùng dịch vụ Relayer tự phát triển cung cấp những cơ chế xác thực mạnh mẽ và hạn chế những rủi ro một cách tối đa. 

1.6.3 Cấu trúc Modular phân cấp 

Dựa trên mô hình Modular phân cấp, Leyer 0 giúp người dùng linh hoạt tùy chỉnh và tích hợp các thành phần tuỳ trên nhu cầu cá nhân. Công nghệ tối ưu hóa hiệu suất và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật riêng lẻ. Đồng thời, nó cung cấp một nền tảng vận hành linh hoạt cho các ứng dụng blockchain.

2. Những sản phẩm chính của Layer Zero

2.1. Bridge

Nhắc tới ứng dụng của Layer 0, chúng ta không thể không nhắc tới Bridge. Đây được xem là cầu nối chuyển đổi tài sản giữa các blockchain với nhau. 

Bridge - cầu nối đa chuỗi
Bridge – cầu nối đa chuỗi

Việc tạo nên các cầu nối đã chuỗi sẽ giúp người dùng tận dụng mọi tính năng và tài nguyên trên các blockchain khác nhau. Cầu nối đa chuỗi của Layer Zero tạo nên nhiều cơ hội phát triển những ứng dụng với khả năng tương tác cao với các tài sản số. Đặc biệt, Bridge còn giúp mở rộng phạm vi ứng dụng và tăng tính linh hoạt khi sử dụng tài nguyên blockchain.

2.2. Cross-chain Swap

Cross-chain Swap 
Cross-chain Swap

Layer Zero còn xây dựng Cross-chain Swap giúp người dùng hoặc các dApp tự động trao đổi các loại tiền tệ số hoặc tài sản từ chuỗi này sang chuỗi khác.

Việc này còn giúp mở rộng khả năng sử dụng và tận dụng giá trị trên các loại tài sản số. Từ đó, người dùng không còn bị phụ thuộc quá nhiều vào một hệ thống blockchain duy nhất.

2.3. Omnichain Fungible Token

Omnichain Fungible Token (OFT) 
Omnichain Fungible Token (OFT)

Omnichain Fungible Token (OFT) là tên gọi chung cho token ở những dự án có cơ sở hạ tầng omnichain của Layer 0. OFT có thể được sử dụng trên nhiều blockchain mà không cần phải chuyển đổi qua lại giữa các dạng token khác nhau. Việc này không những mở ra những cơ hội cho các nhà phát triển mà còn giúp tăng tính kết nối giữa các hệ thống blockchain nói chung.

3. Top 3 coin Layer 0 đáng đầu tư năm 2024 

3.1. Polkadot (DOT) 

Polkadot được xây dựng trên nền tảng Layer 0 với mục đích tạo nên mạng lưới blockchain phi tập trung. Nền tảng này hiện cho phép tạo ra những sidechain để mở rộng mạng lưới và cải thiện tốc độ giao dịch. 

Top #1 coin layer 0 đáng đầu tư 2024
Top #1 coin layer 0 đáng đầu tư 2024

Với việc áp dụng công nghệ cross-chain và Polkadot Substrate framework, nền tảng Polkadot đã giúp những nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng blockchain một cách nhanh chóng. Hiện nền tảng đang sử dụng cơ chế xác thực Proof-of-Stake (PoS) nên quá trình thực hiện các giao dịch sẽ riêng tư và cho hiệu quả tốt nhất. 

Tham khảo thêm thông tin về token DOT:

3.2. Cosmos (ATOM)

Thành lập từ năm 2014, Cosmos cũng là một trong những nền tảng được hình thành dựa trên Layer Zero. Hệ sinh thái Cosmos được biết đến với vai trò là tiền đề giao tiếp giữa các blockchain độc lập với nhau.

Top #2 coin layer 0 đáng đầu tư 2024
Top #2 coin layer 0 đáng đầu tư 2024

Với công nghệ Inter – Blockchain Communication (IBC), các nhà phát triển có thể sử dụng Cosmos để truyền tải thông tin giữa các blockchain khác nhau với mức độ tin cậy cao. Với ưu điểm này, Cosmos trở thành một giải pháp tiên tiến với những ứng dụng DeFi cùng nhiều ứng dụng tài chính phi tập trung khác.

Xem thêm:

3.3. Avalanche (AVAX)

Top #3 coin layer 0 đáng đầu tư 2024
Top #3 coin layer 0 đáng đầu tư 2024

Được xây dựng trên Layer 0, Avalanche là nền tảng nổi bật với tốc độ xử lý lên tới 4.500 giao dịch mỗi giây. Đặc biệt, tốc độ xác nhận giao dịch cũng rất nhanh, thường chỉ tính bằng giây. Cùng với đó, Avalanche còn có thể tạo nên những sidechain độc lập với mức độ bảo mật cao cùng khả năng mở rộng tối ưu. Với cấu trúc linh hoạt Avalanche còn hỗ trợ các giao dịch hoán đổi chuỗi chéo rất rẻ và dễ thực hiện.

Xem thêm:

4. Mua các coin hệ Layer 0 dễ dàng trên ONUS

Nếu muốn sở hữu các coin hệ Layer 0 coin cùng hàng loạt tài sản số khác bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ONUS. Đây là ứng dụng đầu tư tiền điện tử hàng đầu tại Việt Nam với hơn 4 triệu người dùng cả trong và ngoài nước.

Lựa chọn ONUS để đầu tư sẽ không làm bạn thất vọng bởi những ưu điểm vượt trội sau:

Đầu tư tiền điện tử đơn giản với ONUS
Đầu tư tiền điện tử đơn giản với ONUS
  • Đa dạng hình thức đầu tư: Với ONUS, bạn có thể đầu tư đa dạng với nhiều tính năng như giao dịch Spot, Farming, Futures, Lãi qua đêm,…Đáp ứng tối đa nhu cầu của các nhà đầu tư khi dùng app.
  • Đội ngũ CSKH 24/7 người Việt Nam: ONUS với đội ngũ CSKH người Việt, luôn sẵn lòng hỗ trợ và giải đáp những băn khoăn của người dùng 24/7 
  • Minh bạch: ONUS hiện đáp ứng đủ tiêu chí minh bạch và an toàn cho người dùng bởi toàn bộ các giao dịch đều được cập nhật và công bố hàng ngày. 
  • Ứng dụng thận thiện: Giao diện đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp cho cả người mới bắt đầu. Hỗ trợ đa dạng các kênh thanh toán và đặc biệt không mất phí khi thực hiện các giao dịch.

Tải ONUS và bắt đầu những trải nghiệm đầu tư tuyệt vời của bạn trên Apple Store | Google Play Stores

5. Tổng kết

Từ những thông tin trên, ta hoàn toàn có thể thấy Layer 0 là giải pháp cải tiến hệ thống blockchain tối ưu. Mong rằng các nhà đầu tư sẽ nắm rõ những đặc điểm và tính ứng dụng mà Layer 0 mang lại. Nếu bạn đang quan tâm tới thị trường crypto, hãy theo dõi ONUS để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lưu ý: Thông tin bài viết đưa ra chỉ nhằm cung cấp thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Với trị trường điện tử đầy biến động, trước khi tiến hành đầu tư mọi người cần cân nhắc thật kỹ để hạn chế rủi ro.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Lợi ích Layer 0 mang lại là gì?

Layer 0 có độ tuỳ chỉnh cao, khả năng mở rộng tốt và rất linh hoạt. Ngoài ra, nền tảng này còn giúp thúc đẩy sự phát triển và đổi mới các hệ sinh thái blockchain.

Sự khác biệt giữa Layer 0 và Layer 1 là gì?

Layer 1 thường để chỉ phần vật lý của mạng gồm các thiết bị như switch, hub và đường dây mạng. Trong khi đó, Layer 0 là các phần tử cơ bản của hạ tầng mạng với các thiết bị, cáp và phụ kiện kết nối mạng.

SHARES