NFT là gì? Tìm hiểu tổng quan về NFT mới nhất 2024

  •  
KEY TAKEAWAYS:
NFT là viết tắt của thuật ngữ non-fungible token dịch sang tiếng Việt là token không thể thay thế.
Điểm chung duy nhất của NFT và tiền mã hóa đó là NFT thường được tạo ra từ chương trình giống với các loại tiền mã hóa.
NFT hoạt động trên hệ thống chuỗi khối của Blockchain - một sổ cái kỹ thuật phân tán công khai có tác dụng ghi lại toàn bộ các giao dịch.

Trong những năm gần đây, NFT đang là một thuật ngữ nhận được nhiều sự quan tâm của giới công nghệ thông tin. Vậy NFT là gì? Cách thức hoạt động của NFT như thế nào? Hãy cùng ONUS tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.

NFT là gì? Tìm hiểu tổng quan về NFT mới nhất 2024
NFT là gì? Tìm hiểu tổng quan về NFT mới nhất 2024

1. NFT là gì?

NFT viết tắt của thuật ngữ Non-fungible token, dịch sang tiếng Việt là token không thể thay thế.

Về cơ bản, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số được lưu trữ trên blockchain và đó có thể là một tác phẩm nghệ thuật, một bài hát, một đoạn video hay một trò chơi điện tử,… được mua bán trực tuyến thông qua hình thức thanh toán bằng tiền mã hóa hay còn gọi là Cryptocurrency.

Điều đặc biệt là mỗi NFT đều chỉ có duy nhất một mã định danh và là tài sản riêng thuộc về một chủ sở hữu. Mặc dù loại tài sản này chỉ mới xuất hiện vào năm 2014,  nhưng đã được rất nhiều người biết đến, ngày càng phổ biến hơn trong việc mua bán các tác phẩm nghệ thuật số. 

2. Điểm khác biệt giữa NFT và tiền điện tử như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, NFT là tên viết tắt của non-fungible token. Điểm chung duy nhất của NFT và tiền mã hóa đó là NFT thường được tạo ra từ chương trình giống với các loại tiền mã hóa.

Tiền mã hóa có thể được thay thế (fungible), nghĩa là tiền mã hóa có thể được mua bán hay trao đổi ngang giá trị với nhau. Ví dụ: 1 BTC hay 1 ETH luôn có giá trị bằng với 1 BTC hay 1 ETH khác. Nhờ đó, tiền điện tử trở thành một phương tiện giao dịch đáng tin cậy trên hệ thống Blockchain. NFT thì khác, mỗi NFT chỉ có duy nhất một chữ ký kỹ thuật số nên NFT có tính không thể thay thế (non-fungible). Nghĩa là bạn sẽ không thể trao đổi một NFT vs một NFT khác mà nó là độc nhất.  

3. Ứng dụng phổ biến của NFT 

Ứng dụng phổ biến của NFT 
Ứng dụng phổ biến của NFT 

Sau khi tìm hiểu khái niệm NFT là gì, chắc chắn nhiều người sẽ nhanh chóng đặt ra câu hỏi về tính ứng dụng của loại tài sản kỹ thuật số này. Theo đó, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì NFT đang được xem là công cụ hàng đầu để mã hóa các tài sản. Các nghệ sĩ và nhà sáng tạo nội dung không còn dựa vào các phòng trưng bày hoặc bán đấu giá để bán tác phẩm của mình nữa. Thay vào đó, họ có thể kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể thông qua việc bán các tác phẩm trực tiếp cho khách hàng dưới dạng NFT. Hơn nữa, họ có thể nhận thêm tiền bản quyền mỗi khi tác phẩm của họ được chuyển nhượng cho chủ sở hữu mới.

Không dừng lại ở nghệ thuật, các thương hiệu như Charmin và Taco Bell đã bán đấu giá các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng nghệ thuật nhằm gây quỹ từ thiện. Sản phẩm giấy vệ sinh không thể thay thế của Charmin và tác phẩm nghệ thuật NFT của Taco Bell đã bán hết chỉ trong vài phút đồng hồ, với giá đấu thầu cao nhất là 1.5 ETH – tương đương với 3,876.16 USD tại thời điểm viết bài.

Nyan Cat, một bản GIF có từ năm 2011 về một chú mèo có thân hình mập mạp, đã được bán với giá gần 600,000 USD, NBA Top Shot đã tạo ra doanh thu hơn 500 triệu USD hay 1 đoạn highlight NFT của vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp LeBron James cũng thu về hơn 200,000 USD.

Trên đây là một số ví dụ tiêu biểu cho ứng dụng mà các NFT đem lại, có thể thấy nhờ sự xuất hiện của NFT mà các tác phẩm nghệ thuật hay bài hát ấn tượng có thể được giao dịch và sở hữu một các minh bạch, an toàn ngay trên mạng blockchain.

4. Cách thức hoạt động của NFT

Cách thức hoạt động của NFT
Cách thức hoạt động của NFT

NFT hoạt động trên hệ thống chuỗi khối của Blockchain – một sổ cái kỹ thuật phân tán công khai có tác dụng ghi lại toàn bộ các giao dịch. Nếu ai đã từng tìm hiểu về công nghệ Blockchain thì chắc chắn sẽ biết quy trình cơ bản để tạo ra các đồng tiền điện tử thông qua hệ thống Blockchain.

NFT được hỗ trợ trên nhiều nền tảng Blockchain khác nhau, được tạo ra (mint)  từ các đối tượng đại điện cho cả vật phẩm hữu hình và vô hình, bao gồm:

  • Các tác phẩm nghệ thuật
  • Video và các khoảnh khắc nổi bật trong nhiều bộ môn thể thao
  • Các bộ sưu tập
  • Một Tweet của người nổi tiếng
  • Sản phẩm âm nhạc
  • Các tệp ảnh GIF
  • Vật phẩm game

Về cơ bản, giống như những vật phẩm được sưu tầm mang tính vật lý, NFT là 1 dạng sưu tầm mang tính kỹ thuật số. Người mua nhận chứng nhận sở hữu độc quyền NFT họ đã mua vì mỗi NFT chỉ có một chủ sở hữu tại một thời điểm. Nhờ có nguồn dữ liệu độc nhất, NFT dễ dàng xác định được quyền sở hữu và sự chuyển giao giữa các chủ sở hữu. Chủ sở hữu hay nhà sáng lập cũng có thể lưu trữ các thông tin cụ thể dưới dạng NFT. Chẳng hạn, các nghệ sĩ có thể ký tên vào tác phẩm nghệ thuật của mình bằng cách chuyển chữ ký của họ thành dạng siêu dữ liệu NFT.

5. NFT mang lại những lợi ích ấn tượng nào?

Không thể phủ nhận việc thực hiện mã hóa các loại tài sản đã mang lại rất nhiều lợi ích cho những người giao dịch, cụ thể:

  • Sự độc quyền: Mỗi NFT đều có một mã định danh duy nhất và hoàn toàn không thể thay thế bằng bất kỳ loại tài sản nào khác. Điều này đảm bảo tính độc quyền và giá trị của từng NFT.
  • Sự minh bạch: NFT được lưu trữ trên blockchain – một hệ thống phân tán và minh bạch. Điều này sẽ đảm bảo được sự an toàn và minh bạch cho các giao dịch liên quan đến NFT, rất quan trọng trong việc định giá những tác phẩm nghệ thuật.
  • Khả năng giao dịch: NFT có thể được mua bán, trao đổi trên các chợ NFT một cách dễ dàng. Đây là một trong những lợi ích to lớn giúp người dùng có thể kiếm lời từ việc sở hữu và giao dịch các NFT, qua đó làm tăng tính thanh khoản cho loại tùa sản kỹ thuật số này.

6. Những rủi ro từ NFT

Thị trường NFT có một lượng người dùng đông đảo, nên một số người tham gia có thể sử dụng tên giả nhằm gian lận. Ngoài ra, ở thị trường Crypto nói chung này, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra NFT giả vô giá trị. Nếu một vật phẩm không đảm bảo được sẽ tăng về mặt giá trị, người chơi sẽ phải chịu một khoản thua lỗ nhất định. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một cơ chế chính thức nào có thể giúp người dùng định giá được tài sản NFT, hầu hết giá trị của chúng đề do người dùng hoặc chủ sở hữu tự đặt ra mức giá.  

7. Có những loại NFT nào?

Những loại NFT phổ biến
Những loại NFT phổ biến

Sự quan tâm đến NFT đã đến đến sự bùng nổ trong lĩnh vực vật sưu tầm mã hóa và nghệ thuật NFT. Dưới đây là một số loại NFT phổ biến nhất 

7.1. Ảnh đại diện (PFPs/ Avatar)

Avatar NFT là hình ảnh “phần đầu và khuôn mặt” của một nhân vật ở định dạng ảnh hồ sơ số. Không có avatar NFT nào giống avatar NFT nào và avatar NFT được tạo ra bởi một thuật toán với các đặc điểm khác nhau. Các NFT này có thể dùng để thúc đẩy ý thức cộng đồng, biểu thị trạng thái số, thậm chí đóng vai trò là vé tham gia các sự kiện metaverse độc quyền.

7.2. NFT Game

NFT game khác với việc giữ các vật phẩm sưu tầm mã hóa trong ví. NFT game sẽ sử dụng NFT trong các quy tắc, cơ chế và hoạt động tương tác của người chơi. Ví dụ: một tựa game có thể cung cấp một skin hiếm trong game dưới dạng NFT và người chơi nào mở khóa skin này trước sẽ có quyền sở hữu skin. NFT này đang ngày càng phổ biến trong giới game thủ vốn đã quen với khái niệm vật phẩm kỹ thuật số có giá trị.

7.3. Sưu tầm (Collectibles)

NFT sưu tầm là tài sản kỹ thuật số duy nhất được đúc trên blockchain mà người dùng có thể sưu tầm hoặc giao dịch. Một số NFT sưu tầm đặc biệt là phiên bản giới hạn và có thể được các nhà sưu tập đặc biệt săn đón.

7.4. NFT thẻ giao dịch

NFT thẻ giao dịch có thể dùng như phiên bản ảo của thẻ giao dịch vật lý. Sự hấp dẫn của NFT thẻ giao dịch có thể là do các yếu tố sau: có thể dễ dàng xác minh, đặc biệt là khi mức độ hiếm là yếu tố quyết định giá trị của thẻ, quyền sở hữu lâu dài trên blockchain và các loại thẻ hiếm như một hình thức đầu tư.

7.5. NFT nghệ thuật

NFT nghệ thuật được tạo khi các nghệ sĩ số hóa và kiếm tiền từ tác phẩm nghệ thuật của mình trên blockchain. Giá trị của NFT nghệ thuật đến từ 2 yếu tố chính: khả năng xác minh tính nguyên bản bằng kỹ thuật số và chứng minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cụ thể.

8. Top 5 sàn giao dịch NFT hàng đầu

8.1. Sàn giao dịch NFT là gì?

Sàn giao dịch NFT (NFT Marketplace) là thị trường NFT, nơi các NFT có thể được lưu trữ, hiển thị, và thực hiện giao dịch mua bán. Người dùng có thể tạo tài khoản và nạp tiền vào ví crypto để thực hiện giao dịch. Sau đó, họ có thể tìm kiếm và mua NFT mà họ quan tâm, khi họ muốn bán NFT, họ có thể tạo danh mục và chờ người mua.  

Cùng ONUS tìm hiểu top 5 sàn giao dịch chuyên dụng cho NFT trong thị trường Crypto nhé.

8.2. OpenSea

OpenSea
OpenSea

Nền tảng được thành lập vào năm 2017 bởi các kỹ sư phần mềm Alex Atallah và Devin Finzer, những người đã bị thu hút bởi sự ra mắt của dòng NFT nổi tiếng CryptoKitties (nơi bạn có thể mua hoặc bán những chú mèo ảo, cũng có thể ghép đôi với một con mèo khác và tạo ra một con mèo mới với một bộ thuộc tính mới) và nhìn thấy tiềm năng trong NFT để cho phép quyền sở hữu thực sự đối với các mặt hàng kỹ thuật số. Các nghệ sĩ kỹ thuật số và người tạo nội dung có thể sử dụng nền tảng này để đúc NFT, tạo thị trường tùy chỉnh và bộ sưu tập NFT, đặt phí trên mã thông báo của họ và tạo đấu giá để bán chúng.

8.3. BLUR

BLUR
BLUR

Blur.io là một NFT aggregator marketplace dành cho cả trader lẫn collector. Sàn cung cấp công cụ hỗ trợ các pro trader quản lý danh mục đầu tư, phân tích và hỗ trợ tối đa trải nghiệm trong quá trình sử dụng sàn giao dịch. Token $BLUR đóng vai trò quản trị của Blur.io được public vào ngày 14/02/2023 tới đây và được list trên nhiều sàn giao dịch tiền điện tử khác nhau. Blur.io đang phát triển cực kỳ nhanh chóng, chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong vài tháng về volume giao dịch

8.4. Rarible

Rarible
Rarible

Rarible về cơ bản là một phần mềm cho phép nghệ sĩ kỹ thuật số phát hành và bán tài sản tiền điện tử cho khách hàng của họ, hoặc những thứ do họ tạo ra bằng kỹ thuật số. Là người dùng, bạn có thể định nghĩa Rarible vừa là nền tảng/thị trường cho các NFT này, hoặc mạng được xây dựng dựa trên nền tảng Ethereum. Nói một cách dễ hiểu ngắn gọn, Rarible là thị trường NFT phi tập trung cho phép người dùng tạo, mua và bán NFT trên chuỗi khối Ethereum.

8.5. SuperRare

SuperRare
SuperRare

SuperRare là thị trường NFT cao cấp chuyên về nghệ thuật kỹ thuật số, tập trung vào các tác phẩm độc nhất vô nhị được tuyển chọn của các nghệ sĩ đã thành danh và mới nổi. Nền tảng này cung cấp cho người sáng tạo cách để kiếm tiền bản quyền sau khi đã bán các tác phẩm nghệ thuật NFT của họ. Các nghệ sĩ kỹ thuật số hiện có thể kiếm thêm thu nhập nhờ tính năng này. SuperRare cũng có một số yếu tố mạng xã hội vì nó cho phép người dùng thích, bình luận, theo dõi và tương tác với những người sáng tạo và người sưu tập NFT khác. Trang chủ của nó hiển thị nguồn cấp dữ liệu được cá nhân hóa gồm các phần được giao dịch gần đây và thị trường của nó có thể được lọc theo nghệ sĩ/tác phẩm nghệ thuật.

8.6. Cryptopunks

Cryptopunks
Cryptopunks

Chỉ với 10.000 tác phẩm sẵn hàng, CryptoPunks vẫn là một số NFT có giá trị nhất trên thị trường. Được thành lập bởi LarvaLabs, những bức chân dung pixel đơn giản này có giá trị về mặt nguồn gốc của chúng: những NFT đầu tiên xuất hiện trên nền tảng Ethereum. Mặc dù bạn có thể tìm thấy một số CryptoPunks này trên OpenSea, nhưng tại đây, chúng được trưng bày gọn gàng và ngăn nắp trên larvalabs.com. Quan trọng là, chúng là điểm cách mạng, cách mạng mang tính dấu mốc của lịch sử blockchain, đây xứng đáng là một trong những thị trường hàng đầu trên thế giới.

9. Top 5 bộ sưu tập NFT nổi bật nhất 

Bộ sưu tập NFT là loại tài sản kỹ thuật số duy nhất được đúc trên blockchain mà người dùng có thể sưu tập hoặc giao dịch. Một số NFT sưu tập đặc biệt là phiên bản giới hạn và có thể được các nhà sưu tập đặc biệt săn đón. Dưới đây là 5 bộ sưu tập NFT nổi bật nhất trên thị trường. Khi đã trở nên giàu có, các chú khỉ bắt đầu cảm thấy nhàm chán, vì vậy bộ sưu tập có tên Bored Ape Yacht Club.

9.1. Bored Ape Yacht Club (BAYC)

Bored Ape Yacht Club (BAYC)
Bored Ape Yacht Club (BAYC)

Bored Ape Yacht Club (BAYC) là một sưu tập gồm 10,000 chú khỉ của Yuga Labs. BAYC có ý nghĩa chỉ những chú “ape” đầu tư ở thị trường crypto sau đó trở nên giàu có khi thị trường tăng mạnh.

9.2. CryptoPunks

CryptoPunks
CryptoPunks

CryptoPunks là bộ sưu tập gồm 10,000 NFT có phong cách pixel 8-bit. CryptoPunks là một trong những dự án NFT nổi tiếng đầu tiên trên thế giới và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ, thậm chí thúc đẩy việc phát triển tiêu chuẩn token ERC-721 sau này. Khác với các bộ sưu tập khác, giá trị của CryptoPunks nằm ở tính lịch sử của dự án. CryptoPunks ra đời trước cả khi chuẩn ERC-721 của NFT được phát triển.

9.3. Mutant Ape Yacht Club

Mutant Ape Yacht Club (MAYC)
Mutant Ape Yacht Club (MAYC)

Mutant Ape Yacht Club (MAYC) là một nhánh của dự án NFT Bored Ape Yacht Club (BAYC).Ra mắt vào ngày 28 tháng 8, BST Mutant Ape Yacht Club (MAYC) bao gồm 20,000 NFT hình vượn người có nhiều biểu cảm của con người. Tuy nhiên, hiệu ứng này từ nhân vật lại nhận được sự hứng thú từ cộng đồng yêu thích NFT. Mutant Ape Yacht Club và Bored Ape Yacht Club là hai bộ sưu tập NFT được săn đón nhất. Cả hai bộ sựu tập này đều tạo ra bởi Yuga Labs.

9.4. Clone X

CloneX
CloneX

CloneX là bộ sưu tập NFT được phát hành bởi hãng thời trang metaverse RTFKT và nghệ sĩ nổi tiếng Takashi Murakami. Dự án CloneX là một bộ sưu tập NFT gồm 20.000 hình đại diện 3D độc đáo, tương tự như bộ sưu tập độc đáo của BAYC. Các hình đại diện CloneX có thể được sử dụng trong phim, trò chơi, mạng xã hội và các dạng nội dung khác bởi những người sưu tập chúng.

9.5. Reddit Collectible Avatars

Reddit Collectible Avatars
Reddit Collectible Avatars

Reddit Collectible Avatars – một tài sản số được thiết kế và tạo ra bởi các nghệ sĩ thuộc cộng đồng Reddit. Được xây dựng trên blockchain Polygon và được chào bán với giá niêm yết fiat, Reddit Collectible Avatars là bước đột phá đầu tiên của Reddit tham gia vào thế giới NFT.

10. Có thể lưu trữ NFT ở đâu?

Để có thể lưu trữ các NFTs, vay tiền từ những giao thức decentralized finance (DeFi) đến việc mua và trao đổi các token trên các nền tảng blockchain, điều trước tiên bạn cần làm đó là tạo crypto-wallet. Phổ biến nhất là ví MetaMask.

Mặc dù trên thị trường có nhiều loại crypto wallet khác nhau nhưng Metamask là loại ví phổ biến nhất với 21.000.000 người dùng. Bạn có thể cài đặt miễn phí loại ví nóng này trên các trình duyệt Chrome, Firefox, Brave,… và tải xuống trên các hệ điều hành IOS, Android.

Cần lưu ý rằng NFT không thể được sao chép hoặc chuyển đổi mà không có sự cho phép của chủ sở hữu – ngay cả bởi nhà phát hành NFT.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Mua token NFT ở đâu?

Bạn có thể mua token NFT trên các nền tảng giao dịch như: OpenSea, BLUR, Rarible, SuperRare, CryptoPunks,...

NFT có giá trị thực không?

Các tác phẩm tranh NFT có giá trị sưu tầm lớn. Mỗi tác phẩm đều là độc nhất và không thể sao chép, không thể thay thế. Vì vậy, càng độc đáo, các tác phẩm sẽ có khả năng bán được với giá càng cao. Ngoài ra, các nhà đầu tư kiếm tiền qua NFT bằng cách mua bán qua lại các tác phẩm.

NFT có phải là tiền mã hóa không?

Một quan niệm sai lầm phổ biến là tiền mã hóa và NFT giống nhau. Tuy nhiên, NFT đúng như tên gọi, là độc nhất và không thể thay thế, trong khi tiền mã hóa không có tính độc nhất (không có sự khác biệt giữa 1 Bitcoin bạn sở hữu với 1 Bitcoin người khác sở hữu).

SHARES