Vay Tín Chấp là gì? Top Ngân Hàng Cho Vay Tín Chấp Lãi Thấp Nhất 2024

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào, các đơn vị cho vay sẽ phê duyệt khoản vay tín chấp dựa trên uy tín tín dụng của người vay.
Do không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, các khoản vay tín chấp rủi ro hơn đối với người cho vay. Do đó, lãi suất của các khoản vay này thường cao hơn.
Ưu điểm vay tín chấp: Không cần tài sản thế chấp, không bị tịch thu tài sản, sử dụng được cho nhiều mục đích, thủ tục nhanh gọn, đơn giản.
Hạn chế vay tín chấp: Ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng, rủi ro pháp lý, yêu cầu tín dụng khắt khe hơn, lãi suất cao - không hấp dẫn.

Bạn đang cần tiền cho một dự án sắp tới, các khoản chi tiêu bất ngờ hoặc thậm chí cả tổ chức đám cưới hay sửa nhà? Vay tín chấp có thể giúp bạn nhận được khoản tài trợ mà không cần thế chấp tài sản như nhà cửa. Vậy vay tín chấp là gì? Hiện nay có những ngân hàng nào cho vay tín chấp lãi thấp nhất? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!

vay tín chấp
Vay tín chấp là gì

1. Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần thế chấp bất kỳ tài sản nào. Thay vì dựa vào tài sản của người vay để đảm bảo, các đơn vị cho vay sẽ phê duyệt khoản vay tín chấp dựa trên uy tín tín dụng của người vay.

vay tín chấp

2. Ai có thể vay tín chấp?

Hiện tại có 2 nhóm đối tượng có thể vay  tín chấp:

  • Cá nhân: Sử dụng cho các mục đích như sửa nhà, tổ chức đám cưới, thanh toán học phí,…
  • Doanh nghiệp: Phục vụ mục đích kinh doanh, đầu tư.

3. Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Để phê duyệt khoản vay tín chấp, các tổ chức cho vay thường dựa chủ yếu vào điểm tín dụng của người vay. Điểm tín dụng cao/lịch sử tín dụng tốt thường là điều kiện tiên quyết để được chấp thuận khoản vay tín chấp.

Hình thức vay này khác với vay thế chấp ở chỗ vay thế chấp yêu cầu người vay cung cấp tài sản thế chấp (nhà đất, xe cộ, trang sức…) để đảm bảo khoản vay. Tài sản thế chấp giúp “nâng cao” mức độ an toàn cho bên cho vay. Ví dụ về các khoản vay thế chấp bao gồm vay mua nhà và vay mua ô tô.

Vì yêu cầu uy tín tín dụng so với vay thế chấp, trong một số trường hợp, người cho vay có thể chấp nhận người đi vay có điểm tín dụng chưa đủ cao nếu họ có người cùng vay. Người cùng vay chịu trách nhiệm về mặt pháp lý để thanh toán khoản nợ nếu người vay chính bị vỡ nợ. Vỡ nợ xảy ra khi người vay không trả được tiền gốc và lãi của khoản vay.

3.1. Rủi ro tín dụng trong vay tiền không thế chấp là gì?

Do không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, các khoản vay tín chấp rủi ro hơn đối với người cho vay. Do đó, lãi suất của các khoản vay này thường cao hơn.

Nếu người vay vỡ nợ khoản vay thế chấp, người cho vay có thể tịch thu tài sản thế chấp để thu hồi thiệt hại. Nhưng nếu người vay vỡ nợ khoản vay tín chấp, người cho vay không thể tịch thu bất kỳ tài sản nào. Tuy nhiên, người cho vay có thể thực hiện các biện pháp khác, chẳng hạn như điều phối nhân viên đến thu hồi nợ hoặc đưa người vay ra tòa.

Ngoài ra, bên cho vay có thể thế chấp lên nhà của người vay (nếu có) hoặc yêu cầu người vay thanh toán khoản nợ theo các hình thức khác. Vỡ nợ có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho người vay, chẳng hạn như điểm tín dụng giảm hay dính “nợ xấu”. 

3.2. Bảng so sánh 2 hình thức vay tín chấp và vay thế chấp

vay tín chấp
So sánh vay tín chấp và vay thế chấp

4. Điều kiện vay tín chấp

Mỗi một đơn vị/tổ chức tín dụng hay ngân hàng khi cho vay tín chấp đều sẽ có những điều khoản và quy định riêng. Tuy nhiên, để được phê duyệt khoản vay, người vay cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản như sau:

  • Là công dân Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ Chứng minh thư/Căn cước công dân đang hiệu lực, hộ khẩu tạm trú/thường trú,… 
  • Đang có công việc cùng mức thu nhập cố định, ổn định để đảm bảo khả năng chi trả cho khoản vay.
  • Lịch sử tín dụng tốt, không ghi nhận nợ xấu tại các ngân hàng/tổ chức tín dụng khác
  • Sao kê bảng lương trong vòng 3 – 6 tháng có xác nhận

5. Công cụ tính lãi vay tín chấp

Cách thức tính lãi suất cho vay tín chấp và công thức tính là thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định làm hồ sơ vay. Hiện nay, 2 hình thức phổ biến nhất khi tính lãi suất vay là tính dựa theo dư nợ gốc và dư nợ giảm dần. Mỗi hình thức đều có những ưu/nhược điểm riêng.

Để tính toán một cách chính xác, bạn có thể tham khảo công cụ tính lãi suất vay ngân hàng trực quan, tự động và dễ hiểu tại đây: Công cụ tính lãi suất vay ngân hàng. Chỉ cần nhập số tiền vay, kỳ hạn vay, lãi suất vay và lựa chọn phương pháp tính là hệ thống sẽ tự động tính toán ra kết quả nhanh chóng. 

vay tín chấp
Công cụ tính lãi vay ngân hàng

6. Ưu điểm và hạn chế của vay tín chấp

6.1. Ưu điểm

Vay tín chấp là lựa chọn vay vốn phổ biến nhờ tính linh hoạt và thủ tục đơn giản. Dưới đây là một số ưu điểm của hình thức vay này:

  • Không cần tài sản thế chấp: Không cần sở hữu tài sản giá trị như nhà cửa hay xe cộ.
  • Không bị tịch thu tài sản: Ngân hàng không thể trực tiếp tịch thu tài sản thế chấp nếu bạn vỡ nợ.
  • Sử dụng cho nhiều mục đích: Có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
  • Thủ tục vay nhanh gọn: Quy trình vay đơn giản hơn vay thế chấp vì không cần thẩm định giá tài sản thế chấp.
Vay tín chấp
Ưu/nhược điểm của vay tín chấp

6.2. Hạn chế

Tuy nhiên, vay tín chấp cũng đi kèm với một số hạn chế cần lưu ý:

  • Ảnh hưởng tín dụng: Trễ hạn thanh toán hoặc vỡ nợ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng/gây nợ xấu cho người vay.
  • Rủi ro pháp lý: Vỡ nợ có thể dẫn đến các biện pháp pháp lý và việc trích lương để thu hồi nợ. 
  • Yêu cầu tín dụng khắt khe hơn: Do rủi ro cao hơn, người cho vay thường yêu cầu điểm tín dụng cao hơn đối với các khoản vay tín chấp so với vay thế chấp.
  • Lãi suất và điều khoản kém ưu đãi: Lãi suất và các điều khoản vay thường không hấp dẫn, đặc biệt đối với những người có lịch sử tín dụng yếu.

7. Những lưu ý khi vay tín chấp

7.1. So sánh các gói vay và lãi suất

  • Mỗi ngân hàng có nhiều gói vay với cách tính lãi suất khác nhau.
  • So sánh lãi suất, ưu đãi, hạn mức vay để chọn gói phù hợp.
  • Xem xét khả năng chi trả để chọn hạn mức vay phù hợp.

7.2. Đọc kỹ hợp đồng vay

  • Hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.
  • Chú ý các khoản phí: Phạt trả chậm, thanh toán trước hạn,…
  • Yêu cầu giải thích nếu không hiểu rõ điều khoản nào.

7.2. Cân nhắc khả năng trả nợ

  • Đánh giá thu nhập cá nhân để chọn hạn mức vay phù hợp.
  • Tránh vay quá nhiều dẫn đến áp lực tài chính.
  • Lập kế hoạch trả nợ rõ ràng để tránh mất khả năng chi trả.

7.4. Lựa chọn đơn vị cho vay uy tín

  • Đơn vị cho vay phải có giấy phép kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  • Lựa chọn đơn vị có tên tuổi, hoạt động lâu năm và được đánh giá cao.
  • So sánh lãi suất, phí dịch vụ của các đơn vị khác nhau để chọn nơi có ưu đãi tốt nhất.
  • Chọn đơn vị cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốn của bạn.
  • Ưu tiên đơn vị có thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng.
  • Chọn đơn vị có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng tốt.

8. Quy trình, thủ tục đăng ký vay tín chấp

8.1. Hồ sơ vay tín chấp gồm những gì? 

Mỗi một đơn vị/tổ chức tín dụng hay ngân hàng khi cho vay tín chấp đều sẽ có những yêu cầu về hồ sơ tín chấp riêng. Tuy nhiên, thông thường người đi vay sẽ cần chuẩn bị những loại giấy tờ cơ bản như sau: Chứng minh thư/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn/xác nhận độc thân, sao kê bảng lương,… kèm theo hồ sơ khai báo của từng đơn vị cho vay. 

8.2. Các bước nộp hồ sơ vay tín chấp?

Phần lớn các đơn vị cho vay đều đang áp dụng quy trình vay tín chấp cơ bản như sau:

  • Bước 1: Đăng ký dịch vụ tại ngân hàng/tổ chức tín dụng được lựa chọn.
  • Bước 2: Làm hồ sơ đăng ký dịch vụ (bao gồm các thông tin cơ bản về khoản vay, mục đích vay,…), cung cấp giấy tờ cá nhân cơ bản.
  • Bước 3: Ngân hàng/tổ chức tín dụng tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ và kiểm duyệt lại thông tin trong hồ sơ.
  • Bước 4: Trong trường hợp hồ sơ đạt đủ điều kiện, đơn vị cho vay sẽ gửi đề xuất các gói vay, tư vấn khoản vay. 
  • Bước 5: Người vay ký hợp đồng/hồ sơ và phía đơn vị cho vay tiến hành giải ngân khoản vay theo đúng điều khoản hợp đồng đã ký kết. 

9. Top Ngân hàng có lãi suất vay tín chấp thấp nhất

Top ngân hàng cho vay tín chấp lãi thấp nhất, uy tín nhất năm 2024 là:

  • Ngân hàng Vietcombank
  • Ngân hàng TPBank
  • Ngân hàng MB Bank
  • Ngân hàng Sacombank
  • Ngân hàng BIDV
  • Ngân hàng VPBank
  • Ngân hàng VIB
  • Ngân hàng MSB

9.1. Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận và mạng lưới hoạt động. Hiện tại, Vietcombank đang cung cấp dịch vụ vay tín chấp với thời hoạt linh hoạt lên tới 60 tháng, lãi suất từ 10%/năm, cùng số tiền vay lên tới 1 tỷ đồng. 

9.2. Ngân hàng TPBank

TPBank là ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong, được thành lập vào năm 2008. Ngân hàng được biết đến với sự tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, mang đến trải nghiệm tiện lợi và hiện đại cho khách hàng. Lãi suất TPBank cũng ưu đãi, dao động từ 10.8%/năm trở lên. Thời gian giải ngân chưa đầy 1 tuần cùng thời hạn linh hoạt 48 tháng. 

9.3. Ngân hàng MB Bank

MB Bank là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào năm 1994, tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Quân đội. Ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội và hiện là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam với mạng lưới rộng khắp cả nước. MB Bank cho phép người vay tín chấp tối đa lên tới 800 triệu đồng cùng thời gian linh hoạt 60 tháng. 

vay tín chấp

9.4. Ngân hàng Sacombank

Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, được thành lập vào năm 1997. Sacombank có mạng lưới hoạt động rộng khắp cả nước với hơn 260 chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1,700 điểm ATM và hơn 20,000 điểm giao dịch POS. Vay tín chấp ở Sacombank lãi suất hấp dẫn chỉ từ 9.6% với số tiền tối đa khoảng 500 triệu đồng. 

9.5. Ngân hàng BIDV

BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo quy mô tài sản năm 2019 và là doanh nghiệp đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018. Thời hạn vay tín chấp tại BIDV lên tới 84 tháng, với số tiền tối đa 500 triệu đồng.

9.6. Ngân hàng VPBank

VPBank là ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, được thành lập vào năm 1993. Lãi suất vay tín chấp tại VPBank giao động 14%/năm, yêu cầu người vay chỉ với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng. 

9.7. Ngân hàng VIB

VIB là ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, được thành lập vào năm 1996. Số tiền cho vay tín chấp tối đa tại VIB là 600 triệu đồng, lãi suất dao động từ 14% đến 17%/năm cùng kỳ hạn lên tới 60 tháng. 

vay tín chấp

9.8. Ngân hàng MSB

MSB là ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, được thành lập vào năm 1991. Mức vay tín chấp tại MSB rất cao, tối đa lên tới 2 tỷ đồng cùng thời hạn cho vay lên tới 5 năm. Ngoài ra, lãi suất cho vay của MSB sẽ cố định từ 1.33%/tháng. 

vay tín chấp

10. Tổng kết

Ưu điểm chính của hình thức này là bạn không cần phải thế chấp tài sản. Nhưng nếu bạn không trả được nợ, bạn vẫn có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như ảnh hưởng đáng kể đến điểm tín dụng của bạn hoặc nguy cơ ra tòa. 

Vay tín chấp sẽ là lựa chọn tốt nếu bạn đã có kế hoạch trả nợ rõ ràng, chi tiết. Nếu bạn quyết định vay, hãy so sánh lãi suất, các điều khoản và phí từ càng nhiều tổ chức cho vay càng tốt trước khi nộp đơn đăng ký.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vay tín chấp là gì và top các ngân hàng cho vay tín chấp lãi thấp nhất hiện nay!

Câu hỏi thường gặp

Vay tín chấp là hình thức đảm bảo gì?

Vay tín chấp là hình thức người vay sử dụng uy tín, lịch sử tín dụng/điểm tín dụng, thu nhập,... của mình để đảm bảo cho khoản vay.

Vay tín chấp không chứng minh thu nhập có được không?

Thường là không. Việc vay tín chấp không đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp, do đó các đơn vị cho vay cần người vay phải chứng minh được thu nhập, khả năng trả nợ khoản vay. Chỉ có rất ít tổ chức tín dụng cho phép vay tín chấp mà không yêu cầu chứng minh thu nhập.

Vay tín chấp không có tài sản trả thì như thế nào?

Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể sử dụng các biện pháp thu hồi nợ như siết nợ tài sản, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngân hàng,... để thu hồi khoản vay. Bên cạnh đó, người vay cũng đứng trước rủi ro bị bên cho vay khởi kiện.

Cho vay tín chấp có thời gian thế nào?

Thời gian cho khoản vay tín chấp thường khá ngắn, kéo dài tối đa không quá 5 năm.

Vợ vay tín chấp chồng có phải trả không?

Theo quy định từ Luật hiện hành, các khoản vay xuất phát từ một phía (vợ hoặc chồng), nếu không có đủ bằng chứng/căn cứ chứng minh được sử dụng cho các mục đích quan trọng, thiết yếu thì không thể buộc phía còn lại chịu trách nhiệm trả nợ.

Vay tín chấp sửa nhà có được không?

Có, bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ vay tín chấp phục vụ cho mục đích tu sửa/tân trang cho ngôi nhà.

Vay thế chấp khác vay tín chấp như thế nào?

Vay thế chấp yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo (bất động sản, nhà, trang sức, xe,...) trong khi vay tín chấp thì không. Vay tín chấp sẽ dựa trên lịch sử tín dụng của người vay.

Nợ xấu tín dụng có vay được thế chấp không?

Người có nợ xấu tín dụng vẫn có thể được vay thế chấp tuy nhiên sẽ có nhiều điều kiện và điều khoản vay kèm theo.

NEXTLãi suất ngân hàng “rung lắc” mạnh sau mỗi cái “búng tay” của FED