CPI là gì? Ý nghĩa và tác động của chỉ số CPI đến thị trường

KEY TAKEAWAYS:
Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) là thước đo phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả hàng tháng.
CPI là một trong những cách phổ biến nhất để đo lạm phát và giảm phát, đồng thời đánh giá được sức mua của đồng tiền.
Đồng thời, CPI còn là cơ sở thiết yếu để các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát hiệu quả.
Hiện tại, Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung có phản ứng đáng kể với việc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao giá cả hàng hóa và dịch vụ lại liên tục biến động? Hay tò mò về những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền bạn đang nắm giữ? Câu trả lời cho những câu hỏi này nằm chính ở Chỉ số giá tiêu dùng – CPI. Vậy CPI là gì? Ý nghĩa và tác động của nó đến thị trường ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này!

cpi

1. Chỉ số CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) là thước đo phản ánh sự thay đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả hàng tháng. 

CPI có thể dùng để đo giá cả của mọi lĩnh vực xoay quanh đời sống của người dân như tiền nhà ở, nguyên liệu thực phẩm, giáo dục, y tế, di chuyển, hàng hóa, giải trí,… Chỉ số CPI sẽ được biểu hiện dưới dạng %. 

cpi

2. Chỉ số CPI có ý nghĩa gì?

CPI là một trong những cách phổ biến nhất để đo lạm phát và giảm phát, đồng thời đánh giá được sức mua của đồng tiền. Chỉ số này giúp chính phủ ra các quyết sách điều chỉnh lương, trợ cấp phù hợp với chi phí sinh hoạt thực tế của người dân.

Đồng thời, CPI còn là cơ sở thiết yếu để các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, kiểm soát lạm phát hiệu quả. Nhờ CPI, các doanh nghiệp có thể dự báo xu hướng giá cả, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Đây là chỉ số kinh tế không thể thiếu để đánh giá tình hình vĩ mô và xây dựng các giải pháp quản lý nền kinh tế.

3. Các loại chỉ số CPI

Tại một số quốc gia phát triển và đông dân như Hoa Kỳ, nơi nền kinh tế lớn mạnh có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới, chính phủ còn chia chỉ số CPI ra thành nhiều loại nhỏ hơn, bao gồm:

  • CPI-U: Chỉ số Giá tiêu dùng cho tất cả người dân đô thị, đại diện cho khoảng 93% dân số tại quốc gia này không sống ở các vùng nông thôn xa xôi. 
  • CPI-W: Chỉ số Giá tiêu dùng cho người lao động hưởng lương theo giờ và nhân viên văn phòng. CPI-W bao gồm 29% dân số Hoa Kỳ sống trong các hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ công việc hành chính.

CPI-U là nền tảng của các con số CPI được báo cáo rộng rãi, có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tài chính. Trong khi đó, CPI-W được sử dụng để điều chỉnh các khoản thanh toán An sinh Xã hội cũng như các phúc lợi và lương hưu theo những thay đổi về chi phí sinh hoạt. Nó cũng điều chỉnh các mức thuế thu nhập liên bang để đảm bảo người nộp thuế không phải chịu mức thuế cao hơn do lạm phát.

4. Cách tính chỉ số CPI

4.1. Công thức tính CPI theo từng năm

Để tính toán CPI theo năm, ta có thể lấy giá trị (chi phí mua) một giỏ hàng cụ thể ở thời điểm hiện tại chia cho năm trước đó:

CPI hàng năm = Giá trị giỏ hàng năm nay / Giá trị giỏ hàng năm trước * 100

Lưu ý: Giá trị giỏ hàng năm trước được đặt ở mẫu số để tính toán tỉ lệ thay đổi.

Giỏ hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong công thức tính CPI là một nhóm tổng hợp các mặt hàng phổ biến trong tiêu dùng của người dân. Tỷ trọng của từng thành phần trong giỏ hàng được tính theo tỷ lệ bán ra trên thị trường và có thể thay đổi ở từng quốc gia khác nhau.

cpi

4.2. Công thức tính tỷ lệ lạm phát dựa trên chỉ số CPI

Sau khi đã có CPI của năm hiện tại và năm trước đó, có thể tính được tỷ lệ lạm phát dựa trên công thức sau:

Tỷ lệ lạm phát = [(CPI mới – CPI năm trước) / CPI năm trước] * 100

5. Chỉ số CPI được sử dụng như thế nào?

5.1. Cục Dự trữ Liên bang

Fed sử dụng CPI để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Mục tiêu lạm phát của Fed là 2%. Nếu lạm phát tăng cao hơn, Fed sẽ siết chặt chính sách tiền tệ bằng cách tăng lãi suất. Ngược lại, nếu lạm phát thấp, Fed có thể nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế.

5.2. Các cơ quan chính phủ khác

CPI được dùng để điều chỉnh các khoản thanh toán của Chính phủ dựa trên chi phí sinh hoạt, ví dụ như trợ cấp an sinh xã hội, lương hưu, phụ cấp giáo dục…

5.3. Nhà ở

Lãi suất vay thế chấp (cùng các khoản vay dài hạn khác) thường bị ảnh hưởng bởi lãi suất do các tổ chức của chính phủ quy định. Khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng và chính phủ thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, lãi suất vay thường tăng lên. Ngược lại, chủ nhà có thể sử dụng thông tin CPI để đánh giá hợp lý mức tăng tiền thuê nhà hàng năm cho người thuê.

5.4. Thị trường tài chính

Giá cả trên thị trường tài chính bị ảnh hưởng bởi vô số yếu tố, trong đó có Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI). Biến động chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) để phản ứng với CPI tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

cpi

Thông thường, CPI cao cho thấy chính sách của Chính phủ đang nới lỏng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc vay nợ dễ dàng hơn với lãi suất thấp hơn, giúp người dân có năng lực chi tiêu mạnh hơn. Ngược lại, CPI giảm hoặc đi ngang có thể báo hiệu các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ có thể được nới lỏng.

5.5. Thị trường lao động

CPI được sử dụng để điều chỉnh các chỉ số kinh tế khác, chẳng hạn như doanh số bán lẻ và thu nhập theo giờ/tuần, nhằm tách biệt sự thay đổi cơ bản với sự thay đổi do giá cả. Từ đó, mức lương trả cho người lao động cũng có thể được cân nhắc điều chỉnh tăng/giảm tùy theo tình hình kinh tế và giá cả hàng hóa. 

6. Một số hạn chế của chỉ số CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể không phản ánh chính xác thực tế do một số hạn chế sau:

  • Khả năng phản ánh cao hơn thực tế: Khi giá hàng hóa trong giỏ cố định tăng, người tiêu dùng có thể chuyển sang sản phẩm giá rẻ hơn, nhưng CPI không tính đến điều này, dẫn đến phản ánh mức giá cao hơn thực tế.
  • Không cập nhật kịp sản phẩm mới: CPI tính trên giỏ hàng hóa cố định, không thể cập nhật các sản phẩm mới ra mắt nhanh chóng, không phản ánh được cầu của những mặt hàng mới.
  • Không tính đến thay đổi chất lượng: Nếu chất lượng hàng hóa tăng nhưng không được tính vào, CPI có thể phóng đại mức tăng giá thực tế.
  • Không áp dụng cho toàn bộ người tiêu dùng: CPI không áp dụng cho tất cả các nhóm dân cư, không phản ánh chính xác mức giá tại các vùng nông thôn, miền núi, nơi có cơ cấu chi tiêu khác biệt.

7. Tác động của chỉ số CPI đến thị trường Crypto

Hiện tại, Bitcoin và thị trường tiền điện tử nói chung có phản ứng đáng kể với việc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Nếu chỉ số CPI cao hơn dự đoán, điều này sẽ tạo cơ sở cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất sẽ hút dòng tiền ra khỏi các thị trường rủi ro như tiền điện tử, khiến giá Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác có xu hướng giảm.

Ngược lại, nếu chỉ số CPI thấp hơn dự đoán, FED có cơ sở để giữ nguyên hoặc giảm nhẹ lãi suất. Điều này sẽ thúc đẩy dòng tiền chảy vào các thị trường rủi ro như tiền điện tử, làm giá Bitcoin và các đồng tiền điện tử khác có khuynh hướng tăng.

Tuy nhiên, trong năm 2022 và 2023, do lạm phát cao kỷ lục, thị trường không kỳ vọng FED sẽ hạ lãi suất mà chỉ có khả năng tăng ít (0,25%) hoặc tăng nhiều (từ 0,75% trở lên). Vì vậy, trong một số trường hợp khi FED tăng lãi suất thấp hơn kỳ vọng của thị trường, giá Bitcoin vẫn có thể tăng do dòng tiền chảy vào thị trường này.

8. Đầu tư Crypto “bất chấp” thị trường tăng/giảm

Ngay cả khi chỉ số CPI cao hơn dự kiến, khiến toàn bộ thị trường chìm trong sắc đỏ thì các nhà đầu tư vẫn có cơ hội tạo ra lợi nhuận. Câu trả lời nằm ở Giao dịch Futures. 

cpi

Tại Việt Nam, bạn có thể bắt đầu giao dịch Futures cực kỳ đơn giản và dễ dàng thông qua ONUS Pro. ONUS Pro được xây dựng hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia ONUS, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về sàn giao dịch phái sinh hàng đầu. ONUS Pro sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Thế mạnh UI/UX: Giao diện thân thiện, mang đến trải nghiệm giao dịch tiện dụng và ổn định cho người dùng.
  • Hiệu năng cao: Hệ thống khớp lệnh của ONUS Pro có thể xử lý lên tới 50,000 giao dịch mỗi giây, với độ trễ dưới 1 giây cho mỗi lệnh (orders). 
  • Thanh khoản dồi dào: ONUS Pro hợp tác với các nhà cung cấp để kiến tạo nguồn thanh khoản dồi dào cho các traders. 
  • Phí thấp nhất: Mức phí chỉ từ 0.01-0.04% – một trong những sàn giao dịch có mức phí thấp nhất trên thị trường hiện nay.

Với khả năng giao dịch Short hiệu quả, bạn có thể nhận lợi nhuận từ đà giảm của thị trường. Bên cạnh đó, nếu biết cách sử dụng đòn bẩy hiệu quả, bạn có thể tối đa hóa lợi nhuận từ mọi xu hướng giá, ngay cả khi thị trường suy giảm sau khi công bố chỉ số CPI tăng cao.

Hãy đăng ký tài khoản ONUS ngay hôm nay và nhận 270,000 VNDC trải nghiệm giao dịch miễn phí.

9. Tổng kết

Tác động của chỉ số CPI đối với thị trường tiền điện tử đã thể hiện rất rõ ở một vài thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trước năm 2021, các thông báo về CPI không nhận được sự quan tâm của cộng đồng crypto và không tạo ra nhiều xáo trộn trên thị trường. Chỉ đến giữa năm 2021, các trang tin tức lớn về tiền điện tử mới bắt đầu đưa tin về CPI và giải thích tác động của nó đối với giá Bitcoin.

Điều này dẫn đến nghi vấn rằng liệu chỉ số CPI thực sự ảnh hưởng đến đà tăng giảm của Bitcoin hay chỉ là một cách để các phương tiện truyền thông hợp thức hóa biến động giá khi có tin tức mới.

cpi

Trong ngắn hạn, chỉ số CPI có thể tạo ra những tác động nhất định lên giá Bitcoin, đặc biệt đối với các nhà giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, các nhà đầu tư cần xem xét tổng thể nhiều yếu tố như chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương, sự phát triển của hệ sinh thái Crypto-DeFi, cũng như xu hướng của Bitcoin và các dự án ứng dụng khác. 

Tham khảo thêm:

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Chỉ số CPI được công bố bởi cơ quan nào?

Chỉ số CPI thường được công bố hàng tháng bởi cơ quan thống kê quốc gia. Ví dụ, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố CPI của Mỹ vào khoảng giữa mỗi tháng cho tháng trước đó. Tại Việt Nam, chỉ số CPI được công bố bởi Tổng cục Thống kê. Hay tại Anh, Văn phòng Thống kê Quốc gia sẽ công bố CPI.

Làm thế nào để tính toán chỉ số CPI?

CPI được tính toán bằng cách theo dõi mức giá của một "rổ" các mặt hàng và dịch vụ tiêu dùng đại diện cho chi tiêu trung bình của hộ gia đình. Thành phần rổ hàng hóa này được điều chỉnh định kỳ để phản ánh thực tế.

Chỉ số CPI cao có nghĩa gì đối với người tiêu dùng?

Khi CPI cao, điều đó có nghĩa sức mua của đồng tiền giảm đi. Người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ như trước đây. Điều này làm giảm mức sống và gây nhiều khó khăn cho người có thu nhập cố định.

Tại sao các nhà đầu tư và nhà quản lý tài sản quan tâm đến chỉ số CPI?

Các nhà đầu tư quan tâm đến CPI vì nó ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất, thị trường chứng khoán và quyết định đầu tư của họ. CPI cao thường dẫn đến lãi suất cao hơn.

Chỉ số CPI cao có ảnh hưởng như thế nào đến chính sách lãi suất của ngân hàng trung ương?

Khi CPI cao cho thấy lạm phát tăng, ngân hàng trung ương thường sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Điều này làm tăng chi phí đi vay và nhằm hạn chế tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát.

Ngoài thị trường tài chính, chỉ số CPI cao còn ảnh hưởng đến lĩnh vực nào khác?

CPI cao ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp tăng lên làm giảm lợi nhuận. Điều này có thể khiến doanh nghiệp phải tăng giá bán ra để bù đắp chi phí.

Chỉ số CPI có phải là chỉ số duy nhất để đo lường lạm phát không?

Không, ngoài CPI còn có các chỉ số khác cũng được sử dụng để đo lường lạm phát như chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá nhà ở, chỉ số chi phí nhân công,...

Chỉ số CPI có những hạn chế gì khi áp dụng để đánh giá mức độ lạm phát?

Một số hạn chế của CPI bao gồm không phản ánh được sự thay đổi chất lượng sản phẩm, sự xuất hiện của các sản phẩm mới và sự khác biệt trong thói quen tiêu dùng giữa các vùng miền. Nó cũng chỉ đại diện cho xu hướng giá của các hộ gia đình ở khu vực thành thị.

SHARES