DCA là gì? Chiến lược trung bình giá trong giao dịch Crypto

  •  
KEY TAKEAWAYS:
DCA (Dollar-Cost Averaging) là chiến lược bình quân giá vốn đầu tư, hay còn gọi tắt là “trung bình giá”. Thay vì đầu tư tất cả số vốn vào 1 lệnh, bạn sẽ chia nhỏ vốn để vào lệnh nhiều lần ở các mức giá khác nhau.
DCA giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro lên xuống của làn sóng thị trường, giúp nhà đầu tư đạt được nhiều lợi nhuận khi thị trường đi lên.
Sử dụng tính năng Đầu tư tự động sẽ giúp nhà đầu tư thiết lập kế hoạch đầu tư nhất quán và tối ưu thời gian giao dịch.

DCA là một trong những chiến lược đầu tư vô cùng phổ biến trên thị trường Crypto nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Hãy cùng tìm hiểu về DCA và chiến lược Trung bình giá khi đầu tư.

DCA là gì?
DCA là gì?

1. DCA (trung bình giá) là gì?

1.1. Khái niệm DCA (trung bình giá)

DCA (Dollar-Cost Averaging) là chiến lược bình quân giá vốn đầu tư, hay còn gọi tắt là “trung bình giá”. Thay vì đầu tư tất cả số vốn vào 1 lệnh, bạn sẽ chia nhỏ vốn để vào lệnh nhiều lần ở các mức giá khác nhau. Điều này về lâu dài sẽ giúp bạn giảm rủi ro và ổn định tài sản, đặc biệt là tại thị trường Crypto nơi có những biến động rất nhanh và mạnh. 

1.2. Chiến lược DCA (trung bình giá) tác động như thế nào đến đầu tư

Chiến lược này thực hiện rất đơn giản, nhưng hiệu quả đem lại thì rất lớn. Nó giúp bạn giảm thiểu rủi ro lên xuống của làn sóng thị trường và giúp bạn đạt được nhiều lợi nhuận khi thị trường đi lên.

Chiến lược Trung Bình Giá đem lại những lợi ích sau đây:

  • Mua được giá thấp hơn bằng cách DCA nhiều lần ở nhiều mức giá.
  • Có tiềm năng sở hữu được nhiều tài sản hơn so với đầu tư không chiến lược.
  • Gia tăng nhiều giá trị tài sản (hay giá trị đầu tư) hơn.
  • Giảm thiểu được rủi ro lên xuống của thị trường

2. DCA trong đầu tư tiền điện tử

Tại thị trường tiền điện tử, DCA được sử dụng trong cả giao dịch Spot và Futures.

2.1. Ứng dụng DCA trong giao dịch giao ngay (Spot)

Giao dịch Spot là quá trình mua/bán thanh toán ngay lập tức các tài sản kỹ thuật số như BTC hay ETH,…

Khi áp dụng DCA trong giao dịch Spot, nhà đầu tư sẽ chia nhỏ số tiền đầu tư ban đầu thành nhiều khoản nhỏ, sau đó đầu tư nhiều lần vào tài sản mục tiêu, nhằm giảm thiểu rủi ro khi biến động giá.

Ví dụ:  Bạn có nguồn vốn 10,000$ muốn đầu tư vào Bitcoin. Hiện tại giá Bitcoin đang ở mức 40,000$. 

Trường hợp 1: Không dùng chiến lược DCA.

Bạn đầu tư tất cả khoản vốn vào Bitcoin tại giá thị trường $40,000. Lúc này, bạn cần chờ giá Bitcoin tăng lên cao hơn $40,000 để có lời.

Trường hợp 1. Không sử dụng chiến lược DCA
Trường hợp 1. Không sử dụng chiến lược DCA

Trường hợp 2: Áp dụng chiến lược DCA

Thay vì dành toàn bộ 10,000$ để mua Bitcoin tại giá $40,000, bạn có thể chia nhỏ vốn thành 5 phần (ví dụ mỗi phần $2,000). 

Do giá Bitcoin biến động liên tục, bạn mua được Bitcoin ở nhiều lệnh với các mức giá lần lượt như sau:

Trường hợp 2. Áp dụng chiến lược DCA
Trường hợp 2. Áp dụng chiến lược DCA

Như vậy, thay vì mua 1 lệnh duy nhất tại mức giá $40,000, bạn đã áp dụng DCA chia nhỏ các lệnh và mua được Bitcoin với mức giá vốn thấp hơn. Giá vốn trung bình lúc này được kéo xuống chỉ còn $38,000. Bạn chỉ cần chờ giá Bitcoin cao hơn $38,000 là đã có lãi, thay vì phải chờ giá Bitcoin tăng cao hơn $40,000 như Trường hợp 1.

Bảng so sánh giữa đầu tư không sử dụng DCA và có sử dụng DCA
Bảng so sánh giữa đầu tư không sử dụng DCA và có sử dụng DCA

Lưu ý: Đây chỉ là ví dụ giả định để bạn hiểu hơn về khái niệm DCA. DCA không phải luôn mang lại giá vốn trung bình thấp hơn như trong ví dụ trên, mà phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác: Thị trường, thời điểm vào lệnh, lòng tham và nỗi sợ, mục tiêu đầu tư,… 

2.2.Ứng dụng DCA trong giao dịch phái sinh (Futures)

Giao dịch Futures hay còn gọi là hợp đồng tương lai, là hình thức giao dịch phái sinh cho phép các cho phép các nhà đầu tư giao dịch theo cả 2 chiều tăng và giảm ( long và short ) đi kèm với đòn bẩy lớn.

Nhà giao dịch thường sử dụng DCA trong Futures với mục đích Trung bình giá vào lệnh, tăng khối lượng cho vị thế.

Có 2 cách để DCA cho vị thế khi giao dịch Futures:

  • Thêm khối lượng tại vị thế đang mở
  • Mở lệnh cùng chiều với vị thế đang mở

Ví dụ: Bạn đầu tư 100,000 VNDC (Ký quỹ) vị thế Mua/Long vào BTC với đòn bẩy 20x, tổng khối lượng giao dịch của lệnh sẽ là 2,000,000 VNDC. 

Giả sử, vị thế của bạn đã có PnL âm , BTC đã giảm 2% tương đương với mức PnL -40%. Bạn muốn DCA để có vị thế Long mới tốt hơn, bạn sẽ mở tiếp 1 vị thế Mua với mức ký quỹ 100,000 VNDC và đòn bẩy như cũ.

Như vậy, bạn đã trung bình giá vị thế Mua/Long và vị thế mới tốt hơn vị thế cũ, nhanh chóng có khả năng ra tăng lợi nhuận.

3. Các loại chiến lược DCA

Có nhiều cách thức khác nhau để áp dụng DCA, mỗi cách thức có những ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là 4 chiến lược DCA phổ biến nhất:

3.1. DCA định kỳ

Đây là chiến lược phổ biến nhất, trong đó nhà đầu tư định kỳ đầu tư một khoản tiền cố định vào tài sản như ETH hay BTC hàng tháng. Dù giá tài sản tăng hay giảm, người đầu tư vẫn duy trì mức đầu tư đều đặn.

  • Ưu điểm: Giảm thiểu tác động của biến động giá và tăng cơ hội mua được tài sản với giá rẻ: Nếu giá tài sản giảm trong thời gian dài, nhà đầu tư sẽ mua được tài sản với giá trung bình thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
  • Nhược điểm: Thời gian đầu tư cần dài để đạt được hiệu quả tối ưu: DCA dựa trên nguyên tắc mua nhiều khi giá thấp và ít khi giá cao. Để đạt được hiệu quả tối ưu, nhà đầu tư cần duy trì việc đầu tư đều đặn trong thời gian dài, khi thị trường có cả những giai đoạn giá tăng và giá giảm.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư 10,000 USD vào Bitcoin (BTC) trong vòng 1 năm. Nhà đầu tư có thể chia số tiền này thành 12 khoản bằng nhau, mỗi khoản 830 USD. Sau đó, nhà đầu tư sẽ đầu tư đều đặn mỗi tháng 830 USD vào Bitcoin, bất kể giá Bitcoin tăng hay giảm.

2.2. DCA khi giá thấp

Trong chiến lược này, nhà đầu tư sẽ đợi đến khi giá tài sản giảm xuống một mức xác định hoặc đến thời điểm có giá thấp hơn trung bình, sau đó mới thực hiện mua vào. Mục tiêu là tận dụng giá thấp để mua nhiều tài sản hơn với số tiền đã định sẵn.

  • Ưu điểm: Tăng cơ hội mua được tài sản với giá rẻ: Nếu nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm giá tài sản giảm, họ sẽ có cơ hội mua được tài sản với giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường.
  • Nhược điểm: Khó xác định thời điểm giá thấp: Thị trường tài chính biến động không ngừng, việc xác định thời điểm giá thấp là một thách thức đối với nhà đầu tư. Nếu xác định sai thời điểm, nhà đầu tư có thể mua vào khi giá tài sản đang tăng, dẫn đến lãng phí tiền bạc.

Ví dụ: Nhà đầu tư A có mục tiêu đầu tư 10,000 USD vào ETH trong vòng 1 năm. Nhà đầu tư A lựa chọn chiến lược DCA khi giá thấp. Tại thời điểm ban đầu nhà đầu tư A mua 5,000 USD khi giá ETH là 2,300 USD. Sau đó, giá ETH tiếp tục giảm xuống 1,800 USD, Nhà đầu tư A mua vào thêm 5,000 USD.

=> So với việc mua ETH ngay lập tức với 10,000 USD, nhà đầu tư A đã mua được nhiều ETH hơn với số tiền đầu tư tương tự. Điều này là do giá ETH đã giảm xuống trong thời gian đầu tư.

3.2. DCA khi giá tăng

Ngược lại với chiến lược trên, ở đây nhà đầu tư sẽ mua vào khi giá tài sản tăng lên một mức xác định hoặc vượt qua mức trung bình. Mục tiêu là tham gia vào thị trường khi xu hướng tăng giá đã xác định, để hưởng lợi từ sự tăng trưởng tiềm năng.

  • Ưu điểm: Tham gia thị trường khi xu hướng tăng giá đã xác định: Nếu nhà đầu tư có thể xác định được thời điểm giá tài sản tăng, họ sẽ có cơ hội tham gia thị trường khi xu hướng tăng giá đã xác định, từ đó tận hưởng được sự tăng trưởng tiềm năng của tài sản.
  • Nhược điểm: Bỏ lỡ cơ hội mua vào khi giá thấp: Nếu nhà đầu tư mua vào khi giá tài sản đã tăng cao, họ sẽ bỏ lỡ cơ hội mua vào khi giá thấp hơn.

Ví dụ: Nhà đầu tư A đã mua 10,000 USD tài sản SOL tại mức giá 90 USD, sau khi xác định SOL sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới, nhà đầu tư A mua thêm 5,000 USD đồng SOL tại mức giá 95 USD và giá trị đồng SOL tiếp tục tăng lên 99 USD, nhà đầu tư hưởng lợi từ khoản đầu tư này.

3.4. DCA linh hoạt

Chiến lược này cho phép nhà đầu tư điều chỉnh mức đầu tư dựa trên tình hình thị trường và tài chính cá nhân. Khi thị trường không ổn định, nhà đầu tư có thể tăng hoặc giảm mức đầu tư hàng tháng để đảm bảo rằng họ vẫn duy trì việc đầu tư một cách hợp lý.

  • Ưu điểm: Linh hoạt, phù hợp với mọi hoàn cảnh: Nhà đầu tư có thể điều chỉnh mức đầu tư dựa trên tình hình thị trường và tài chính cá nhân, từ đó tối ưu hóa hiệu quả của việc đầu tư.
  • Nhược điểm: Yêu cầu nhà đầu tư có kiến thức và kinh nghiệm: Để điều chỉnh mức đầu tư một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần có kiến thức và kinh nghiệm về thị trường tài chính.

4. Hướng dẫn áp dụng hiệu quả chiến lược DCA

DCA (trung bình giá)
DCA (trung bình giá)

DCA là một chiến thuật đầu tư dài hạn, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và đạt được mục tiêu đầu tư một cách ổn định. Khi áp dụng DCA, nhà đầu tư cần lưu ý một số điều sau:

  • Chuẩn bị tâm lý ổn định và niềm tin vào danh mục đầu tư: DCA là một chiến lược đầu tư dài hạn, đòi hỏi nhà đầu tư phải kiên trì và có niềm tin vào danh mục đầu tư của mình.
  • Chọn đúng loại tài sản để áp dụng DCA: DCA phù hợp với các loại tài sản có giá trị biến động trong dài hạn, chẳng hạn như chứng khoán, tiền điện tử,…
  • Chọn thời điểm phù hợp để áp dụng DCA: DCA nên được áp dụng khi thị trường đang trong xu hướng ổn định, có các ngưỡng hỗ trợ mạnh ở gần bên dưới.

Để áp dụng DCA hiệu quả, nhà đầu tư có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Xác định mức thua lỗ tối đa có thể chấp nhận được: Mức thua lỗ tối đa có thể chấp nhận được giúp nhà đầu tư xác định được ngưỡng cắt lỗ, tránh việc bị cháy tài khoản.
  • Tính toán khối lượng lệnh đặt tương ứng với số vốn: Khối lượng lệnh đặt tương ứng với số vốn giúp nhà đầu tư đảm bảo cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận.
  • Lập kế hoạch phân bổ vốn phù hợp: Nhà đầu tư có thể phân bổ vốn theo các tỷ lệ khác nhau, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mình.
  • Xác định thời điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ: Nhà đầu tư cần xác định thời điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu đầu tư.

5. Ưu điểm và hạn chế của chiến lược Trung bình giá

5.1. Ưu điểm của DCA

DCA có nhiều ưu điểm nổi trội, được các nhà đầu tư yêu thích và lựa chọn trong chiến lược đầu tư của mình. Vậy ưu điểm của DCA là gì?

  • Giảm thiểu nguy cơ đầu tư theo Fomo, cảm tính: Nếu sử dụng DCA, nhà đầu tư giảm khả năng bị tác động bởi FOMO (Fear of missing out) thị trường. Bạn bắt buộc phải xây dựng kế hoạch đầu tư khoa học. Nếu có xuống tiền, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn so với việc gặp mã nào thích, nghe đồn, tin người khác rồi mua bất chấp.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Không cần có nguồn vốn quá lớn, chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhất định trong khả năng là có thể áp dụng DCA vào đầu tư. Vốn sẽ được tích lũy dần như một khoản tiết kiệm. Đây là phương pháp đầu tư dài hạn, ít rủi ro hơn các phương pháp khác.
  • Tiết kiệm thời gian đầu tư: Nhà đầu tư không cần tập trung quá nhiều thời gian mỗi ngày để theo dõi biến động giá, biến động thị trường,… Chỉ cần áp dụng theo đúng chiến thuật DCA mình xây dựng là có thể đầu tư khoa học mà hiệu quả. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn nên theo dõi thông tin thị trường để điều chỉnh kế hoạch đầu tư 1 cách phù hợp.
  • Rút ngắn thời gian hòa vốn: Trung bình giá càng thấp, điểm hòa vốn càng gần. So với đầu tư tổng hợp (all in) thì điểm hòa vốn sẽ thấp hơn. Bên cạnh đó, DCA hòa vốn càng nhanh, khả năng sinh lời càng cao.

5.2. Hạn chế của DCA

Bên cạnh những ưu điểm, chiến lược DCA có 2 hạn chế sau đây: 

  • Lợi nhuận thấp: Mặc dù an toàn, phương pháp DCA trung bình giá có khả năng đạt được lợi nhuận thấp hơn so với các chiến lược đầu tư khác. Sự tập trung vào giảm rủi ro thường dẫn đến lợi nhuận tương đối thấp hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là duy trì khả năng tồn tại và ngăn chặn thua lỗ.
  • Tốn thời gian và chi phí giao dịch: Vì phương pháp DCA đòi hỏi nhiều lần giao dịch thay vì một lần, nó có thể tốn nhiều thời gian và cần sự tập trung liên tục. Hơn nữa, việc thực hiện nhiều giao dịch có thể kéo theo nhiều phí giao dịch hơn so với một giao dịch lớn. Tuy vậy, những yếu tố này thường không ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch đầu tư dài hạn của bạn.

6. Giới thiệu công cụ DCA tự động tốt nhất hiện nay

DCA (Dollar Cost Averaging) là một chiến lược đầu tư đơn giản nhưng hiệu quả, giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, việc áp dụng DCA thủ công có thể gặp một số hạn chế, chẳng hạn như:

  • Cần theo dõi thị trường để canh giá DCA phù hợp: Nhà đầu tư cần dành thời gian theo dõi biến động giá cả để xác định thời điểm mua vào phù hợp. Điều này có thể tốn thời gian và công sức, đặc biệt là đối với những nhà đầu tư bận rộn.
  • Thao tác thủ công: Việc thực hiện DCA thủ công có thể gặp một số lỗi do thao tác thủ công của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến những sai sót, khiến nhà đầu tư không đạt được mục tiêu đầu tư của mình.

Để khắc phục những hạn chế này, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn sử dụng các công cụ DCA tự động. Tính năng Đầu tư tự động của ONUS chính là lựa chọn thích hợp nhất hiện nay. Với tính năng này, nhà đầu tư thực hiện mua/bán/DCA hơn 600 tài sản số một cách tự động, theo đúng kế hoạch đã đặt ra.

Hướng dẫn Đầu tư tự động trên ONUS
Hướng dẫn Đầu tư tự động trên ONUS

Lợi ích khi sử dụng tính năng Đầu tư tự động ONUS:

  • Có thể cài đặt mua tự động tại mức giá mong muốn: Nhà đầu tư có thể cài đặt mua tự động tài sản số tại mức giá mong muốn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư. Ví dụ: Nhà đầu tư có thể cài đặt mua BTC mỗi tuần với số tiền 20 USDT nếu giá BTC trong khoảng $25,000 đến $29,000.
  • Giúp bạn thiết lập kế hoạch đầu tư nhất quán: Tính năng Đầu tư tự động giúp nhà đầu tư thiết lập kế hoạch đầu tư nhất quán, giúp tích lũy tài sản số ở vùng giá tốt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư dài hạn.
  • Giúp NĐT tránh các quyết định sai lầm đến từ cảm xúc FOMO và FUD: Tính năng Đầu tư tự động giúp nhà đầu tư tránh các quyết định sai lầm đến từ cảm xúc FOMO (Fear of missing out) và FUD (Fear, uncertainty, and doubt). Điều này giúp nhà đầu tư giữ vững tâm lý đầu tư, đạt được mục tiêu đầu tư của mình.
  • Thao tác nhanh chóng, dễ dàng trên ứng dụng ONUS: Tính năng Đầu tư tự động được tích hợp trên ứng dụng ONUS, giúp nhà đầu tư thao tác nhanh chóng, dễ dàng.
  • Không thu phí giao dịch: ONUS không thu phí giao dịch tại tính năng Đầu tư tự động.
ONUS Apple Store
Câu hỏi thường gặp

Có nên áp dụng DCA trong thị trường tiền điện tử?

Thị trường tiền điện tử khá rủi ro và dễ dàng biến động lớn. Chiến lược DCA sẽ giúp bạn chia nhỏ các khoản đầu tư, giảm rủi ro và cho bạn thời gian để đánh giá thị trường.

Có nên sử dụng biện pháp DCA thủ công?

Việc áp dụng DCA thủ công có thể gặp một số hạn chế như tốn thời gian và gặp một số lỗi do thao tác thủ công, khiến bạn không mua được tài sản mới mức giá mục tiêu. Vì vậy, hãy lựa chọn sử dụng các công cụ DCA tự động như tính năng Đầu tư tự động để tránh cách hạn chế khi thao tác thủ công.

Đâu là chiến lược DCA phổ biến nhất?

DCA định kỳ là chiến lược phổ biến nhất, trong đó nhà đầu tư định kỳ đầu tư một khoản tiền cố định vào tài sản như ETH hay BTC hàng tháng. Dù giá tài sản tăng hay giảm, người đầu tư vẫn duy trì mức đầu tư đều đặn.

  • Ưu điểm: Giảm thiểu tác động của biến động giá và tăng cơ hội mua được tài sản với giá rẻ.
  • Nhược điểm: Thời gian đầu tư cần dài để đạt được hiệu quả tối ưu.

BACKDeFi là gì? Tìm hiểu từ A-Z về tài chính phi tập trung
NEXTStablecoin là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Stablecoin A-Z