Gửi tiết kiệm: Có kỳ hạn hay không kỳ hạn? Lựa chọn nào tối ưu?

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Mỗi hình thức gửi tiết kiệm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
Khách hàng có thể dễ dàng mở tài khoản tiết kiệm và gửi tiền tại bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào.
Để cập nhật lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn năm 2024, khách hàng có thể truy cập trang Lãi suất ngân hàng mới nhất của ONUS để có cái nhìn tổng quan và so sánh mức lãi giữa 2 hình thức ở các ngân hàng khác nhau. 

Bạn đã biết cách so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn chưa? Khi đề cập đến quản lý tài chính cá nhân, không thể không nhắc tới việc gửi tiết kiệm – một trong những phương pháp đầu tư an toàn và phổ biến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên chọn cách gửi nào để tối ưu hóa tiềm năng tài chính của mình. 

Gửi tiết kiệm: Có kỳ hạn hay không kỳ hạn? Lựa chọn nào tối ưu?
Gửi tiết kiệm: Có kỳ hạn hay không kỳ hạn? Lựa chọn nào tối ưu?

1. Bảng tổng quan so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Trước khi đi vào so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, hãy cùng điểm qua lại một số yếu tố tiêu biểu mà bạn cần biết khi gửi tiết kiệm. Vậy thế nào là gửi tiết kiệm? 

Gửi tiết kiệm là hình thức đầu tư an toàn, phổ biến được nhiều người lựa chọn để bảo toàn và gia tăng giá trị tài sản. Khi gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ gửi một khoản tiền nhất định vào ngân hàng trong một khoảng thời gian và nhận lại số tiền gốc cùng lãi suất theo thỏa thuận với ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp nhiều hình thức gửi tiết kiệm đa dạng cho khách hàng như: tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm online, bậc thang, gửi tích lũy… Trong đó, 2 hình thức tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn là phổ biến nhất. 

Dưới đây là bảng tổng quan so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn: 

Bảng tổng quan so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
Bảng tổng quan so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

2. Điểm tương đồng giữa 2 hình thức gửi tiết kiệm

Bên cạnh việc là hai hình thức gửi tiết kiệm phổ biến được áp dụng tại các tổ chức tài chính, 2 hình thức này còn sở hữu nhiều điểm tương đồng. Một số điểm chung có thể kể tới cụ thể như sau.

2.1. Tính an toàn

  • Cả hai hình thức gửi tiết kiệm đều được bảo đảm bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giúp bạn giữ an toàn và bảo mật cho khoản tiền nhàn rỗi của mình.
  • Khách hàng được cấp sổ tiết kiệm hoặc thẻ tiết kiệm để xác nhận quyền sở hữu khoản tiền gửi.
  • Các ngân hàng uy tín đều có hệ thống quản lý an ninh mạng chặt chẽ, bảo vệ thông tin cá nhân và giao dịch của khách hàng.

2.2. Hình thức gửi đa dạng

  • Khách hàng có thể lựa chọn gửi tiết kiệm bằng nhiều hình thức khác nhau như: sổ tiết kiệm, thẻ tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm. Để bắt đầu gửi tiết kiệm, bạn có thể đến các chi nhánh ngân hàng gần nhất hoặc thao tác trên ứng dụng Internet Banking.
  • Mỗi hình thức gửi tiết kiệm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng khách hàng.
  • Khách hàng có thể dễ dàng mở tài khoản tiết kiệm và gửi tiền tại bất kỳ chi nhánh ngân hàng nào.

Xem thêm: Gửi Tiết Kiệm Linh Hoạt – Hiện Thực Hóa Mục Tiêu Tài Chính Hằng Ngày

2.3. Quyền lợi của khách hàng

Dù lựa chọn tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn thì bạn vẫn được ngân hàng trả lãi và giúp cho khoản tiền nhàn rỗi được sinh lời. Khách hàng có thể lựa chọn gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau, từ vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất được niêm yết công khai và có thể thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham gia các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng như nhận được hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của ngân hàng.  

2.4. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Có thể nói, gửi tiết kiệm góp phần tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân, giúp họ bảo vệ tài sản khi có của ăn của để. Đồng thời, việc gửi tiết kiệm còn giúp huy động vốn, từ đó các ngân hàng có thể cho vay để đầu tư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà. 

2.5. Tối ưu hiệu quả quản lý tài chính cá nhân

Gửi tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư đơn giản, dễ dàng tiếp cận nhất, giúp người dân tham gia vào thị trường tài chính. Từ đó nâng cao ý thức tiết kiệm, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. 

Không chỉ hỗ trợ bảo toàn giá trị tài sản trước sự biến động của thị trường, việc gửi tiết kiệm còn góp phần làm gia tăng tài sản của bạn theo thời gian. Đây cũng là khoản đầu tư tích lũy mà các bậc phụ huynh chuẩn bị cho tương lai con cái hay đáp ứng nhu cầu cá nhân như mua nhà, mua xe… Do đó, không thể phủ nhận tâm lý an toàn về tài chính mà hình thức này mang lại cho khách hàng.

3. Nhận biết các điểm khác biệt giữa gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Thực tế, mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh tài chính khác nhau. Một số điểm khác biệt quan trọng mà bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu là:

3.1. Khái niệm

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức gửi tiền vào ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác với mục tiêu nhận lại số tiền gốc và lợi tức sau một khoảng thời gian nhất định. Khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn, người gửi chỉ được nhận đầy đủ số lãi theo dự tính ban đầu sau khi kỳ hạn kết thúc. Nếu rút trước kỳ hạn, khách hàng hưởng mức lãi suất thấp hơn, thường bằng với lãi suất không kỳ hạn.

So sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
So sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức gửi tiền tích lũy không ấn định kỳ hạn gửi và số tiền gửi, với lãi suất ưu đãi cho khách hàng. Khi gửi tiết kiệm bằng hình thức này, bạn có thể rút tiền tích lũy không kỳ hạn về ngay mà vẫn nhận được phần lãi từ những ngày trước. Điều này giúp khách hàng linh hoạt trong việc quản lý tài chính và tận dụng cơ hội tăng thu nhập mà không phải chờ đến hạn tất toán.

3.2. Đối tượng phù hợp

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn phù hợp với những người có tài chính dư dả, sở hữu khoản tiền nhàn rỗi và không cần sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định như người già về hưu, công chức, viên chức, nhân viên văn phòng – những người có mức tiền lương cố định. Nếu dư ra một khoản mà không cần dùng đến ngay thì họ có thể gửi tiết kiệm có kỳ hạn. 

Gửi tiết kiệm không kỳ hạn thường dành cho những khách hàng có nhiều nhu cầu thanh toán, chi tiêu trong tương lai gần, như người kinh doanh nhỏ, buôn bán hoặc có thu nhập thấp như sinh viên, người lao động. Hình thức này linh hoạt trong việc rút tiền, không cần thông báo trước và nhận mức lãi suất không kỳ hạn

3.3. Kỳ hạn gửi

Kỳ hạn trong gửi tiết kiệm là thời gian mà bạn cam kết để không rút tiền từ tài khoản tiết kiệm trong khoảng thời gian đó. Bạn sẽ không cần lo lắng về khoảng thời gian gửi tiết kiệm khi chọn gói không kỳ hạn. 

Tuy nhiên, đối với gửi tiết kiệm có kỳ hạn, ngân hàng tại Việt Nam hiện nay thường áp dụng các gói dao động từ 1 tháng đến 36 tháng, cụ thể như sau:

  • Kỳ hạn ngắn hạn (từ 1 tháng đến dưới 6 tháng)
  • Kỳ hạn trung hạn (từ 6 tháng đến dưới 12 tháng)
  • Kỳ hạn dài hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng)

Lựa chọn kỳ hạn phụ thuộc vào nhu cầu và mức lãi suất mong muốn của bạn. Thường lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn so với gửi không kỳ hạn và tăng dần theo độ dài của thời gian gửi. 

3.4. So sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn về lãi suất

Để tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, bạn có thể sử dụng Công cụ tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng của ONUS. Đây là công cụ tính lãi miễn phí giúp bạn dễ dàng tính toán số tiền lãi nhận được cho khoản tiền gửi tiết kiệm của mình.

Công cụ tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng của ONUS
Công cụ tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng của ONUS

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng công cụ tính lãi của các ngân hàng hoặc tự nhẩm theo công thức sau:

  • Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm) x Số ngày thực gửi/365

  • Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn theo công thức sau:

Tiền lãi (ngày) = [Tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi]/365 ngày

Tiền lãi (tháng) = [Tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số tháng gửi]/12 tháng

Với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước kỳ hạn, bạn sẽ tính theo lãi suất không kỳ hạn, công thức như sau: 

Tiền lãi = [Tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày gửi thực tế]/365 ngày

Cập nhật mức lãi mới nhất cùng ONUS
Cập nhật mức lãi mới nhất cùng ONUS

Để cập nhật lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn năm 2024, khách hàng có thể truy cập trang Lãi suất ngân hàng mới nhất của ONUS để có cái nhìn tổng quan và so sánh mức lãi giữa 2 hình thức ở các ngân hàng khác nhau. 

Theo đó, mức lãi tiền gửi không kỳ hạn hiện nay ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam đang duy trì mức 0.1% đến 0.5%. Nếu bạn chọn gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, mức lãi suất sẽ cao hơn, dao động từ 1-6%/năm.

3.5. Hình thức trả lãi

Các hình thức trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn hiện nay bao gồm:

  • Cuối kỳ: Lãi suất được trả một lần vào cuối kỳ hạn gửi tiền.
  • Định kỳ hàng tháng: Trả lãi suất định kỳ mỗi tháng trong suốt thời gian gửi tiền.
  • Trả trước: Khách hàng sẽ được trả lãi suất ngay tại thời điểm gửi tiền, thay vì chờ đến cuối kỳ hạn.

Lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn thường thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn và không vượt quá 1%/năm theo quy định. Các hình thức trả lãi tiết kiệm không kỳ hạn hiện nay là:

  • Theo từng ngày: Lãi suất được tính dựa trên số dư cuối ngày và được cộng dồn hàng ngày vào tài khoản.
  • Theo tháng: Bạn sẽ được trả số lãi suất dựa trên số dư cuối ngày định kỳ mỗi tháng.

Xem thêm: Bí kíp “săn” lãi suất tiết kiệm ngân hàng “xịn” nhất 2024

4. Nên chọn hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn?

Sau khi đã so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, câu hỏi đặt ra là nên chọn hình thức nào để gửi gắm tài sản? Tùy vào nhu cầu chi tiêu và khả năng tài chính mà khách hàng có thể linh hoạt chọn hình thức tiết kiệm tương ứng. Các bạn có thể tham khảo bảng lãi suất đã đề cập ở trên và đối chiếu với ưu nhược điểm của từng hình thức để đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân.

So sánh ưu nhược điểm của gửi tiết kiệm có kỳ hạn với không kỳ hạn
So sánh ưu nhược điểm của gửi tiết kiệm có kỳ hạn với không kỳ hạn

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mức độ an toàn của khoản tiền gửi tiết kiệm có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; sự biến động của thị trường tài chính; uy tín của ngân hàng nơi khách hàng gửi tiền… Vì vậy, khách hàng nên lựa chọn ngân hàng uy tín để gửi tiết kiệm cũng như tìm hiểu kỹ thông tin về các sản phẩm tiết kiệm trước khi quyết định gửi tiền.

5. Gửi tiền tiết kiệm ở đâu lãi suất cao lại an toàn?

Để biết gửi tiền ở đâu lãi suất cao, bạn cần so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn ở các ngân hàng với nhau. Hiện nay, các ngân hàng thương mại cổ phần lớn và ngân hàng quốc doanh thường được đánh giá là an toàn do có quy mô lớn, được Nhà nước bảo lãnh. Big 4 ngân hàng cổ phần Nhà nước hiện nay mà bạn có thể tin tưởng là: BIDV, Agribank, Vietinbank, Vietcombank.

Gửi tiết kiệm cùng ONUS
Gửi tiết kiệm cùng ONUS

Khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm, bạn cũng cần xem xét đến các yếu tố khác như dịch vụ khách hàng, tiện ích trực tuyến, các chính sách phạt nếu rút tiền trước hạn. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, khách hàng nên tham khảo thông tin trên các trang web chính thức của ngân hàng hoặc tìm hiểu thêm thông từ nguồn tin cậy.

Hiện nay, một số ngân hàng có lãi suất tiết kiệm cao nhất theo kỳ hạn là:

  • 1-3 tháng: MSB 3.5%
  • 6 tháng: OCB 4.5%
  • 12 tháng: VietBank 5.2%
  • 18 tháng: VietBank 5.7%
  • 24 tháng: OCB 5.8%
  • 36 tháng: OCB 6%
Nhận lãi suất tiết kiệm vượt trội trên ứng dụng ONUS
Nhận lãi suất tiết kiệm vượt trội trên ứng dụng ONUS

Ngoài việc hưởng lãi suất cao từ các ngân hàng, bạn có thể tham khảo lãi suất tiết kiệm vượt trội trên ứng dụng ONUS:

  • Lãi suất không kỳ hạn: 12.8%

Để tối ưu, bạn nên chia nhỏ số tiền, gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau nhằm sử dụng linh hoạt khi cần thiết. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể sử dụng hình thức lãi qua đêm của ONUS- Trả lãi kép theo mỗi ngày mới, rút gốc và lãi linh hoạt bất kể khi nào, ở đâu chỉ từ 50,000 VND.

Chia nhỏ số tiền đầu tư tiết kiệm để tối ưu tài chính
Chia nhỏ số tiền đầu tư tiết kiệm để tối ưu tài chính

Đặc biệt, khi tải ứng dụng ONUS, người dùng mới sẽ nhận được các ưu đãi hấp dẫn như:

  • Vạn sẽ nhận miễn phí 270,000 VND khi tải và đăng ký thành công.
  • 220,000 VND trong số tiền thưởng sẽ tự động sinh lời cho bạn.
  • Sau 42 tháng, bạn sẽ nhận thêm 113,406 VND với lãi kép.
  • Gấp 10 số tiền, bạn sẽ nhận được mức lãi tương ứng.

Như vậy, sau khi so sánh gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, bạn đã có cái nhìn tổng quan về ưu nhược điểm của hai hình thức này. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phản ánh đúng nhu cầu và kế hoạch tài chính của bản thân. Đồng thời, đừng quên rằng việc tìm hiểu kỹ lưỡng, cân nhắc mọi khía cạnh là chìa khóa để đầu tư một cách thông minh, bền vững.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Vì sao lãi suất tiết kiệm tại ONUS cao hơn so với các ngân hàng?

ONUS cung cấp lãi suất tiết kiệm hấp dẫn tới 12.8% nhờ tối ưu hóa chi phí hoạt động và áp dụng công nghệ số. Vì vậy, các mức lãi suất mà người dùng được hưởng cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, người tham gia đầu tư trên ONUS sẽ có thể nâng hạn mức lãi suất lên cao hơn dựa vào số lượng giao dịch. 

Làm gì để đăng ký gửi tiết kiệm tại ứng dụng ONUS?

Để đăng ký gửi tiết kiệm trên ứng dụng ONUS, bạn cần tải ứng dụng, đăng ký và xác minh tài khoản của mình. Sau đó, người dùng có thể chọn loại tài sản số muốn gửi tiết kiệm, nhập số tiền phù hợp với tài chính và thực hiện giao dịch nhanh chóng, tiện lợi.

BACKLãi Suất Ngân Hàng Nào Cao Nhất Hiện Nay? Bí Quyết “Vàng” Cho Nhà Đầu Tư Thông Minh