Polygon là gì? Toàn tập về hệ sinh thái Polygon và MATIC token

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Polygon là một dự án Layer-2 của blockchain Ethereum, giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như tốc độ giao dịch chậm, khả năng mở rộng hạn chế và phí cao.
Polygon sử dụng ZK-rollups để gộp một lượng lớn giao dịch được xử lý off-chain thành một giao dịch duy nhất. Cơ chế này không chỉ tăng cường tính ẩn danh của giao dịch mà còn đảm bảo sự riêng tư cho người dùng.
MATIC là token gốc của mạng Polygon, được tạo ra trên mạng lưới Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. MATIC token có thể được sử dụng để quản lý và bảo mật mạng Polygon cũng như thanh toán phí giao dịch trên mạng.
Với mức vốn hóa thị trường khoảng 192 nghìn tỷ USD, MATIC nằm trong số 15 loại tiền điện tử hàng đầu theo CoinMarketCap.

Polygon là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động, ứng dụng thực tế và tiềm năng phát triển của hệ sinh thái Polygon, cũng như giá trị và cách thức đầu tư MATIC coin trong năm 2024.

Polygon là gì?
Polygon là gì?

1. Giới thiệu về hệ sinh thái Polygon

1.1. Polygon là gì?

Polygon là một dự án Layer-2 của blockchain Ethereum, giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như tốc độ giao dịch chậm, khả năng mở rộng hạn chế và phí cao. Polygon kết hợp giữa Plasma Framework và mô hình Proof-of-stake, cho phép các hợp đồng thông minh được thực hiện dễ dàng, có thể mở rộng và tự trị.

1.2. Lịch sử phát triển của Polygon

Polygon được tạo ra ở Ấn Độ vào năm 2017 và có tên gọi ban đầu là Matic Network. Matic Network bắt đầu hoạt động mạnh hơn vào năm 2020 và đã thu hút một những tên tuổi sừng sỏ trong thị trường tài chính phi tập trung (DeFi) tham gia như Decentraland và MakerDAO. 

Tháng 4/2019, trong đợt mở bán đầu tiên của mình, Polygon đã kêu gọi được số ETH trị giá 5,6 triệu USD, cùng doanh số 1,9 tỷ token MATIC chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi khoảng 20 ngày. Đến tháng 2/2021, Matic Network chính thức được đổi tên thương hiệu thành Polygon. Sau khi mở rộng và đổi tên, Polygon đã chọn giữ MATIC là token gốc của hệ sinh thái. 

1.3. Đội ngũ sáng lập Polygon

Đứng đằng sau sự phát triển của Polygon là 3 nhà sáng lập: Jaynti Kanani – hiện là tổng giám đốc (CEO), Sandeep Nailwal – hiện là giám đốc điều hành và Anurag Arjun – hiện là giám đốc sản phẩm. 

Ban đầu, nguồn vốn để phát triển dự án chủ yếu đến từ các khoản hỗ trợ của bạn bè và gia đình 3 nhà sáng lập ở Mumbai. Khởi phát từ Ấn Độ nhưng Polygon và vượt qua ranh giới quốc gia để tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư ở khắp nơi trên thế giới. Trong danh sách những người ủng hộ của Polygon cũng có những cái tên lớn như nhà đầu tư thiên thần Balaji Srinivasa và tỷ phú thế giới Mark Cuban.

1.4. Polygon hoạt động như thế nào?

Ban đầu, Polygon áp dụng plasma chain để xử lý giao dịch trên các sidechain riêng biệt trước khi tổng hợp chúng trên mainnet Ethereum chính, tạo điều kiện cho việc cải thiện hiệu suất và giảm phí giao dịch cho người dùng.

Hiện nay, Polygon đã chuyển sang sử dụng ZK-rollups để gộp một lượng lớn giao dịch được xử lý off-chain thành một giao dịch duy nhất. Cơ chế này không chỉ tăng cường tính ẩn danh của giao dịch mà còn đảm bảo sự riêng tư cho người dùng.

Hơn nữa, Polygon sử dụng kiến trúc Heimdall để lựa chọn nhà sản xuất khối, nhằm tăng cường khả năng mở rộng và bảo mật của mạng lưới. Việc chọn lựa block producer được thực hiện ngẫu nhiên từ trong số các validator thuộc Polygon PoS, nhằm đồng thời gia tăng tính bảo mật và khả năng mở rộng của hệ thống.

1.5. Một số sản phẩm nổi bật của Polygon

Hiện tại, mạng Polygon đang có một số sản phẩm nổi bật như sau: 

    • Polygon PoS: Polygon PoS là một sidechain được xây dựng trên máy chủ ảo của Ethereum (EVM), tương tự như BNB Chain, Fantom, Avalanche C-Chain, và nhiều sản phẩm khác. Đây là sản phẩm tiên tiến đầu tiên của Polygon, không chỉ được nhiều người biết đến mà còn có quy mô lớn nhất so với các sản phẩm khác của họ.
    • Polygon zkEVM: Polygon zkEVM là một giải pháp mở rộng Layer 2 sử dụng công nghệ Zero Knowledge Rollup và thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình zkEVM. Dựa theo phân loại của Vitalik, nhà sáng lập Ethereum, Polygon zkEVM sẽ thuộc loại zkEVM type 2.
    • Polygon ID: Polygon ID đại diện cho một giải pháp cơ sở hạ tầng dành cho việc xác định danh (Identity) trong không gian Web3. Polygon ID có khả năng cải thiện quản lý và tham gia vào tổ chức tự trị (DAO), làm cho trải nghiệm trở nên công bằng và thuận tiện hơn cho người dùng, đồng thời vẫn giữ được tính riêng tư.

1.6. Tại sao Polygon lại tốt cho Ethereum?

Polygon không cạnh tranh với Ethereum mà trên thực tế nó phụ thuộc vào Ethereum và ngược lại. Nhiệm vụ của Polygon là tận dụng mạng của mình nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng có thể mở rộng và hỗ trợ cho Ethereum. Qua đó, nhiều người sẽ sử dụng blockchain Ethereum hơn. Việc ngày càng nhiều người dùng khóa vốn của họ trong Ethereum blockchain sẽ giúp giá trị của hệ sinh thái tăng lên mạnh mẽ. 

Nhiều người dùng lo ngại rằng bản nâng cấp Ethereum 2.0 sẽ khiến Polygon bị “thất thế” trên blockchain Ethereum. Tuy nhiên, bản nâng cấp này sẽ chỉ cung cấp một giải pháp hạn chế cho những thách thức về khả năng mở rộng mà Ethereum đang gặp phải, đặc biệt là sắp tới sẽ còn có nhiều nền tảng phi tập trung và dApps tham gia vào mạng lưới này hơn nữa. Polygon hoàn toàn có thể hỗ trợ người dùng về tốc độ, tính minh bạch và chi phí mà không cần phải đợi Ethereum 2.0 ra mắt.

1.7. So sánh Polygon và Ethereum

Có thể đánh giá sự khác biệt giữa Polygon và Ethereum thông qua bảng so sánh dưới đây: 

Polygon vs Ethereum
Bảng so sánh giữa Polygon và Ethereum

* Có thể bạn quan tâm: Ethereum (ETH) là gì? Tìm hiểu toàn tập về hệ sinh thái Ethereum

1.8. So sánh Polygon và Solana

Có thể thấy rằng cả Polygon và Solana đều là các nền tảng blockchain ấn tượng, sở hữu những ưu và nhược điểm khác nhau cho việc phát triển và tiếp cận ứng dụng phi tập trung (dApp). Rất khó để đánh giá bên nào tốt hơn, tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra nhận định như sau:

  • Polygon thích hợp hơn cho những nhà phát triển muốn tận dụng hệ sinh thái và công cụ Ethereum hiện tại, tập trung nhiều vào tính tương thích và linh hoạt giữa 2 mạng. Polygon cho phép người dùng truy cập vô vàn các dApp trên Ethereum với phí gas thấp và tốc độ giao dịch nhanh. 
  • Solana thích hợp hơn cho những nhà phát triển muốn tạo ra các ứng dụng phi tập trung mới độc đáo, đòi hỏi hiệu suất và khả năng mở rộng cao, tập trung nhiều vào sự đơn giản và tốc độ. Solana cho phép người dùng tiếp cận các ứng dụng dApp thế hệ mới với phí gas thấp và tốc độ giao dịch nhanh. 

Dưới đây là một số so sánh cơ bản giữa Solana và Polygon:

  Solana Polygon
Số lượng Validators  Hơn 3,400 100 (Cố định)
Thời gian khối 0.4 giây 0.2 giây
Cơ chế đồng thuận Proof of Stake Time (PoST) Proof of Stake (PoS)
Ngôn ngữ lập trình Rust Solidity
Tokenomics Tổng cung: 542,823,716 Tổng cung: 10,000,000,000
Khả năng tương thích Smart Contract Neon EVM EVM

* Có thể bạn quan tâm: So sánh Polygon và Solana – Blockchain nào nổi trội hơn năm 2024

1.9. Điểm mạnh của hệ sinh thái Polygon

Điều gì khiến Polygon vượt trội hơn so với các đối thủ Layer 2 khác? Polygon là mạng duy nhất cho phép chính token của mình, MATIC được stake trên blockchain Polygon. Staking cho phép người dùng kiếm lãi hàng năm và đổi lại họ giúp xác thực các giao dịch trên blockchain. 

Mục tiêu chính của Polygon là tạo ra Internet of Things (IoT) cho chuỗi khối Ethereum, giúp Ethereum mở rộng quy mô lên 1 tỷ người dùng mà không phải hy sinh tính phân quyền và bảo mật. 

Vào tháng 5 năm 2021, mạng Polygon đã công bố ra mắt SDK Polygon, giúp quá trình xây dựng mạng đa chuỗi trở nên dễ dàng hơn nhiều đối với các nhà phát triển. Với SDK Polygon, các nhà phát triển có thể tạo các chuỗi độc lập chịu trách nhiệm hoàn toàn về bảo mật. Các sidechain độc lập này sẽ có mạng cầu nối PoS chuyên dụng kết nối với Ethereum. 

Một số ưu điểm nổi bật của Polygon gồm có: 

  • Polygon là một trong số ít những dự án IEO thành công trên Binance và liên tục có các dự án phát triển từ năm 2017 đến nay. 
  • Polygon có đội ngũ sáng lập và chuyên gia giàu kinh nghiệm, cùng nhóm các nhà đầu tư, các đối tác truyền thông lớn trên thị trường Crypto toàn thế giới.
  • Polygon có phí giao dịch thấp và tốc độ xử lý giao dịch nhanh.
  • Polygon có tính bảo mật cao và hỗ trợ các nhà phát triển tốt hơn với trải nghiệm mượt mà
Điểm mạnh của Polygon
Điểm mạnh của Polygon

2. MATIC token là gì? 

MATIC là token gốc của mạng Polygon, được tạo ra trên mạng lưới Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. MATIC token có thể được sử dụng để quản lý và bảo mật mạng Polygon cũng như thanh toán phí giao dịch trên mạng. Không giống như một số loại tiền điện tử khác có nguồn cung không giới hạn, MATIC chỉ có tổng cung 10 tỷ token và hiện đang có khoảng 9,5 tỷ token đang lưu hành. 

2.1. MATIC được sử dụng với những mục đích gì?

MATIC token sẽ được sử dụng cho 3 mục đích chính: 

  • Hỗ trợ cơ chế đồng thuận Proof of Stake (PoS): Các sidechain Polygon thực thi cơ chế đồng thuận bằng cách sử dụng lớp Bằng chứng cổ phần (PoS), trong đó người tham gia trở thành người xác thực giao dịch bằng cách stake MATIC token.
  • Thanh toán phí giao dịch trong mạng: Phí giao dịch trên sidechain Polygon được thanh toán bằng token MATIC. MATIC token cũng được sử dụng để trả phần thưởng cho người tham gia staking PoS. 
  • Hỗ trợ các nhà phát triển: Polygon trích phần trăm phí giao dịch trong giao thức để hỗ trợ các nhà phát triển dự án nhằm phát triển hệ sinh thái mạnh mẽ hơn nữa. 

2.2. Phân bổ MATIC token

Tổng 10,000,000,000 MATIC token sẽ được phân bổ như sau:

  • Private Sale chiếm 3.8% tổng cung, tương ứng với 380,000,000 MATIC (trong đó có 209,000,000 MATIC cho vòng Seed Round và 171,000,000 MATIC cho những người ủng hộ ban đầu)
  • Launchpad Sale chiếm 19% tổng cung, tương ứng với 1,900,000,000 MATIC
  • Token cho đội ngũ của Polygon chiếm 16% tổng cung, tương ứng với 1,600,000,000 MATIC
  • Token cho dàn cố vấn chiếm 4% tổng cung, tương ứng với 400,000,000 MATIC
  • Token cho nền tảng chiếm 21.86% tổng cung, tương ứng với 21.86% 2,186,000,000 MATIC
  • Token cho hệ sinh thái chiếm 23.34% tổng cung, tương ứng với 2,334,000,000 MATIC
  • Token trả thưởng staking chiếm 12% tổng cung, tương ứng 1,200,000,000 MATIC
Phân bổ MATIC
Phần trăm phân bổ token MATIC

2.3. Thông số kỹ thuật của MATIC

Thông số kỹ thuật của MATIC:

  • Tên token: Polygon
  • Ký hiệu: MATIC
  • Blockchain: Polygon, Ethereum, BNB Chain, Solana
  • Tiêu chuẩn: ERC20, BEP20, PRC20,…
  • Hợp đồng Polygon: 0x0000000000000000000000000000000000001010
  • Hợp đồng Ethereum: 0x7D1AfA7B718fb893dB30A3aBc0Cfc608AaCfeBB0
  • Hợp đồng BNB Chain: 0xcc42724c6683b7e57334c4e856f4c9965ed682bd
  • Hợp đồng Solana: C7NNPWuZCNjZBfW5p6JvGsR8pUdsRpEdP1ZAhnoDwj7h
  • Hợp đồng Moonbeam: 0x3405a1bd46b85c5c029483fbecf2f3e611026e45 
  • Loại token: Utility Token
  • Tổng cung: 10,000,000,000 MATIC
  • Vốn hóa thị trường (24h): 45,815,782.96 USD
  • Giá hiện tại: 0.74 USD

2.4. Giá trị của MATIC hiện tại

Với mức vốn hóa thị trường khoảng 192 nghìn tỷ USD, MATIC nằm trong số 15 loại tiền điện tử hàng đầu theo CoinMarketCap. Với tổng cung giới hạn 10,000,000,000 MATIC và đến nay đã có 9,5 tỷ token trong lưu thông, các chuyên gia dự đoán nhu cầu sở hữu và tính khan hiếm của MATIC có thể vượt xa nguồn cung, thúc đẩy khả năng tăng giá trong năm 2024 sắp tới.

2.5. Đầu tư MATIC bằng cách nào?

MATIC có thể được giao dịch tại các sàn giao dịch tập trung (CEX). Tuy nhiên, để có thể mua/bán và lưu trữ MATIC qua bất cứ sàn giao dịch nào, bạn cần phải đăng ký tài khoản và thực hiện các bước sau:

  • Mở tài khoản trên sàn giao dịch tiền điện tử
  • Lựa chọn một loại tiền tệ fiat hoặc tiền điện tử để mua MATIC
  • Chuyển tiền vào tài khoản giao dịch của nền tảng
  • Tạo lệnh mua MATIC và điền số lượng MATIC mong muốn sở hữu
  • Chờ giao dịch được xử lý
  • Di chuyển MATIC sang lưu trữ tại ví của nền tảng hoặc ví bên ngoài

Ngoài ra, người dùng cũng có thể mua MATIC tại các sàn giao dịch phi tập trung (DEX), chẳng hạn như SushiSwap và PancakeSwap.

3. Tiềm năng của Polygon

3.1. Lộ trình phát triển của Polygon trong năm 2024

Dự kiến trong tương lai, Polygon sẽ có những cập nhật mới trong lộ trình phát triển như sau:

  • Ra mắt Polygon 2.0
  • Chuyển đổi cơ chế từ Polygon Proof of Stake (PoS) sang zkEVM Validium
  • Ra mắt Polygon Miden
  • Công bố tokenomic mới

3.2. Tiềm năng phát triển của Polygon trong tương lai

Ethereum là mạng blockchain đầu tiên và lớn nhất trên thế giới có chức năng hợp đồng thông minh. Token gốc của Ethereum là ETH có vốn hóa thị trường khoảng 350 tỷ USD, biến nó trở thành đồng tiền điện tử lớn thứ hai trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Bất kỳ dự án nào có thể cải thiện Ethereum hiệu quả đều tiềm năng phát triển và nhận được sự hỗ trợ, nguồn vốn từ thị trường. 

Nhà đầu tư tiền điện tử đánh giá Polygon là một khoản đầu tư hợp lý vì nhiều lý do. Dự án có thể trở thành giải pháp Layer 2 chính cho Ethereum, giải quyết nhiều vấn đề bất cập mà người dùng Ethereum đã phàn nàn trong nhiều năm. Đây là tham vọng rất lớn từ nhóm phát triển Polygon và họ cũng đang tích cực tìm kiếm, theo đuổi các cơ hội hợp tác để có thể thực hiện được mục tiêu này. 

4. Top 3 dự án nổi bật trong hệ sinh thái Polygon

4.1. Aavegotchi (GHST)

Aavegotchi là một dự án kết hợp độc đáo giữa DeFi và NFT. Aavegotchi ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo ra các NFT có thể giữ giá trị tốt và được đánh giá cao theo thời gian. Aavegotchi chạy trên nền tảng Aave, cho phép người dùng tự sáng tạo ra các vật phẩm sưu tầm NFT có giá trị thật hoạt động trên Aave. Điều này vừa mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu token, vừa góp phần vào sự phát triển của DeFi thông qua các game rất dễ tiếp cận.

GHST được phát hành vào tháng 7 năm 2018 và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại: 

  • Tổng cung (Total Supply): 52,747,802.71 GHST
  • Vốn hoá (Market Cap): 93,625,433.63 USD
  • Giá hiện tại trên ONUS: 1.78 USD

4.2. Decentraland (MANA)

Decentraland (MANA) là một nền tảng thực tế ảo phi tập trung (Decentralized Virtual Reality Platform) được phát triển trên mạng lưới Blockchain của Ethereum.

Decentraland được ra mắt lần đầu vào năm 2017 và chính thức mở cửa cho công chúng vào tháng 2 năm 2020. Kể từ đó, Decentraland đã đem lại cho người dùng nhiều trải nghiệm khác nhau, bao gồm các trò chơi tương tác, các cảnh 3D rực rỡ và nhiều trải nghiệm tương tác khác.

Kể từ khi ra mắt, giá của MANA đã tăng đáng kể. Giá trị hiện tại

  • Tổng cung (Total Supply): 2.19 tỷ MANA
  • Vốn hoá (Market Cap): 878,677,311.42 USD
  • Giá hiện tại trên ONUS: 0.46 USD

4.3. QuickSwap (QUICK)

Quickswap là một nhánh của UniSwap, sàn giao dịch DeFi hàng đầu trong giới crypto. Quickswap là sàn giao dịch theo AMM (trình tạo lập thị trường tự động) tương tự như Uniswap. Theo cơ chế hoạt động của AMM, Quickswap không khớp các lệnh giao dịch theo sổ lệnh (order book), mà thông qua các pool thanh khoản.

QUICK được phát hành vào tháng 03 năm 2019 và đã tăng giá đáng kể kể từ khi ra mắt, giá trị hiện tại: 

  • Tổng cung (Total Supply): 899,989,128 QUICK
  • Vốn hoá (Market Cap): 43,090,127.51 USD
  • Giá hiện tại trên ONUS: 0.06 USD

5. Dự đoán giá MATIC trong năm 2024

Khi Polygon công bố kế hoạch đổi tên token MATIC thành POL và mở rộng tiện ích sử dụng của token này, giá MATIC đã có xu hướng tăng nhẹ. Rất khó để dự đoán chính xác giá của MATIC sau kế hoạch chuyển đổi của Polygon. Tuy nhiên, với những thành tựu Polygon đã và đang đạt được cùng tham vọng mãnh liệt, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng giá trị của token này sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2024. 

6. Mua, bán Polygon coin (MATIC) miễn phí trên ONUS

Đối với nhà đầu tư tại Việt Nam, chắc chắn ONUS sẽ là cách dễ dàng và an toàn nhất để giao dịch và lưu trữ Polygon (MATIC). ONUS là ứng dụng đầu tư tài sản số ra mắt lần đầu tiên vào 23/03/2020, và đến nay đã xây dựng được cộng đồng hơn 4 triệu người dùng. ONUS cho phép nhà đầu tư giao dịch 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến với tỉ giá tốt nhất và hoàn toàn miễn phí giao dịch. 

Khi mua/bán Polygon (MATIC) trên ONUS, nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ các công cụ mạnh mẽ giúp việc đầu tư trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn, chẳng hạn:

  • Tính năng Chốt lời/Cắt lỗ tự động
  • Quản lý giá vốn và theo dõi lời/lỗ được tính toán tự động
  • Tính năng Đầu tư tự động giúp tự động hóa việc đầu tư dài hạn để có giá vốn tốt

Lý do nên chọn ONUS để đầu tư crypto

Bên cạnh đó, khi lưu trữ từ 10 MATIC trên ứng dụng ONUS, bạn sẽ được nhận thưởng mỗi ngày với mức lãi 3%/năm. Lãi sẽ được cộng thẳng vào tài khoản của bạn sau 0h00 mỗi ngày, cả gốc và lãi bạn đều có thể rút ra bất cứ lúc nào.

Đặc biệt, hiện nay ONUS đang triển khai chương trình tặng vốn trải nghiệm dành cho người mới đăng ký: Người dùng mới sẽ nhận được 270,000 VNDC miễn phí để trải nghiệm nhận lãi kép 12.8%, được tặng thêm Bitcoin miễn phí và được cấp 50,000 VNDC để trải nghiệm giao dịch phái sinh.

Giao dịch crypto tại ONUS

Câu hỏi thường gặp

Có nên đầu tư vào MATIC coin không?

Đội ngũ phát triển của Polygon có tham vọng rất lớn để biến dự án này thành giải pháp Layer 2 top đầu của thị trường. Với lộ trình hành động rõ ràng cùng kế hoạch đổi tên token từ MATIC sang POL nhằm mở rộng quy mô, MATIC coin có tiềm năng tăng trưởng rất lớn trong tương lai và là tài sản phù hợp để đầu tư và tích lũy lâu dài.

Polygon (MATIC) có hợp pháp ở Việt Nam không?

Theo quy định hiện hành, MATIC không được coi là tiền tệ hợp pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sở hữu, sử dụng MATIC để đầu tư, giao dịch là hợp pháp, miễn là không vi phạm các quy định pháp luật khác.

Polygon White paper là gì?

Polygon Whitepaper là một tài liệu cung cấp trọn bộ thông tin về hệ sinh thái Polygon, từ lịch sử hình thành, cơ chế hoạt động, cho đến những sản phẩm, tính năng, dự án nổi bật nhất mà hệ sinh thái này đang sở hữu.