Near Protocol (NEAR) là gì? Tìm hiểu toàn tập về NEAR Coin 2024

  •  
KEY TAKEAWAYS:
NEAR Protocol là một nền tảng blockchain phi tập trung, hoạt động theo cơ chế đồng thuận Proof of Stake phân đoạn.
Nền tảng đám mây của NEAR Protocol do cộng đồng vận hành sử dụng thuật toán đồng thuận mới và kiến trúc phân đoạn có thể mở rộng.
NEAR không phải là side chain, càng không phải là ERC20 token hay một blockchain chuyên biệt, mà chỉ đơn giản là giao thức 1 lớp (1 layer) được thiết kế để độc lập hỗ trợ cho nền tảng Open Web.

Near Protocol là một trong những dự án blockchain layer 1 nổi bật trong mùa bull run 2021-2022. Vậy dự án này đã có những thay đổi gì trong năm 2024, các bạn hãy cùng ONUS tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Near Protocol (NEAR) là gì?

Near Protocol (NEAR) là gì? Tìm hiểu toàn tập về NEAR Coin 2024
Near Protocol (NEAR) là gì? Tìm hiểu toàn tập về NEAR Coin 2024

NEAR Protocol là một nền tảng blockchain phi tập trung, hoạt động theo cơ chế đồng thuận Proof of Stake phân đoạn. Nền tảng này có khả năng mở rộng cao và chi phí thấp, giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApp).

NEAR Protocol được thiết kế để an toàn và hiệu quả. Nền tảng này có thể bảo vệ các tài sản có giá trị cao, chẳng hạn như tiền bạc hoặc danh tính, và mang lại hiệu suất cao cho các dApp, giúp chúng trở nên hữu ích và thân thiện với người dùng.

Và 1 điều cần lưu ý, NEAR không phải là side chain, càng không phải là ERC20 token hay một blockchain chuyên biệt, mà chỉ đơn giản là giao thức 1 lớp (1 layer) được thiết kế để độc lập hỗ trợ cho nền tảng Open Web.

2. Cấu trúc công nghệ của Near Protocol

– NEAR Protocol sử dụng cấu trúc phân đoạn trong mạng lưới. Thiết kế hệ thống này tương tự như cấu trúc Parachain của Polkadot và trong tương lai Ethereum 2.0. Cấu trúc này cho phép các node mạng chạy riêng shard của mình, trong đó mỗi validator đảm nhiệm xác thực khối và giao dịch cho từng shard riêng của nó và kết nối với nhau qua giao thức phân đoạn song song.

Cấu trúc phân đoạn
Cấu trúc phân đoạn

Hoạt động Cross-Shard Transaction diễn ra khi có một giao dịch chuyển tiền từ hai shard khác nhau. Nếu trong cùng shard, các khối sẽ tự xác thực và lưu trên shard của mình. Cross-Shard Transaction của Near Protocol là giao thức xác thực dữ liệu giao dịch được tập hợp các câu lệnh thu thập từ nhiều Validator của mỗi shard để ký lên giao dịch

Cơ chế đồng thuận NightShard
Cơ chế đồng thuận NightShard

– Cơ chế đồng thuận NightShard là một cấu trúc đồng thuận trong đó một số validator có thể ẩn danh. Điều này giúp hạn chế các cuộc tấn công mạng bằng cách ngăn chặn kẻ tấn công biết trước ai sẽ xác thực một khối nhất định. Trong quá trình tạo khối của Shard Chains, một validator sẽ được chọn ngẫu nhiên để tham gia ký vào khối đó. Điều này giúp phân tán trách nhiệm tạo khối và làm cho mạng lưới an toàn hơn.

– Cơ chế xác thực giao dịch và tạo khối của NEAR Protocol sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Stake. Các validator, hay các node mạng, phải stake một lượng token NEAR để tham gia vào quá trình xác thực giao dịch và tạo khối. Việc chọn lựa validator là ngẫu nhiên và không thể đoán trước được. Vào tháng 12 năm 2022, NEAR Protocol đã ra mắt công nghệ Rainbow Bridge, cầu nối giữa NEAR và Ethereum. Điều này cho phép các tài sản trên Ethereum được chuyển sang NEAR và ngược lại. Cầu nối này được hỗ trợ bởi Anton Bukov, đồng sáng lập của sàn giao dịch 1 inch.exchange.

3. Đặc điểm nổi bật của Near Protocol

3.1 Khả năng giải quyết vấn đề System Design

NEAR Protocol là một nền tảng blockchain phi tập trung được thiết kế để giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế hệ thống. Nền tảng này tập trung vào việc tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApp) có thể mở rộng, hữu dụng và các cơ cấu tổ chức quản trị hoạt động và phát triển giao thức liên tục. Nền tảng đám mây của NEAR Protocol do cộng đồng vận hành sử dụng thuật toán đồng thuận mới và kiến trúc phân đoạn có thể mở rộng. Những tính năng này cho phép NEAR Protocol đạt được các mục tiêu thiết kế cấp cao của mình.

3.2 Công nghệ cốt lõi

  • Sharding: Hệ thống được thiết kế để phân phối tính toán trên nhiều phân đoạn song song.
  • Sự đồng thuận: Đạt được sự đồng thuận trên tất cả các node thông qua việc sử dụng thuật toán mới là Nightshade.
  • Staking selection & Game theory: Để tham gia vào quá trình xác thực, các staker được lựa chọn bằng cách sử dụng một quy trình ngẫu nhiên an toàn, giúp phân phối tối ưu không gian giữa các bên và cung cấp các động lực để họ hoạt động với hành vi tốt.
  • Tính ngẫu nhiên: Cách tiếp cận ngẫu nhiên không thể đoán trước được.

3.3 Nguyên tắc thiết kế

 Khi thiết kế các công nghệ trên, đội ngũ dự án cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Khả năng sử dụng dễ dàng: Các công nghệ phải dễ sử dụng và thân thiện với người dùng, ngay cả đối với những người không có kiến thức kỹ thuật.
  • Khả năng mở rộng: Các công nghệ phải có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng.
  • Tính đơn giản: Các công nghệ phải đơn giản và dễ hiểu, để người dùng có thể dễ dàng học hỏi và sử dụng.
  • Phân cấp bền vững: Các công nghệ phải được thiết kế để hoạt động một cách phân cấp và bền vững, không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào.

4. Thông tin chi tiết về NEAR Coin

4.1 Thông số kỹ thuật của NEAR coin

  • Tên token: Near Protocol
  • Kí hiệu: NEAR
  • Nền tảng Blockchain: Near
  • Loại Token: Utility (tiện ích) và Governance (quản trị)
  • Token tiêu chuẩn: NEP-141
  • Tổng cung: 1,000,000,000
  • Cung lưu hành: 912,952,840

4.2 Tỷ lệ phân bổ của NEAR coin

1,000,000,000 NEAR coin sẽ được chia theo tỷ lệ như sau:

  • Phát triển cộng đồng: 17%
  • Người đóng góp chính: 14,5%
  • Người hỗ trợ:17,6%
  • Người hỗ trợ nhỏ: 6,1%
  • Vận hành hệ thống: 11,5%
  • Phát triển hệ sinh thái sớm: 13,3%
  • Quỹ hỗ trợ dự án: 10%
  • Bán cho cộng đồng: 10%

4.3 Cung lưu thông ban đầu

Phần lớn nguồn cung ban đầu của đồng NEAR coin có thể bị khóa trong nhiều năm. Do đó, nguồn cung lưu hành ban đầu chỉ bao gồm các token được bán cho cộng đồng, các token được phân phối trong tương lai và một số ít token được giữ bởi các hợp đồng cộng đồng. Tất cả nguồn cung ban đầu sẽ được mở khóa trong vòng 60 tháng.

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nguồn cung lưu hành khi được mở khoá và các đồng coin mới được tạo ra (mint):

Cung lưu hành trong 5 năm
Cung lưu hành trong 5 năm

4.4 Lịch phân bổ NEAR coin

Như đã đề cập ở trên, NEAR coin phần lớn sẽ bị khóa trong dài hạn. Dự kiến sau 5 năm, dự án Near Protocol sẽ mở khóa 100% tổng cung ra thị trường. Xem lịch phát hành để hiểu chi tiết hơn:

Lịch trả token dự kiến trong 5 năm
Lịch trả token dự kiến trong 5 năm

4.5 Tiện ích của NEAR coin

NEAR coin sẽ được sử dụng với những mục đích sau:

  • Phí giao dịch: Nhà đầu tư có thể dùng NEAR để thanh toán các phí giao dịch trong mạng lưới blockchain của NEAR Protocol như phí giao dịch, phí triển khai hợp đồng thông minh
  • Staking: Nhà đầu tư có thể mang NEAR đi staking trên nền tảng của NEAR Protocol để kiếm thêm phần thưởng
  • Tham gia quản trị (Governance): Chủ sở hữu đồng NEAR có quyền được được tham gia vào quá trình quản trị hệ thống cũng như đóng góp ý kiến xây dựng mạng lưới NEAR Protocol

5. Thành phần chính của nền tảng Near Protocol 

  • Cấu trúc nền tảng – SDK của Near Protocol: tập hợp thư viện các quy tắc và cấu trúc dữ liệu nền tảng cho phép các lập trình viên có thể tương tác phát triển Web3 hoặc các ứng dụng phi tập trung (dApp). SDK của Near Protocol tương đương với Subtrate ở Polkadot.
    • Smart Contract: được xây dựng dựa trên SDK của Near Protocol và được sử dụng để tạo ra các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi).
  • Application: Các ứng dụng (Application) trên Near Protocol sẽ được phát triển trong tương lai. Near Wallet là sản phẩm đầu tiên được triển khai trên nền tảng này.

6. Sản phẩm trong hệ sinh thái NEAR

6.1 Rainbow Bridge

Rainbow Bridge
Rainbow Bridge

Rainbow Bridge là cầu nối cho phép di chuyển tài sản giữa NEAR, Aurora và Ethereum. Tổng khối lượng giao dịch mà Rainbow Bridge đã xử lý trừ NEAR ERC-20 đã đạt đến hơn 4.1 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch của Rainbow Bridge giảm đi rất nhiều chỉ nằm ở khoảng 100 nghìn USD mỗi ngày so với 160 triệu USD vào tháng 5/2022.

6.2 Aurora

Aurora
Aurora

Aurora là một giải pháp để thực hiện các hợp đồng thông minh Ethereum trên Near. Aurora kế thừa khả năng mở rộng và tốc độ của Near Protocol với các tính năng nổi bật như:

  • Phí giao dịch trung bình 0.02 USD
  • Thời gian xử lý giao dịch 2s
  • Có khả năng xử lý được 50 giao dịch mỗi phút

Aurora được quản lý bởi AuroraDAO, một tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) có vai trò bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng của nền tảng. Ban đầu, hội đồng này bao gồm Aurora Labs và các nhà đầu tư và đối tác chính. Trong tương lai, những người nắm giữ AURORA token sẽ có thể bỏ phiếu xem ai là người trong Hội đồng Aurora.

Aurora là một giải pháp EVM được xây dựng trên Near Protocol. Giải pháp này sử dụng ETH để thanh toán phí gas. Ngoài ra, Aurora sẽ tự động xử lý các khoản thanh toán phí gas bằng NEAR trên Near Protocol.

TVL Aurora
TVL Aurora

Hiện tại, TVL của Aurora đang ở mức 25 triệu USD, giảm mạnh từ đỉnh 1,3 tỷ USD hồi tháng 04/2022 

6.3 Stablecoin

Blockchain Operating System
Blockchain Operating System

Giữa tháng 4 năm 2022, Near đã cho ra mắt stablecoin thuận toán USN với lãi suất khoảng 11%. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả, Near Protocol đã thông báo dừng hoạt động stablecoin này vĩnh viễn. 

Tìm hiểu thêm: Stablecoin là gì? Tìm hiểu cách thức hoạt động của Stablecoin A-Z

6.4 Blockchain Operating System

Blockchain Operating System
Blockchain Operating System

Vào tháng 3/2023, Near Protocol đã chính thức khởi chạy Blockchain Operating System (BOS) để tạo điểm vào cho Open Web. BOS là một lớp chung để trải nghiệm và khám phá các sản phẩm Web 3. Hệ thống này sẽ hỗ trợ Near và các EVM chain. BOS sẽ bao gồm 3 phần:

  • Gateway: gateway được thiết kế để cung cấp giao diện frontend phi tập trung. Một gateway bao gồm một máy ảo được thiết kế đặc biệt để tải và chạy giao diện người dùng cho các giao thức được xây dựng trên Ethereum, Layer 2 và các Layer 1 khác như NEAR. 
  • Component: component là giao diện front-end cho lớp ứng dụng, các giao thức on-chain như Lido, Uniswap và Aave. 
  • Blockchain: component có thể gọi các chức năng trên bất kỳ blockchain nào. Hiện tại, tất cả các chuỗi EVM/Layer 2 và NEAR đều được hỗ trợ. Ngoài ra, mã nguồn cho giao diện người dùng (ứng dụng) được lưu trữ trên NEAR do khả năng lưu trữ HTML/CSS/JS với phí rẻ.

7. Top 3 dự án nổi bật trên Near Protocol

7.1 NEARPad

NEARPad
NEARPad

NEARPad là một nền tảng cho phép các nhà phát triển khởi chạy các dự án DeFi mới trên NEAR Protocol. NEARPad được phát triển bởi NEAR Foundation. Ngoài ra, có khá nhiều quỹ đầu tư lớn đã đầu tư vào dự án này như a16z, Pantera Capital, Polychain Capital. NEARPad cung cấp một số tính năng nổi bật như:

  • Cho phép các nhà phát triển khởi chạy các dự án DeFi mới một cách nhanh chóng và dễ dàng
  • Cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết để hỗ trợ các dự án DeFi

7.2 NEAR Portal

NEAR Portal

NEAR Portal là một nền tảng cho phép người dùng truy cập các ứng dụng phi tập trung trên NEAR Protocol. NEAR Portal được phát triển bởi NEAR Foundation. Ứng dụng cũng có sẵn trên cả nền tảng web và di động. NEAR Portal cung cấp một số tính năng nổi bật như:

  • Cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập các ứng dụng phi tập trung trên NEAR Protocol
  • Cung cấp các thông tin cần thiết về các ứng dụng phi tập trung

7.3 Plumes

Plumes là một nền tảng cho phép người dùng tạo ra các trò chơi NFT. Plumes được phát triển bởi Plumes Foundation. Ứng dụng này cũng được hỗ trợ bởi nhiều nhà đầu tư và tổ chức. Plumes cung cấp một số tính năng nổi bật như:

  • Cho phép người dùng dễ dàng tạo ra các trò chơi NFT
  • Cung cấp các công cụ và tài nguyên cần thiết để phát triển trò chơi NFT

Tìm hiểu thêm: NFT là gì? Tìm hiểu tổng quan về NFT mới nhất 2024

8. Điểm khác biệt giữa Near Protocol và Solana

Solana và NEAR là hai trong số các nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến nhất trên thị trường. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, làm cho chúng phù hợp với các ứng dụng khác nhau.

Ưu điểm của Solana:

  • Tốc độ cao: Solana có thể xử lý hơn 50.000 giao dịch mỗi giây.
  • Chi phí thấp: Solana có chi phí giao dịch thấp.
  • Khả năng mở rộng: Solana có khả năng mở rộng cao.
  • Hợp đồng thông minh: Solana hỗ trợ hợp đồng thông minh.

Nhược điểm của Solana:

  • Tính bảo mật: Solana đã phải đối mặt với một số vấn đề bảo mật trong quá khứ.
  • Sự phức tạp: Solana có thể khó sử dụng đối với một số nhà phát triển.

Ưu điểm của NEAR:

  • Khả năng mở rộng: NEAR có khả năng mở rộng cao.
  • Bảo mật: NEAR tập trung vào bảo mật.
  • Quản trị phi tập trung: NEAR có quản trị phi tập trung.
  • Hợp đồng thông minh: NEAR hỗ trợ hợp đồng thông minh.

Nhược điểm của Solana:

  • Tốc độ: NEAR có tốc độ thấp hơn Solana.
  • Chi phí: NEAR có chi phí giao dịch cao hơn Solana.

Tìm hiểu thêm: Solana là gì? Tìm hiểu từ A-Z về Solana và SOL coin

9. Hướng dẫn sở hữu NEAR coin

ONUS là cách dễ dàng và an toàn nhất để mua/bán và lưu trữ NEAR coin. Ra mắt lần đầu tiên vào 23/03/2020, hơn 4 triệu người dùng đã tin tưởng và sử dụng ONUS để giao dịch hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến với tỉ giá tốt nhất và hoàn toàn miễn phí giao dịch. 

Ngoài ra, khi mua bán NEAR trên ứng dụng ONUS, bạn cũng có thể tận dụng những công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hiệu quả đầu tư:

  • Cài đặt Chốt lời/Cắt lỗ tự động
  • Quản lý giá vốn và theo dõi lời/lỗ được tính toán tự động
  • Cài đặt Đầu tư tự động để tự động hóa việc đầu tư dài hạn với giá vốn tốt

Lý do nên chọn ONUS để đầu tư crypto

Đặc biệt, hiện nay ONUS đang triển khai chương trình tặng vốn trải nghiệm dành cho người mới đăng ký: Người dùng mới sẽ nhận được 220,000 VNDC miễn phí để trải nghiệm nhận lãi kép 12.8%, được tặng thêm Bitcoin miễn phí và được cấp 50,000 VNDC để trải nghiệm giao dịch phái sinh. 

* Tải app ONUS tại: https://goonus.io/apps. 

Giao dịch crypto tại ONUS

10. Kết luận 

Trên đây là những thông tin tổng quan về dự án Near Protocol và NEAR Coin. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các nhà đầu tư tiền điện tử hiểu rõ hơn về đồng coin này. NEAR Coin là một đồng coin khá nổi bật và có nhiều điểm mạnh, tiềm năng phát triển trong tương lai. Nếu các nhà đầu tư có quan tâm và muốn đầu tư vào Near Coin, hãy tìm hiểu thêm thông tin về đồng coin này để có quyết định đầu tư đúng đắn.

Câu hỏi thường gặp

Vì sao NEAR coin trở nên phổ biến?

NEAR coin trở nên phổ biến vì có khả năng mở rộng, bảo mật, quản trị phi tập trung và hỗ trợ hợp đồng thông minh.

Lợi ích khi sở hữu NEAR coin là gì?

Khi nắm giữa NEAR coin, nhà đầu tư được hưởng 3 lợi ích: trả phí giao dịch trên mạng lưới, bỏ phiếu các đề xuất quản trị dự án và tham gia staking để nhận được phần thưởng dự án

Có nên đầu tư NEAR coin không?

Đây câu hỏi chắc khó trả lời vì không phải lúc nào cũng là vị thế đẹp để chúng ta mua hold NEAR. Tuy nhiên, NEAR coin là một loại tiền điện tử có tiềm năng tăng trưởng cao. Nó được hỗ trợ bởi một đội ngũ phát triển có kinh nghiệm và một cộng đồng đang phát triển. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng thị trường tiền điện tử là một thị trường biến động và luôn có rủi ro khi đầu tư. Do đó, trước khi quyết định đầu tư, bạn cần nghiên cứu kỹ về dự án và cân nhắc kỹ các rủi ro có thể xảy ra.

BACKALT là gì? Tìm hiểu về dự án AltLayer và ALT token
NEXTDEX là gì? Tìm hiểu về sàn giao dịch phi tập trung