Ethereum Layer 2 Là Gì? 10 Mạng Ethereum Layer 2 Tốt Nhất 2024

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Ethereum layer 2 là blockchain thứ cấp, giải pháp này giúp giảm tải cho chuỗi gốc bằng cách xử lý một phần khả năng của nó. Layer 2 sẽ xác thực và thực hiện các giao dịch, sau đó gửi lại cho hệ thống tại Layer 1. Ethereum cuối cùng sẽ phê duyệt những giao dịch này và thêm vào blockchain Ethereum chính.
Các giải pháp Layer 2 nổi bật gồm: Optimistic Rollups, Zero-Knowledge (zk) Rollups, Sidechains, Validium, Channel, Plasma
Top 10 mạng Ethereum layer 2 tốt nhất gồm: Polygon, Arbitrum, Optimism, zkSync Era, Immutable X, Starknet, Manta Network, Skale Network, Loopring, Metis.

Layer 2 là một trong những lĩnh vực mà các Nhà đầu tư trong thị trường crypto đặc biệt quan tâm trong giai đoạn 2023 vừa qua và 2024 sắp tới. Rất nhiều dự án Layer 2 đã có sự tăng trưởng nổi bật và đạt ít nhất 200% đã chính minh sức hút của lĩnh vực này. Vậy Layer 2 là gì? Hãy cùng tìm hiểu về Layer 2 qua bài viết dưới đây!

1. Ethereum layer 2 là gì?

Ethereum layer 2 là blockchain thứ cấp, giải pháp này giúp giảm tải cho chuỗi gốc bằng cách xử lý một phần khả năng của nó. Layer 2 sẽ xác thực và thực hiện các giao dịch, sau đó gửi lại cho hệ thống tại Layer 1. Ethereum cuối cùng sẽ phê duyệt những giao dịch này và thêm vào blockchain Ethereum chính.

2. Tại sao cần có Ethereum layer 2?

Tuy Ethereum là hệ thống tài chính phi tập trung lớn nhưng nó vẫn có những hạn chế riêng của mình. Mạng chính Ethereum, (còn được gọi là layer 1), thường xuyên xử lý tốt khoảng 1 triệu giao dịch mỗi ngày, nhưng nhu cầu của người dùng luôn lớn hơn nhiều so với khả năng của hệ thống này. Điều này khiến mạng lưới trở nên tắc nghẽn, từ đó đẩy phí gas lên cao. Khi chi phí giao dịch trung bình trên layer 1 tăng lên, ngày càng nhiều người phải sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApp) như sàn giao dịch phi tập trung hoặc thị trường NFT. Đó là lý do mà các Ethereum layer 2 ra đời để giải quyết những vấn đề về vấn đề mở rộng, tốc độ giao dịch và phí giao dịch của mạng chính Ethereum.

Tìm hiểu thêm: Phí gas ETH là gì? Tìm hiểu từ A-Z về phí gas trên Ethereum

3. Layer 2 của Ethereum giải quyết vấn đề của Layer 1 như thế nào?

3.1. Vấn đề chung của Layer 1

Các Layer 1 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ứng dụng phi tập trung (Dapp) và đảm bảo tính phi tập trung của blockchain. Tuy nhiên, tính mở rộng vẫn là một thách thức đối với Ethereum.

Vấn đề chính của sự tắc nghẽn này xuất phát từ cơ chế xác thực giao dịch trên blockchain. Mỗi giao dịch đều yêu cầu sự xác thực từ các node và chỉ khi có sự đồng thuận từ chúng thì giao dịch mới được thêm vào. Với sự tăng đột biến của người dùng và giới hạn của node, blockchain trở nên quá tải, tạo ra hiện tượng tắc nghẽn và tăng phí giao dịch.

Để vượt qua những thách thức này, việc phát triển giải pháp mở rộng mạng là không thể tránh khỏi, bao gồm cả việc tích hợp Layer 2 để giảm áp lực cho Layer 1. Những cải tiến này giúp giải quyết vấn đề mở rộng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của người dùng.

3.2. Giải pháp của Layer 2 đối với vấn đề của Layer 1

Layer 2 của Ethereum hướng tới việc giải quyết những vấn đề sau của Layer 1:

  • Mở rộng khả năng xử lý: Layer 2 tăng khả năng xử lý giao dịch, giảm tắc nghẽn mạng và mở rộng băng thông, từ đó giúp giải quyết vấn đề về sự cản trở trong việc thực hiện giao dịch.
  • Giảm chi phí: Layer 2 giảm chi phí cho người dùng thông qua các biện pháp khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc sử dụng.
  • Bảo lưu tính năng bảo mật và phi tập trung: Layer 2 duy trì tính bảo mật và phi tập trung từ Layer 1, đồng thời tăng khả năng mở rộng mạng lưới.

Dù Layer 2 được kỳ vọng để giải quyết những vấn đề của layer 1, thực tế vẫn có những vấn đề chưa được giải quyết. Về bảo mật, cơ chế Optimistic Rollups của Optimism gặp khó khăn và tốc độ giao dịch của ZK-Rollups vẫn chậm hơn so với nhu cầu. Tuy nhiên, 2 giải pháp này vẫn nhận được nhiều sự chú ý của các Nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, việc di chuyển các tài sản giữa các Layer 2 trên Ethereum vẫn còn hạn chế rất lớn về thời gian di chuyển tài sản và phí giao dịch.

  • Nếu không sử dụng bridge của bên thứ 3 thì người dùng cần sử dụng Ethereum như một trạm trung chuyển tài sản, nhưng điều này sẽ tốn khá nhiều thời gian và chi phí dù Ethereum đã giảm đi phần nào phí giao dịch.
  • Nếu  sử dụng các công cụ bên thứ 3 như bridge (Orbiter Finance, Stargate Finance,…) hoặc các sản phẩm tương tự, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian và chi phí sử dụng nhưng so với một giao dịch thông thường thì chi phí vẫn khá là lớn.

Mặc dù có những điểm yếu như trên, nhưng những giải pháp Layer cũng có những cố gắng thay đổi và tiến bộ công nghệ lớn qua thời gian.

Ngoài ra, Ethereum đã cập nhật EIP-4844 và bản cập nhật này có thể giúp giảm thiểu được lượng phí gas tiêu tốn trong hệ sinh thái Ethereum, đặc biệt với các giải pháp Rollups. Bên cạnh đó, các giải pháp ZK-Rollups thậm chí còn làm tốt hơn khi có mức gas thấp hơn 40-100 lần so với Layer 1 của Ethereum.

Không chỉ vậy, vào tháng 01/2024, Vitalik Buterin vừa đề xuất tăng giới hạn phí gas trên Ethereum lên 33%, nâng mức giới hạn gas tối đa từ 30 triệu lên 40 triệu gas để mở rộng kích thước block và tăng khả năng xử lý giao dịch. Mặc dù ông cảnh báo về rủi ro từ giao dịch spam có thể ảnh hưởng đến tính ổn định của phí giao dịch, nhưng những đại diện của các Layer 2 phổ biến đánh giá tích cực đề xuất này, xem đây là bước quan trọng cho cả cộng đồng.

4. Các giải pháp Ethereum layer 2 nổi bật

4.1. Giải pháp Ethereum layer 2 Optimistic Rollups

Mô tả hoạt động của Rollup

Rollups hoạt động bằng cách xử lý các giao dịch trên lớp 2, nhưng gửi dữ liệu đến lớp 1. Điều này cho phép các giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn nhiều nhưng vẫn được hưởng lợi từ tính bảo mật của mạng chính Ethereum.

Optimistic Rollups là một giải pháp đầy tiềm năng dành cho các mục đích mở rộng các hợp đồng thông minh trên Ethereum trong thời gian ngắn.

Đặc điểm: 

  • Optimistic Rollups sử dụng EVM và Solidity, nên nó cung cấp cho các nhà phát triển chức năng tương tự như Ethereum.
  • Cơ chế của Optimistic Rollups giả định rằng tất cả các giao dịch được gửi lên chuỗi đều là hợp lệ mặc dù chưa hề được xác minh các giao dịch đó đã được thực hiện chính xác hay chưa.

4.2. Giải pháp Ethereum layer 2 Zero-Knowledge (zk) Rollups

Cơ chế hoạt động của Zk Rollup

Một giải pháp Rollup khác cũng được sử dụng nhiều nhất là Zk Rollup. Giải pháp Zk Rollup (Zero-knowledge) có khả năng Rollup hàng trăm giao dịch ra off-chain và tạo ra các bằng chứng mật mã SNARK. Đây được coi là bằng chứng hợp lệ và được lưu trên Ethereum.

Đặc điểm: 

  • Zk Rollup giảm lượng dữ liệu cần thiết để xác thực khối, cho phép hoàn thành nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.
  • Vviệc chuyển tiền từ Layer 2 sang Layer 1 bằng ZK-Rollups hoàn toàn không có sự chậm trễ. Điều này là do hợp đồng ZK-rollup trước đây đã xác minh tính hợp pháp của tiền thông qua bằng chứng hợp lệ.
  • Các cuộc tấn công, hack sẽ không thể ảnh hưởng đến ZK-Rollups.
  • Vì dữ liệu vẫn được giữ ở Layer 1 nên mạng vẫn giữ được trạng thái phi tập trung và an toàn.

Có thể bạn quan tâm: Coin Zk Rollup là gì? Top 10 đồng coin Zk Rollup tiềm năng 2024

4.3. Giải pháp Ethereum layer 2 Sidechains

Những gì tạo nên một sidechain có thể là một chủ đề tranh luận sôi nổi trong cộng đồng tiền điện tử. Có thể lập luận rằng tất cả các giải pháp layer 2 đều là sidechain, nhưng đối với phần này, chúng ta đang nói cụ thể về hai blockchain độc lập. Chúng kết nối thông qua chốt 2 chiều và cả hai chuỗi đều tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM).

Công nghệ đằng sau các sidechain độc lập đã được hiểu rõ. Do đó, nhiều dự án đã chuyển sang các sidechain độc lập như một cách nhanh chóng và thực tế để cải thiện tốc độ giao dịch và giảm chi phí giao dịch. Các sidechain độc lập chịu trách nhiệm về tính bảo mật của chính chúng, điều đó có nghĩa là các sidechain chắc chắn kém an toàn hơn Ethereum vì chúng nhỏ hơn. Ngoài ra, số lượng người khai thác/người xác thực trên sidechain nhỏ hơn có nghĩa là họ có thể phối hợp và đánh cắp tài sản khả thi hơn.

xDAIlà một ví dụ nổi bật về sidechain độc lập của Ethereum. Ngoài ra, trò chơi nổi tiếng Axie Infinity là một ví dụ điển hình về dự án layer 1 xoay quanh một independent sidechain để thực hiện các giao dịch nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

4.4. Giải pháp Ethereum layer 2 Validium

Validium là một giải pháp mở rộng khá tương tự với giải pháp ZK-Rollups nhưng không có lưu dữ liệu giao dịch trên Ethereum mainnet.

Mặc dù có rất nhiều nghi ngờ về tính khả dụng và độ tin cậy của phương pháp này, nhưng vẫn không thể phủ định rằng phương pháp Validium có thể dẫn đến những cải tiến lớn về khả năng mở rộng với ~ 9.000 giao dịch trên một giây.

4.5. Giải pháp Ethereum layer 2 Channel

Các Channels tương tự như cách Lightning Network hoạt động đối với Bitcoin. Về cơ bản, Channels cho phép một người thực hiện số lượng giao dịch không giới hạn với người khác, nhưng chỉ giao dịch đầu tiên và cuối cùng mới được gửi tới blockchain. Vì tất cả các giao dịch khác được xử lý ngoài chuỗi nên chúng cực kỳ nhanh với phí giao dịch rất thấp.

Tuy nhiên, Channels cũng có những nhược điểm. Nhược điểm của Channels tương tự như Lightning Network của Bitcoin: Bạn phải có kết nối với người bạn muốn giao dịch, tiền phải được phân bổ cho một channel và không thể rút trong suốt thời gian của kênh và có nhiều lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn liên quan đến giao dịch ngoài chuỗi.

4.6. Giải pháp Ethereum layer 2 Plasma

Plasma là một khuôn khổ cho phép tạo ra các chuỗi con sử dụng chuỗi chính Ethereum làm lớp tin cậy và phân xử. Chuỗi con cung cấp các giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp, nhưng chúng chỉ hỗ trợ một số loại giao dịch hạn chế, chẳng hạn như chuyển token cơ bản và hoán đổi. Tính toán chung không được hỗ trợ. Một nhược điểm khác là việc rút tiền từ chuỗi con trở lại mạng chính Ethereum phải chờ đợi lâu và ai đó phải theo dõi mạng để đảm bảo tiền được bảo đảm. Plasma là một công nghệ tương đối trưởng thành nên có một số dự án nổi bật được triển khai.

Tổng hợp các layer 2 đáng chú ý

5. 10 mạng Ethereum layer 2 tốt nhất 2024

5.1. Top #1 Ethereum layer 2: Polygon

Polygon là dự án Layer-2 của blockchain Ethereum, giúp mở rộng quy mô và cải thiện những vấn đề tồn tại trên mạng lưới Ethereum như tốc độ giao dịch chậm, khả năng mở rộng hạn chế và phí cao. Polygon kết hợp giữa Plasma Framework và mô hình Proof-of-stake, cho phép các hợp đồng thông minh được thực hiện dễ dàng, có thể mở rộng và tự trị.

Ban đầu, Polygon áp dụng plasma chain để xử lý giao dịch trên các sidechain riêng biệt trước khi tổng hợp chúng trên mainnet Ethereum chính, tạo điều kiện cho việc cải thiện hiệu suất và giảm phí giao dịch cho người dùng.

Hiện nay, Polygon đã chuyển sang sử dụng ZK-rollups để gộp một lượng lớn giao dịch được xử lý off-chain thành một giao dịch duy nhất. Cơ chế này không chỉ tăng cường tính ẩn danh của giao dịch mà còn đảm bảo sự riêng tư cho người dùng.

Hơn nữa, Polygon sử dụng kiến trúc Heimdall để lựa chọn nhà sản xuất khối, nhằm tăng cường khả năng mở rộng và bảo mật của mạng lưới. Việc chọn lựa block producer được thực hiện ngẫu nhiên từ trong số các validator thuộc Polygon PoS, nhằm đồng thời gia tăng tính bảo mật và khả năng mở rộng của hệ thống.

MATIC là token gốc của mạng Polygon, được tạo ra trên mạng lưới Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. MATIC token có thể được sử dụng để quản lý và bảo mật mạng Polygon cũng như thanh toán phí giao dịch trên mạng. Không giống như một số loại tiền điện tử khác có nguồn cung không giới hạn, MATIC chỉ có tổng cung 10 tỷ token và hiện đang có khoảng 9,5 tỷ token đang lưu hành. 

Xem thêm:

 

5.2. Top #2 Ethereum layer 2: Arbitrum

Arbitrum là giải pháp layer 2 được thiết kế để cải thiện các hợp đồng thông minh Ethereum mà cụ thể là giúp tăng tốc độ và khả năng mở rộng của chúng, đồng thời bổ sung các tính năng bảo mật bổ sung để khởi động. Nền tảng được thiết kế để cho phép các nhà phát triển dễ dàng chạy các hợp đồng EVM không sửa đổi và các giao dịch Ethereum trên layer 2, trong khi vẫn được hưởng lợi từ bảo mật layer 1 tuyệt vời của Ethereum.

Dự án Arbitrum sử dụng công nghệ Optimistic Rollup, cho phép mở rộng quy mô cho các hợp đồng thông minh Ethereum bằng cách truyền tin nhắn và dữ liệu giữa chuỗi chính Ethereum và Layer 2 của Arbitrum. Hầu hết giao dịch được xử lý trên L2, và kết quả được ghi lại trên chuỗi chính, tăng tốc độ và hiệu quả của mạng.

Sau đó, bất kỳ validator nào cũng có thể đăng một khối cuộn lên và xác nhận tính hợp lệ của một khối khác. Thuật ngữ “rollup” mô tả cách validator có thể sử dụng thông tin công khai để tái tạo lịch sử chuỗi hoàn chỉnh từ các nhật ký được tối ưu hóa, đồng thời giao thức đảm bảo tính chính xác của mã.

ARB là token gốc của Arbitrum. ARB được định vị để trở thành công cụ giúp Arbitrum One trở nên phi tập trung hơn và trở thành một DAO tự quản thực thụ. Chủ sở hữu token ARB có quyền tham gia hoạt động quản trị và bỏ phiếu cho những cập nhật quan trọng do chính cộng đồng đề xuất. Ngoài ra, ARB cũng được dùng làm token chính của Arbitrum Nova và các sản phẩm Layer 2 khác trong tương lai của dự án.

Xem thêm:

 

5.3. Top #3 Ethereum layer 2: Optimism

Optimism là một giải pháp Layer 2 trên Ethereum và được xây dựng bởi Optimism Foundation. Optimism sử dụng công nghệ Optimistic Rollup để cho phép các nhà phát triển và người dùng tiền điện tử tận hưởng các giao dịch nhanh chóng với mức phí thấp trong khi vẫn duy trì tính bảo mật của Ethereum.

Các mạng lưới trên Optimism hoạt động bằng phương pháp gọi là Optimistic Rollup. Công nghệ này xử lý các giao dịch off-chain theo lô (transaction batches), làm giảm đáng kể phí giao dịch và giảm bớt tắc nghẽn mạng.
Công nghệ rollup của Optimism kết hợp nhiều giao dịch từ Layer 1 của Ethereum thành một giao dịch duy nhất, phân bổ phí giao dịch một cách hiệu quả cho tất cả người dùng tham gia vào giao dịch. Quá trình rollup được thực thi trên mạng Layer 2 OP Mainnet của Optimism, trong khi dữ liệu giao dịch được đăng lên Layer 1 của Ethereum để xử lý.

Với quá trình này, mọi giao dịch ban đầu được coi là hợp lệ trên Layer 2 của Optimism và không có sự tính toán nào được thực hiện. Nếu một giao dịch bị nghi ngờ là gian lận, hệ thống sẽ chạy tính năng chống gian lận để xác minh giao dịch đó.

OP là token chính của nền tảng Optimism, OP hoạt động trên blockchain Ethereum theo tiêu chuẩn ERC-20. Các tính năng quản trị của OP coin được hỗ trợ thông qua Optimism Collective – tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) chịu trách nhiệm quản lý các quy trình của Optimism. Optimism Collective bao gồm hai thành phần chính: Token House và the Citizens’ House. Token OP chủ yếu được sử dụng trong Token House cho mục đích quản trị như:

  • Bỏ phiếu cho các quyết định cập nhật giao thức.
  • Biểu quyết về việc phân bổ Quỹ quản trị cho các dự án trong hệ sinh thái.
  • Tài trợ cho cho các dự án trong hệ sinh thái.
  • Tham gia quản lý dự án cùng OP Citizens.

Xem thêm: 

 

5.4. Top #4 Ethereum layer 2: zkSync Era

zkSync Era là phiên bản nâng cấp của zkSync Lite và được mainnet vào 24/3/2023, dự án là một layer 2 sử dụng công nghệ Zk Rollups nhằm tăng tốc độ giao dịch cũng như tăng khả năng bảo mật cho mạng lưới.

zkSync Era là sản phẩm của công ty Matter Labs – một công ty blockchain tập trung chủ yếu vào các công nghệ layer 2 với chủ đạo là zkSync. Ngoài ra, Matter Labs đã gọi vốn được 458 triệu USD từ nhiều ông lớn như Dragonfly Capital, a16z, Blockchain Capital,… Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ như vậy, Matter Labs có khả năng đưa zkSync Era dẫn đầu về xu hướng công nghệ Zk Rollups.

Tìm hiểu thêm: zkSync là gì? Giới thiệu tổng quan về hệ sinh thái zkSync

Vào tháng 3/2023, nhóm zkSync đã ra mắt mạng chính zkEVM, zkSync Era. Đây là một zk-rollup tương thích với EVM. Các nhà phát triển có thể trực tiếp sử dụng Solidity hoặc các ngôn ngữ Ethereum khác để phát triển hợp đồng thông minh trong hệ sinh thái zkSync, giúp giảm đáng kể rào cản gia nhập và chi phí di chuyển sang zkSync.

Hiện tại, zkSync chưa có token riêng. Lý do chính là do nhóm Matter Labs vẫn đang tham gia tích cực vào việc quản lý dự án. Khi zkSync hoàn toàn phi tập trung hóa, blockchain này sẽ có một token riêng để làm phần thưởng cho những người vận hành Zk Rollup và tham gia staking. zkSync cũng có thể sẽ triển khai zkSync Airdrop cho cộng đồng khi ra mắt token chính thức trong tương lai.

5.5. Top #5 Ethereum layer 2: Immutable X

Immutable X (IMX) là giải pháp mở rộng quy mô Layer-2 đầu tiên dành cho blockchain gaming và NFT với tính năng giao dịch tức thì, khả năng mở rộng lớn, không yêu cầu phí gas. Immutable X sử dụng công nghệ Zero-knowledge Rollup để đạt được khả năng xử lý đến 9.000 giao dịch mỗi giây.

Thay vì thêm mọi dữ liệu giao dịch vào blockchain, Zk-Rollup gộp hàng trăm giao dịch thành một zero-knowledge proof duy nhất được gọi là Zk-STARK. Zk-STARK là một phương pháp xác minh được sử dụng để chứng minh việc sở hữu một số kiến thức nhất định mà không tiết lộ bất kỳ thông tin nào về nó. Nó có thể cung cấp các giao dịch trên Immutable X với mức độ riêng tư và bảo mật cao hơn.

Sau khi phân nhóm các giao dịch, zero-knowledge proof sẽ được gửi tới blockchain và được xác minh bằng hợp đồng thông minh. Hợp đồng thông minh Zk-Rollup duy trì tất cả chi tiết giao dịch trên Layer 2 do đó tài nguyên tính toán và lưu trữ cần thiết để xác thực một khối cũng sẽ thấp hơn.

IMX là token chính của nền tảng giúp người dùng có quyền bỏ phiếu cho các hoạt động của dự án, trả phí giao dịch và staking.

Xem thêm:

 

5.6. Top #6 Ethereum layer 2: Starnet

Starknet là một giải pháp mở rộng quy mô Ethereum layer 2. Starknet sử dụng công nghệ zero-knowledge rollups và bằng chứng chứng mật mã STARK để tạo ra một cách xử lý các lô giao dịch lớn với tốc độ nhanh hơn và đáng tin cậy hơn.

Starknet được sáng lập bởi Starkware (hay còn gọi là Starkware Industries) là công ty được thành lập vào tháng 1 năm 2018 bởi Eli Ben Sasson – Đồng sáng lập của STARK & ZCash. StarkWare giúp cải thiện khả năng mở rộng và quyền riêng tư của các blockchain bằng cách sử dụng công nghệ STARK để triển khai và xác minh zero knowledge proof.

SSTRK là native token của Starknet và được dùng để trả phí giao dịch trong nền tảng. staking và làm phần thưởng airdrop. Ngoài ra, những người nắm giữ token STRK có đặc quyền bỏ phiếu trực tiếp hoặc thông qua ủy quyền đối với tất cả các thay đổi đối với giao thức để đảm bảo sự hoạt động, bảo mật và duy trì của Starknet.

Xem thêm:

 

5.7. Top #7 Ethereum layer 2: Manta Network

Manta Network là hệ sinh thái module dành cho web3. Người dùng có thể xây dựng và triển khai ứng dụng phi tập trung sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity trên Manta, đồng thời tận dụng nền tảng công nghệ của nó để mang lại tốc độ giao dịch nhanh hơn Layer 1 và chi phí gas thấp hơn Layer 2.

Manta Network giải quyết các mối lo ngại về khả năng sử dụng các nền tảng blockchain thông qua thiết kế cơ sở hạ tầng module, cho phép tích hợp liền mạch Data Availability (DA) và zkEVM module để liên tục nâng cao trải nghiệm người dùng.

MANTA là token tiện ích hoạt động chính thức trong hệ sinh thái Manta Network, vận hành trên nền tảng Polygon theo tiêu chuẩn ERC20.

Xem thêm:

 

5.8. Top #8 Ethereum layer 2: SKALE Network

Skale Network là một Blockchain Protocol. Skale Network là một Side Chain của Ethereum Network. Skale Network tích hợp máy chủ EVM (Ethereum Virtual Machine) cho phép xây dựng các hợp đồng thông minh với các ưu điểm như: tốc độ giao dịch cao, độ trễ thấp, an toàn và dễ sử dụng với các nhà phát triển.

Các Blockchain đời đầu như Ethereum đang tồn tại vấn đề rất lớn về khả năng mở rộng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dự án xem đây là vấn đề tiếp cận để giải quyết và Skale Network là một trong số đó – Scale Solution Layer 2 cho Ethereum.

Để giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum, Skale Network được xây dựng với 2 phần chính: SKALE Manager và SKALE Node:

  • SKALE Manager nằm trên Ethereum Network. Nó đóng vai trò là điểm khởi tạo cho mọi việc chính liên quan đến các hợp đồng thông minh được xây dựng trên Skale Network bao gồm: Tạo hoặc hủy một Elastic Sidechain, tạo hoặc hủy nút, rút tiền…
  • Mỗi SKALE Node được cấu tạo từ 2 phần: Node Core và nhiều Virtualized Subnodes. Kiến trúc này khiến các Node mang lại hiệu suất cao hơn và các tùy chỉnh về quyền phân cấp cho các nhà phát triển Smart Contract. 

SKL là Native Token trong mạng Skale Network. SKL với Skale Network giống như ETH với Ethereum.

Xem thêm:

 

5.9. Top #9 Ethereum layer 2: Loopring

Loopring là một nền tảng giao thức mở do các Nhà phát triển tại Trung Quốc tạo dựng dựa trên công nghệ Blockchain của Ethereum. Hệ thống tự động phân quyền của Loopring giúp xử lý tất cả giao dịch Crypto một cách hiệu quả nhất với mong muốn bảo vệ người dùng, giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí giao dịch.

Loopring có những đặc điểm nổi bật như:

  • Tính bảo mật cao là đặc điểm nổi bật nhất của Loopring. Đồng thời, nhờ vào một số tính năng dưới đây mà chi phí giao dịch tương đối thấp
  • Mạng lưới phân tán: Mọi lệnh giao dịch đều được xử lý tự động hóa. Toàn bộ khoản tiền trong giao dịch đều dưới kiểm soát của chủ hợp đồng thông minh trên Blockchain.
  • Chia sẻ lệnh: Lệnh được chia thành nhiều phần nhỏ từ cơ chế này, áp dụng lý thuyết trò chơi để tối ưu hóa mọi kết quả giao dịch. Từ đó bảo vệ giao dịch khỏi mọi nguy cơ bị tấn công DDOS.
  • Khớp lệnh vòng: Giao diện Loopring (LRC) tự động thông minh, phân cấp giữa các sàn giao dịch với các blockchain. Ngay khi vượt qua giá trị trực tiếp trên thị trường nhiều lần đến mức đáng báo động người dùng có thể nhận biết được ngay.
  • Cross-chain: Loopring không phụ thuộc vào Blockchain và toàn bộ token ERC20 trên các Blockchain đều có thể giao dịch với Loopring.

LRC là token ERC-20 trên blockchain của Ethereum. LRC là coin của Loopring DEX, một sàn giao dịch phi tập trung được tích hợp giao thức Loopring. Trong đó, Loopring Protocol là giao thức chuyển đổi token. 

Trong Loopring Protocol, LRC Token có nhiệm vụ:

  • Trả phí cho các Ring Miners để tiếp nhận và duy trì các Order Books
  • Tham gia vào việc quản lý phi tập trung (Decentralized Governance)
  • Burn trong LRC Burn Rate. Cách thức này sẽ giúp giảm lượng LRC Token được lưu thông trên thị trường

Xem thêm:

 

5.10. Top #10 Ethereum layer 2: Metis

Metis là một blockchain Layer 2 theo mô hình Rollups trên Ethereum có phí gas thấp, giao dịch nhanh chóng, lưu trữ tự nhiên và đảm bảo bảo mật cao. Với mô hình Rollups, Metis tương thích với Layer 1 Ethereum và sử dụng Rollups như một giải pháp cho phép nhà phát triển tích hợp một cách nhanh chóng, giá rẻ và dễ dàng.

Metis là Layer 2 đặc biệt với mô hình Rollups hybrid độc đáo khi kết hợp điểm mạnh của Optimistic Rollups với ZK-Rollups, giúp giảm phí và duy trì xác nhận nhanh chóng. Bằng cách sử dụng InterPlanetary File System (IPFS), Metis lưu trữ dữ liệu phân tán, tăng hiệu suất xử lý và giảm rủi ro mất dữ liệu. Nhờ vậy, Metis giảm phí giao dịch xuống 100 lần so với Ethereum Mainnet, trở thành Layer 2 chi phí thấp.

Với máy ảo tương đương EVM, Metis Virtual Machine (MVM) không chỉ đảm bảo tính tương thích mà còn nâng cao hiệu suất so với Ethereum Virtual Machine. Điều này giúp đội ngũ phát triển dễ dàng đưa ứng dụng Ethereum native lên Metis với đoạn code ít bị sửa đổi nhất.

METIS là token gốc của nền tảng Metis. Người nắm giữ METIS có thể tham gia vào việc quản trị MetisDAO, bao gồm bỏ phiếu cho các đề xuất và tham gia vào các diễn đàn cộng đồng. Ngoài ra, METIS còn có thể được dùng để Staking, trả phí giao dịch và làm phần thưởng.

Xem thêm:

 

6. Đánh giá tiềm năng của Ethereum layer 2

Ethereum Layer 2 là tập hợp các giải pháp mở rộng quy mô nhằm giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum, bao gồm tốc độ giao dịch chậm và phí giao dịch cao. Các giải pháp L2 hoạt động bằng cách di chuyển một số hoạt động giao dịch ra khỏi blockchain Ethereum chính, giúp giảm tải cho mạng lưới và cải thiện hiệu suất.

Các Layer 2 có tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ với khả năng mở rộng cao, khả năng giảm phí giao dịch giúp mạng lưới Ethereum dễ tiếp cận hơn với người dùng.

7. Mua Ethereum layer coin ở đâu?

Bạn có thể mua bán các Ethereum Layer 2 coin tại các sàn giao dịch như Binance, Coingecko,… Tuy nhiên, nếu bạn là người dùng tại Việt Nam, bạn có thể lựa chọn ONUS – ứng dụng đầu tư hàng đầu Việt Nam với hơn 4 triệu người dùng trong nước và quốc tế.

Tại sao lựa chọn ONUS?

  • Giao dịch miễn phí: Bạn có thể mua bán Ethereum layer 2 coin cùng hơn 600 tài sản số khác ngay tại ONUS mà không mất phí giao dịch
  • Tỷ giá tốt nhất: ONUS sở hữu nguồn thanh khoản dồi dào, đảm bảo tỷ giá mua bán Layer 2 coin luôn cạnh tranh nhất thị trường.
  • Đa dạng hình thức đầu tư: ONUS cung cấp nhiều sản phẩm đầu tư đa dạng như: Lãi qua đêm, Farming, Giao dịch Spot, Futures, đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

Tải ONUS ngay tại đây và bắt đầu hành trình đầu tư của mình ngay bây giờ!

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất cung cấp và tổng hợp các thông tin chung, không phải lời khuyên đầu tư. Trước khi đầu tư vào bất kỳ tài sản nào, nhà đầu tư hãy tự tìm hiểu kỹ về rủi ro và tự chịu trách nhiệm với kết quả đầu tư của mình.

Câu hỏi thường gặp

Layer 2 có phải hoạt động trên Ethereum không?

Những layer 2 này không nhất thiết phải ở trên Ethereum, nó hoạt động song song với blockchain Ethereum chính (Layer 1) chứ không thay thế hoàn toàn Layer 1 Tuy nhiên, bản chất việc xuất hiện của layer 2 là để giúp layer 1 tăng khả năng mở rộng, vì vậy chỉ những layer 1 thu hút được giá trị thực sự mới có thể phát triển bền vững.

Xu hướng sử dụng Ethereum layer 2 trong tương lai là gì?

Xu hướng sử dụng Ethereum Layer 2 (L2) trong tương lai dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ vì nó được tạo ra nhằm giải quyết những vấn đề về tốc độ, phí giao dịch và khả năng mở rộng của layer 1.

Các layer 2 mạnh nhất hiện nay là những mạng nào?

Các layer 2 mạnh nhất hiện nay có thể kể đến như: Polygon, Arbitrum, Optimism,...

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các layer 2 mạnh nhất tại bài viết này: https://goonus.io/mang-layer-2-la-gi-tim-hieu-ve-cac-layer-2-manh-nhat-hien-nay/

BACKLayer 0, Layer 1, layer 2, layer 3 là gì? Tìm hiểu về các blockchain layer
NEXTOptimistic Rollup Và Zk Rollup: Giải Pháp Layer 2 Nào Tốt Hơn?