Long Short Là Gì? Top 3 Chiến Lược Đánh Long Short Hiệu Quả Cho Người Mới Bắt Đầu

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Long Position là hành động mua vào khi đồng coin có dấu hiệu tăng trưởng với mong muốn sinh lời nhờ phần chênh lệch.
Short Position là hành động bán ra khi đồng coin có dấu hiệu giảm, nếu như coin giảm thì trader sẽ được kiếm lời từ đó.
Lệnh Long và Short khác nhau về mục đích của trader khi thị trường tăng hoặc giảm, trader sẽ mua Long khi coin tăng và ngược lại.
Nắm vững được các chiến lược đầu tư sẽ giúp bạn tự tin hơn mỗi khi giao dịch crypto.
Hiện tại, người dùng có thể nạp tiền và thực hiện giao dịch Futures trực tiếp ngay trên giao diện của ONUS.

Thị trường Crypto luôn đầy biến động với những sắc xanh, đỏ đan xen. Liệu chỉ có màu xanh mới mang đến lợi nhuận? Màu đỏ khi thị trường đi xuống đồng nghĩa với cơ hội đầu tư chấm dứt?

Hoàn toàn không! 

Giao dịch Long – Short chính là chìa khóa giúp bạn kiếm lời bất kể thị trường lên hay xuống.

Hãy cùng ONUS khám phá bí kíp giao dịch này qua hình thức Futures với đòn bẩy lên đến 125x, cho phép bạn tăng lợi nhuận tối đa bất chấp mọi xu hướng thị trường nhé!

1. Khái quát về lệnh Long Short

Long short là gì - so sánh lệnh mua lệnh bán

Hai lệnh Long position và Short position nhìn chung khá giống nhau về mặt bản chất. Tuy nhiên vẫn có vài điểm khác biệt giữa hai lệnh này. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1.1. Long Position là gì?

Long Short là gì - Định nghĩa lệnh Long

Long Position là cách gọi phổ biến cho việc mua vào. Định nghĩa này phụ thuộc vào những mục đích cụ thể của các nhà đầu tư, dựa trên sự khác biệt của từng loại tài sản và quan điểm về mua bán trên thị trường. Điều này thường bao gồm việc bán đồng coin hoặc token với giá cao hơn giá mua để thu lợi nhuận.

1.2. Short Position là gì?

Long Short là gì - Định nghĩa lệnh Short

Trong một vị thế Short, các nhà giao dịch dự đoán rằng giá sẽ giảm. Họ sẽ đặt lệnh Short và nếu giá giảm như dự đoán thì họ sẽ đóng lệnh. Cách hoạt động của vị thế này như sau: Bạn dự đoán giá của một loại tài sản tiền điện tử sẽ giảm, vì vậy bạn mở một vị thế Short. Điều này có nghĩa là bạn mượn một số coin từ sàn giao dịch, sau đó bán chúng với giá thị trường hiện tại. Nếu giá giảm, bạn sẽ đóng lệnh, nghĩa là bạn mua lại cùng lượng coin đó với giá thấp hơn giá bạn đã bán. Sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán là lợi nhuận của bạn.

1.3. Lệnh Long Short là gì?

Như vậy, lệnh Long Short là điển hình của giao dịch Futures (Hợp đồng tương lai) với lệnh Long là giao dịch mua Futures với hi vọng giá tăng và lệnh Short là giao dịch Futures mong giá giảm. Long Short trong giao dịch Futures còn có sự hỗ trợ của đòn bẩy tài chính, cho phép trader giao dịch với số vốn thấp hơn giá trị tài sản.

Đọc thêm: Đầu tư Crypto nên chọn giao dịch Spot hay Futures?

2. Phân biệt Long Position và Short Position

Các trader thường bị nhầm lẫn giữa 2 lệnh Long và Short khi giao dịch. Vì vậy, việc phân biệt rõ ràng được giữa Long position và Short position là vô cùng cần thiết cho người chơi. Bảng dưới đây của ONUS là một số sự khác biệt giữa lệnh Long và Short:

Tiêu chí

Long position

Short position

Bản chất

Thực hiện mua khống (mua trước) là khi đầu tư vào một tài sản với hi vọng giá sẽ tăng. Khi giá tăng, nhà đầu tư sẽ bán ra và thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Thực hiện bán khống (bán trước) là khi bạn vay một loại tiền đó để bán, hy vọng rằng giá sẽ giảm. Nếu giá giảm theo dự đoán, bạn sẽ mua vào để trả lại số tiền đã vay. Sự chênh lệch giá là lợi nhuận bạn thu được trong quá trình này.

Mục đích giao dịch

Kiếm lời khi thị trường tăng

Kiếm lời khi thị trường giảm

Tác động đến thị trường

Nhiều người mua Long sẽ đẩy giá tăng nhanh

Nhiều người bán Short sẽ làm giảm giá nhanh chóng

Đọc thêm: Phân biệt Mua/Long và Bán/Short

3. Top chiến lược giao dịch với lệnh Long Short

Muốn đánh đâu thắng đó, tất nhiên là phải cần chiến lược. ONUS sẽ cung cấp cho người chơi những chiến lược bách phát bách trúng.

3.1. Mở cả Long position và Short position cho 1 giao dịch

Mở cả hai vị thế với cùng một cặp giao dịch là một chiến lược tốt cho phép bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Với tính biến động cao của tiền điện tử, việc này trở nên càng quan trọng. 

Ví dụ như Bitcoin (BTC) vừa qua đã khiến cho cả thế giới chao đảo vì đạt đỉnh mới kỷ lục gần 74.000 USD. Tuy nhiên sau đó chưa đầy hai tuần, Bitcoin đã tụt giá xuống còn 61.500 USD. Điều này cho thấy thị trường crypto luôn biến động bất ngờ. Hiện tại, giá BTC đang ở mức 63,951.47 USD

Lý tưởng nhất là bạn nên mở cả vị thế Long và Short đối với cùng một cặp giao dịch. Khi đã xác định được xu hướng chính xác của thị trường, bạn có thể tiến hành đóng một trong hai lệnh và giữ lại lệnh còn lại tùy thuộc vào chiến lược của mình.

Đọc thêm:

3.2. Mở Long Short cho 2 cặp giao dịch khác nhau

Long short là gì - Mở Long Short cho 2 cặp giao dịch khác nhau

Trong chiến lược này, bạn cần mở vị thế Long cho một cặp giao dịch và mở vị thế Short cho một cặp giao dịch khác với cùng một khối lượng giao dịch.

Đối với vị thế Long, bạn nên chọn các đồng coin có tiềm năng sinh lời lâu dài. Đây có thể là các đồng coin phổ biến và nổi tiếng với vốn hóa thị trường lớn, như Bitcoin và Ethereum.

Về vị thế Short, bạn nên chọn các đồng coin giúp bạn kiếm lợi nhuận nhanh chóng từ việc giảm giá. Thường là các đồng coin với vốn hóa nhỏ, có xu hướng biến động mạnh và thường xuyên. Ví dụ: các loại memecoin như Dogecoin, Shiba Inu,… Giá của chúng thường có thể tăng hoặc giảm chỉ với một tweet của Elon Musk.

4. Hướng dẫn đánh lệnh Long Short cho người mới bắt đầu trên ONUS

ONUS có chương trình ưu đãi lên đến 270.000 VND khi đăng ký tài khoản và trải nghiệm thử giao dịch Long Short, chỉ với 3 bước đơn giản!

Xem Hướng dẫn mở tài khoản ONUS tại đây!

4.1. Mua Long

Long short là gì - Cách mua long bán short trên ONUS
Hướng dẫn đầu tư long short trên ONUS

Bước 1: Bạn lựa chọn 1 trong 3 loại lệnh: Lệnh Giới hạn (Limit), Thị trường (Market) và Stop Market:

  1. Lệnh Giới hạn (Limit): Đây là lệnh Mua/Bán tài sản với mức giá xác định hoặc mức giá tốt hơn so với mức giá hiện tại của thị trường. Ví dụ, nếu giá Bitcoin hiện tại là 750,000,000 VNDC, nhưng bạn muốn mua BTC tại giá 690,000,000 VNDC, bạn có thể đặt một lệnh Giới hạn với giá vào lệnh là 690,000,000 VNDC.
  2. Lệnh Thị trường (Market): Đây là lệnh Mua/Bán tài sản tại mức giá ngay tại thời điểm đặt lệnh. Nếu bạn muốn mua BTC ngay lập tức với giá hiện tại của thị trường là 750,000,000 VNDC, bạn có thể đặt một lệnh Thị trường.
  3. Lệnh Stop Market: Đây là khi giá của tài sản chạm mức giá do người dùng thiết lập. Khi đó, hệ thống sẽ kích hoạt một lệnh Thị trường để Mua/Bán tài sản theo giá thị trường. Lệnh Stop Market được sử dụng khi bạn cảm thấy giá tài sản sẽ tăng hoặc giảm theo đúng dự đoán. Ví dụ, nếu bạn muốn mua BTC khi giá đạt mức 710,000,000 VNDC, bạn có thể đặt một lệnh Stop Market với giá vào lệnh là 710,000,000 VNDC.

Tìm hiểu thêm:

Giao dịch crypto tại ONUS

Bước 2: Lựa chọn mức đòn bẩy, khối lượng giao dịch và giá vào lệnh 

Chọn Đòn Bẩy:

Đòn bẩy là số tiền mà sàn giao dịch cho phép nhà đầu tư vay để thực hiện giao dịch Futures, nhằm tăng khả năng sinh lời và lợi nhuận từ khoản đầu tư. Đòn bẩy được áp dụng theo một bội số dựa trên giá trị ký quỹ của nhà đầu tư, ví dụ như 2x, 10x,…

Hiện tại, tính năng Futures tại Onus hỗ trợ đòn bẩy từ 1x đến 125x, tùy thuộc vào từng cặp tài sản giao dịch.

Ví dụ về Đòn Bẩy:

  1. Trường Hợp 1 – Không Sử Dụng Đòn Bẩy: Nếu bạn đầu tư 100,000 VNDC vào Bitcoin: Mỗi khi giá của Bitcoin tăng 1%, bạn sẽ lãi được 100,000 * 1% = 1,000 VNDC và ngược lại.
  2. Trường Hợp 2 – Sử Dụng Đòn Bẩy: Nếu bạn đầu tư 100,000 VNDC (Ký Quỹ) vào BTC với đòn bẩy 20x. Tổng khối lượng giao dịch của lệnh sẽ là 100,000 * 20 = 2,000,000 VNDC. Khi đó, mỗi khi giá BTC tăng 1%, bạn sẽ lãi được 2,000,000 * 1% = 20,000 VNDC (gấp 20 lần so với khi không sử dụng đòn bẩy). Tuy nhiên, nếu giá Bitcoin giảm, bạn cũng sẽ chịu lỗ theo tỷ lệ đòn bẩy.

Thanh Lý Tài Sản:

Trong vị thế Mua/Long, nếu giá tài sản của bạn giảm mạnh và vượt quá mức giá ký quỹ, lệnh sẽ bị đóng và khoản ký quỹ của bạn sẽ tự động bị thanh lý.

Khi khoản ký quỹ bị thanh lý, bạn sẽ phải trả một khoản phí bảo hiểm là 1% trên tổng khối lượng giao dịch của lệnh. Để tránh phí này, bạn cần thiết lập điểm cắt lỗ để đóng lệnh trước khi giá tài sản chạm đến mức giá bị thanh lý.

Ví dụ: Nếu giá Bitcoin giảm mạnh đến 5% và bạn phải chịu lỗ vượt quá mức ký quỹ là 100,000 VNDC, lệnh sẽ bị đóng và khoản ký quỹ của bạn sẽ tự động bị thanh lý. Đồng thời, bạn sẽ phải chịu phí thanh lý là 1% trên tổng khối lượng giao dịch của lệnh, tương đương với 1% * 2,000,000 = 20,000 VNDC.

 Bước 3: Cài đặt chốt lời/cắt lỗ

Ở trong vị thế Mua (Long), bạn sẽ có lời khi giá tăng và mất lợi nhuận khi giá giảm so với giá mua ban đầu.

  • Điểm Cắt Lỗ (Stop Loss – SL): Điểm này là mức giá thấp nhất mà bạn sẵn lòng chấp nhận để chịu rủi ro. Nếu giá tài sản chạm hoặc xuống dưới mức này, bạn muốn đóng lệnh để giảm thiểu tổn thất.
  • Điểm Chốt Lời (Take Profit – TP): Điểm này là mức giá mà bạn muốn chốt lời khi giá tài sản chạm hoặc vượt qua mốc này. Đây là điểm mà bạn quyết định rằng đã đạt được mức lợi nhuận mong muốn và muốn đóng lệnh để ghi nhận kết quả tích cực.

 Bước 4: Nhấn Mua/Long để hoàn tất đặt lệnh này.

4.2 Bán Short

Các bước bán/short thực hiện tương tự như vị thế Mua/Long.

Bước 1: Bạn lựa chọn 1 trong 3 loại lệnh: Lệnh Giới hạn (Limit), Thị trường (Market) và Stop Market.

Bước 2: Nhập khối lượng giao dịch của bạn, Giá vào lệnh và chọn mức Đòn bẩy.

Bước 3: Cài đặt Chốt lời/Cắt lỗ.

Ở trong vị thế Bán (Short), bạn có lời khi giá sản phẩm giảm và bị lỗ khi giá tăng so với giá vốn. Vì thế:

  • Điểm Cắt Lỗ (Stop Loss – SL): Điểm này là mức giá cao nhất mà bạn sẵn lòng chấp nhận để chịu rủi ro. Nếu giá tài sản chạm hoặc vượt qua mức này, bạn muốn đóng lệnh để giảm thiểu tổn thất.
  • Điểm Chốt Lời (Take Profit – TP): Điểm này là mức giá thấp hơn so với mức giá đặt lệnh. Bạn mong muốn chốt lời khi giá chạm hoặc giảm xuống dưới mức này.

5. Tính năng giao dịch Futures trên ONUS

Long short là gì - giao dịch futures trên onus

Futures là một dạng giao dịch được cung cấp bởi nền tảng ONUS, phục vụ cho các nhà đầu tư mong muốn tham gia thị trường đồng coin hoặc token. Futures là một loại giao dịch phái sinh, cho phép người giao dịch đặt lệnh dựa trên dự đoán về biến động giá của một tài sản mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó. Nếu dự đoán chính xác, người giao dịch sẽ thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá dự đoán và giá thực tế sau khi đặt lệnh, và ngược lại.

Loại giao dịch này cho phép nhà đầu tư tiền mã hóa tham gia vào thị trường ở cả hai chiều (Mua/Long; Bán/Short), dù thị trường đang tăng hay giảm giá.

Hiện nay, ONUS đang chiếm ưu thế so với các sàn khác về phí dịch vụ. Dưới đây là bảng thống kê các loại phí dịch vụ mà trader phải chi trả mỗi khi thực hiện giao dịch: 

Sàn giao dịch

Phí Spot

Phí Futures

ONUS

0,00%

0,2%

Huobi

0,2%

0,2%

Binance

0,1%

0,04%

Kraken

0,16%

0,05%

Gemini

0,2%

0,06%

Bitget

0,1%

0,06%

Kucoi

0,1%

0,06%

Đọc thêm: Phí Giao Dịch Các Sàn Tiền Điện Tử Chi Tiết Nhất 2024

ONUS miễn phí với giao dịch Spot và chỉ từ 0.02% với giao dịch Futures, áp dụng với hơn 600 đồng coin bao gồm Bitcoin (BTC), ETH, USDT và hơn 600 loại tiền điện tử khác. Nhà đầu tư có thể tiết kiệm đáng kể tài sản và không cần phải lo lắng phát sinh thêm chi phí nào khác. 

Tổng kết

Đến đây, hẳn bạn đã nắm rõ Long Short là gì. Trong thế giới đầu tư crypto đầy rủi ro nhưng cũng đầy hấp dẫn, việc hiểu biết và áp dụng linh hoạt các chiến lược Long Short là chìa khóa để thành công. Bằng cách mở rộng kiến thức và kỹ năng thông qua giao dịch Long Short, traders có thể tận dụng mọi cơ hội từ thị trường, dù trong bất kỳ điều kiện nào.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay cùng ONUS để không bỏ lỡ những cơ hội sinh lời, và nhớ rằng, trong mỗi thách thức đều ẩn chứa cơ hội. Cùng ONUS đầu tư thông minh, kiếm lời bền vững!

Tải ngay khoá học đầu tư tiền ảo A-Z miễn phí: Khóa học Đầu Tư Crypto

Long short là gì - Lý do nên chọn ONUS để đầu tư

Câu hỏi thường gặp

Các chiến lược quản lý rủi ro khi giao dịch Long Short là gì?

Quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng trong giao dịch Long Short. Nhà đầu tư cần thiết lập các điểm cắt lỗ (stop-loss) và chốt lời (take-profit) để bảo vệ vốn. Ngoài ra, sử dụng một tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn có thể giảm thiểu rủi ro khi thị trường diễn biến không như dự đoán.

Cách thức đóng mở của giao dịch có khó không?

Câu trả lời là không. Khi thực hiện giao dịch trên ONUS, mọi thao tác đều đơn giản, dễ thực hiện phù hợp cho cả những nhà đầu tư mới vào nghề.

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính trong giao dịch Long Short là gì?

Đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư tăng khối lượng giao dịch mà không cần nhiều vốn. Tuy nhiên, nó cũng tăng cả lợi nhuận và rủi ro. Nhà đầu tư cần cẩn thận xem xét mức độ đòn bẩy mà họ sẵn lòng chấp nhận dựa trên khả năng chịu rủi ro và chiến lược giao dịch của mình.

Có cần theo dõi thị trường liên tục khi giao dịch Long Short không?

Mặc dù không cần thiết phải theo dõi thị trường 24/7, nhưng nhà đầu tư cần duy trì việc cập nhật thông tin thị trường và phân tích kỹ thuật để điều chỉnh chiến lược giao dịch phù hợp. Sử dụng công cụ tự động hóa như lệnh cắt lỗ và chốt lời có thể giúp hạn chế việc phải theo dõi thị trường liên tục.

Để cập nhật thông tin thị trường và dễ dàng lựa chọn các chiến lược trading Spot/Future, bạn có thể tham khảo giao dịch của các Masters ONUS tại đây!

BACKBiểu đồ lãi suất ngân hàng 10 năm: Hiểu lịch sử tài chính, chọn đầu tư tương lai!
NEXTTop 5 Đồng Coin Tiềm Năng Hệ VR/AR Hot Nhất Năm 2024