Ví ETH là gì? Top 5 ví ETH an toàn, phổ biến nhất 2024

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Ví ETH là một ứng dụng phần mềm hoặc phần cứng cung cấp quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số và các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum.
Các loại ví ETH phổ biến bao gồm mobile wallet, desktop wallet, ví web, hardware wallet và paper wallet.
Trezor, MetaMask, Ledger Nano X, Eillipal Titan Wallet và Trust Wallet là Top 5 ví ETH phổ biến và an toàn nhất hiện nay.
Ví ETH là gì?
Ví ETH là gì?

1. Ethereum là gì?

Ethereum (ETH) là đồng coin đại diện cho giá trị của Ethereum, mạng lưới blockchain được ra mắt vào năm 2013 bởi lập trình viên Vitalik Buterin. Với giá trị vốn hoá thị trường đạt 276 tỷ USD, Ethereum hiện đang xếp tại vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng những đồng coin có vốn hoá thị trường lớn nhất thế giới, chỉ xếp sau Bitcoin.

Thông tin chi tiết về đồng tiền điện tử ETH:

Khác với Bitcon, vốn được tạo ra nhằm mục đích giao dịch tài sản và lưu trữ giá trị, Etherẹum có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như tạo ra các hợp đồng thông minh, phát triển các trò chơi và ứng dụng blockchain,… 

Tìm hiểu thêm: ETH là gì? Tìm hiểu về đồng coin lớn thứ 2 thế giới

2. Ví ETH là gì?

Ví ETH là một ứng dụng phần mềm hoặc phần cứng cung cấp quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số và các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum.

Ví ETH cho phép người dùng quản lý tài khoản của họ trên mạng Ethereum. Tài khoản Ethereum là một loại tài khoản có thể giao dịch và theo dõi số dư, tạo hợp đồng thông minh, tương tác với các ứng dụng phi tập trung,…

Địa chỉ Ethereum là một chuỗi công khai gồm các chữ cái và số bắt đầu bằng “0x”. Số dư của mọi địa chỉ Ethereum có thể được nhìn thấy trên blockchain, mặc dù không biết ai kiểm soát địa chỉ nào vì địa chỉ trên mạng được biểu thị thông qua một chuỗi số và chữ cái. Ví Ethereum được kiểm soát thông qua private key hoặc “mật khẩu”, cho phép người dùng chuyển tài sản trong ví. Những private key này chỉ có người tạo ra ví mới được biết, vì bất kỳ ai biết chúng đều có thể truy cập vào tài sản của họ.

Có nhiều loại ví ETH, bao gồm các ứng dụng được cài đặt trên máy tính để bàn hoặc thiết bị di động. Ngoài ra, cũng có một số loại ví ETH được lưu trữ thông qua một mảnh giấy hoặc phần cứng.

Tìm hiểu thêm: Ví tiền điện tử là gì? Tổng hợp kiến thức về ví điện tử 2024

3. Các loại ví ETH phổ biến

3.1. Mobile wallet

Mobile wallet (ví di động) là ứng dụng ví có thể được cài đặt trên thiết bị di động dễ dàng như bất kỳ ứng dụng nào khác từ App Store hoặc Google Play và có thể được sử dụng để truy cập tài sản của bạn bằng kết nối di động.

Một trong những nhược điểm của Mobile wallet là dễ bị hack và nếu thiết bị di động của bạn bị mất, bạn có thể mất quyền truy cập vào tài sản của mình. Tuy nhiên, việc có các bản sao lưu có thể giúp bạn an toàn trước mọi tổn thất phát sinh do bị hack hoặc vô tình làm mất private key.

Hầu hết các Mobile wallet phổ biến đều hỗ trợ Ethereum và ERC-20 token, đồng thời đi kèm với các trình duyệt tích hợp có thể tương tác với các ứng dụng phi tập trung.

3.2. Desktop wallet

Desktop wallet chạy trên các hệ điều hành như macOS, Microsoft Windows hoặc Linux OS. Desktop wallet là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai thích xử lý các giao dịch tài chính thông qua máy tính để bàn. Vì hầu hết các ví trên máy tính để bàn đều giữ khóa cục bộ nên người dùng sẽ cần sử dụng máy tính để truy cập vào ví Ethereum của họ.

Tương tự như ví di động, Desktop wallet không chỉ cho phép người dùng gửi và nhận Ethereum mà còn có thể cung cấp một số tính năng nâng cao để cho phép người dùng tạo hợp đồng thông minh hoặc vận hành node,…

Vì Desktop wallet được kết nối với internet nên chúng được coi là ví nóng (hard wallet). Private key của các ví này được lưu trữ trên máy của người dùng chứ không phải trên bất kỳ máy chủ bên ngoài nào, khiến chúng dễ bị hack.

3.3. Giao diện web (Web interfaces)

Ví giao diện web là một lựa chọn thay thế phổ biến cho cả ví di động và máy tính để bàn. Về cơ bản, ví giao diện web là các trang web cho phép người dùng tương tác với blockchain Ethereum sau khi kết nối ví của họ.

Ví web cho phép người dùng sử dụng trình duyệt web để kết nối với tài khoản của họ. Loại ví này tận dụng khả năng lưu trữ đám mây và có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới. Lưu trữ đám mây sử dụng các máy chủ máy tính khổng lồ được đặt trong các trung tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu về mặt vật lý và giúp khách hàng có thể truy cập dữ liệu qua internet. Dữ liệu được lưu trữ có thể được phân phối theo yêu cầu với dung lượng và chi phí vừa phải, giúp loại bỏ nhu cầu mua và quản lý thiết bị lưu trữ dữ liệu.

Việc sử dụng trực tiếp ví giao diện web có thể gặp rủi ro vì người dùng phải tin tưởng vào một trang web có private của họ. Mặc dù một số giao diện web được coi là đáng tin cậy nhưng người dùng vẫn có thể gặp rủi ro trước một các cuộc tấn công từ hacker.

Các cuộc tấn công này bao gồm các âm mưu lừa đảo, trong đó tin tặc có thể truy cập vào một trang web mạo danh giao diện web hợp pháp. Tương tự, các cuộc tấn công hệ thống tên miền (DNS) có thể xảy ra khi hoạt động trên Internet của người dùng được chuyển hướng đến một máy chủ độc hại sử dụng dữ liệu được thu thập như thông tin đăng nhập để truy cập thông tin của họ.

3.4. Hardware wallet (Ví phần cứng)

Hardware wallet (Ví phần cứng) là phần cứng lưu trữ private key của người dùng ngoại tuyến. Ví phần cứng phải được kết nối với máy tính để thực hiện các giao dịch chuyển tiền và được bảo vệ bằng mật khẩu hoặc mã PIN.

Để có quyền truy cập vào tài sản trong ví của bạn, kẻ tấn công sẽ cần quyền truy cập vật lý vào thiết bị và biết mật khẩu bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, ví phần cứng có thể sẽ hơi tốn kém đối với người dùng có số tiền lưu trữ nhỏ hơn.

Để bảo vệ an toàn tài sản của mình, bạn không nên mua ví phần cứng đã qua sử dụng cũng như không mua ví từ nhà cung cấp bên thứ ba. Sau khi được sử dụng lần đầu tiên, những ví này có thể bị xâm phạm để lừa người dùng tin rằng họ đang gửi tiền đến ví mà chỉ họ kiểm soát, trong khi chủ sở hữu ban đầu của ví phần cứng có thể đã có quyền truy cập vào ví đó.

3.5. Paper wallet (Ví giấy)

Ví giấy (paper wallet) là một loại ví tiền điện tử được tạo thành từ một tờ giấy có in khóa riêng (private key) và khóa công khai (public key) của ví. Khóa riêng là một chuỗi ký tự bí mật được sử dụng để truy cập và chi tiêu tiền điện tử trong ví. Khóa công khai là một chuỗi ký tự công khai có thể được sử dụng để nhận tiền điện tử vào ví.

Ví giấy được coi là một cách lưu trữ tiền điện tử an toàn vì nó được lưu trữ ở chế độ ngoại tuyến. Điều này có nghĩa là nó không được kết nối với internet, do đó không thể bị hack. Do tính chất của chất liệu in nên loại ví này có thể không thích hợp để sử dụng lâu dài vì đã có trường hợp giấy bị hỏng hoặc bị đánh mất. 

4. Top 5 ví ETH phổ biến nhất 2024

4.1. Trezor

Được sản xuất bởi Satoshi Labs, ví phần cứng Trezor là ví ETH vật lý được tạo ra để quản lý ETH và ERC-20 token. Trezor cung cấp hai sản phẩm, bao gồm thiết bị Trezor Model T và Trezor One.

Trezor Model T là tùy chọn cao cấp hơn, cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao, màn hình cảm ứng và hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử hơn. Thiết bị Trezor One có giá cả phải chăng hơn, cho phép quản lý ít loại tiền điện tử hơn và được bán với giá xấp xỉ 30% giá của Model T.

Trezor là ví cứng lâu đời nhất và được đánh giá là một trong những ví Ethereum tốt nhất hiện nay. Không chỉ cung cấp mức độ bảo mật cao, ví phần cứng Trezor còn cung cấp giao diện thân thiện với người dùng, tích hợp liền mạch với Trezor Suite web và ứng dụng desktop. Ngoài ra, Trezor còn hỗ trợ hơn 1,000 loại tiền điện tử phổ biến, bao gồm Bitcoin, Litecoin, Ethereum, Dash và Ethereum Classic,…, đồng thời cung cấp tính năng cho phép người dùng mua, bán và giao dịch các đồng coin này.

4.2. MetaMask

Được phát hành vào tháng 09/2016 bởi studio phát triển Ethereum Consensys, MetaMask được coi là ví ETH phổ biến nhất. MetaMask có hơn 10 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và đã tăng trưởng đáng kể kể từ khi ra mắt trên thiết bị di động. Ban đầu, MetaMask chỉ được sử dụng dưới dạng tiện ích mở rộng của trình duyệt web.

MetaMask là ví điện tử tự quản lý (self-custodial), nghĩa là bạn hoàn toàn kiểm soát private key của mình. Điều này khác với các ví điện tử trên sàn giao dịch, nơi nền tảng nắm giữ private key của bạn. Giao diện của MetaMask đơn giản và trực quan, phù hợp cho cả người dùng mới và người dùng quen thuộc với tiền điện tử. Người dùng MetaMask có thể gửi và nhận token cũng như kết nối với các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum và hầu hết các mạng tương thích EVM khác.

4.3. Ledger Nano X

Ledger Nano X là một ví ETH phần cứng được thiết kế dưới dạng một chiếc USB nhỏ gọn. Ledger Nano X được đánh giá là ví phần cứng an toàn nhất hiện nay. Ví Ledger Nano X cho phép bạn lưu trữ private key ngoại tuyến và hoàn toàn tách biệt với môi trường Internet. Điều này giúp tăng cường bảo mật và loại bỏ nguy cơ mất tiền vào tay hacker.

Người dùng có thể kết nối Ledger Nano X với thiết bị di động của mình qua Bluetooth để quản lý danh mục đầu tư bằng ứng dụng Ledger Live có sẵn trên Android và iOS. Cần có kết nối có dây để sử dụng Ledger Nano X với thiết bị Windows, macOS hoặc Linux.

Mặc dù Ledger Nano X là một thiết bị phần cứng nhưng nó không được coi là ví lạnh hoặc air gapped. Điều này khiến Ledger Nano X dễ bị tấn công bởi một số cuộc tấn công thông qua kết nối Bluetooth và USB. Ví air-gapped sử dụng mã QR để ký giao dịch thay vì kết nối trực tiếp. Quá trình này có thể mang lại trải nghiệm người dùng khó khăn nhưng an toàn hơn.

Sau khi cài đặt Ledger Live, người dùng có thể thiết lập ứng dụng Ethereum của mình để quản lý Ethereum (ETH) và các token ERC-20 khác. Ví Ledger Nano X hỗ trợ tính năng staking Ethereum và là một trong những tùy chọn được hỗ trợ tốt nhất cho các ứng dụng phi tập trung.

4.4. Eillipal Titan Wallet

Eillipal Titan Wallet là ví lạnh ETH sử dụng công nghệ air-gap. Không giống như ví lạnh truyền thống, Eillipal Titan Wallet không kết nối với internet, Bluetooth hoặc USB. Thay vào đó, các giao dịch được thực hiện bằng mã QR, được tạo trên ứng dụng Ellipal và được quét bằng camera của Titan.

Công nghệ air-gap này đảm bảo mức độ bảo mật cao hơn vì nó ngăn chặn việc ví bị hack thông qua kết nối internet. Ứng dụng Ellipal cho phép người dùng nhận token nhưng không cho phép gửi token vì private key được lưu trữ bên trong ví Titan và các giao dịch phải được ký và phê duyệt bằng mã QR trên ví.

Eillipal Titan Wallet là một ví có độ bảo mật cao nhưng nó có nhược điểm là yêu cầu người dùng cập nhật thủ công bằng USB mini do không kết nối được với internet. Không giống như MetaMask và Ledger, Eillipal Titan Wallet không thể kết nối và tương tác với các ứng dụng trên Ethereum. Nhìn chung, Ellipal Titan là một lựa chọn độc đáo và an toàn cho những ai muốn lưu trữ tiền điện tử của mình trong ví lạnh.

4.5. Trust Wallet

Trust Wallet là ví self-custodial được hỗ trợ bởi sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng Binance và là một trong những ví ETH tốt nhất hiện nay. Trust Wallet được ra mắt vào năm 2017 và hiện đã có hơn 25 triệu người dùng. 

Ngoài tính năng lưu trữ ETH và quản lý ERC-20 token, Trust Wallet cũng cung cấp các tính năng khác bao gồm staking ETH và hiển thị NFT, đồng thời cho phép người dùng truy cập các giao thức trên Ethereum và các mạng tương thích EVM khác. Ngoài ra, người dùng cũng có thể trao đổi tài sản trên các mạng khác nhau bằng cách sử dụng tiện ích hoán đổi đa chuỗi (multichain swap widget) được tích hợp sẵn trên Trust Wallet.

5. Hướng dẫn nạp tiền vào mạng ETH

Sau khi đã lựa chọn ví Ethereum phù hợp, bạn cần nạp tiền vào ví để sử dụng. Để tương tác với các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum, người dùng sẽ cần Ethereum (ETH), đồng coin native của mạng được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch.

Ethereum có thể được mua trên các sàn giao dịch tập trung và rút về ví của người dùng. Khi thực hiện các giao dịch trên Ethereum, bạn sẽ phải trả phí giao dịch. Phí giao dịch có thể thay đổi tùy theo nhu cầu về không gian khối trên blockchain. Không gian khối đề cập đến lượng không gian có sẵn trong mỗi khối dữ liệu được thêm vào mạng. Ví phần mềm sẽ cung cấp mức phí giao dịch dự kiến mà bạn sẽ phải trả bằng cách ước tính phí giao dịch mạng theo nhu cầu mới nhất về không gian khối.

6. Những lưu ý khi sử dụng ví ETH

Khi sử dụng ví ETH, bạn cần lưu ý những điều sau để bảo vệ tài sản của mình:

  • Chọn ví ETH uy tín: Khi chọn ví ETH, bạn cần tìm hiểu kỹ về ví đó, bao gồm tính bảo mật, tính tiện lợi, khả năng hỗ trợ,… Bạn nên chọn ví ETH của các nhà phát triển uy tín, được nhiều người sử dụng.
  • Bảo mật khóa riêng: Khóa riêng (private key) là một chuỗi ký tự bí mật được sử dụng để truy cập và chi tiêu tiền điện tử trong ví ETH. Bạn cần bảo mật khóa riêng của mình một cách cẩn thận. Không bao giờ chia sẻ khóa riêng của bạn với bất kỳ ai, kể cả bạn bè, gia đình hoặc nhân viên hỗ trợ của ví.
  • Sao lưu ví ETH: Bạn nên sao lưu ví ETH của mình thường xuyên để đề phòng trường hợp mất mát hoặc hư hỏng. Bạn có thể sao lưu ví ETH theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sao lưu trên máy tính, trên giấy hoặc trên ví cứng.
  • Cập nhật ví ETH thường xuyên: Các nhà phát triển ví ETH thường xuyên phát hành các bản cập nhật để vá các lỗ hổng bảo mật và cung cấp tính năng bổ sung. Bạn nên cập nhật ví ETH thường xuyên để đảm bảo bảo mật cho ví của mình.
Câu hỏi thường gặp

Ví ETH là gì?

Ví ETH là một ứng dụng phần mềm hoặc phần cứng cung cấp quyền truy cập vào tài sản kỹ thuật số và các ứng dụng phi tập trung trên Ethereum. Ví ETH cho phép người dùng quản lý tài khoản của họ trên mạng Ethereum. Tài khoản Ethereum là một loại tài khoản có thể giao dịch và theo dõi số dư, tạo hợp đồng thông minh, tương tác với các ứng dụng phi tập trung,...

Hardware wallet là gì?

Hardware wallet (Ví phần cứng) là phần cứng lưu trữ private key của người dùng ngoại tuyến. Ví phần cứng phải được kết nối với máy tính để thực hiện các giao dịch chuyển tiền và được bảo vệ bằng mật khẩu hoặc mã PIN.

Ví giấy là gì?

Ví giấy (paper wallet) là một loại ví tiền điện tử được tạo thành từ một tờ giấy có in khóa riêng (private key) và khóa công khai (public key) của ví. Ví giấy được coi là một cách lưu trữ tiền điện tử an toàn vì nó được lưu trữ ở chế độ ngoại tuyến. Điều này có nghĩa là nó không được kết nối với internet, do đó không thể bị hack.

Cách để nạp tiền Ethereum vào ví như thế nào?

Sau khi đã lựa chọn được loại ví tiền điện tử có hỗ trợ ETH, bạn có thể nạp tiền Ethereum vào ví để lưu trữ hoặc sử dụng cho các tiện ích khác. 

Trên nền tảng giao dịch bạn đang sử dụng, làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Tìm kiếm ETH trên sàn giao dịch và chọn Send.
  • Bước 2: Nhập địa chỉ ví ETH bạn đã tạo.
  • Bước 3: Nhập số lượng ETH bạn muốn gửi.
  • Bước 4: Xác nhận giao dịch. 

BACKĐịa chỉ ETH là gì? Cách lấy địa chỉ Ethereum của bạn
NEXTTop 10 sàn Bitcoin Việt Nam hàng đầu Hot nhất 2024