Thị trường tài chính năm 2024 đang chao đảo trong cơn bão khủng hoảng. Lãi suất chạm đáy, lạm phát bùng nổ nhưng giá vàng lại vươn lên phá vỡ mọi kỷ lục!
Bí mật nào ẩn sau sự tăng trưởng phi thường của giá vàng?
Bài viết này sẽ hé lộ mọi bí mật về thị trường vàng, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt thông qua:
- 4 nhân tố quyền lực: Giải mã mối tương quan giữa Vàng, Dầu, USD và Quỹ ETF – chìa khóa cho thành công trong đầu tư.
- Quy luật cung cầu trong thị trường Vàng: Nắm vững nguyên tắc để lướt sóng thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận.
- Thời điểm “kim cương” để mua bán vàng: Chiến lược đầu tư thông minh chống lại biến động thị trường và bảo toàn vốn.
- Bí kíp trở thành nhà đầu tư Vàng thông thái: Bí quyết giúp bạn tiếp cận thị trường và đưa ra quyết định sáng suốt trong bối cảnh biến động…
Đừng bỏ lỡ những bí ẩn phía sau sự thăng trầm của tấm kim loại giá trị nhất hành tinh trong bài viết dưới đây nhé!
#Top 1: Giá dầu thế giới ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng
Giá dầu có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng do đây là một chỉ báo quan trọng của lạm phát. Nhìn chung, mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng thường được coi là tỷ lệ thuận trong nhiều trường hợp.
Mặc dù không có kết luận rõ ràng nhưng giá vàng và giá dầu thường tăng cao trong các cuộc khủng hoảng tài chính, như cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh những năm 1980, cuộc khủng hoảng châu Á và Nga năm 1997-1998, hay sự bùng nổ của cuộc Đại suy thoái ở Mỹ năm 2008.
Giải mã nguyên nhân giá vàng biến động khi giá dầu thay đổi
Lạm phát
Lạm phát dường như là yếu tố then chốt để giải thích mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng. Thực tế, khi giá dầu thô tăng, chi phí sản xuất và vận chuyển cũng tăng theo, dẫn đến lạm phát cao hơn.
Giá vàng trong nước được tính theo công thức:
Giá vàng trong nước = (Giá vàng thế giới + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế nhập khẩu) : 0.82945 x tỷ giá USD/VND
Trong trường hợp này, khi chi phí vận chuyển tăng lên, giá vàng cũng tăng vọt là điều hiển nhiên.
Mặt khác, vàng là một kênh đầu tư tốt, người dân có xu hướng mua và tích trữ vàng nhiều hơn. Điều này đẩy giá vàng sẽ tăng cao. Từ đó, khẳng định vai trò của vàng như một công cụ phòng hộ, hàng rào chống lại lạm phát hiệu quả.
Vàng và dầu đại diện cho những mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Cả 2 loại hàng hóa này đều có tính thanh khoản cao. Trong bối cảnh bão tài chính càn quét và lãi suất ngân hàng chạm đáy, các nhà đầu tư có thể nhanh chóng ứng phó với sự sụt giảm này bằng cách chuyển các tài sản khác sang thị trường dầu và vàng.
Chẳng hạn, trong giai đoạn 4 tháng đầu năm 2024, giá dầu tăng khoảng 15% (từ 72 USD/TVC lên 84 USD/TVC) do những căng thẳng địa chính trị và tình hình lạm phát toàn cầu.
Thị trường cũng chứng kiến xu hướng tăng giá ở vàng do nhà đầu tư tìm kiếm sự bảo vệ khỏi lạm phát. Từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024, giá vàng đã tăng 16%, từ 2059 USD/ ounce lên mức 2379 ounce/USD.
Sản lượng dầu giảm cũng dẫn đến lo ngại về nguồn cung, giá dầu leo thang. Vấn đề này thường có hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và có thể kéo tụt giá cổ phiếu. Khi thị trường chứng khoán mất khả năng sinh lời, các nhà đầu tư có xu hướng tìm đến vàng như một tài sản thay thế.
Chính sách của các nước xuất khẩu dầu mỏ
Một lý do khác để giải thích cho tầm ảnh hưởng của giá dầu đến biến động giá vàng đến từ chính sách của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Để giảm thiểu rủi ro thị trường và duy trì giá trị hàng hóa, các nước xuất khẩu dầu chiếm ưu thế thường sử dụng nguồn thu cao (từ việc bán dầu) để đầu tư vào vàng.
Họ giữ vàng như một tài sản trong danh mục dự trữ quốc tế. Khi doanh thu từ dầu tăng, cầu về vàng cũng tăng. Điều này có thể có tác động đến việc tăng giá vàng.
Tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng
#Top 2: Giá trị đồng USD ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Mối tương quan giữa giá trị đồng USD và giá vàng
Đồng đô la Mỹ và vàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi giá trị của đồng USD tăng, giá vàng thường giảm và ngược lại.
Sức mạnh của đồng USD được đo lường bằng chỉ số DXY (USD Index).
Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, đồng đô la Mỹ thường mạnh lên và giá vàng có xu hướng suy yếu.
Mối tương quan này là do vàng được giao dịch chủ yếu bằng đô la Mỹ trên thị trường toàn cầu. Khi đồng tiền này mạnh hơn, sức mua của những người giữ các loại tiền tệ khác sẽ giảm đi.
Vì sao đồng USD lại tác động đến giá vàng?
Trên thực tế, mỗi khi tình hình kinh tế thế giới biến động, nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm đến kênh đầu tư an toàn. Rõ ràng, vàng là nơi đầu tư trú ẩn an toàn nhất cho người dân.
Khi lượng cầu lớn, giá vàng bị đẩy lên cao. Cùng với đó, việc nhà đầu tư tập trung vào vàng sẽ dẫn giảm lượng đầu tư vào USD. Dẫn đến tình trạng đồng USD giảm giá.
Thêm vào đó, khi lãi suất giảm hoặc kỳ vọng lãi suất giảm và tỷ giá USD yếu đi, đây đều là tín hiệu tích cực có lợi đối với giá vàng.
Chỉ số DXY ghi nhận biên độ giảm 5% chỉ trong 2 tháng. Giá trị đồng USD giảm xuống mức 101,000 điểm, kết thúc năm 2023 đầy thất vọng do tình hình lạm phát kéo dài.
Cũng trong giai đoạn đó, giá vàng tăng biến động theo xu hướng trái ngược, tăng khoảng 13%. Giá vàng thế giới vượt mốc 2160 USD/Ounce do dòng tiền rút khỏi các kênh đầu tư khác để tìm nơi trú ẩn an toàn trong cơn bão tài chính toàn cầu.
Ngược lại, khi lãi suất của đồng USD tăng lên, giới đầu tư có xu hướng bỏ tiền vào đồng đô la Mỹ để kiếm lời. Như vậy, thay vì mua vàng, người ta sẽ bỏ tiền đầu tư đô la. Lúc này lượng cầu USD sẽ tăng, kéo theo giá USD tăng.
Trong khi đó, vàng là tài sản không mang lãi suất và được định giá bằng đồng USD. Ngày càng có ít người mua vàng thì giá vàng sẽ bị giảm xuống theo thời gian.
Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng chạm đáy, nhà đầu tư nên cân nhắc các hình thức sinh lời tiềm năng khác. Tải ONUS để nhận mức lãi kép hấp dẫn 12.8%/năm!
Tham khảo thêm: Phân tích mối quan hệ giữa vàng và USD
#Top 3: Cung và cầu thị trường vàng ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Cũng giống như bất kỳ thị trường hàng hóa nào, cung và cầu đều là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng.
Nhu cầu vàng cao từ các ngân hàng Trung ương, công nghiệp và trang sức có thể đẩy giá vàng lên cao. Ngược lại, nếu cung vượt quá cầu, giá vàng sẽ giảm.
Cầu về vàng
Cầu về vàng có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nguồn có thể ảnh hưởng đến giá vàng theo cách riêng:
- Vàng trang sức và công nghiệp: Vàng là một thành phần phổ biến trong trang sức và một số ứng dụng công nghiệp như điện tử. Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhu cầu về vàng trong trang sức và sản phẩm công nghiệp cũng gia tăng tương ứng, dẫn đến giá vàng tăng.
- Vàng đầu tư: Vàng thường được xem là một khoản đầu tư an toàn, đặc biệt trong thời điểm bất ổn kinh tế hoặc lạm phát cao. Sự gia tăng nhu cầu đầu tư vào vàng, thông qua các sản phẩm như vàng vật lý, quỹ giao dịch vàng (ETFs), và chứng chỉ vàng, có thể đẩy giá vàng lên cao.
- Dự trữ vàng của ngân hàng Trung ương: Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới mua vàng như một phần của dự trữ quốc tế. Sự tăng cường mua vàng của các ngân hàng trung ương cũng có thể làm tăng nhu cầu và giá vàng.
Khi nhu cầu đối với vàng tăng lên, do sự bất ổn kinh tế, lạm phát, hoặc tăng trưởng trong các thị trường đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, giá vàng thường sẽ tăng theo.
Vàng được coi là một khoản đầu tư an toàn, vì vậy trong thời điểm bất ổn, nhu cầu đối với vàng tăng lên vì nhiều người và tổ chức tìm đến vàng như một tài sản bảo vệ.
Nhu cầu tăng đột biến cũng có thể do yếu tố mùa vụ. Ví dụ, trong mùa cưới ở Ấn Độ, khi nhu cầu vàng cho trang sức tăng cao, giá vàng cũng nhảy vọt mà không tuân theo các quy luật thông thường khác.
Cung về vàng
Cung về vàng chủ yếu đến từ khai thác mỏ và tái chế vàng. Các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến cung và do đó ảnh hưởng đến giá vàng:
- Khai thác mỏ: Phần lớn vàng được sản xuất thông qua hoạt động khai thác mỏ. Các yếu tố như chi phí khai thác, khả năng tiếp cận các mỏ vàng, và ổn định chính trị ở các quốc gia sản xuất vàng lớn có thể ảnh hưởng đến lượng vàng được cung ứng ra thị trường. Nếu việc sản xuất vàng gặp khó khăn, cung về vàng sẽ giảm và có thể dẫn đến giá vàng tăng.
- Tái chế vàng: Vàng cũng được tạo ra từ nguồn tái chế. Trong thời kỳ giá vàng cao, hoạt động tái chế có thể tăng lên. Nguyên liệu phục vụ tái chế vàng có thể đến từ trang sức cũ, sản phẩm điện tử.
Mối tương quan giữa cung cầu và giá vàng
Mối tương quan giữa cung cầu thị trường vàng và giá vàng qua các năm (Nguồn: GFMS)
Sự thăng bằng hoặc mất cân bằng giữa cung và cầu có thể có tác động đáng kể đến giá vàng.
Theo dữ liệu của GFMS (Gold Fields Mineral Services) – một công ty nghiên cứu chuyên về thị trường kim loại quý, giá vàng phản ánh rất khách quan về nguồn cung và cầu thị trường vàng.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, trong các năm 2008, 2011 và 2012, khi cán cân về vàng thâm hụt (Cầu lớn hơn cung), thị trường đều chứng kiến giá vàng “lên đỉnh”. Ngược lại, giá vàng có xu hướng lao dốc khi cán cân thặng dư (Cung lớn hơn cầu). Cụ thể:
Giai đoạn 1: Nhu cầu tăng cao, giá vàng phi mã
Khi nhu cầu thị trường gia tăng do những lo ngại về kinh tế, bất ổn chính trị hoặc đơn giản do nhu cầu trang sức vàng lớn, giá vàng ngay lập tức nhảy vọt.
Không bỏ lỡ cơ hội giúp “hái ra tiền” này, các công ty khai thác vàng tăng cường hoạt động để tối ưu lợi nhuận. Từ đó, nguồn cung vàng trên thị trường bắt đầu tăng lên nhanh chóng.
Giai đoạn 2: Nguồn cung tăng, giá vàng lao dốc
Khi nguồn cung tăng lên một mức độ nhất định và vượt qua nhu cầu về vàng, thị trường sẽ chứng khoán sự sụt giảm đáng kể về giá vàng. Các công ty khai thác vàng bắt đầu gặp nhiều khó khăn và rơi vào tình trạng thua lỗ.
Để giảm thiểu tổn thất, các doanh nghiệp kinh doanh vàng buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí tạm ngừng hoạt động.
Giai đoạn 3: Nguồn cung giảm, giá vàng quay đầu tăng vọt
Hoạt động khai thác vàng bị hạn chế khiến nguồn cung vàng trên thị trường giảm xuống, dẫn đến thiếu hụt và giá vàng lại tăng trở lại.
Vòng lặp về cung cầu vàng tiếp tục diễn ra theo chu kỳ, tạo ra những biến động giá vàng trong dài hạn.
Vào những thời điểm khi giá vàng sụt sâu, người người hoảng loạn bán tháo, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ nắm bắt cơ hội này để “gom hàng” với giá thấp. Sau đó, họ chờ đợi đến chu kỳ tiếp theo khi giá vàng quay đầu tăng trưởng, thị trường đua nhau “săn vàng”, các nhà đầu tư sẽ bán ra để thu về khoản lợi nhuận khủng.
Có thể thấy, cơ hội làm giàu luôn xuất hiện ở mọi thời điểm kể cả khi thị trường đang diễn biến không mấy tích cực.
Trong bối cảnh Bitcoin Halving đã hoàn tất, giá Bitcoin được dự báo sẽ tăng trưởng phi mã vào nửa cuối năm 2024. Đây là cơ hội vàng để các nhà đầu tư BTC mua đáy bán đỉnh và kiếm lời nhờ chênh lệch giá.
Đừng bỏ lỡ cơ hội 4 năm 1 lần này tại ONUS!
#Top 4: Quỹ ETF ảnh hưởng đến giá vàng như thế nào?
Quỹ ETF – Market Maker của thị trường vàng
Quỹ giao dịch vàng ETF (Exchange-Traded Fund) là một loại quỹ đầu tư được niêm yết và mua bán vàng trên các sàn giao dịch, tương tự như cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
ETF vàng đặc biệt theo dõi và phản ánh giá của vàng, cung cấp một phương tiện dễ dàng và tiện lợi để các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vàng mà không cần sở hữu trực tiếp vàng vật lý.
Các quỹ giao dịch vàng ETF đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng kể từ khi chúng trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 21.
Giá vàng biến động thế nào khi các Quỹ ETF “nhúng tay” vào?
Tăng khả năng tiếp cận và tính thanh khoản cho thị trường vàng
ETF tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư vào vàng trở nên dễ dàng hơn. Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể mua bán vàng qua sàn giao dịch trực tuyến thay vì chỉ tập trung vào vàng vật lý như trước đây. Sự tiện lợi này đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư mới, tăng cầu về vàng, từ đó đẩy giá vàng lên cao.
Quỹ ETF còn cung cấp tính thanh khoản cao, cho phép nhà đầu tư mua và bán vàng một cách nhanh chóng. Tính thanh khoản cao này có thể góp phần tăng giá vàng trong những thời kỳ nhu cầu cao.
Quản lý tồn kho vàng trên thị trường
Khi một quỹ ETF vàng nhận được vốn đầu tư mới, quỹ này cần mua lượng vàng tương ứng để đảm bảo mỗi cổ phiếu của quỹ được bảo chứng bằng vàng thật. Việc mua vào lượng lớn vàng này có thể đẩy giá vàng lên, đặc biệt trong những thời kỳ dòng tiền vào quỹ mạnh.
Ngược lại, khi nhà đầu tư rút vốn khỏi ETF, quỹ có thể phải bán một phần vàng của mình để thanh toán cho nhà đầu tư. Việc bán tháo lượng lớn vàng có thể gây áp lực giảm giá lên thị trường vàng.
Tác động tâm lý nhà đầu tư
Hoạt động của các quỹ ETF vàng cũng có thể phát đi những tín hiệu quan trọng đến thị trường về tâm lý nhà đầu tư và xu hướng thị trường.
Chẳng hạn, một sự gia tăng mạnh mẽ trong tài sản được quản lý bởi các quỹ ETF có thể được xem là một dấu hiệu của nhu cầu vàng cao, trong khi một sự sụt giảm có thể được xem là tín hiệu tiêu cực.
Có thể bạn quan tâm: Top 4 sàn giao dịch vàng online năm 2024
Tổng kết:
Giá vàng biến động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, giá dầu, giá trị của đồng USD, cung cầu thị trường và hoạt động của các quỹ ETF là những tác nhân then chốt trong việc định hình giá vàng. Để tối ưu lợi nhuận khi đầu tư vàng, bạn nên theo dõi và cập nhật tin tức về giá vàng cùng các yếu tố liên quan để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.
Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!