Cardano là một dự án độc đáo, nổi bật tại thị trường tiền mã hóa khi được biết đến là nền tảng blockchain thế hệ thứ ba, được thiết kế để mở rộng khả năng tương tác và tính bền vững, giải quyết những hạn chế của các thế hệ blockchain trước đó.
ADA coin – mã thông báo gốc của Cardano, là bánh răng quan trọng trong cỗ máy của dự án. Cùng khám phá thông tin của Cardano và tiềm năng đầu tư ADA coin tại bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về Cardano
1.1. Cardano là gì?
Cardano là nền tảng blockchain phi tập trung, được Charles Hoskinson – đồng sáng lập Ethereum – xây dựng vào năm 2015. Đến năm 2017, Cardano chính thức ra mắt và đã gọi vốn thành công 60 triệu đô thông qua hình thức ICO.
Cardano có tầm nhìn trở thành một mạng lưới blockchain cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung (DApps) và tạo ra nền kinh tế tài chính phi tập trung (DeFi) trên Cardano.
Mặc dù thị trường tiền mã hóa có tốc độ thay đổi rất nhanh, chứng kiến sự ra đời và thất bại của hàng nghìn dự án lớn nhỏ kề từ năm 2017. Tuy nhiên, Cardano không chỉ trụ vững mà còn có vốn hóa lọt top 3 thị trường với giá trị lên đến 80 tỷ đô vào cuối năm 2019 – đây được coi là giai đoạn phát triển đỉnh cao của dự án. Hiện tại, Cardano đang giữ thứ hạng #8 theo dữ liệu từ CoinMarketCap tại thời điểm viết bài.
1.2. Nguồn gốc dự án Cardano
Dự án Cardano ra đời vào năm 2015 bởi công ty Input Output Hồng Kông (IOHK), do Charles Hoskinson – nhà đồng sáng lập Ethereum và cựu Trợ lý điều hành tại Ethereum – Jeremy Wood sáng lập.
Ý tưởng của Cardano là xây dựng một blockchain vượt trội hơn các blockchain cũ như Bitcoin và Ethereum. Mục đích là thực hiện các giao dịch nhanh hơn, rẻ hơn và số lượng nhiều hơn.
Theo Hoskinson, Cardano là blockchain thế hệ thứ ba, với Bitcoin và Ethereum là thế hệ thứ nhất và thứ hai tương ứng.
1.3. So sánh Cardano và Ethereum
Ethereum và Cardano là một trong những dự án blockchain hàng đầu trong thế giới tiền mã hóa. Cả hai dự án đều hướng tới mục tiêu thúc đẩy tương lai tài chính bằng cách cung cấp các blockchain tương thích với Smart Contract (hợp đồng thông minh). Tuy nhiên, mỗi dự án lại có một cách tiếp cận khác nhau để đạt được mục tiêu này.
- Ethereum là dự án tiên phong trong lĩnh vực Smart Contract. Ethereum ban đầu sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (bằng chứng công việc), trong đó các nút khai thác cạnh tranh với nhau để giải quyết các câu đố toán học phức tạp để tạo ra các khối mới. Điều này đòi hỏi nhiều năng lượng và có thể dẫn đến tắc nghẽn giao dịch.
Vốn tiêu tốn nhiều năng lượng và có tốc độ giao dịch chậm, vào năm 2022, Ethereum đã hoàn thành quá trình chuyển đổi sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake (bằng chứng cổ phần). Trong PoS, các nút xác nhận giao dịch dựa trên số lượng mã thông báo mà họ nắm giữ. Điều này giúp cải thiện hiệu suất và khả năng mở rộng của mạng lưới.
- Cardano là một dự án blockchain thế hệ thứ ba, được xây dựng dựa trên cơ chế đồng thuận Proof of Stake ngay từ đầu – đây là một thuật toán làm việc của Blockchain, cho phép người dùng kiếm được phần thưởng cho việc xác thực các khối trên blockchain. Có thể hiểu nôm na là người dùng sẽ Stake một lượng tài sản nhất định để trở thành Validator (người xác thực) của Blockchain đó.
Dự án này có tốc độ giao dịch nhanh, chi phí thấp và khả năng mở rộng cao, do đó mà Cardano được biết đến như một đối thủ tiềm năng và đáng gờm của Ethereum.
Mặc dù không thể vượt qua Ethereum về tốc độ phát triển số lượng DApps, Cardano cũng cung cấp nhiều chức năng mà người dùng hoàn toàn có thể tìm thấy trong hệ sinh thái Ethereum. Cách tiếp cận bền vững và thân thiện với môi trường được coi là điểm nổi bật của Cardano – điều mà Ethereum phải mất 5 năm để thay đổi.
2. Những cải tiến kỹ thuật của dự án Cardano
2.1. Ourboros độc nhất
Cardano là blockchain tiên phong triển khai Ouroboros, thuật toán đồng thuận bằng chứng cổ phần (PoS) được thẩm định đầu tiên. Ouroboros là nền tảng kiến trúc của Cardano, cung cấp giải pháp thay thế tiết kiệm năng lượng hơn cho cơ chế PoW được Bitcoin sử dụng. Thuật toán này rất quan trọng để đạt được sự đồng thuận, khả năng mở rộng và bảo mật trên mạng đồng thời giảm mức tiêu thụ năng lượng.
Ouroboros hoạt động bằng cách chọn những người tạo khối (slot leader) từ nhóm người nắm giữ ADA. Việc lựa chọn tỷ lệ thuận với số lượng ADA mà họ nắm giữ, giúp quá trình này trở nên công bằng và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với PoW.
2.2. Kiến trúc phân lớp
Một trong những điểm nổi bật của dự án Cardano là kiến trúc phân lớp, khi mà hầu hết các nền tảng blockchain khác chỉ hoạt động với một lớp duy nhất, điều này thường gây ra tắc nghẽn mạng, làm chậm giao dịch và làm tăng phí.
Kiến trúc phân lớp của Cardano được chia thành 02 lớp chính: Lớp dàn xếp (CSL) và Lớp tính toán (CCL). CSL chịu trách nhiệm xử lý giao dịch và bảo trì sổ cái, trong khi CCL tập trung vào hợp đồng thông minh và thực thi dApps. Sự phân tách này mang lại tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao hơn, giúp nâng cấp mạng và triển khai tính năng mới dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hiện có.
2.3. Hợp đồng thông minh và DApp
Đợt nâng cấp hard fork Alonzo, ra mắt vào năm 2021, đã bổ sung chức năng hợp đồng thông minh cho Cardano, cho phép tạo và thực thi các ứng dụng phi tập trung (DApps). Sự phát triển này là một bước ngoặt quan trọng, đưa Cardano ngang tầm với các dự án blockchain khác, bao gồm Ethereum. Nó cung cấp cho các nhà phát triển nền tảng để xây dựng nhiều loại DApps, từ các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) đến các mã thông báo không thể thay thế (NFT).
2.4. Khả năng mở rộng và hiệu suất vượt trội
Giao thức Hydra của Cardano là một giải pháp mở rộng quy mô layer 2, giúp tăng khả năng xử lý giao dịch bằng cách chuyển các giao dịch từ chuỗi chính sang các nút Hydra. Các nút này có thể xử lý các giao dịch song song, có khả năng đạt hàng nghìn giao dịch mỗi giây (TPS). Điều này vượt trội so với khả năng xử lý giao dịch của Ethereum và Bitcoin.
2.5. Khả năng tương tác và tính bền vững
Cardano được thiết kế để có khả năng mở rộng và tương tác lâu dài. Điều này bao gồm khả năng chuyển tiền cross-chain và tương tác liền mạch với các mạng blockchain khác. Nhiều người tin rằng tính năng này rất quan trọng đối với khả năng tồn tại và thành công lâu dài của Cardano, vì nó cho phép hợp tác và tích hợp rộng rãi với hệ sinh thái tiền mã hóa.
3. Thông tin về ADA coin
3.1. ADA coin là gì?
ADA coin là token chính của nền tảng Cardano, ra mắt vào cuối năm 2017 và được đặt theo tên của Ada Lovelace, nhà toán học thế kỷ 19 được công nhận là một trong những lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới. ADA được xây dựng với đơn vị nhỏ nhất đầu tiên là lovelace (1 ADA = 105 lovelace). Nguồn cung ADA được giới hạn ở mức 45 tỷ để tạo ra sự khan hiếm và duy trì giá trị token. Vào cuối năm 2023, ADA nằm trong số 10 loại tiền mã hóa hàng đầu tính theo vốn hóa thị trường.
Thông số kỹ thuật:
- Token: ADA
- Blockchain: Cardano
- Phân loại: Coin
- Smart Contract: 0x3EE2200Efb3400fAbB9AacF31297cBdD1d435D47
- Tổng cung: 45,000,000,000 ADA.
- Lưu hành: 32,140,000,000 ADA
3.2. Vai trò của ADA coin trong hệ sinh thái Cardano
Staking: Người sở hữu ADA có thể tham gia xác thực mạng Cardano bằng cách vận hành nhóm staking của riêng mình hoặc ủy quyền ADA cho các nhóm hiện có. Quá trình này không chỉ giúp bảo vệ mạng mà còn mang lại lợi nhuận cho người tham gia, tạo động lực cho việc nắm giữ loại tiền này.
Quản trị: Giữa năm 2023, hệ sinh thái Cardano chứng kiến sự thay đổi đáng kể với sự ra mắt của CIP-1694 (Đề xuất Cải Tiến Cardano). Mục đích của CIP-1694 là thay đổi hoàn toàn cách thức ra quyết định trong hệ sinh thái. Đề xuất này là một cơ chế quản trị phi tập trung trên chuỗi on-chain nhằm đảm bảo tiếng nói của các bên liên quan và cộng đồng được lắng nghe trong quá trình phát triển hệ sinh thái. ADA là chìa khóa để đạt được điều này. Trọng tâm của mô hình quản trị mới là nguyên tắc “một ADA = một phiếu bầu”. Điều này có nghĩa là quyền bầu cử tương ứng với số lượng ADA mà một người sở hữu, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng.
Phí giao dịch: ADA, token gốc của Cardano, là phương tiện thanh toán chính cho các giao dịch trên mạng lưới. Mức phí giao dịch phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của giao dịch. Các khoản phí này được sử dụng để thưởng cho người xác thực giao dịch (validator), những người chịu trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật và tính toàn vẹn của mạng lưới.
4. Tương lai và tiềm năng của Cardano và ADA coin
Kế hoạch phát triển dài hạn của dự án Cardano được chia thành 5 giai đoạn tập trung vào các mục tiêu khác nhau. Tương tự như việc ADA coin được đặt theo tên của nhà toán học Ada Lovelace, mỗi giai đoạn trong lộ trình cũng được đặt theo tên của một học giả, nhà toán học hoặc nhà khoa học nổi tiếng.
Cardano bắt đầu với giai đoạn Byron, tập trung vào việc xây dựng cộng đồng và nền tảng công nghệ cơ bản. Giai đoạn tiếp theo, Shelley, tập trung vào việc phi tập trung hóa mạng lưới và cho phép người dùng staking ADA để xác thực giao dịch. Giai đoạn Goguen, hiện đang được triển khai, tập trung vào việc tích hợp hợp đồng thông minh vào mạng lưới. Giai đoạn Basho, triển khai vào năm 2023, tập trung vào việc mở rộng quy mô mạng lưới. Giai đoạn cuối cùng, Voltaire, dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2025, sẽ tập trung vào việc chuyển giao quyền quản trị cho cộng đồng.
Điều quan trọng cần lưu ý là 05 giai đoạn của Cardano không được thiết kế để diễn ra theo trình tự, mà là chồng chéo lên nhau khi hệ sinh thái phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, Voltaire sẽ là một bước quan trọng trong việc mang lại một tương lai bền vững và dân chủ cho dự án, vì quyền biểu quyết của người tham gia sẽ tỷ lệ thuận với số lượng ADA mà họ sở hữu.
Tuy nhiên, Cardano vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức. Mặc dù Hydra đã giúp giải quyết mối lo ngại về khả năng mở rộng, nhưng vẫn còn những câu hỏi cần được trả lời khi mạng phát triển. Mạng cũng cần phải duy trì tính linh hoạt và khả năng thích ứng với những thay đổi quy định. Hơn nữa, với tư cách là một đối thủ cạnh tranh của Ethereum, Cardano có thể chịu áp lực từ những đổi mới và phát triển của Ethereum, khiến người dùng rời khỏi mạng Cardano.
5. Dự đoán giá ADA Coin từ 2024 – 2032
Trong bối cảnh thị trường đang có những động thái tích cực từ sự kiện phê duyệt Bitcoin Spot ETF, cùng với những tiềm năng vượt trội của dự án Cardano, dưới đây là dự đoán giá ADA từ năm 2024 đến năm 2032 (tổng hợp bởi Tạp chí Bitcoin).
Có nên đầu tư vào ADA coin không?
Cardano là một nền tảng Blockchain được đánh giá cao về độ tin cậy và tính khoa học. Điều này nhờ vào đội ngũ phát triển uy tín với kinh nghiệm nghiên cứu và cố vấn dày dặn.
Tuy nhiên, Cardano vẫn còn là một dự án mã nguồn mở, cần thêm thời gian để hoàn thiện và phát triển. Nếu thành công, Cardano có thể trở thành Altcoin cuối cùng thay thế Ethereum. Việc đầu tư vào ADA là quyết định của mỗi người, tùy thuộc vào mức độ hiểu biết và đánh giá về đồng tiền điện tử này.
6. Mua, bán ADA miễn phí trên ONUS
ONUS là cách dễ dàng và an toàn nhất để mua/bán và lưu trữ Cardano (ADA). Ra mắt lần đầu tiên vào 23/03/2020, hơn 4 triệu người dùng đã tin tưởng và sử dụng ONUS để giao dịch hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến với tỉ giá tốt nhất và hoàn toàn miễn phí giao dịch.
Ngoài ra, khi mua bán ADA trên ứng dụng ONUS, bạn cũng có thể tận dụng những công cụ mạnh mẽ giúp tối ưu hiệu quả đầu tư:
- Cài đặt Chốt lời/Cắt lỗ tự động
- Quản lý giá vốn và theo dõi lời/lỗ được tính toán tự động
- Cài đặt Đầu tư tự động để tự động hoá việc đầu tư dài hạn với giá vốn tốt
Đặc biệt, hiện nay ONUS đang triển khai chương trình tặng vốn trải nghiệm dành cho người mới đăng ký: Người dùng mới sẽ nhận được 220,000 VNDC miễn phí để trải nghiệm nhận lãi kép 12.8%, được tặng thêm Bitcoin miễn phí và được cấp 50,000 VNDC để trải nghiệm giao dịch phái sinh. Tải app ONUS bắt đầu hành trình đầu tư ngay từ hôm nay.