Crypto hay chứng khoán: Lựa chọn đầu tư nào cho năm 2024?

KEY TAKEAWAYS:
Đầu tư chứng khoán nếu bạn ưu tiên hình thức đầu tư an toàn, lợi nhuận ổn định và có khả năng sinh lời trong dài hạn.
Đầu tư Crypto nếu bạn chấp nhận rủi ro khi đầu tư mạo hiểm, khả năng sinh lời rất lớn và nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Sự khác biệt giữa đầu tư crypto và chứng khoán được thể hiện qua các đặc điểm về tài sản, biên độ dao động, tỷ suất lợi nhuận, hoạt động giao dịch hay tính pháp lý.
Lựa chọn đầu tư Crypto hay chứng khoán phụ thuộc vào mục tiêu, khả năng tài chính và khẩu vị rủi ro của mỗi người.

Nên đầu tư chứng khoán hay crypto_

Thị trường chứng khoán là lĩnh vực không còn mấy xa lạ vì đây là hình thức đầu tư lâu dài với vị thế vững chắc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi chứng khoán trải qua nhiều biến động và sụt giảm không ngừng thì một hình thức đầu tư mới nổi khác thu hút sự quan tâm mạnh mẽ đã ra đời. Đó chính là thị trường Crypto.

  • Để dấn thân vào cuộc chiến đầu tư dành lợi nhuận cao đầy cạnh tranh này bạn cần chuẩn bị điều gì? 
  • Nên đầu tư crypto hay chứng khoán? 
  • Xu hướng thị trường đầu tư trong tương lai sẽ uptrend hay downtrend? 

Bất cứ điều gì bạn đang thắc mắc về 2 loại hình đầu tư này, ONUS sẽ giúp bạn giải đáp thông qua những “bí kíp tối ưu” tại bài viết dưới đây. 

Cùng bắt đầu với ONUS nhé!

1. Tổng quan về crypto và chứng khoán 

Hiểu một cách đơn giản, Crypto là các loại tiền điện tử được tạo ra và quản lý trên nền tảng blockchain, trong khi chứng khoán là các loại tài sản tài chính biểu thị quyền sở hữu hay tham gia vào một doanh nghiệp hoặc tài sản cụ thể.

Tiêu chí

Crypto

Chứng khoán

Định nghĩa

Crypto (còn được gọi là cryptocurrency hay tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa) là một dạng tiền tệ kỹ thuật số.

Chứng khoántài sản, bao gồm các loại chứng khoán sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; Chứng khoán phái sinh; Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Phân loại

  • Bitcoin và Altcoin 
  • Coin và Token
  • Cổ phiếu
  • Trái phiếu
  • Chứng chỉ quỹ
  • Chứng quyền
  • Chứng quyền có bảo đảm
  • Quyền mua cổ phần
  • Chứng chỉ lưu ký
  • Chứng khoán phái sinh

Để hiểu rõ hơn về những khái niệm liên quan đến thị trường crypto và chứng khoán, bạn có thể đọc thêm nội dung chi tiết được ONUS tổng hợp, chắt lọc phía dưới nhé!

2. Crypto là gì?

Crypto (còn được gọi là cryptocurrency hay tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa) là một dạng tiền tệ kỹ thuật số. Khác với các loại tiền truyền thống, crypto không được quản lý bởi bất kỳ ngân hàng hay cơ quan, tổ chức nào. Thay vào đó, mọi giao dịch crypto đều được xác nhận và ghi chép trên hệ thống blockchain – một hệ thống khổng lồ và công khai trên mạng.

2.1. Phân loại crypto

Bitcoin (BTC) và Altcoin

​​Bitcoin (BTC): là loại tiền mã hóa có giá trị nhất và phổ biến nhất hiện nay. Nó là đồng tiền điện tử được ra đời đầu tiên vào năm 2009, trên cơ sở công nghệ Blockchain.

Bitcoin và Altcoin
Bitcoin và Altcoin

Altcoins: Ngoại trừ Bitcoin thì tất cả các đồng tiền mã hóa khác được gọi là Altcoin. Từ “Altcoin” được hình thành từ sự kết hợp của hai từ “alternative” và “coin”, chỉ ra rằng chúng là các lựa chọn thay thế cho Bitcoin. Altcoins thường được phát triển để cung cấp các tính năng hoặc mục đích sử dụng khác biệt so với Bitcoin. Một số loại Altcoin phổ biến có thể kể đến như:

  • Altcoin nền tảng: Là những đồng coin được phát hành trên blockchain riêng biệt. Ví dụ điển hình: Ethereum, Litecoin, Bitcoin Cash, và Ripple.
  • Stablecoin: Được thiết kế để mô phỏng giá trị của các loại tiền tệ pháp định như Euro, USD với tỷ lệ 1:1. Ví dụ phổ biến: Tether (USDT) và Libra​​.
  • Token chứng khoán: Là phiên bản số của các loại tài sản thực tế như cổ phần, bất động sản, hay cổ phiếu.
  • Ultility coin: Được sử dụng như một phương thức thanh toán trong một hệ sinh thái blockchain cụ thể. Một ví dụ điển hình của Utility Token là $BAT (Basic Attention Token)

Coin và token

  • Coin: Là đồng tiền mã hóa tồn tại trên blockchain của chính nó. Bitcoin, Ethereum và Litecoin là ví dụ về các coin, mỗi loại đều hoạt động trên blockchain riêng biệt. Coins không có đồng tiền vật lý, mà tồn tại dưới dạng dữ liệu trên blockchain​​.
  • Token: Khác với coins, token được tạo ra trên blockchain đã có sẵn thông qua các hợp đồng thông minh. Một ví dụ điển hình là token ERC-20 trên nền tảng Ethereum. Ngoài Ethereum, các blockchain khác như NEO và Tron cũng có thể tạo ra các token tương tự. Token không có blockchain riêng mà hoạt động trên blockchain của coin khác​​.

3. Chứng khoán là gì?

Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019: Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại chứng khoán sau đây:

– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

– Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;

– Chứng khoán phái sinh

– Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, khác với crypto, chứng khoán là một loại tài sản được nhà nước công nhận và quản lý.

3.1. Phân loại chứng khoán

Luật Chứng khoán Việt Nam 2019 chia chứng khoán thành các dạng sau:

  • Cổ phiếu

Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

  • Trái phiếu

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

  • Chứng chỉ quỹ 

Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.

  • Chứng quyền

Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.

  • Chứng quyền có bảo đảm

Chứng quyền có đảm bảo là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

  • Quyền mua cổ phần 

Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.

  • Chứng chỉ lưu ký 

Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

  • Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

4. Xu hướng phát triển của thị trường crypto và chứng khoán tại Việt Nam

  • Nhìn chung, thị trường Crypto năm 2024 có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể, cán mốc doanh thu 149,8 triệu USD. Chỉ số này được dự báo tăng trưởng liên tục và ổn định trong các năm tiếp theo.
  • Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng cho thấy tín hiệu xanh tích cực. Lĩnh vực này đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước thông qua các dự án, chiến lược phát triển được hoạch định đến năm 2030.

Để bắt trọn thời điểm đầu tư hiệu quả, hãy tìm hiểu kĩ hơn về xu hướng phát triển của hai thị trường này trong phần phía dưới này nhé!

4.1. Xu hướng phát triển thị trường crypto

Theo số liệu từ Statista, doanh thu từ thị trường crypto tại Việt Nam đã chứng kiến sự nhảy vọt đáng kể kể từ khi bắt đầu thâm nhập vào năm 2017. Chỉ sau 6 năm, thị trường ghi nhận mức tăng 153% về doanh thu vào năm 2023, đạt 108,2 triệu USD.

Doanh thu của thị crypto tại Việt Nam từ năm 2027 đến 2023 và dự báo đến năm 2028
Doanh thu của thị crypto tại Việt Nam từ năm 2027 đến 2023 và dự báo đến năm 2028 (Nguồn: Statista)
  • Con số này dự kiến ​​sẽ là 149,8 triệu USD vào năm 2024. Trong đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm (CAGR 2024-2028) dự báo đạt 10,03%, tương đương 219,6 triệu USD vào năm 2028. Doanh thu bình quân đầu người trên thị trường crypto ước tính lên tới 14,8 USD vào năm 2024.
  • Thị trường crypto tại Việt Nam trong thời gian tới có thể sẽ đón thêm 12,46 triệu người tham gia vào năm 2028. Tỷ lệ thâm nhập của người dùng sẽ là 10,11% vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 12,09% trong 4 năm tiếp theo.
  • 2023 là năm bùng nổ về sự kiện liên quan tới crypto tại Việt Nam. Những dự án lớn nhất trên thị trường cũng đã tới Việt Nam để tổ chức hoạt động, điều này thể hiện sự quan tâm của quốc tế dành cho thị trường Việt Nam. 
  • Có thể thấy, đây đều là những chỉ số tích cực đối với xu hướng phát triển của thị trường tiền điện tử tại Việt Nam.

4.2. Xu hướng phát triển thị trường chứng khoán 

Không chỉ được thiết lập một khung pháp lý chặt chẽ, thị trường chứng khoán Việt Nam còn đón nhận thêm những tín hiệu tích cực trong tương lai. 

Tăng trưởng lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam
Tăng trưởng lợi nhuận thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: TradingEconomy)

Ngày 29/12/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Theo đó, chiến lược đã đưa ra mục tiêu và định hướng chung để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030 bao gồm các nội dung chính:

– Kiến tạo một thị trường phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững và hội nhập.

– Nâng cao khả năng chống chịu rủi ro.

– Phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán.

– Từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa thị trường chứng khoán Việt Nam so với thị trường chứng khoán các nước phát triển.

Có thể bạn quan tâm: Có 100 triệu nên đầu tư gì? Mua vàng hay mua cổ phiếu?

5. Sự khác biệt giữa đầu tư crypto và chứng khoán

Sự khác biệt giữa đầu tư crypto và chứng khoán được thể hiện qua các đặc điểm về tài sản, biên độ dao động, tỷ suất lợi nhuận, hoạt động giao dịch hay tính pháp lý.

Tiêu chí Crypto Chứng khoán
Tài sản Tài sản kỹ thuật số (Bitcoin, Altcoins, Stablecoins,…)
Cổ phiếu, trái phiếu, quỹ ETF,…
Biên độ dao động giá
Rất lớn
Có thể biến động giá lớn hơn 20% trong một ngày
Giới hạn
Biên độ dao động giá tối đa 7% trong một ngày
Tỷ suất lợi nhuận
Rất cao
Lợi nhuận có thể đạt được lớn do biên độ dao động lớn
Ổn định
Lợi nhuận ổn định nhưng thấp hơn so với Crypto
Địa điểm và thời gian giao dịch 24/7 trên các sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế (Binance, Coinbase,…)
Trong giờ hành chính tại các sàn giao dịch chứng khoán (HOSE, HNX,…)
Tính pháp lý Chưa được quản lý toàn diện ở nhiều quốc gia, thường chịu rủi ro pháp lý
Được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan pháp luật

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, cùng ONUS tìm hiểu chi tiết trong các nội dung dưới đây nhé!

5.1. Tài sản

  • Tài sản của thị trường chứng khoán là cổ phiếu của các công ty, doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết theo quy định. Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty nào thì cũng được coi là một chủ sở hữu của công ty đó. 
  • Trái lại, tài sản của thị trường Crypto là tiền điện tử. Việc mua crypto không đồng nghĩa với việc nhà đầu tư có thể nắm giữ quyền sở hữu.

5.2. Biên độ dao động

  • Thị trường chứng khoán vận hành phức tạp tuy nhiên độ dao động khi so sánh với thị trường Crypto thì thấp hơn hẳn. 
  • Đối với thị trường Crypto, những biến động diễn ra liên tục từng ngày, từng giờ lại hứa hẹn mang đến lợi nhuận nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định về biên độ giao động giá tiền điện tử. Con số này đang không bị kiểm soát nên biến động tự do theo tình hình thị trường.
  • Với sự điều tiết của pháp luật, thị trường chứng khoán luôn có độ ổn định nhất định, tương ứng với đó nhà đầu tư cần thời gian dài hơn để thu được lợi nhuận. 
  • Biên độ giao động giá cổ phiếu thông thường trong ngày tại các sàn tại Việt Nam hiện nay như sau: Sàn HOSE (7%), sàn HNX (10%), sàn UPCOM (15%). 

Biên độ giá

HOSE

HNX

UPCOM

Cổ phiếu trong ngày

7%

10%

15%

Cổ phiếu mới niêm yết trong ngày đầu tiên hoặc được giao dịch trở lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch trên 25 ngày.

20%

30%

40%

Cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức hoặc thưởng bằng cổ phiếu quỹ cho cổ đông hiện hữu.

20%

30%

40%

5.3. Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời khi đầu tư Crypto và chứng khoán có sự khác biệt theo giai đoạn. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm này, cùng ONUS phân tích ví dụ về 2 ông lớn trong thị trường tiền điện tử và chứng khoán dưới đây:

Năm 2014, nếu bạn mua 1 Bitcoin (BTC) với giá 7,440,000 VND và 1 cổ phiếu Vietcombank (VCB) với giá 83,500 VND, lợi nhuận thu về sau 10 năm đựợc thể thiện ở bảng sau:

SO SÁNH CRYPTO VÀ CHỨNG KHOÁN
So sánh lợi nhuận đầu tư Crypto và đầu tư Chứng khoán

Sau 10 năm, Bitcoin có mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 21,222%, vượt xa mức tăng trưởng 612% của cổ phiếu VCB. Điều này cho thấy tiềm năng lợi nhuận lớn của crypto, đặc biệt trong các chu kỳ tăng trưởng mạnh.

Trong ngắn hạn, mặc dù lợi nhuận của Bitcoin (+56%) vẫn cao hơn so với VCB (+22%), sự chênh lệch không quá lớn. Điều này phản ánh mức độ biến động giá cao trong crypto so với cổ phiếu.

Đối với chứng khoán, cổ phiếu VCB đạt lợi nhuận trung bình ổn định hơn (+138% sau 5 năm và +612% sau 10 năm). Đây là lựa chọn phù hợp với nhà đầu tư ưa thích sự an toàn, ít rủi ro hơn.

Sự khác biệt lớn về lợi nhuận giữa Bitcoin và cổ phiếu VCB một phần do thời điểm đầu tư (từ 2014). Bitcoin khởi đầu với giá thấp và trải qua nhiều chu kỳ tăng trưởng mạnh, giúp tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Ngược lại, cổ phiếu VCB dù có tăng trưởng ổn định nhưng không thể so sánh với Bitcoin trong giai đoạn tăng trưởng đột phá của thị trường crypto.

Tỷ suất lợi nhuận cao của Bitcoin gắn liền với tính biến động mạnh và nguy cơ thua lỗ lớn nếu không kiểm soát rủi ro tốt. Trong khi đó, cổ phiếu VCB là đại diện của một doanh nghiệp Bluechip, mang tính an toàn cao hơn, phù hợp với chiến lược đầu tư dài hạn và ổn định.

Đọc thêm: So sánh lợi nhuận đầu tư Bitcoin và Vàng

5.4. Hoạt động giao dịch

Nhà đầu tư crypto giao dịch tập trung và phi tập trung, thực hiện mọi lúc mọi nơi mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Đặc biệt, thị trường tiền mã hóa không đóng cửa nên nhà đầu tư có thể giao dịch tại mọi thời điểm. Nhà đầu tư có thể mua bán 24/7 tại các sàn giao dịch Crypto trên thế giới.

Trong khi đó, nhà đầu tư chứng khoán tại Việt Nam thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu thông qua các sàn chứng khoán có cơ quan quản lý chặt chẽ. 

Thời gian làm việc của chứng khoán
Thời gian làm việc của chứng khoán
  • Cụ thể: sàn HOSE (thuộc Sở giao dịch TP. HCM), sàn HNX (thuộc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) và sàn UPCOM (do HNX quản lý).
  • Cả ba sàn HOSE, HNX và UPCOM đều giao dịch từ thứ hai đến thứ sáu, trừ dịp lễ Tết theo quy định. 
  • Thời gian giao dịch từ 9h (trừ sản phẩm hợp đồng tương lai giao dịch từ 8h45), nghỉ trưa từ 11h30 đến 13h và đóng cửa lúc 15h. 
  • Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể đặt lệnh khi sàn chưa mở cửa.

5.5. Tính pháp lý

Thị trường chứng khoán có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cùng với đó là hành lang pháp lý và các chính sách, quy định khá hoàn thiện của cơ quan nhà nước. 

Khác với nhiều nước trên thế giới, khi thị trường chứng khoán được hình thành và đi vào hoạt động một thời gian thì sau đó cơ quan quản lý nhà nước mới xây dựng khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động trên thị trường.

Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành 01/7/2007 là dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động. 

Luật pháp về crypto tại một số quốc gia trên thế giới năm 2023
Luật pháp về crypto tại một số quốc gia trên thế giới năm 2023 (Nguồn: atlanticcouncil)

Sau đó 13 năm, luật Chứng khoán 2019 ra đời góp phần tạo môi trường minh bạch, bình đẳng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng.

Không giống như chứng khoán, tính pháp lý của crypto tại Việt Nam hiện nay vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã có quan điểm và hệ thống luật pháp rõ ràng với thị trường tiền mã hóa crypto. Cụ thể, các nước như Hoa Kỳ, Canada, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp và phần lớn các nước châu Âu đã công nhận crypto là tài sản hợp pháp. Trong khi đó Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan và một số quốc gia khác đang cấm tiền điện tử. 

Việt Nam đang nằm giữa hai nhóm này khi đưa ra quy định cấm một phần (cấm sử dụng crypto như phương thức thanh toán nhưng chưa cấm các cá nhân nắm giữ crypto).

Cùng điểm qua những cột mốc của crypto kể từ năm 2017 đến nay để thấy rõ thay đổi về sức ảnh hưởng của tiền điện tử tại Việt Nam.

  • Năm 2017: Crypto không được công nhận là phương thức thanh toán hợp pháp và việc sử dụng crypto cho mục đích thanh toán bị cấm.
  • Năm 2018: Chính phủ Việt Nam ban bố hình phạt đối với việc sử dụng crypto trong thanh toán.
  • Năm 2019: Tăng cường lệnh cấm với các cá nhân và tổ chức về việc sử dụng crypto trong giao dịch.
  • Năm 2020: Việc giao dịch và nắm giữ crypto vẫn tăng trưởng ở Việt Nam, hiện chưa có luật nào liên quan tới việc sở hữu crypto.
  • Năm 2020: Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam hợp tác với blockchain Viction (trước đây là TomoChain) để lưu trữ văn bằng.
  • Năm 2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi nghiên cứu về khung luật lệ cho crypto.
  • Năm 2022: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tiền kỹ thuật số (CBDC), cũng như tăng cường thảo luận về khung luật lệ cho crypto và luật chống rửa tiền.
  • Năm 2023: Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ blockchain trên nhiều phương diện như ứng dụng blockchain vào vận hành doanh nghiệp, phát triển nền tảng pháp lý.

Rõ ràng, trước vị thế và độ phủ của crypto trong nền kinh tế và xã hội nói chung, Việt Nam đang dần thể hiện ý định xây dựng một khung pháp lý về tiền mã hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tương lai về tính pháp lý của crypto tại Việt Nam vẫn đang là một ẩn số. 

Đó là một vài khác biệt cơ bản giữa crypto và chứng khoán tại Việt Nam hiện nay.

Vậy thị trường nào sẽ giúp đồng vốn của các nhà đầu tư sinh lời một cách an toàn và hiệu quả nhất?

Hãy cùng tham khảo những gợi ý hữu ích trong phần tiếp theo nhé!

6. Nhà đầu tư nên tham gia thị trường crypto hay chứng khoán?

Trước khi lựa chọn một trong hai hình thức crypto hay chứng khoán, bạn có thể cân nhắc tham khảo 3 yếu tố mà ONUS đánh giá dưới đây:

Yếu tố đánh giá

Đầu tư Crypto

Đầu tư chứng khoán

Khẩu vị rủi ro

Yêu thích sự mạo hiểm

Ưu tiên sự an toàn

Quỹ thời gian đầu tư

Dành nhiều thời gian cho hoạt động đầu tư

Quỹ thời gian dành cho đầu tư hạn chế

Vốn đầu tư

Bất kỳ số vốn nào

Vốn đầu tư nhất định

Để hiểu rõ hơn về các yếu tố này, hãy đọc thêm trong những phân tích của ONUS ở phần tiếp theo nhé!

6.1. Theo khẩu vị rủi ro

Crypto được coi là một lựa chọn hấp dẫn dành cho những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm bởi khả năng sinh lời của tiền điện tử. Không giống như cổ phiếu với biên độ giao động nhỏ (tăng tối đa từ 7 – 20% trong một phiên giao dịch), giá crypto trong ngày có thể tăng vọt trên 50% so với số vốn ban đầu, giúp nhà đầu tư bỏ túi lợi nhuận khủng chỉ sau thời gian ngắn.

Tuy nhiên, cái giá cho việc bước ra khỏi vùng an toàn chính là nhà đầu tư phải chấp nhận nhiều thách thức lớn. Tiền điện tử chưa được pháp luật công nhận tại Việt Nam nên rủi ro về pháp lý có thể xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là hình thức gây tranh cãi rất nhiều trong giới đầu tư thời gian qua bởi các phi vụ rửa tiền, lừa đảo crypto tràn lan. Vậy nên việc chọn sàn crypto uy tín là điều kiện tiên quyết giúp bạn đầu tư an toàn và thông minh nhất. 

Ngược lại, những người mong muốn một hình thức đầu tư an toàn, chấp nhận kiếm lời trong thời gian dài nên lựa chọn chứng khoán. Với khung pháp lý cùng những quy định chặt chẽ của cơ quan nhà nước, nhà đầu tư được bảo vệ và đảm bảo về khối tài sản của mình trong một số trường hợp khi có vấn đề xảy ra – một loại “bảo hiểm” không thể mua được nếu đầu tư vào crypto ở thời điểm hiện tại.

6.2. Theo quỹ thời gian đầu tư

Với những người coi việc đầu tư là nguồn tài chính thứ yếu, thường xuyên bận rộn, hạn chế về mặt thời gian, không thể liên tục theo dõi thị trường, cập nhật bảng điện thì chứng khoán chính là hình thức phù hợp. Các sàn giao dịch chứng khoán hoạt động trong giờ hành chính, chỉ 4,5 giờ mỗi ngày từ thứ 2 đến thứ 6. Ngoài thời gian trên, nhà đầu tư có thể dành thời gian nghiên cứu và đặt lệnh mua/bán trước cho các mã cổ phiếu kỳ vọng. 

Do đặc thù diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung và phi tập trung nên thời gian mua bán crypto không cố định. Mỗi sàn có một khung giờ khác nhau. Do đó, crypto sẽ phù hợp hơn với các nhà đầu tư “toàn thời gian” – những người có khả năng cập nhật thông tin và đưa ra quyết định nhanh chóng trong thị trường tiền điện tử vốn đầy biến động.

6.3. Theo vốn đầu tư 

Tham gia vào thị trường crypto, nhà đầu tư không cần phải chuẩn bị một khoản vốn lớn để có thể bắt đầu giao dịch tiền điện tử. So với chứng khoán, tính linh hoạt về vốn đầu tư crypto chiếm ưu thế hơn.

Chẳng hạn, giá Bitcoin hiện tại là khoảng 52.000 USD. Nhà đầu tư không cần phải có đủ số tiền đó để mua BTC mà hoàn toàn có thể mua ít hơn. Giả sử chỉ sở hữu 1.000 USD, nhà đầu tư có thể mua 0,01923 BTC. Tương tự như vậy, các đồng Altcoin đều có thể mua lẻ tùy theo số tiền mong muốn. Do đó, mọi nhà đầu tư đều dễ dàng tiếp cận và tham gia thị trường crypto chỉ với số vốn rất nhỏ (khoảng 10 USD).

Trong khi đó, để mua cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, người chơi cần một khoảng tiền tối thiểu nhất định. Bởi tài sản được xác định bằng cổ phiếu, mỗi cổ phiếu có giá trị nhất định, không thể chia nhỏ. Hơn nữa, khi mua một mã cổ phiếu nào đó nhà đầu tư cần mua theo lô, có thể là lô chẵn hoặc lô lẻ (Lô chẵn dễ dàng khớp lệnh hơn, lô lẻ cần nhiều thời gian hơn). 

Ví dụ: 1 cổ phiếu Vinamilk (VNM) có giá 71,000 VND. Để mua cổ phiếu của công ty này nhà đầu tư cần mua theo lô tối thiểu 100 cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa với số vốn tối thiểu cần chuẩn bị là 7,100,000 VND. Nhà đầu tư cũng có thể mua theo lô lẻ với số tiền ít hơn. Tuy nhiên, thông thường hệ thống sẽ cần ghép các lệnh mua lẻ với nhau và có thể mất nhiều thời gian hơn, thậm chí không thể khớp lệnh trong ngày. Với góc nhìn này, những nhà đầu tư ít vốn gặp nhiều khó khăn hơn khi tiếp cận thị trường chứng khoán.

Tổng kết

Bối cảnh thị trường đầu tư năm 2024 đầy hứa hẹn đã khẳng định tiềm năng sinh lời của crypto và chứng khoán. Do đó, việc lựa chọn đúng đắn chính là chìa khóa quan trọng quyết định sự thành bại của nhà đầu tư. 

Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để tránh bẫy lừa đảo Crypto?

Hãy luôn cảnh giác với các thông báo giả mạo từ ngân hàng, sàn giao dịch, ví điện tử.

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hay khóa riêng tư. Thêm vào đó, cần cẩn trọng với mọi lời hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường không có rủi ro, khuyến khích đầu tư thiếu minh bạch.

Ngoài ra, bạn không nên đưa ra quyết định đầu tư nóng vội dưới áp lực hoặc vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và suy nghĩ kỹ lưỡng.

Căn cứ vào yếu tố nào để lựa chọn mã cổ phiếu?

Giá cổ phiếu thường sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan (Hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết) hoặc yếu tố khách quan (Xu hướng thị trường chứng khoán, tin tức trong ngành).

Do đó, bạn cần đánh giá kỹ về tình hình tài chính của công ty, triển vọng phát triển của ngành, phân tích các chỉ báo kỹ thuật và cập nhật thường xuyên tin tức về thị trường để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Ứng dụng giao dịch Bitcoin nào uy tín?

Hiện có rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử. Binance, Huobi, Coinbase, OKX, KuCoin, Remitano, ByBit, Upbit, Gate là các sàn giao dịch lớn và uy tín trên thế giới.

Tại Việt Nam, bạn có thể mua bán Bitcoin, Ethereum, cũng như hơn 600 loại tiền điện tử và cổ phiếu phổ biến khác trên sàn ONUS - ứng dụng đầu tư tài sản số được tạo ra bởi người Việt kết hợp cùng các chuyên gia quốc tế đầu ngành, ONUS đặt ưu tiên hàng đầu cho người Việt Nam.

 

Làm thế nào để mua Bitcoin không mất phí?

Bạn có thể mua Bitcoin miễn phí với các bước vô cùng đơn giản dưới đây:

Bước 1: Tạo tài khoản ONUS

Bước 2: Xác minh danh tính (KYC): Hoàn tất xác minh danh tính KYC để nâng cấp, bảo mật tài khoản và mở khóa các tính năng giao dịch.

Bước 3: Nạp tiền vào tài khoản: Chọn phương thức nạp tiền phù hợp như chuyển khoản ngân hàng, thẻ VISA/Mastercard,…

Bước 4: Mua BTC: Tại màn hình chính, chọn “Quy đổi”, chọn cặp BTC/VNĐ, nhập số lượng BTC muốn mua và chọn “Quy đổi”.

Bước 5: Xác nhận giao dịch: Vuốt sang để đặt lệnh mua BTC.

Đầu tư vào crypto hay chứng khoán có lợi nhuận cao hơn?

Khả năng sinh lời của Crypto và chứng khoán thay đổi theo các giai đoạn khác nhau:

  • Crypto thường mang lại lợi nhuận cao hơn trong ngắn hạn nhờ biến động giá lớn, đi kèm với rủi ro cao.
  • Chứng khoán ổn định hơn, với lợi nhuận tốt nhất trong trung và dài hạn.

Đầu tư crypto hay chứng khoán phù hợp với nhà đầu tư mới?

  • Chứng khoán phù hợp hơn với nhà đầu tư mới vì tính ổn định và dễ dự đoán.
  • Crypto cần nhiều kiến thức về công nghệ và khả năng chịu đựng rủi ro cao.

Có nên đa dạng hóa danh mục giữa crypto và chứng khoán không?

Có. Kết hợp đầu tư vào cả hai loại tài sản có thể giúp cân bằng lợi nhuận và rủi ro, tận dụng ưu điểm của mỗi thị trường.

Thuế và phí khi đầu tư crypto và chứng khoán có khác nhau không?

  • Crypto: Ở một số quốc gia, lợi nhuận từ crypto có thể chịu thuế thu nhập cá nhân hoặc thuế vốn. Phí giao dịch thường là phần trăm nhỏ của giá trị giao dịch.
  • Chứng khoán: Chịu thuế thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận vốn. Phí giao dịch cũng thấp, nhưng thường có thêm phí quản lý tài khoản hoặc môi giới.

SHARES