DAO là gì? Cách thức hoạt động và vai trò của DAO

KEY TAKEAWAYS:
DAO là một cấu trúc tổ chức phi tập trung, nơi những người nắm giữ token tham gia vào việc quản lý và ra quyết định cho tổ chức.
Quyền lực không tập trung vào một cá nhân nào, thay vào đó, nó được phân tán giữa những người nắm giữ token thông qua việc bỏ phiếu.
Tất cả các hoạt động và biểu quyết trong DAO đều được ghi trên blockchain, giúp mọi người có thể theo dõi các hành động của tổ chức.
The DAO là một trong những DAO đầu tiên, được các nhà phát triển tạo ra để tự động hóa việc ra quyết định và tạo thuận lợi cho các giao dịch tiền điện tử.
DAO cần ưu tiên bảo mật vì lỗ hổng an ninh có thể khiến kho bạc của DAO bị đánh cắp hàng triệu đô la.

DAO đang tạo nên một cuộc cách mạng về cách thức tổ chức và quản lý các dự án, không chỉ trong thị trường tiền điện tử mà còn có tiềm năng áp dụng sang mọi lĩnh vực, ngành nghề khác. Không còn ban lãnh đạo, DAO vận hành dựa trên sự đồng thuận của cộng đồng, nơi mỗi thành viên đều có quyền lực và trách nhiệm như nhau. Vậy DAO hoạt động như thế nào? Vai trò của DAO là gì? Hãy cùng khám phá những điều thú vị về DAO trong bài viết này!

DAO
DAO là gì?

1. Giới thiệu về DAO

1.1. DAO là gì? 

DAO – viết tắt của decentralized autonomous organization (tổ chức tự trị phi tập trung) là một hình thức cấu trúc pháp lý không có cơ quan quản lý trung tâm tập trung. Thay vào đó, các thành viên cùng chia sẻ mục tiêu chung vì lợi ích tốt nhất của tổ chức.  

DAO
Định nghĩa DAO

Điểm đặc biệt của DAO là quy trình quản lý phi tập trung, sử dụng các hợp đồng thông minh (smart contract) để trao quyền cho từng thành viên tham gia biểu quyết về định hướng hoạt động. Mọi kết quả bỏ phiếu đều được lưu trữ trên blockchain, đảm bảo tính minh bạch. 

Hiện nay, DAO thường được nhắc đến trong lĩnh vực tiền điện tử, nhưng tiềm năng ứng dụng của mô hình này sẽ mở rộng sang nhiều loại hình tổ chức khác trong tương lai.

1.2. Lịch sử phát triển của DAO?

Khởi nguồn cho thuật ngữ “DAO” được gieo mầm trong cộng đồng tiền điện tử, và được cụ thể hóa với đề xuất về “The DAO” vào năm 2016. Là đứa con tinh thần của một nhóm những người đam mê Ethereum, The DAO hướng tới mục tiêu xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm phi tập trung, cho phép những người nắm giữ token tham gia biểu quyết các quyết định đầu tư. Ý tưởng táo bạo này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc minh bạch, phi tập trung và quản trị cộng đồng.

Tại sao The DAO bị giải thể?

Đến tháng 5 năm 2016, DAO nắm giữ một tỷ lệ % lớn trong tổng số token ETH được phát hành ở thời điểm đó (lên tới 14% theo báo cáo của The Economist). Tuy nhiên, cũng vào lúc này, một bài báo đăng tải nêu chi tiết các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn của The DAO, cảnh báo các nhà đầu tư không nên bỏ phiếu cho các dự án đầu tư trong tương lai cho đến khi những vấn đề này được giải quyết.

Sau đó, vào tháng 6 năm 2016, tin tặc đã tấn công The DAO dựa vào các lỗ hổng này. Chúng đã xâm nhập và lấy đi 3,6 triệu ETH, trị giá khoảng 50 triệu đô la vào thời điểm đó. Sự kiện này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt giữa các nhà đầu tư The DAO, một số người đề xuất các cách khác nhau để giải quyết vụ tấn công, những người khác kêu gọi giải thể The DAO vĩnh viễn. Đây cũng là một sự kiện quan trọng liên quan đến bản nâng cấp hardfork của Ethereum diễn ra ngay sau đó. 

2. DAO hoạt động như thế nào? 

2.1. Cơ chế vận hành

Như đã đề cập, DAO là một tổ chức vận hành theo mô hình “từ dưới lên” (bottom-up), quyền sở hữu và ra quyết định thuộc về tập thể thành viên. Thành viên tham gia DAO thường quản trị, biểu quyết thông qua việc nắm giữ token.

DAO hoạt động dựa trên các hợp đồng thông minh. Ngày nay, hợp đồng thông minh được triển khai trên nhiều blockchain khác nhau, nhưng Ethereum là nền tảng đầu tiên sử dụng chúng. Các hợp đồng thông minh này thiết lập các quy tắc vận hành của DAO.

Những người có quyền lợi trong DAO sẽ có quyền biểu quyết và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức bằng cách đề xuất hoặc quyết định các đề án quản trị mới. Mô hình này giúp ngăn chặn tình trạng DAO bị spam bởi các đề xuất không cần thiết: Một đề xuất chỉ được thông qua khi đa số các bên liên quan chấp thuận. Quy tắc xác định “đa số” này tùy thuộc vào từng DAO và sẽ được ghi rõ trong hợp đồng thông minh.

DAO là gì
Các thành phần của DAO

DAO hoàn toàn tự chủ và minh bạch. Được xây dựng trên nền tảng blockchain mã nguồn mở, bất kỳ ai cũng có thể xem được code của DAO. Bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra kho bạc tích hợp của DAO, vì blockchain ghi lại tất cả các giao dịch tài chính.

DAO thường có kho bạc lưu trữ các token có thể được phát hành để đổi lấy tiền tệ fiat. Các thành viên của DAO có thể bỏ phiếu về cách sử dụng các quỹ đó; ví dụ, nếu DAO có ý định mua các NFT hiếm có thể bỏ phiếu về việc liệu có nên từ bỏ tiền kho bạc để đổi lấy tài sản hay không.

2.2. Quá trình ra mắt một DAO

Quá trình ra mắt một DAO thường diễn ra theo ba bước chính:

  1. Tạo hợp đồng thông minh: Trước tiên, một hoặc một nhóm developer cần xây dựng hợp đồng thông minh – nền tảng vận hành của DAO. Sau khi ra mắt, họ chỉ có thể thay đổi các quy tắc do hợp đồng này đặt ra thông qua hệ thống quản trị. Điều đó có nghĩa là họ phải kiểm tra kỹ lưỡng các hợp đồng để đảm bảo không bỏ sót các chi tiết quan trọng.
  2. Gây quỹ: Sau khi hợp đồng thông minh được tạo, DAO cần xác định cách thức nhận vốn và thực thi quyền quản trị. Thông thường, các token sẽ được bán để huy động vốn; những token này cung cấp quyền biểu quyết cho người nắm giữ.
  3. Triển khai: Khi mọi thứ đã được thiết lập, DAO cần được triển khai trên blockchain. Từ thời điểm này, các bên liên quan sẽ quyết định tương lai của tổ chức. Những người tạo ra tổ chức – những người viết hợp đồng thông minh – không còn ảnh hưởng đến dự án nhiều hơn các bên liên quan khác.
DAO là gì
Quá trình ra mắt DAO

3. Vai trò của DAO

3.1. Ưu điểm của DAO

Có một số lý do khiến một tổ chức hoặc tập thể cá nhân có thể muốn theo đuổi mô hình DAO. Một số lợi ích của hình thức quản trị này bao gồm:

  • Phi tập trung: Thay vì phụ thuộc vào hành động của một cá nhân, DAO có thể phân chia quyền lực cho một lượng người dùng rộng lớn hơn.
  • Sự gắn kết: Cá nhân trong tổ chức có thể cảm thấy được trao quyền và gắn kết hơn với tổ chức khi họ có tiếng nói trực tiếp và quyền biểu quyết về mọi vấn đề. Mặc dù quyền biểu quyết của từng người có thể không quá lớn, DAO khuyến khích những người nắm giữ token tham gia bỏ phiếu, đốt token hoặc sử dụng token theo cách họ cho là tốt nhất cho tổ chức.
  • Minh bạch: Trong DAO, các phiếu bầu được thực hiện trên blockchain và được công khai. Điều này đòi hỏi người dùng phải hành động theo cách họ cho là tốt nhất, vì lá phiếu và quyết định của họ sẽ được công khai.
  • Tính cộng đồng: Khái niệm về DAO khuyến khích mọi người trên khắp thế giới cùng nhau xây dựng một tầm nhìn duy nhất. Chỉ cần có kết nối internet, những người nắm giữ token có thể tương tác với các chủ sở hữu khác ở bất cứ đâu trên thế giới.
DAO
Ưu điểm của DAO

3.2. Hạn chế của DAO

Nhưng không phải mọi thứ đều hoàn hảo đối với DAO. Việc thiết lập hoặc duy trì DAO không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số hạn chế của mô hình DAO.

  • Tốc độ: Trong một tổ chức có cơ quan quản lý trung tâm, chỉ cần một lần bỏ phiếu để quyết định hành động cụ thể hoặc hướng đi cho công ty. Với DAO, mọi người đều có cơ hội bỏ phiếu. Điều này đòi hỏi thời gian biểu quyết dài hơn.
  • Giáo dục: DAO có trách nhiệm giáo dục nhiều người hơn về các hoạt động sắp tới của tổ chức. Một thách thức chung của DAO là tập hợp các nhóm người đa dạng, nhưng nhóm người đa dạng đó phải học cách phát triển, xây dựng chiến lược và giao tiếp như một khối thống nhất.
  • Hiệu quả: DAO có nguy cơ lớn trở nên kém hiệu quả. Do thời gian cần thiết để giáo dục người bỏ phiếu, truyền đạt các sáng kiến, giải thích chiến lược và thu hút thành viên mới, DAO có thể dễ dàng dành nhiều thời gian hơn để thảo luận về việc thay đổi thay vì thực hiện nó. DAO có thể bị sa lầy vào các nhiệm vụ hành chính tầm thường do bản chất cần phối hợp nhiều cá nhân hơn.
  • Bảo mật: Bảo mật là vấn đề chung của tất cả các nền tảng kỹ thuật số dành cho tài nguyên blockchain. Việc triển khai DAO đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao; nếu không có chuyên môn này, tính hợp lệ của việc bỏ phiếu hoặc đưa ra quyết định có thể bị nghi ngờ. Lòng tin có thể bị phá vỡ và người dùng rời khỏi tổ chức nếu họ không thể tin tưởng vào cấu trúc của tổ chức. Ngay cả khi sử dụng các ví đa chữ ký (multi-sig) hoặc ví lạnh (cold wallet), DAO vẫn có thể bị khai thác, kho bạc bị đánh cắp và tiền bị rút sạch.
DAO
Hạn chế của DAO

4. Các dự án DAO nổi bật trên thị trường crypto

4.1. SushiSwap (SUSHI)

SushiSwap được biết đến như một trong những dự án tiền điện tử DAO hàng đầu trong lĩnh vực DeFi. Ngoài sàn giao dịch phi tập trung, SushiSwap còn cung cấp cho người dùng tính năng chuyển tài sản của họ qua các mạng lưới chỉ trong vài giây.

Sushiswap

4.2. Uniswap (UNI)

Được đánh giá là một trong những dự án tiền điện tử DAO hàng đầu hiện nay, Uniswap không chỉ nổi tiếng về tuổi đời mà còn bởi những tính năng cốt lõi. Nền tảng này cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) bằng cách sử dụng các công cụ, hướng dẫn và tài liệu giao thức do Uniswap cung cấp.

Uniswap

4.3. Compound (COMP)

Compound là một trong những dự án tiền điện tử DAO hàng đầu hiện nay, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cho vay tiền điện tử. Người nắm giữ token COMP của Compound có thể lưu trữ token của họ trên giao thức Compound để sinh lời. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể vay tiền điện tử theo cách hoàn toàn phi tập trung, không cần kiểm tra tín dụng từ bên thứ ba.

Compound

Kết luận

Tuy Web3 vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, nhưng có thể nói việc áp dụng DAO chưa thực sự phổ biến. Điều này có thể lý giải bởi rào cản gia nhập tương đối khó khăn. Không phải ai cũng có kinh nghiệm viết hợp đồng thông minh dựa trên mã code, chưa kể đến việc duy trì chúng ở quy mô lớn.

Tuy nhiên, như bài viết đã đề cập, một số dự án DAO đã thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ. Mọi người không chỉ quan tâm đến mục tiêu cao đẹp của dự án mà còn bị hấp dẫn bởi tính dân chủ trong quản trị. DAO giúp cho người dùng Web3 trung bình có tiếng nói và được lắng nghe.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp
SHARES
Bài viết liên quan