Dump và Pump là gì? Cách nhận biết và chiến lược đầu tư crypto

Dump và pump

Đã bao giờ bạn trải nghiệm cảm giác lên đỉnh và rơi tự do khi tham gia các trò chơi mạo hiểm chưa? Trong giới đầu tư Crypto, các trader đôi khi cũng phải đứng tim bởi những đòn choáng váng từ dump và pump khi thị trường biến động cực mạnh.

Vậy dump và pump là gì? Ai đã tạo ra những cú xoay chiều đầy ngoạn mục ấy? Cùng ONUS giải mã bí ẩn về dump và pump cùng bí kíp thoát bẫy hữu hiệu dành cho mọi “Coin thủ” trong bài viết dưới đây nhé!

1. Dump trong thị trường tiền điện tử

1.1. Dump là gì?

Dump là gì

Dump là một thuật ngữ trong thị trường tiền mã hóa, mô tả hành động bán ra một lượng lớn tiền điện tử trong một khoảng thời gian ngắn. 

Hành động này thường được thực hiện với mục đích chốt lời hoặc cắt lỗ, dẫn đến sự sụt giảm giá đáng kể và đột ngột của đồng tiền điện tử đó.

Sự kiện bán tháo Bitcoin (BTC) tháng 3 năm 2020: Trong thời gian bắt đầu của đại dịch COVID-19, Bitcoin và nhiều thị trường tài chính khác đã trải qua một đợt bán tháo mạnh do lo ngại về tác động kinh tế toàn cầu. Giá Bitcoin giảm gần 50% trong vài ngày.

1.2. Dấu hiệu nhận biết hố Dump 

Dấu hiệu nhận biết Dump

Sự sụt giá đột ngột

Khi bạn theo dõi biểu đồ giá và phát hiện sự sụt giảm không bình thường hoặc không theo quy luật nào, đó rất có thể là dấu hiệu thị trường sắp dump.

Thanh khoản giao dịch bất thường

Nhà đầu tư cần xác nhận rằng sự giảm giá đột ngột có được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch tăng cao hay không. Để thực hiện phép thử này, bạn nên sử dụng các công cụ phân tích thị trường để theo dõi khối lượng giao dịch. Sự tăng vọt trong khối lượng thường là dấu hiệu của hoạt động bán tháo mạnh.

Tin tức tiêu cực tràn lan

Nếu bạn tìm thấy bằng chứng về những thông tin tiêu cực hoặc các phân tích thị trường bi quan có thể gây áp lực lên giá của đồng tiền, hãy thận trọng! Một cú twist về giá có thể sắp xảy ra khiến bạn trở tay không kịp.

Bitcoin và hố sụt dump 2020

Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu này, hãy cùng ONUS phân tích một trường hợp điển hình của Bitcoin cùng cú Dump lịch sử vào năm 2020!

Tháng 3 năm 2020, thị trường tiền điện tử đã trải qua một trong những đợt bán tháo nghiêm trọng nhất lịch sử do sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

covid19
Truyền thông tràn ngập tin tức tiêu cực về đại dịch Covid-19 khiến giá Bitcoin dump mạnh

Trong thời gian đó, truyền thông ngập tràn các tin tức tiêu cực do sự bùng phát không kiểm soát của dịch bệnh. Các báo cáo về số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trên toàn cầu, cảnh báo về sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu, và các biện pháp phong tỏa được áp dụng ở nhiều nước.

Các tin tức tiêu cực và sự không chắc chắn đã làm gia tăng tâm lý tiêu cực trên thị trường, dẫn đến việc bán tháo Bitcoin.

Bicoin dump
Giá Bitcoin dump mạnh, mất 50% giá trị chỉ trong chưa đầy 2 tuần

Khối lượng giao dịch Bitcoin tăng vọt khi giá bắt đầu giảm, phản ánh sự bán tháo mạnh mẽ trên thị trường.

Sự tăng vọt trong khối lượng giao dịch là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư đang cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi thị trường. Điều này càng làm trầm trọng thêm tình hình và gia tăng áp lực giảm giá.

Giá Bitcoin dump từ khoảng 9,900 USD/BTC xuống còn khoảng $4,400 USD/BTC. Các Bitcoin hodler mất hơn 50% giá trị tài sản chỉ trong vòng 2 tuần.

Thị trường Crypto lao dốc trong thời kỳ Covid-19, tỷ lệ roi của Bitcoin được ghi nhận ở mức 59.64%. Tuy vậy, nhiều “Coin thủ” vẫn có thể biến nguy thành cơ khi thay đổi chiến thuật đầu tư từ Spot trading thành Future trading. Với hình thức này, kể cả khi Bitcoin dump mạnh, bạn vẫn có thể kiếm lời cực khủng từ thị trường tiền điện tử đầy tiềm năng.

1.3. Nguyên nhân dẫn đến Dump

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Dump trong thị trường tiền điện tử. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính giải thích cho các cú Dump thường gặp nhất:

ONUS
Tính năng Chốt lời/Cắt lỗ cực kỳ cần thiết đối với nhà đầu tư
  • Chốt lời: Sau một thời kỳ thị trường tăng giá mạnh, nhiều nhà đầu tư có thể quyết định xả hết coin để chốt lời theo kế hoạch.
  • Tin xấu: Các sự kiện tiêu cực như các vấn đề về bảo mật, quy định pháp lý, hoặc các bình luận tiêu cực từ các nhân vật có ảnh hưởng có thể khiến nhà đầu tư lo sợ và bán tháo.
  • Hoạt động của các “cá voi”: Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ lượng lớn tiền điện tử có thể quyết định bán tháo để thao túng thị trường. Ngay cả khi họ xả coin để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân nhưng do sức ảnh hưởng lớn của Market maker nên dump cũng sẽ xảy ra.

1.3. Hậu quả khi Dump

Sự kiện bán tháo tiền điện tử có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường:

FOMO trong trade coin

  • Biến động thị trường: Sự sụt giảm giá đột ngột có thể dẫn đến biến động thị trường, ảnh hưởng đến nhà đầu tư khác và có thể gây ra tâm lý hoảng loạn rộng rãi, đặc biệt là FOMO.
  • Mất niềm tin: Những đợt dump lớn có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào sự ổn định và triển vọng của tiền điện tử.
  • Ảnh hưởng đến nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư nhỏ lẻ thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi họ có thể không kịp phản ứng với những biến động giá lớn và bị mắc kẹt với tài sản đã mất giá đáng kể.

Rõ ràng, dump là cú sốc lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các “cá con” nắm giữ số lượng coin ít ỏi và không có khả năng thâu tóm thị trường. 

2. Pump trong thị trường Crypto

2.1. Pump là gì?

Pump là gì

Pump trong thị trường tiền điện tử là một hoạt động thị trường mà trong đó một cá nhân hoặc tổ chức mua lượng lớn coin trong một khoảng thời gian ngắn, tạo ra sự tăng giá đột biến. 

Mục tiêu thường thấy nhất của Pump là thu hút sự chú ý của thị trường và khuyến khích nhà đầu tư khác tham gia.

2.2. Dấu hiệu nhận biết cú húc Pump

Dấu hiệu nhận biết Pump

Sự tăng giá đột ngột

Dấu hiệu đầu tiên dễ dàng nhận ra của một cú Pump là sự tăng giá đáng kể và nhanh chóng của một đồng tiền điện tử mà không có bất kỳ tin tức cụ thể hoặc sự kiện hỗ trợ nào. Sự tăng giá này thường không phù hợp với xu hướng thị trường chung hoặc xu hướng của các đồng tiền tương tự.

 Khối lượng giao dịch bất thường

Sau khi đồng coin tăng giá chóng mặt, nhà đầu tư có thể theo dõi khối lượng giao dịch để xác định liệu có sự tăng vọt bất thường nào không. Một lượng lớn giao dịch mua vào trong một khoảng thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của việc bơm giá.

Hoạt động rầm rộ trên truyền thông

Bạn nên chú ý đến hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội, diễn đàn và các kênh truyền thông, một đồng tiền nào đó có thể sẽ được nhắc đến rất nhiều. Tăng cường quảng bá có thể là một phần của chiến dịch pump.

Những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng tiền điện tử bắt đầu đề cập đến đồng tiền đó một cách tích cực bất thường.

Dogecoin và cú pump 2021

Để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu này, hãy cùng ONUS phân tích một trường hợp điển hình của Dogecoin cùng cú Pump lịch sử vào năm 2021!

Dogecoin pump
Dogecoin pump 700% chỉ sau 2 tuần

Dogecoin – một Memecoin vô danh khởi động năm 2021 với mức giá cực thấp, chỉ khoảng 0.011 USD/DOGE. Tuy nhiên, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, giá của Dogecoin bất ngờ bật tăng, đạt đến mức cao nhất là khoảng 0.095 USD/DOGE. Cú nhảy vọt này đã khiến giới đầu tư phải trầm trồ vì biên độ tăng lên đến 700% chỉ sau chưa đầy 2 tuần.

Khối lượng giao dịch của Dogecoin trong cùng giai đoạn cũng pump cùng với giá. Sự tăng trưởng đột ngột của đồng coin này đã dẫn đến một lượng lớn các giao dịch mua vào, một phần do tâm lý FOMO của các nhà đầu tư cá nhân.

dogecoin pump elon musk
Bài đăng của Elon Musk trên Twitter (X) ủng hộ Dogecoin năm 2021

Cùng thời điểm, trên Twitter và Reddit, cụ thể là trên diễn đàn WallStreetBets và các kênh liên quan, Dogecoin trở thành chủ đề nóng hổi được bàn tán. Tỷ phú Elon Musk, một trong những người sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, cũng thường xuyên đăng tweet ủng hộ Dogecoin. Ông còn gọi nó là “Crypto của nhân dân.”

Động thái của Elon Musk và một số nhân vật nổi tiếng khác khi đăng tải nhiều bình luận và tweet hỗ trợ Dogecoin là những yếu tố chính thúc đẩy sự quan tâm và đầu tư vào đồng tiền này.

Dogecoin pump
Cú pump liên tiếp của DOGE trong 5 tháng đầu năm 2021

Sau đợt tăng chóng mặt này, giá của Dogecoin đã bắt đầu điều chỉnh trong những tháng tiếp theo để chuẩn bị cho cú Pump vào tháng 5. Giá trị Dogecoin đạt đỉnh lịch sử ở mức 0.742 USD/DOGE, ghi nhận kỷ lục tăng trưởng hơn 800% chỉ sau 3 tháng. 

Sự kiện này được coi là một trong những cú Pump ấn tượng nhất trong giới Memecoin.

2.3. Nguyên nhân dẫn đến Pump

3 nguyên nhân chính khi hoạt động bơm giá diễn ra:

Định nghĩa Wash trading

  • Đầu cơ: Một số nhà đầu tư tìm cách kiếm lợi nhuận nhanh bằng cách tạo ra sự tăng giá nhân tạo và sau đó bán ra ở mức cao.
  • Thu hút sự chú ý: Pump có thể được sử dụng để thu hút sự chú ý đến một dự án hoặc coin mới, với hy vọng rằng động thái tăng giá sẽ làm tăng sự quan tâm của công chúng và truyền thông.
  • Tạo tâm lý đám đông: Những nhà đầu tư khác thấy giá tăng vọt có thể bị cuốn theo và mua vào, hy vọng rằng giá sẽ tiếp tục tăng.

2.4. Hậu quả khi Pump

Việc bơm giá các đồng coin tưởng chừng có thể giúp các Trader hốt trọn “mẻ cá”, mặt khác lại ảnh hưởng không mấy tích cực đến thị trường và giới đầu tư.

  • Biến động giá mạnh: Giá có thể tăng nhanh chóng khi pump nhưng sau đó sụp đổ khi những người tham gia đầu tiên bán ra để chốt lời.
  • Ảnh hưởng đến nhà đầu tư nhỏ: Những nhà đầu tư nhỏ lẻ thường mua vào ở đỉnh giá và có thể mất một khoản lớn khi giá sụp đổ.
  • Thiệt hại uy tín: Pump và dump có thể gây hại cho uy tín của thị trường tiền điện tử. Nhiều nhà đầu tư mới và các nhà quản lý sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư hoặc quản lý tài sản tiền điện tử.

3. Chiến lược đối phó với bẫy Dump và Pump trong giao dịch Crypto

Đối phó với các bẫy dump và pump trong thị trường tiền điện tử đòi hỏi sự cảnh giác, kiến thức, và kỹ năng phân tích thị trường để nhận biết và phòng tránh những thiệt hại không đáng có. 

Dưới đây là một số chiến lược mà các nhà đầu tư có thể áp dụng để bảo vệ mình khỏi các rủi ro này.

3.1. Nâng cao kiến thức đầu tư

Với một thị trường tài chính nhiều biến động như tiền điện tử, bạn cần liên tục cập nhật kiến thức về Crypto. 

Trước khi đầu tư, bạn cần nghiên cứu sâu về đồng tiền điện tử, bao gồm lịch sử giá, khối lượng giao dịch, và các tin tức liên quan. Hãy giữ cho mình được cập nhật với diễn biến thị trường mới nhất và sẵn sàng thay đổi chiến lược nếu cần.

Top coin vốn hóa lớn nhất trong giao dịch crypto
Top 10 đồng coin có vốn hóa lớn nhất trong giao dịch crypto

3.2. Sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật

Đặc biệt, bạn nên cẩn thận với hiện tượng FOMO, một chiến thuật phổ biến trong các hoạt động pump để thu hút nhà đầu tư non tay.

Tuy vậy, kiểm soát tâm lý chưa bao giờ là điều dễ dàng dù bạn là “Newbie” hay đã trở thành “Master” trong ngành. Để tránh bị điều khiển bởi cảm xúc, bạn nên sử dụng công cụ biểu đồ để theo dõi các mô hình giá và khối lượng giao dịch, giúp nhận biết các hoạt động bất thường.

Định nghĩa mô hình sóng Elliott trong giao dịch Crypto

Bên cạnh đó, việc thiết lập các cảnh báo giá để nhận thông báo khi có biến động lớn có thể giúp bạn phản ứng kịp thời trước các động thái bất thường.

3.3. Quản lý rủi ro

Kinh nghiệm “xương máu” cho những thành công trong đầu tư Crypto đó là không bao giờ đầu tư tất cả vốn vào một loại tài sản. 

Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ túi tiền của mình thành các tỷ lệ hợp lý tùy thuộc vào các thời điểm khác nhau để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro liên quan đến dump và pump…

Tổng kết

Dump và pump là hai hiện tượng thường gặp trên thị trường tiền điện tử, có khả năng gây ra những biến động giá đáng kể. Trong khi dump gây ra sự sụt giảm giá nhanh chóng và đột ngột do bán tháo, pump tạo ra sự tăng giá nhanh chóng nhờ mua vào một cách có chủ đích.

Cả hai hiện tượng này đều đòi hỏi nhà đầu tư phải có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường và sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật để nhận biết và phản ứng kịp thời. Quản lý rủi ro và không để bị cuốn theo cảm xúc là chìa khóa để tồn tại và thành công trong thị trường biến động này.

Bạn có thể lựa chọn ONUS – ứng dụng đầu tư tài sản số hàng đầu Việt Nam để giao dịch hiệu quả và nhận chỉ báo kịp thời khi tài sản biến động. ONUS hiện tại đang cho phép giao dịch hơn 600 tài sản số hot nhất thị trường như BTC, ETH,… Đặc biệt, khi người mới đăng ký tài khoản sẽ có cơ hội nhận thưởng ngẫu nhiên lên tới 1 BTC. Đừng bỏ lỡ!

Tải ONUS ngay hôm nay!

Tải ứng dụng ONUS để nhận vốn 270,000 VNDC

Khuyến nghị: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải lời khuyên đầu tư!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Pump và dump có thể ảnh hưởng đến giá trị của một đồng coin không?

Có, "pump và dump" có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của một đồng coin. "Pump" làm giá tăng đột ngột do mua vào ồ ạt, trong khi "dump" khiến giá giảm mạnh do bán tháo hàng loạt, dẫn đến biến động lớn và có thể gây rủi ro cho nhà đầu tư

Tại sao nhà đầu tư lại dễ bị cuốn vào các đợt pump và dump?

Nhà đầu tư dễ bị cuốn vào các đợt pump và dump do một số lý do chính sau:

  1. Tâm lý FOMO (Fear of Missing Out): Sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời nhanh chóng khi thấy giá tăng mạnh khiến nhiều nhà đầu tư vội vàng mua vào mà không phân tích kỹ lưỡng.

  2. Thiếu kiến thức: Nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là người mới, thiếu kiến thức về thị trường và không nhận ra dấu hiệu của một đợt "pump và dump."

  3. Muốn kiếm lời nhanh: Mong muốn kiếm lời nhanh mà không cần đầu tư dài hạn hoặc nghiên cứu kỹ càng khiến nhiều người dễ bị lôi kéo.

Các sàn giao dịch có biện pháp nào để ngăn chặn pump và dump không?

 

Có, các sàn giao dịch thường thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn hiện tượng "pump và dump." Các biện pháp bao gồm giám sát giao dịch bất thường, áp dụng hạn chế giao dịch đối với các tài khoản đáng ngờ, thiết lập giới hạn giá, và cung cấp cảnh báo cho người dùng. Một số sàn giao dịch cũng có các thuật toán phát hiện giao dịch bất thường để phát hiện và ngăn chặn hoạt động gian lận.

Liệu có tồn tại một trạng thái pump và dump tích cực, có lợi cho thị trường không?

Pump và dump thường bị coi là tiêu cực vì nó dẫn đến sự biến động không lành mạnh và có thể gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư.

Tuy nhiên, có một số khía cạnh mà một số người có thể xem là tích cực, chẳng hạn như tạm thời tăng thanh khoản và thu hút sự chú ý của truyền thông và nhà đầu tư. Những đợt tăng giá mạnh có thể giúp khám phá giá trị của một đồng coin và mang lại cơ hội kiếm lời cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.

Nhìn chung, lợi ích này thường không bền vững nếu không có sự hỗ trợ từ giá trị nội tại. Pump và dump thường làm giảm lòng tin vào thị trường tiền điện tử và không mang lại lợi ích lâu dài.

Đầu tư Spot và Future hình thức nào kiếm lời khủng hơn?

Giao dịch Spot (Spot trading/Giao dịch ngay) là một hình thức giao dịch Crypto truyền thống, diễn ra ngay lập tức, với giá hiện tại của thị trường.

Giao dịch Futures (Futures Trading) là một loại hợp đồng tương lai, trong đó người mua và người bán đồng ý trao đổi một tài sản nhất định vào một thời điểm trong tương lai với một giá trị đã xác định trước.

Nên lựa chọn Spot trading khi: Bạn là người có mục tiêu đầu tư lâu dài, không ưa thích mạo hiểm và vốn kiến thức về thị trường còn hạn chế.

Nên lựa chọn Futures trading khi: Bạn là người muốn kiếm lời nhanh chóng từ biến động giá, không ngại rủi ro và có kinh nghiệm sâu sắc về thị trường.

Vì sao Bitcoin được gọi là Vàng kỹ thuật số?

Trong thế giới Crypto, Bitcoin được xem như một loại vàng kỹ thuật số có giá trị nhất. Theo phân tích của các chuyên gia, Bitcoin cải tiến 100 lần so với vàng như một vật lưu trữ giá trị. 

Hơn nữa, Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác có thể dễ dàng giao dịch trên các nền tảng. Trong khi vàng chỉ có một mục đích giữ giá trị và phòng vệ tương đối, Bitcoin và các loại tiền điện tử khác được dùng cho nhiều mục đích khác nhau: trao đổi, mua bán và thanh khoản.”

SHARES