Hedging là gì? Hướng dẫn mở vị thế Futures để Hedging khi giữ vị thế Spot

  •  
KEY TAKEAWAYS:
Hedging là phương pháp giúp giảm bớt rủi ro khi đầu tư, nhà giao dịch cần mở một vị thế đối nghịch với vị thế đang nắm giữ đối với tài sản.
Trong giao dịch tài sản số, bạn có thể sử dụng phương pháp hedging để tạo lệnh Futures làm bảo hiểm cho lệnh Spot đang nắm giữ.
Hiểu đơn giản, Hedging là cách đánh cả 2 chiều để nhà đầu tư có thể cân bằng rủi ro bất chấp giá tăng hay giảm.

Tùy vào chiến lược đầu tư, bạn sẽ lựa chọn thời điểm và mức độ phòng ngừa rủi ro khi sử dụng Hedging. Cùng tìm hiểu về phương pháp Hedging cũng như cách ứng dụng nó qua bài viết sau:

Hướng dẫn mở vị thế Futures để Hedging khi giữ vị thế Spot
Hướng dẫn mở vị thế Futures để Hedging khi giữ vị thế Spot

1. Tìm hiểu về phương pháp Hedging

1.1. Hedging là gì? 

Hedging là gì?
Hedging là gì?

Trong giao dịch tài sản số, bạn có thể sử dụng phương pháp hedging để tạo lệnh Futures làm bảo hiểm cho lệnh Spot đang nắm giữ. Cụ thể, song song với việc hold Spot dài hạn, nếu giá tài sản có xu hướng giảm, bạn có thể mở vị thế Futures theo chiều Bán/Short trong ngắn hạn để tạo ra lợi nhuận bù đắp vào phần tổn thất. 

1.2. Những lợi ích khi sử dụng chiến lược Hedging

Thị trường tiền mã hóa được biết đến với biên độ biến động cao, có thể mang lại lợi nhuận lớn nhưng cũng đi kèm rủi ro lớn. Do đó, biện pháp Hedging với những lợi ích sau:

  • Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường: Áp dụng phương pháp hedging giúp nhà đầu tư giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự biến động giá, qua đó bảo vệ danh mục đầu tư khỏi những thua lỗ không mong muốn.
  • Tối ưu hóa danh mục đầu tư: Chiến lược hedging giúp nhà đầu tư giảm bớt tác động tiêu cực đến danh mục đầu tư và tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện thị trường thuận lợi.

2. Ứng dụng Hedging như thế nào?

Hiểu đơn giản, Hedging là cách đánh cả 2 chiều để nhà đầu tư có thể cân bằng rủi ro bất chấp giá tăng hay giảm.

Bạn mua tài sản Spot với mục đích hold dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, đồng coin đó giảm giá khiến bạn bị lỗ tạm thời. Lúc này có một giải pháp ngắn hạn, đó là bạn mở 1 vị thế Short đối với chính tài sản đó.

  • Trường hợp 1: Nếu giá tài sản tiếp tục giảm, vị thế Futures Short sẽ có lợi nhuận bù đắp cho phần Spot giảm giá.
  • Trường hợp 2: Nếu giá tài sản sideway và có dấu hiệu tăng trở lại, khi đó phần Spot sẽ có khả năng có lợi nhuận trở lại. Bạn sẽ đóng vị thế Short Futures.

Trong suốt khoảng thời gian hold coin Spot, bạn cũng có thể mở nhiều lệnh Hedging như vậy vào các thời điểm tài sản giảm giá để giảm lỗ một cách tối đa.

3. Ví dụ minh hoạ sử dụng phương pháp Hedging

Ví dụ minh hoạ sử dụng phương pháp Hedging
Ví dụ minh hoạ sử dụng phương pháp Hedging

Cùng tham khảo cách Trader A sử dụng Futures để giảm thiểu rủi ro khi hold Bitcoin: 

  • Trader A sở hữu 1 BTC với mức giá $26,400 để hold dài hạn (Spot).
  • Tuy nhiên trong ngắn hạn, BTC bất ngờ có xu hướng giảm.
  • Để giảm thiểu thua lỗ, Trader A quyết định mở vị thế Futures theo hướng Bán/Short 1 BTC tại $26,000.

Trường hợp 1: 

Giá BTC giảm như dự đoán, chỉ còn $25,000đ. Tài sản của Trader A sẽ như sau:

  • Spot: Lỗ $26,400 – $25,000 = $1,400
  • Futures: Lãi $26,000 – $25,000 = $1,000
  • Tổng kết: Lỗ $400

Nếu không dùng Futures để hedging, Trader A sẽ lỗ $1,400. Tuy nhiên do đã mở vị thế Short, khoản lỗ của Trader A đã giảm đáng kể chỉ còn $400 và dù giá BTC có tiếp tục giảm, khoản lỗ vẫn cố định ở mức $400.

Trường hợp 2: 

Giá BTC sideway và có dấu hiệu tăng trở lại, phần Spot có lợi nhuận trở lại. Trader A đóng vị thế Futures Short BTC. 

4. Những lưu ý khi sử dụng phương pháp Hedging

  • Trên đây là một ví dụ minh họa cơ bản về việc dùng hedging mở vị thế Futures để bảo hiểm cho việc hold Spot. Trong thực tế, các Trader nhiều kinh nghiệm sẽ có nhiều cách để áp dụng hedging phức tạp hơn, mang lại lợi nhuận tối ưu. 
  • Để đơn giản hoá, các ví dụ trên đây đang bỏ qua phí giao dịch và phí Funding (nếu có).
BACKThông báo: Bảo trì máy chủ ONUS Pro
NEXTNiêm yết cặp giao dịch mới: AGLDVNDC, BICOVNDC, GLMRVNDC, IOSTVNDC, MDTVNDC