Lừa Đảo Crypto 2024: Bí Kíp Đầu Tư Thị Trường Crypto

KEY TAKEAWAYS:
Lừa đảo crypto dạng Phishing: Email, tin nhắn giả mạo từ ngân hàng, sàn giao dịch, ví điện tử. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, khóa riêng tư. Lỗi chính tả, ngữ pháp, địa chỉ email/website không chính thức.
Lừa đảo crypto tháp Ponzi: Hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường, không rủi ro. Mô hình đa cấp "trả tiền cho Peter bằng tiền của Paul". Khuyến khích tái đầu tư, thiếu minh bạch. Áp dụng chiến dịch tiếp thị, tuyển dụng mạnh mẽ.
Lừa đảo crypto theo dự án ICO: Nhóm phát triển ẩn danh, thiếu lộ trình phát triển. Hứa hẹn lợi nhuận "trên trời", PR ồ ạt, thiếu chuyên nghiệp. So sánh với các dự án khác, xem xét kỹ điều khoản pháp lý.
Lừa đảo crypto dạng Rug Pulls: Đội ngũ phát triển ẩn danh, thanh khoản thấp. Phân phối token không cân xứng, không công khai mã nguồn.
Lừa đảo crypto dạng Pump and Dump: Giá tăng vọt bất thường, tin tức đặt trước, xuất hiện khắp mạng xã hội. Lời hứa lợi nhuận khủng, FOMO, thiếu kinh nghiệm đầu tư.
Cách phòng tránh lừa đảo crypto: Tìm hiểu kỹ thông tin dự án, đội ngũ phát triển. Cẩn thận với lời hứa hẹn lợi nhuận cao. Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA). Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Không đầu tư dựa trên FOMO, áp lực. Sử dụng các dịch vụ uy tín như ONUS.
ONUS: Sàn giao dịch crypto uy tín, môi trường giao dịch an toàn. Giải pháp an ninh mạng CyStack, hợp đồng thông minh kiểm duyệt bởi Certik. Kết hợp ví lạnh, ví nóng và Custodial, bảo mật bởi Binance và Nexo. Quỹ bảo vệ tài sản ONUS, hơn 4 triệu người dùng tin tưởng.

Lợi nhuận khổng lồ luôn đi kèm với rủi ro, đặc biệt trong thị trường tiền mã hóa đầy biến động. Lừa đảo crypto đang ngày càng tinh vi, khiến nhiều nhà đầu tư crypto “mất trắng” trong phút chốc.

Bạn có đang hoang mang?

  • Làm thế nào để nhận biết các chiêu trò lừa đảo crypto phổ biến?
  • Bí quyết nào giúp bảo vệ tài sản crypto an toàn và hiệu quả?

Đừng lo lắng! ONUS sẽ bật mí cho bạn các chiêu trò lừa đảo phổ biến trong thị trường crypto, đồng thời hướng dẫn bạn cách bảo vệ tài sản một cách an toàn và hiệu quả.
Hãy biến “nỗi ám ảnh” thành “cơ hội” đầu tư tiền ảo sinh lời với ONUS bạn nhé!

Xem thêm bí kíp đầu tư Crypto cùng ONUS từ Fabo Nguyễn:

1. Lừa Đảo Crypto Phishing 

Giả dụ bạn nhận được email từ ngân hàng, dịch vụ thanh toán, hay sàn giao dịch tiền điện tử mà bạn tin tưởng hoặc đang sử dụng. Nếu email đó yêu cầu bạn thực hiện một số hành động như nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp đính kèm, thì hãy cẩn thận! Đây rất có thể là email lừa đảo (phishing) nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và tài sản của bạn.

Lừa đảo Crypto phishing là gìĐể thực hiện chiêu trò lừa đảo này, kẻ gian sử dụng các email, tin nhắn giả mạo hoặc các trang web được thiết kế tinh vi để đánh lừa người dùng tiết lộ thông tin cá nhân, mật khẩu hoặc khóa riêng tư.

Theo thông tin từ Trung tâm Báo cáo Tội phạm Internet của FBI (IC3), phishing là một trong những loại tội phạm mạng gây thiệt hại lớn nhất, với hàng nghìn báo cáo được gửi mỗi năm, dẫn đến tổn thất tài chính lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp.

1.1. Một số hình thức lừa đảo Phishing phổ biến trong Crypto:

  • Email giả mạo:

Kẻ gian gửi cho nạn nhân các email giả danh sàn giao dịch, ví tiền điện tử hoặc dự án crypto có uy tín. Những email này thường yêu cầu nạn nhân nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp đính kèm để “xác minh tài khoản”, “cập nhật thông tin” hoặc “nhận thưởng”. Khi nạn nhân làm theo những yêu cầu đó, họ sẽ bị lừa cung cấp thông tin cá nhân hoặc mật khẩu, hoặc bị cài đặt phần mềm độc hại để đánh cắp thông tin và tài sản.

  • Tin nhắn giả mạo:

Kẻ gian sử dụng tin nhắn SMS hoặc các ứng dụng nhắn tin như WhatsApp, Telegram để gửi tin nhắn giả mạo. Tin nhắn này thường yêu cầu nạn nhân truy cập một trang web “ma” hoặc cung cấp thông tin cá nhân của họ.

  • Trang web giả mạo:

Kẻ gian tạo ra các trang web giả mạo các sàn giao dịch, ví tiền điện tử hoặc các tổ chức uy tín trong lĩnh vực Crypto. Khi nạn nhân truy cập các trang web này và nhập thông tin đăng nhập hay khóa riêng tư của họ, thông tin này sẽ bị đánh cắp.

1.2. Cách nhận biết các email, tin nhắn hoặc website phishing crypto:

  • Lỗi chính tả và ngữ pháp: Email, tin nhắn hoặc website phishing thường có lỗi chính tả và ngữ pháp.
  • Địa chỉ email và website không chính thức: Kẻ gian thường sử dụng địa chỉ email và website giả danh các sàn giao dịch, ví tiền điện tử hoặc các dự án crypto uy tín. Vì vậy, địa chỉ email và website sẽ không chính xác.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mật khẩu: Email, tin nhắn hoặc website phishing thường yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc mật khẩu. Các sàn giao dịch, ví tiền điện tử hoặc dự án crypto uy tín không bao giờ yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân hoặc mật khẩu qua email, tin nhắn hoặc website.
  • Liên kết giả: Email, tin nhắn hoặc website phishing thường chứa các liên kết giả. Khi người dùng nhấp vào các liên kết này, họ sẽ bị lừa truy cập vào website giả mạo và cung cấp thông tin cá nhân cho kẻ gian.
  • Thường tạo cảm giác cấp bách: Email, tin nhắn hoặc website phishing thường tạo cảm giác cấp bách cho người dùng để họ nhanh chóng nhấp vào liên kết hoặc cung cấp thông tin mà không suy nghĩ gì nhiều.
  • Hứa hẹn lợi nhuận cao: Email, tin nhắn hoặc website phishing thường hứa hẹn lợi nhuận cao “ngất ngưởng” để thu hút nạn nhân.

Mua crypto tại ONUS

1.3. Cách phòng tránh:

  • Luôn kiểm tra kỹ địa chỉ email và tên miền của người gửi: Trước khi nhấp vào bất cứ email hoặc liên kết nào, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ email và tên miền của người gửi là địa chỉ và tên miền chính thức của các sàn giao dịch, ví tiền điện tử và các dự án crypto uy tín.
  • Cẩn thận với các liên kết và tệp đính kèm: KHÔNG nhấp vào liên kết hoặc tải xuống tệp đính kèm từ email hoặc tin nhắn của người lạ.
  • Luôn truy cập các trang web chính thức: Truy cập trực tiếp các trang web chính thức của sàn giao dịch, ví tiền điện tử hoặc các tổ chức crypto uy tín thay vì nhấp vào liên kết trong email hoặc tin nhắn.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh và bảo mật hai yếu tố (2FA): Sử dụng mật khẩu mạnh cho tất cả các tài khoản Crypto của bạn và bật 2FA để tăng cường bảo mật.
  • Cập nhật phần mềm thường xuyên: Cập nhật phần mềm bảo mật và hệ điều hành của bạn thường xuyên để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi phần mềm độc hại.
  • Nâng cao nhận thức: Hãy không ngừng tìm hiểu và cập nhật kiến thức, thông tin về các hình thức lừa đảo Phishing phổ biến và cách phòng chống chúng.

2. Lừa đảo Crypto theo mô hình tháp Ponzi

Hiểu đơn giản thì dạng lừa đảo crypto này giống việc bán hàng đa cấp mà chúng ta vẫn thường nghe. Tức là tiền thu được từ những người tham gia sau được dùng để trả lãi cho những người tham gia trước. 

Điều này làm cho nạn nhân tin rằng dự án đang kiếm được lợi nhuận và hoạt động một cách vững chắc, dù thực tế không có hoạt động kinh doanh thật sự hay sản phẩm nào được tạo ra. Khi số tiền từ những người mới không còn đủ để trả lãi cho người cũ, cả hệ thống sẽ sụp đổ và nhiều người sẽ có nguy cơ mất trắng.

Lừa đảo Crypto Ponzi là gìTên gọi “Ponzi” được lấy từ Charles Ponzi. Năm 1920, Charles đã khiến hàng nghìn nhà đầu tư mất tiền với lời hứa trả lợi nhuận khủng từ việc mua bán tem thư quốc tế chỉ trong một thời gian ngắn. 

Mặc dù có thể tồn tại một thời gian nhờ việc liên tục thu hút được người mới tham gia, nhưng rốt cuộc, mô hình này luôn “sập” khi tiền chi trả lãi nhiều hơn tiền thu được.

2.1. Cách nhận biết một mô hình tháp Ponzi trong crypto

Theo Cơ quan Quản lý Tài chính Hoa Kỳ (SEC), lừa đảo Ponzi là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nhà đầu tư cá nhân. SEC và các tổ chức tài chính khác thường xuyên nhấn mạnh cảnh báo về những dự án đầu tư mang tính chất Ponzi, như việc hứa hẹn mức lợi nhuận cao bất thường, thiếu sự minh bạch trong cách thức hoạt động, hoặc không có một sản phẩm hay dịch vụ nào cụ thể.

Vì vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết mô hình Ponzi qua những đặc điểm sau:

  • Hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường và không rủi ro: 

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của một kế hoạch Ponzi là lời hứa lợi nhuận cao chót vót mà không kèm rủi ro. Trong giới đầu tư, lợi nhuận cao thường đi đôi với rủi ro cao, và bất kỳ dự án nào hứa hẹn ngược lại nên được xem xét kỹ lưỡng.

  • Áp dụng mô hình đa cấp “trả tiền cho Peter bằng tiền của Paul”: 

Ponzi sử dụng tiền từ nhà đầu tư mới để trả lợi nhuận cho nhà đầu tư cũ. Hành động này thường được che đậy bằng cách lấp liếm cách thức hoạt động kinh doanh hoặc cách thức sinh lời.

  • Khuyến khích tái đầu tư: 

99% kế hoạch Ponzi sẽ khuyến khích người tham gia tái đầu tư thay vì rút tiền, để những kẻ đứng sau vụ lừa này đỡ phải suy nghĩ về việc tìm kiếm nguồn tiền mới từ các “con mồi” mới.

  • Thiếu minh bạch: 

Các dự án tiền mã hóa uy tín thường có whitepaper chi tiết, đội ngũ phát triển có thể xác minh, và tiến độ phát triển rõ ràng. Kế hoạch Ponzi thường thiếu những thông tin này hoặc cung cấp thông tin mơ hồ, không rõ ràng.

  • Áp dụng chiến dịch tiếp thị và tuyển dụng mạnh mẽ: 

Ponzi thường tập trung vào việc mở rộng dự án thông qua tiếp thị đa cấp hoặc tuyển dụng thành viên mới bằng cách hứa hẹn hoa hồng cho họ khi giới thiệu người khác tham gia.

2.2. Cách phòng tránh lừa đảo theo tháp Ponzi:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng thông tin: Trước khi đầu tư, hãy thực hiện nghiên cứu độc lập về dự án, bằng cách kiểm tra whitepaper, đánh giá tính khả thi của mô hình kinh doanh, và xác minh danh tính cũng như lịch sử của đội ngũ phát triển.
  • Tìm kiếm sự minh bạch: Hãy tìm kiếm các dự án thật sự minh bạch. Một dự án bạn có thể tin tưởng sẽ công bố mã nguồn (đối với phần mềm), có đội ngũ phát triển có thể xác minh, có báo cáo tiến độ dự án định kỳ, có thông tin công khai và rõ ràng về cách thức hoạt động kinh doanh hoặc cách thức sinh lời.
  • Cẩn thận với lời hứa hẹn lợi nhuận cao: Hãy thận trọng với bất kỳ dự án nào hứa hẹn lợi nhuận cao nhưng lại có rủi ro thấp.
  • Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA): Để bảo vệ tài khoản và tài sản của bạn, hãy kích hoạt xác thực hai yếu tố trên tất cả các dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa mà bạn sử dụng.
  • Không đầu tư dựa trên áp lực hoặc FOMO: Tránh đưa ra quyết định đầu tư dưới áp lực hoặc vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu và suy nghĩ kỹ lưỡng.

→ Có thể bạn quan tâm: FOMO là gì? Kiểm soát tâm lý FOMO trong đầu tư tiền điện tử

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Không bao giờ đặt tất cả tiền vào một dự án. Đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro.

3. Các Dự Án Crypto ICO Lừa Đảo

ICO (Initial Coin Offering) là hình thức huy động vốn bằng tiền điện tử đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh những dự án tiềm năng, rất nhiều kẻ lừa đảo lợi dụng ICO để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Lừa đảo Crypto ico là gìMột nghiên cứu của Satis Group vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, khoảng 78% dự án ICO thực chất là cú lừa, 4% thất bại ngay sau khi ra mắt, 3% biến mất không dấu vết, và chỉ có 15% thực sự lên sàn giao dịch. Điều này cho thấy việc đầu tư vào ICO đầy rủi ro và không chắc chắn.

Một ví dụ điển hình là Tezos – dự án ICO đã khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng 230 triệu USD trước khi kịp trình làng. Tương tự, dự án CSE (CSE30), với lời mời gọi hấp dẫn rằng chỉ cần sở hữu một bộ Owifi 5G là nhà đầu tư có thể kiếm tiền mà không cần làm gì. Tuy nhiên, thực chất dự án này là một mô hình Ponzi cổ điển, dùng tiền của nhà đầu tư mới trả cho người cũ, một kiểu “chạy trốn” không mới mẻ trong thế giới đầu tư.

3.1. Dấu hiệu nhận biết dự án crypto lừa đảo dạng ICO

Tương tự như mô hình Ponzi, bạn có thể nhận biết dự án ICO lừa đảo qua các dấu hiệu sau:

  • Nhóm phát triển ẩn danh: Không cho biết ai đứng sau dự án, khiến bạn không thể kiểm tra uy tín.
  • Thiếu lộ trình phát triển: Không có kế hoạch cụ thể cho tương lai, mập mờ về mục tiêu và cách thức hoạt động.
  • Hứa hẹn lợi nhuận “trên trời”: Lợi nhuận cao bất thường, sản phẩm/dịch vụ không khả thi, hứa hẹn “kiếm tiền dễ dàng”.
  • PR ồ ạt, thiếu chuyên nghiệp: Quảng cáo rầm rộ nhưng thông tin mập mờ, không có bài viết chất lượng từ chuyên gia. Các dự án này còn sử dụng chiến thuật marketing tạo áp lực, thúc ép nhà đầu tư phải tham gia dự án ngay lập tức.

3.2. Cách phòng tránh các dự án ICO lừa đảo

Để tránh tiền mất tật mang vì những dự án ICO lừa đảo, bạn hãy:

  • Tìm hiểu kỹ thông tin dự án:
  • Website: Phải chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin về dự án, đội ngũ phát triển và lộ trình phát triển.
  • Whitepaper: Phải cung cấp thông tin chi tiết về công nghệ, kế hoạch kinh doanh, và cách dự án giải quyết vấn đề cụ thể.
  • Đội ngũ phát triển: Phải uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.
  • Lộ trình phát triển: Phải rõ ràng, cụ thể và khả thi.
  • Kiểm tra tính xác thực:
  • Xác minh thông tin của đội ngũ phát triển.
  • Tìm kiếm các bài đánh giá, nhận xét từ cộng đồng tiền điện tử.
  • Cẩn thận với những dự án hứa hẹn lợi nhuận “khủng”.
  • So sánh với các dự án khác:
  • So sánh tiềm năng phát triển, tính minh bạch và uy tín của đội ngũ phát triển.
  • Tránh xa những dự án có dấu hiệu lừa đảo như: website sơ sài, thiếu thông tin, đội ngũ ẩn danh, hứa hẹn lợi nhuận bất thường.
  • Xem xét kỹ các điều khoản và điều kiện pháp lý:
  • ICO có hợp pháp hay không?
  • Tiền của ICO được lưu trữ như thế nào?
  • Ví ký quỹ có an toàn hay không?

4. Lừa đảo crypto dạng Rug Pulls – Lừa Đảo Kéo Thảm

Về bản chất, trong tiếng Anh có một thành ngữ là “Pull the rug out (from under someone)”, nghĩa đen là “kéo tấm thảm ra khỏi dưới chân ai đó”. Thành ngữ này được sử dụng để mô tả hành động đột ngột tước đi sự hỗ trợ hoặc nền tảng mà ai đó đang dựa vào, khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn hoặc nguy hiểm.

Trong thế giới DeFi (Tài chính phi tập trung), “Rug Pull” là một rủi ro lớn khi nhà phát triển của một dự án rút hết tài sản từ pool thanh khoản, làm mất giá trị của token và bỏ lại nhà đầu tư với những token không có giá trị, khiến nhà đầu tư chịu thiệt hại​ nặng nề.

Một ví dụ điển hình là vụ rug pull trên SushiSwap, nơi mã token SUSHI đã tăng giá nhanh chóng trước khi một người đã rút 14 triệu đô la từ pool thanh khoản, gây ra việc giảm giá trị của SUSHI từ 9 đô la xuống còn 1 đô la trong vòng một tuần​​. Ví dụ khác là Evolved Apes – một dự án NFT phổ biến đã bán hết trong vòng mười phút trong đợt phát hành đầu tiên. Tuy nhiên, sau đó “Evil Ape”, nhà phát triển chính của dự án, đã rút 798 ETH (khoảng 2,7 triệu USD) và biến mất​​.

4.1. Cách nhận biết lừa đảo Rug Pulls

  • Đội ngũ phát triển ẩn danh: Dự án không tiết lộ danh tính của đội ngũ phát triển là một dấu hiệu cảnh báo​​​​.
  • Thanh khoản thấp: Thanh khoản thấp của dự án cũng là một dấu hiệu cảnh báo, vì điều này cho thấy dự án dễ dàng bị thao túng​​.
  • Phân phối token không cân xứng: Khi một lượng lớn token nằm trong tay một số ít người, đây cũng là một dấu hiệu không lành mạnh​​.
  • Không công khai mã nguồn: Một dự án không công khai mã nguồn của mình thường thiếu minh bạch và có thể ẩn chứa rủi ro​​.

4.2. Cách phòng tránh lừa đảo Rug Pulls

  • Kiểm tra đội ngũ phát triển: Tìm kiếm thông tin về đội ngũ phát triển, bao gồm cả việc kiểm tra lịch sử làm việc và danh tính của họ​​.
  • Kiểm tra mức độ hoạt động trên mạng xã hội: Các dự án uy tín thường có sự hoạt động đều đặn trên các nền tảng mạng xã hội​​.
  • Đánh giá kỹ Tokenomics: Phân tích kỹ cấu trúc phân phối token của dự án​​.
  • Kiểm tra mã nguồn và audit: Mã nguồn mở và việc thực hiện audit bởi bên thứ ba là dấu hiệu của một dự án minh bạch và an toàn​​.

5.Lừa đảo crypto dạng Pump and Dump – Bẫy Bơm Xả

Pump và Dump (Bơm và Xả) là một chiêu trò thường thấy trên thị trường tiền ảo. Đây là cách mà một nhóm nhà đầu tư hay tổ chức lớn ôm một lượng coin khủng rồi đột nhiên đẩy giá lên cao. Lúc giá lên đỉnh điểm, họ sẽ xả hàng loạt, khiến giá coin tụt dốc không phanh.

Kế hoạch thao túng thị trường này thường xuyên xảy ra khi các cá mập – những người nắm giữ lượng lớn coin, dùng sức ảnh hưởng của mình để làm đảo lộn thị trường theo ý đồ của họ.

Không chỉ ở Việt Nam mà khắp thế giới cũng xuất hiện nhiều nhóm Pump & Dump trên các nền tảng như Telegram hay Facebook, được lập ra bởi các cá mập với mục đích kiếm lời từ việc “lùa gà”. Những con gà ở đây chính là những người mới tham gia thị trường, những nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và thường bị mắc bẫy bởi mong muốn kiếm lợi nhanh chóng.

Một ví dụ thực tế về pump and dump trong thị trường tiền điện tử là trường hợp của Potcoin (POT). Vào tháng 11/2016, Potcoin bất ngờ tăng giá hơn 25000%, từ $0.002 lên đỉnh $0.728 vào ngày 06/11/2017. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 50 ngày, giá của nó giảm mạnh 97% xuống chỉ còn $0.014, gần như mất hết giá trị. Sự biến động giá này không có căn cứ rõ ràng ngoài một số tin đồn trên mạng và các hội nhóm​​.

5.1. Cách nhận biết bẫy Pump and Dump

  • Giá tăng vọt bất thường: Khi thấy một đồng coin không mấy tiếng tăm đột nhiên tăng giá mạnh mà không có lý do thuyết phục từ tin tức hoặc sự kiện nào, đó có thể là một dấu hiệu.
  • Tin tức đặt trước: Chú ý khi bạn thấy bài báo quảng cáo về một đồng coin, cùng với sự nổi bật trên truyền thông về dự án tiền ảo đó, nó có thể đang chuẩn bị cho một cuộc Pump và Dump​​​​​​.
  • Xuất hiện khắp mạng xã hội: Một đồng coin chỉ với vốn hóa thị trường nhỏ lẻ đột nhiên được thảo luận rộng rãi trên Facebook, Twitter, Telegram,… đều cần được xem xét kỹ lưỡng.
  • Lời hứa lợi nhuận khủng: Cảnh giác với những lời hứa về việc nhân đôi tài sản nhanh chóng từ việc đầu tư vào đồng coin, thường là chiêu trò của những người tham gia vào việc thổi giá coin.

5.2. Cách tránh bẫy Pump and Dump

  • Tìm hiểu thật kỹ trước khi đầu tư: Đọc White Paper, tìm hiểu về người sáng lập và ứng dụng thực tế của dự án để đánh giá tiềm năng​​​​​​.
  • Đừng để FOMO chi phối: Giữ cái đầu lạnh, đừng để bị cuốn theo làn sóng đám đông hoặc sợ bỏ lỡ cơ hội, hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định​​​​​​.
  • Chia vốn một cách thông minh: Phân bổ nguồn vốn của bạn theo kế hoạch và quản lý rủi ro một cách cẩn thận​​​​​​.
  • Chọn lựa đầu tư vào những coin có vốn hóa lớn: Những loại coin có vốn hóa thị trường lớn và được quản lý bởi đội ngũ có uy tín thường ít biến động giá bất thường​​​​​​.
  • Thận trọng với cơ hội đầu tư quá “ngon”: Luôn nhớ rằng, nếu một dự án nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thực, có thể nó không phải là thực​​​​​​.
  • Xem xét kỹ lời mời từ bạn bè hoặc người nổi tiếng: Không phải mọi lời mời đầu tư đều đáng tin cậy. Hãy tự mình nghiên cứu và đánh giá dự án trước khi quyết định đầu tư​​​​.

Tổng Kết

Sự biến động là đặc điểm nổi bật của thị trường tiền điện tử. Nơi đây hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng ẩn chứa rủi ro và lừa đảo đầy rẫy. Do vậy, kiến thức là vũ khí tối quan trọng để bạn nhận diện và phòng tránh những cạm bẫy nguy hiểm.

ONUS: Bến đỗ an toàn cho hành trình đầu tư của bạn

Hướng dẫn đầu tư tăng thu nhập tự động cùng ONUS ai cũng có thể làm được:

ONUS tự hào là sàn giao dịch crypto uy tín, mang đến môi trường giao dịch an toàn với các biện pháp bảo mật hàng đầu:

  • Giải pháp an ninh mạng CyStack: Hệ thống luôn được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • Hợp đồng thông minh kiểm duyệt bởi Certik: Đảm bảo tính minh bạch và an toàn tuyệt đối.
  • Kết hợp ví lạnh, ví nóng và Custodial: Đa dạng hóa phương thức lưu trữ tài sản, tối ưu hóa sự an toàn.
  • Bảo mật bởi Binance và Nexo: Hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ bảo mật uy tín nhất.
  • Quỹ bảo vệ tài sản ONUS: Cam kết bảo vệ tài sản của bạn trong mọi trường hợp.
  • Hơn 4 triệu người dùng tin tưởng và đánh giá 4.6 sao trên Apple Store và Google Play Store.

Xem thêm ONUS Whitepaper tại đây

Ngoài ra, bạn còn có thể báo cáo hành vi lừa đảo crypto trên ONUS để bảo vệ bản thân và cộng đồng đầu tư crypto. Xem ngay Hướng dẫn sử dụng Tính năng Báo cáo lừa đảo (Report Scam) trên ONUS!

Bắt đầu hành trình đầu tư an toàn cùng ONUS:

Lý do nên chọn ONUS để đầu tư crypto

Hãy tải ứng dụng ONUS và đăng ký tài khoản để bước vào thế giới đầu tư tiền điện tử an toàn và hiệu quả:

Tải ứng dụng ONUS:

Kết nối với ONUS:

  • Facebook:
  • Telegram:

Hỗ trợ khách hàng:

Hãy cùng ONUS kiến tạo tương lai tiền điện tử!

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Các biện pháp chung để phòng tránh lừa đảo trong Crypto là gì?

Bạn luôn phải thực hiện nghiên cứu độc lập (Do Your Own Research - DYOR), không bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân, và hãy cảnh giác với mọi lời mời chào quá hấp dẫn. Hãy tìm hiểu kỹ về dự án và đội ngũ phát triển trước khi đầu tư​​​​.

Initial Coin Offering (ICO) có hợp pháp không?

ICO (Initial Coin Offering) là hợp pháp, nhưng sẽ trở nên bất hợp pháp nếu không vượt qua Bài kiểm tra Howey của SEC, dùng để xác định một đợt chào bán là công cụ đầu tư hay không. Trung Quốc đã cấm ICO từ năm 2017 và tuyên bố các giao dịch tiền điện tử là bất hợp pháp vào năm 2021.

Làm sao để bảo vệ ví tiền điện tử của mình khỏi hacker?

Bạn chỉ nên tải ví từ các nguồn chính thức và đáng tin cậy như ONUS, MetaMask, hoặc TrustWallet. Đặc biệt cẩn thận khi nhập lại 12 từ khóa bí mật và không bao giờ chia sẻ chúng với bất kỳ ai​​.

Làm sao để phòng tránh bị lừa đảo khi tham gia airdrop hoặc nhận token miễn phí?

Không sử dụng ví chính chứa tài sản quan trọng để tham gia airdrop, kiểm tra kỹ uy tín dự án trước khi tham gia, và tuyệt đối không cung cấp private key hay kết nối ví với các website lạ​​.

SHARES