Pancakeswap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất trên thị trường và là sàn giao dịch đầu tiên hoạt động theo cơ chế tạo lập thị trường tự động (AMM) của hệ sinh thái Binance Smart Chain. Pancakeswap cho phép người dùng mua bán, trao đổi các token BEP-20 (chuẩn token mới nhất từ BNB Smart Chain). Cùng tìm hiểu kỹ hơn về sàn giao dịch này thông qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về PancakeSwap
1.1. PancakeSwap là gì?
PancakeSwap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) cho phép người dùng giao dịch token, cung cấp tính thanh khoản và kiếm lợi nhuận. Đây là một trong những DEX phổ biến nhất trên BNB Smart Chain.
1.2. Cơ chế hoạt động của PancakeSwap
PancakeSwap hoạt động theo cơ chế AMM, tức là cơ chế tạo lập thị trường tự động.
Tại sàn giao dịch này sẽ không tồn tại người mua và người bán. Người dùng muốn bán sẽ bỏ tài sản của mình vào pool thanh khoản và trở thành người cung cấp thanh khoản. Ngược lại, người dùng có nhu cầu mua sẽ swap tài sản mà họ sở hữu với tài sản trong pool thông qua những hợp đồng thông minh.
DEX là sàn giao dịch phi tập trung cho phép những giao dịch diễn ra liên tục hàng ngày trên mạng lưới blockchain mà không thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
Như vậy, cơ chế hoạt động của PancakeSwap sẽ được thể hiện đơn giản như sau:
- Những người cung cấp thanh khoản của mình sẽ góp tài sản vào các pool (Liquidity pool)
- Người giao dịch sẽ swap tài sản của họ thông qua những hợp đồng thông minh (Smart Contract) thay vì cơ chế sổ lệnh (order-book) như các sàn giao dịch thông thường
1.3. Các tính năng nổi bật trên PancakeSwap
1.3.1. Quy đổi, cung cấp thanh khoản AMM trên PancakeSwap
AMM là một mô hình tạo lập thị trường tự động, sử dụng thuật toán để xác định giá tài sản thay vì sử dụng sổ lệnh. Người dùng chỉ cần cung cấp thanh khoản cho các pool thanh khoản và có thể thực hiện trao đổi tài sản với nhau ngay lập tức với mức giá được xác định bởi thuật toán của AMM.
1.3.2. Staking trên PancakeSwap
Tính năng này là nơi các dự án mới có thể tự quảng cáo với cộng đồng người dùng PancakeSwap. Bên dự án muốn tạo pool sẽ phải nộp đơn và được PancakeSwap xét duyệt. Cake Holders sẽ lựa chọn các pool và stake CAKE.
Nếu dự án bạn chọn chiến thắng sẽ lọt vào danh sách của Swap, giá token,… từ đó bạn sẽ nhận được tiền lãi (CAKE hoặc các token khác). Bạn có thể lựa chọn Restaking CAKE nếu bạn nhận lại CAKE (phí dịch vụ 2%).
Nhiều Nhà đầu tư lựa chọn tham gia vào hình thức staking pools vì cơ hội nhận được lãi suất kép nhờ các đồng coin từ dự án mới.
1.3.3. Farming trên PancakeSwap
Một trong những thế mạnh của PancakeSwap là hệ thống Incentives, rất nhiều sản phẩm của PancakeSwap được đẩy mạnh nhờ hệ thống này. Yield Farming là 1 trong những Incentives đó, đây là sản phẩm dùng để bootstrap cho TVL trên PancakeSwap, khuyến khích người dùng cung cấp thanh khoản nhiều hơn.
Người dùng có thể gửi token để tạo Yield Farming và tạo CAKE. Cứ mỗi CAKE tạo ra chính là phần thưởng được chia trong pool. Mỗi pool có thời gian và số lượng CAKE khác nhau phụ thuộc vào lượng người gửi token vào pool. Giá CAKE càng tăng, Nhà đầu tư càng có lãi và ngược lại.
PancakeSwap có một số CAKE token nhất định để thưởng cho các Nhà cung cấp thanh khoản của các pool trong Farm. Số lượng CAKE được chia và pool nào được thưởng CAKE sẽ được quyết định thông qua Voting trong cộng đồng.
1.3.4. Chơi xổ số trên PancakeSwap
Người dùng có thể trải nghiệm chơi xổ số tại PancakeSwap với tính năng Lottery. Người chơi dùng CAKE để mua vé số gồm 4 chữ số ngẫu nhiên và tham gia quay thưởng. Mỗi lượt Lottery kéo dài từ 6 giờ đồng hồ. Phần thưởng sẽ được chia cho người thắng cuộc với tỷ lệ như sau:
- Nếu nhiều người cùng trúng một giải thì tổng giải thưởng sẽ được chia đều 50% cho người trúng cả 4 số theo đúng thứ tự. 20% cho người trúng 3 số theo đúng thứ tự, 10% cho người trúng 2 số theo thứ tự và đốt 20% tổng giải thưởng còn lại.
- Trong trường hợp chỉ có 1 người trúng thì người đó sẽ nhận toàn bộ giải thưởng
Lottery tuy chỉ là một sản phẩm phụ trên PancakeSwap nhưng lại có sức hút rất lớn đối với người dùng bởi tính dễ tham gia của nó và giải thưởng cũng rất cao. Từng có một người trúng giải nhất lên đến 10 triệu USD.
Có thể nói Lottery là sản phẩm capture value trực tiếp cho CAKE Holders bởi:
- Giúp tăng nguồn cầu khi người dùng phải mua tickets bằng CAKE
- Giúp giảm nguồn cung khi đốt bỏ 20% tổng phần thưởng
1.3.5. Mua/bán NFT trên PancakeSwap
PancakeSwap có thị trường NFT riêng, nơi người dùng có thể mua bán NFT. Với tính năng NFT trên PancakeSwap, người dùng có thể:
- Mua bán các vật phẩm của mình thông qua NFT Market
- Tìm kiếm các bst NFT dựa trên độ hiếm khác nhau thông qua NFT Collection
- Theo dõi các hoạt động mua bán NFT của người dùng khác trên PancakeSwap thông qua Activity
1.3.6. IFO (Initial Farm Offering) trên PancakeSwap
IFO (Initial Farm Offering) là sản phẩm thuộc hình thức gây quỹ cho dự án, người dùng có thể mua các token mới thông qua Yield Farming bằng cách stake LP token từ các pool hỗ trợ để được cấp quyền tham gia mua token mới.
Để tham gia IFO trên PancakeSwap, người dùng cần phải biết các thao tác cơ bản của nền tảng gồm swap và cung cấp thanh khoản để nhận LP token (CAKE – BNB). Bạn cần ít nhất 1.5 CAKE cùng số lượng BNB làm phí. Bạn cũng cần set up profile bằng một đồng NFT làm ảnh đại diện. Sau đó truy cập vào IFO trong sàn PancakeSwap, tìm đến dự án muốn tham gia và stake coin CAKE. Có 02 lựa chọn cho Nhà đầu tư:
- Basic Sale: Pool dành cho ví có Profile chỉ cung cấp được 100$ CAKE nên khá hạn chế, bạn nên tham gia khi thời gian IFO bắt đầu.
- Unlimited Sale: Bạn có thể thoải mái stake CAKE, hệ thống sẽ tự tính số lượng % cho bạn. Đây là nơi phù hợp cho những người có vốn đầu tư lớn
1.3.7. Voting & Analytics trên PancakeSwap
Tại Voting, cộng đồng người dùng có thể bầu chọn, đề xuất ý tưởng cho dự án tiền điện tử được ra mắt. Có 02 loại đề xuất như sau:
- Core: đề xuất PancakeSwap sẽ được thực hiện khi cộng đồng cùng chấp nhận
- Community: đề xuất của cộng đồng, do chính những người tham gia đưa ra. Nếu đề xuất này được nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ thì đội ngũ PancakeSwap sẽ nâng cấp lên Core
Đối với Analytics, Nhà đầu tư có thể xem xét các chỉ số về tính thanh khoản, giá cả, khối lượng giao dịch,… để phân tích xu hướng thị trường và đưa ra lựa chọn đầu tư tốt nhất. Tuy nhiên, Nhà đầu tư không nên phụ thuộc quá nhiều vào Analytics mà cần kết hợp với nhiều thông tin khác trên thị trường cùng với kinh nghiệm của bản thân.
1.4. Đội ngũ phát triển PancakeSwap
Đội ngũ sáng lập và phát triển PancakeSwap vẫn đang là một ẩn số, dù có những thông tin từ PancakeSwap đưa ra là nó được xây dựng dựa trên các hợp đồng thông minh trên Binance Smart Chain (BSC) – nền tảng blockchain được được điều hành bởi sàn giao dịch mã hóa Binance. Tuy nhiên, dù Binance vận hành một dịch vụ trao đổi tập trung, nó không kiểm soát hay vận hành PancakeSwap. Dịch vụ này tương tự như các nền tảng phổ biến Ethereum DEX và UNIswap.
Dù danh tính của đội ngũ sáng lập PancakeSwap là ai thì nền tảng này đã chứng tỏ được sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của mình. PancakeSwap hiện là một trong những giao thức DeFi phổ biến nhất trên thế giới, với tổng giá trị TVL vượt trên 10 tỷ USD.
2. PancakeSwap V2 và PancakeSwap V3
2.1. PancakeSwap V2 là gì?
PancakeSwap V2 được ra mắt vào tháng 9/2020 và sử dụng mô hình AMM (nhà tạo lập thị trường tự động).
Trong AMM, nhà cung cấp thanh khoản gửi hai loại token vào một pool và các nhà giao dịch trao đổi token từ pool đó.
Các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phí giao dịch tương ứng với phần vốn của họ.
2.2. PancakeSwap V3 là gì?
PancakeSwap V3 được ra mắt vào tháng 4/2023 và giới thiệu một số cải token so với V2 nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và mang lại trải nghiệm giao dịch phù hợp cho nhà đầu tư. Các tính năng này bao gồm:
- Thanh khoản tập trung: Các nhà cung cấp thanh khoản hiện có thể chọn tập trung thanh khoản của họ trong một phạm vi giá cụ thể. Điều này cho phép họ kiếm được phí cao hơn đối với các giao dịch xảy ra trong phạm vi đó.
- Phí giao dịch linh hoạt: Giờ đây, nhà giao dịch có thể chọn trả phí giao dịch cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào khả năng chịu trượt giá mong muốn của họ. Phí cao hơn dẫn đến độ trượt giá thấp hơn, trong khi phí thấp hơn dẫn đến độ trượt giá cao hơn.
2.3. PancakeSwap V2 và PancakeSwap V3
Cả PancakeSwap V2 và V3 đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phiên bản PancakeSwap phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân của mỗi nhà đầu tư.
- Nếu bạn là người dùng mới hoặc muốn trải nghiệm giao dịch đơn giản hơn thì PancakeSwap V2 là một lựa chọn tốt.
- Nếu bạn là người dùng có kinh nghiệm và muốn tối đa hóa thu nhập của mình hoặc giảm độ trượt giá thì bạn có thể sử dụng PancakeSwap V3.
3. So sánh PancakeSwap và các sàn phi tập trung khác
PancakeSwap là một trong những sàn phi tập trung phổ biến nhất hiện nay bên cạnh các sàn như Uniswap và Sushiswap khi mới chỉ ra mắt vào năm 2020.
Mặc dù PancakeSwap và Uniswap đều sử dụng mô hình AMM, có tính năng Staking và Farming, PancakeSwap lại có lợi suất Yield cao hơn. Ngoài ra, PancakeSwap còn phát triển rất nhanh và liên tục cập nhật các tính năng mới để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Sushiswap lại có một điểm mạnh là tính năng Liquidity Mining hấp dẫn. Tuy nhiên, PancakeSwap cũng có tính năng tương tự và lợi suất Yield Farming của nó luôn cao hơn.
4. Ưu điểm và hạn chế của PancakeSwap
4.1. Ưu điểm của PancakeSwap
- Là sàn DEX uy tín được phát triển trên BNB Chain
- Ngoài giao dịch cơ bản PancakeSwap còn cung cấp thêm nhiều tính năng độc đáo khác như IFO, xổ số,…
- PancakeSwap có chiến lược multichain nên có thể mua bán nhiều token trên nhiều blockchain khác nhau, không chỉ trên BNB Chain.
- Sàn giao dịch phi tập trung, không cần tạo tài khoản, không cần sợ bị mất thông tin cá nhân.
4.2. Hạn chế của PancakeSwap
- Có multichain nhưng triển khai không nhanh bằng CEX
- Chỉ giao dịch nhưng token được tạo pool
- Token scam nhiều hơn sàn CEX do không qua kiểm định khi tạo pool
- Thanh khoản đa phần ở các đồng coin phổ biến thấp hơn các sàn CEX
- Không thể giao dịch BTC
5. Tiềm năng phát triển của PancakeSwap
PancakeSwap được đánh giá là có tiềm năng phát triển rất cao do mô hình hoạt động của nó. Một dự án muốn tích hợp trên Pancake có thể tạo ra một sản phẩm mới, gắn giá trị của CAKE token vào là sản phẩm đó là đã có thể đưa vào hệ sinh thái của Pancake. Càng ngày sẽ càng có nhiều DApps được tích hợp.
Dựa vào những yếu tố dưới đây, nhà đầu tư có thể đánh giá được tiềm năng phát triển của PancakeSwap trong dài hạn:
5.1. Nhà đầu tư
PancakeSwap, BakerySwap và BurgerSwap là 03 dự án nhận được quỹ tài trợ 100 triệu đô từ Binance Smart Chain. Đồng thời, PancakeSwap còn nhận được gói tài trợ Audit Smart Contract của dự án đến từ CertiK.
5.2. Quan hệ đối tác
Đối tác của PancakeSwap chủ yếu là các dự án thuộc hệ sinh thái Binance Smart Chain với số lượng nhiều vô số. Theo công bố trên trang Medium, tất cả các dự án có token nằm trong Farming pool đều là đối tác của PancakeSwap. Ngoài ra, PancakeSwap cũng rất hỗ trợ các dự án Launching token của mình thông qua nền tảng Pancake IFO.
5.3. Lộ trình phát triển của PancakeSwap
Đã ra mắt được 4 năm, PancakeSwap đã có được rất nhiều thành tích đáng kể và luôn nỗ lực nâng cấp hệ thống, bổ sung thêm nhiều tiện ích để nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Dưới đây là lộ trình phát triển của PancakeSwap được tóm tắt cơ bản nhất từ quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Đã hoàn thành:
- Sản phẩm chính: AMM, Farm, Syrups Pool, Voting, IFO, Analytics
- Sản phẩm bổ sung: Lottery, Collectibles, Gamification, Prediction
- Chuyển sang Pancakeswap v2
Đang phát triển
- Ra mắt tính năng Referral program mời bạn bè
- Cải thiện UI/UX của PancakeSwap
- Phát triển tính năng Lending/Borrowing
Kế hoạch tương lai
- Giao dịch đòn bẩy
- Staking dài hạn
5.4. Tin tức mới nhất về PancakeSwap
Dưới đây là một vài tin tức mới nhất được cập nhật và tổng hợp về PancakeSwap
- Giá trị của PancakeSwap tăng 50% sau khi đốt 10 triệu token vào ngày 26/12/2023. Nâng mức vốn hóa thị trường lên đến 900 triệu USD
- Ngày 28/12/2023: Giá token CAKE đã biến động 10% sau đề xuất đốt 300 triệu CAKE của nền tảng giao dịch phi tập trung nhằm giảm nguồn cung tối đa từ 750 triệu xuống 450 triệu USD
- Ngày 29/12/2023: 97.88% người dùng đồng ý thông qua đề xuất giảm nguồn cung tối đa xuống 450 triệu USD
6. Hướng dẫn sử dụng PancakeSwap
6.1. Kết nối ví với PancakeSwap
Trước khi sử dụng các tính năng trên PancakeSwap, bạn cần phải kết nối ví của bạn với website của PancakeSwap theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập https://pancakeswap.finance/
Bước 2: Chọn Connect để kết nối ví
Bước 3: Chọn ví bạn muốn kết nối và đăng nhập vào ví của bạn
6.2. Hướng dẫn giao dịch trên PancakeSwap
Sau khi đã kết nối ví thành công, bạn có thể bắt đầu thực hiện giao dịch mua bán coin qua tính năng Swap trên PancakeSwap theo các bước sau:
Bước 1: Chọn Trade, sau đó chọn Swap
Bước 2: Chọn token
Bước 3: Nhập số lượng token bạn muốn mua
Bước 4: Kiểm tra các thông tin bao gồm giá, phí và độ trượt giá và chọn Confirm Swap để thực hiện giao dịch
6.3. Hướng dẫn stake coin trên PancakeSwap để nhận thưởng
Bước 1: Chọn Simple Staking pool
PancakeSwap Simple Staking cung cấp cho người dùng 3 pool khác nhau cho loại token (30, 60 và 90 ngày). Các loại stablecoin như USDC hoặc USDT sẽ chỉ hỗ trợ pool 30 ngày. Người dùng khóa token của họ trong pool thời gian dài hơn sẽ nhận được nhiều phần thưởng hàng ngày hơn và APR cao hơn.
Bước 2: Chọn số lượng token để gửi vào staking pool. Lưu ý rằng có số token staking tối thiểu tùy thuộc vào từng loại token.
Bước 3: Xác nhận và stake token – Chọn Confirm để xác nhận thông tin staking
Bước 4: Nhận lãi – Kiểm tra phần thưởng của bạn bằng cách nhấp vào nút thông tin để biết thêm chi tiết.
Bước 5: Claim/Restake/Unstake – Khi kết thúc thời gian staking, người dùng có thể chọn nhận phần thưởng và hủy staking token của họ.
- Nhấp vào nút “Claim” sau khi hết thời gian khóa token
- Chọn “Claim Reward and Restake” để restake token. Nếu không muốn restake, hãy chọn “Unstake” để rút tất cả phần thưởng và token về ví của bạn.
- Xem lại thông tin chi tiết và xác nhận Hủy staking
7. Tổng quan về PancakeSwap coin (CAKE)
7.1. CAKE là gì?
CAKE là token nội bộ chính thức của hệ thống PancakeSwap. Đây là token được phát triển bởi một nhóm lập trình viên ẩn danh và lấy chuẩn BEP20 của Binance Smart Chain để vận hành.
Thông số kỹ thuật:
- Tên gọi: PancakeSwap
- Ký hiệu: CAKE
- Cung lưu hành: 244,97M CAKE
- Tổng cung: 385.77M CAKE
- Vốn hoá thị trường: 17.76T
- Cao nhất (ATH): $44.1823
- Thấp nhất (ATL): $0.0002316
7.2. Các ứng dụng thực tiễn của CAKE coin
- Tham gia Voting: Người dùng nắm giữ CAKE có thể tham gia đề xuất và bỏ phiếu cho các thay đổi liên quan đến nền tảng PancakeSwap
- Staking và Farming: Người dùng có thể kiếm phần thưởng từ việc lưu trữ token CAKE tại các pool Staking và Farming
- Sử dụng trong các sản phẩm Lottery, Team Battle, IFP, NFT, Profile
- Phương tiện thanh toán chính trên nền tảng PancakeSwap: CAKE có thể được sử dụng để mua bán các sản phẩm và dịch vụ trên PancakeSwap như các NFT, các token mới ra mắt (IDO),..
7.3. Tốc độ tăng trưởng của CAKE coin
Tốc độ tăng trưởng của CAKE đã tăng một cách ấn tượng từ khi ra mắt vào năm 2020. Giá trị 1 CAKE khi đó tương đương 0.19 USD. Hiện tại, CAKE đang được giao dịch trên ở ONUS ở mức giá 1.92 USD/token. Giá trị vốn hoá thị trường của dự án đang ở mức 538,957,552.35 USD.
Sự tăng trưởng này có thể do một số yếu tố:
- Sự tăng trưởng của Binance Smart Chain: BSC là nền tảng blockchain cạnh tranh với Ethereum. BSC có phí giao dịch thấp hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn Ethereum. Điều này thu hút nhiều người dùng hơn
- Sự phổ biến của PancakeSwap: PancakeSwap là một trong những sàn giao dịch phi tập trung phổ biến nhất trên BSC. Sàn giao dịch này cung cấp nhiều tính năng và sản phẩm hấp dẫn, thu hút nhiều người dùng đến với nền tảng
8. Giao dịch CAKE trên ONUS và ONUS Pro
Nhà đầu tư có thể giao dịch Quy đổi mua bán CAKE tại ứng dụng ONUS mà không mất phí giao dịch, hoặc tham gia giao dịch phái sinh cặp CAKEVNDC với đòn bẩy lên đến 25x tại ONUS Pro.
Lời kết: Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có cái nhìn toàn diện về hệ sinh thái PancakeSwap và token CAKE. Từ đó có thể bắt đầu hành trình đầu tư của mình trên thị trường tiền điện tử. Chúc bạn có những trải nghiệm sinh động nhất tại lĩnh vực này!