Quỹ vàng SPDR là gì? Top 10 quỹ đầu tư vàng 2024

KEY TAKEAWAYS:
Quỹ vàng SPDR - viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt, nghĩa là quỹ chứng chỉ uỷ thác vàng Standard & Poor được thành lập từ năm 2004. quỹ nắm giữ hơn 1000 tấn vàng, với tài sản cơ sở là vàng vật chất. HIện được quản lý bởi State Street Global Advisors.
SPDR Gold Trust là một trong những quỹ nắm giữ lượng vàng lớn nhất thế giới tính tới năm 2024 và có ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng toàn cầu.
Top 10 quỹ đầu tư vàng tốt nhất năm 2024 bao gồm: SPDR Gold Trust (GLD), iShares Gold Trust (IAU), PowerShares DB Gold ETF (DGL), ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS), GraniteShares Gold Trust,...
SPDR Gold Trust có khả năng chi phối thị trường vàng thông qua các hoạt động mua bán lượng lớn vàng.
Quỹ vàng SPDR là gì?
Quỹ vàng SPDR là gì?

Giá vàng thế giới đang biến động trong vùng hẹp trong khi thị trường nói chung đang chờ đợi những tin tức mới từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nhưng quỹ vàng SPDR Gold Trust tiếp tục mạnh tay bán ròng. Điều này có nghĩa là quỹ đang giảm lượng vàng nắm giữ, tạo thêm nguồn cung vàng trên thị trường. Điều này có thể gây áp lực giảm giá vàng, đặc biệt nếu không có nhu cầu tương ứng đủ lớn từ các nhà đầu tư khác để hấp thụ lượng cung tăng lên.

Hành động bán ròng của Quỹ vàng SPDR thường là một tín hiệu tiêu cực cho các nhà đầu tư, có thể thúc đẩy thêm tâm lý bán tháo, từ đó làm giá vàng giảm tiếp. Vậy Quỹ vàng SPDR là gì? Và quỹ đầu tư này tác động như thế nào tới thị trường và tâm lý đầu tư vàng thế giới? Cùng ONUS tìm hiểu về SPDR trong bài viết dưới đây.

1. Quỹ vàng SPDR là gì? (Tổng hợp tất cả thông tin Quỹ vàng SPDR)

1.1. Quỹ vàng SPDR – Standard & Poor’s 500 depository receipt là gì?

Quỹ vàng SPDR - Standard & Poor’s 500 depository receipt à một quỹ hoán đổi danh mục (ETF - Exchange Traded Fund) lớn nhất thế giới, với tài sản cơ sở là vàng. 
Quỹ vàng SPDR – Standard & Poor’s 500 depository receipt à một quỹ hoán đổi danh mục (ETF – Exchange Traded Fund) lớn nhất thế giới, với tài sản cơ sở là vàng.

Quỹ vàng SPDR – viết tắt của Standard & Poor’s 500 depository receipt, nghĩa là quỹ chứng chỉ uỷ thác vàng Standard & Poor được thành lập từ năm 2004. được biết tới là một quỹ hoán đổi danh mục (ETF – Exchange Traded Fund) lớn nhất thế giới khi quỹ nắm giữ hơn 1000 tấn vàng, với tài sản cơ sở là vàng vật chất. HIện được quản lý bởi State Street Global Advisors.

Tính tới thời điểm hiện tại, Quỹ vàng SPDR đang là tập đoàn sở hữu lượng vàng lớn nhất toàn cầu, chính vì vậy, mỗi hoạt động của quỹ này sẽ đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự biến động giá vàng trên thị trường. Và nếu bạn đang có nhu cầu đầu tư vào quỹ vàng này, thì sẽ mua cổ phiếu, cũng như được bảo vệ bởi Hội đồng Vàng Thế giới WGC.

Theo đó, Quỹ vàng SPDR cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu đại diện cho lượng vàng vật chất mà không cần phải trực tiếp sở hữu và lưu trữ vàng. Thông qua việc phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ này, nhà đầu tư có thể đầu tư vào vàng với một chi phí thấp thay vì sở hữu vàng vật chất với chi phí cao.

Ngoài ra, bạn có thể được tiếp cận với một hình thức đầu tư mới, cụ thể là việc thay vì đầu tư vàng vật chất thì các nhà đầu tư có thể giao dịch vàng phi vật chất – mã số vàng thông qua SPDR Gold Trust để đạt được lợi nhuận tối ưu và có tỷ lệ thanh khoản cao hơn.

Cách thức hoạt động của Quỹ vàng SPDR diễn ra như thế nào?

Về cơ bản, Quỹ vàng SPDR có cách thức hoạt động tương tự như việc các công ty, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra thị trường, cho phép nhà đầu tư mua/bán tại thị trường giao dịch tài chính thế giới. 

Theo đó, Quỹ vàng SPDR được vận hành bằng cách theo dõi biến động giá vàng thế giới, giữ giá vàng miếng trong mục uỷ thác tại Ngân hàng Luân Đôn, được giữ trong một tài khoản được phân bổ – đơn vị 400 ounce/thỏi. Vàng vật chất sẽ được giám sát bởi ngân hàng HSBC.

Quỹ vàng SPDR phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng và niêm yết mã chứng khoán trên sàn chứng khoán thế giới. Công ty Dịch vụ tài sản BNY Mellon đặt lệnh mua 1000 cổ phiếu trên mỗi giao dịch. Từ đó, nhà đầu tư có thể mua bán, giao dịch và đầu tư.

Quỹ vàng SPDR
Quỹ vàng SPDR.

Quỹ SPDR được tài trợ bởi các đơn vị uy tín như:

  • World Gold Trust Services;
  • Đại lý State Street Global Markets;
  • Người uỷ thác: BNY Mellon;
  • Người giám sát: ngân hàng HSBC.

1.2. Lịch sử hình thành của SPDR

Quỹ vàng SPDR – SPDR Gold Trust là một trong những quỹ tín thác ETF, được điều hành bởi State Street Global Advisors – một bộ phận của State Street Corporation (Tập đoàn quản lý tài sản lớn thứ năm trên thế giới). 

Dưới đây là bảng tóm tắt về lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ SPDR Gold Shares, bao gồm các mốc thời gian và thông tin về giá cổ phiếu và lượng vàng sở hữu qua từng năm:

Năm

Sự kiện/Cột mốc

Chi tiết

Giá cổ phiếu (USD)

Lượng vàng sở hữu (Tấn)

2004

Ra mắt SPDR Gold Shares

Ra mắt vào ngày 18 tháng 11 trên sàn NYSE Arca, là quỹ ETF vàng đầu tiên trên thế giới.

44.78

Chưa có thông tin

2008

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

– Lượng đầu tư tăng mạnh do vàng là tài sản trú ẩn an toàn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

– Sàn giao dịch Tokyo vào năm 2008

86.52

Tăng mạnh

2009

Sở hữu 1.000 tấn vàng

Quỹ SPDR Gold Shares đạt mốc 1.000 tấn vàng lần đầu tiên.

107.31

1.000

2010

Mở rộng niêm yết trên các sàn giao dịch

Sàn giao dịch Hong Kong vào năm 2010.

138.72 1,280.72

2011

Giá vàng đạt đỉnh 1.900 USD/ounce

– Giá trị tài sản quỹ tăng mạnh khi giá vàng đạt đỉnh cao nhất lịch sử vào năm 2011.

– Sàn giao dịch Singapore vào năm 2011.

151.99

1.211.229

2020

Đại dịch COVID-19

Lượng mua vào vàng tăng vọt do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, giúp quỹ tăng quy mô lớn.

~179

1,250

2024

Giá cổ phiếu đạt đỉnh

SPDR Gold Shares đạt mức giá cao nhất là 245.02 USD/cổ phiếu vào tháng 9 năm 2024.

245.02

871.94

Cho đến nay SPDR Gold Share được giao dịch tại 4 sàn bao gồm: Sàn giao dịch chứng khoán New York Arca (NYSE Arca), Sàn giao dịch chứng khoán Singapore, Sàn giao dịch chứng khoán TokyoSàn giao dịch chứng khoán Hong Kong.

Hiệu suất phát triển của Quỹ vàng SPDR từ khi thành lập tới nay (2004 -2024)
Hiệu suất phát triển của Quỹ vàng SPDR từ khi thành lập tới nay (2004 -2024)

Tính đến ngày 01 tháng 10 năm 2024, quỹ tín thác sở hữu 871.94 tấn vàng này có 28,033,879.11 ounce vàng được lưu giữ, đại diện cho giá trị tài sản là 73,704,146,727.66 đô la. SPDR Gold Shares là một trong mười công ty nắm giữ vàng lớn nhất thế giới.

SPDR Gold Shares luôn duy trì vị trí là quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, với các mốc phát triển đáng chú ý như đạt mốc sở hữu 1.000 tấn vàng vào năm 2009 và ghi nhận giá cổ phiếu cao nhất là 245.02 USD vào năm 2024

1.3. Giá trị cốt lõi của Quỹ vàng SPDR

Là một Quỹ đầu tư sinh lời, và là kênh tài chính lớn nhất nhì trên thế giới, nên những giá trị cốt lõi làm cho Quỹ vàng SPDR được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng luôn được đề cao bao gồm:

Giá trị cốt lõi của Quỹ vàng SPDR
Giá trị cốt lõi của Quỹ vàng SPDR.
  1. Linh hoạt với tình thanh khoản cao

SPDR Gold Shares (GLD) cung cấp một phương thức đơn giản và tiện lợi để đầu tư vào vàng mà không cần trực tiếp sở hữu và lưu trữ vàng vật chất. 

Thanh khoản của quỹ cao, cho phép nhà đầu tư dễ dàng mua và bán cổ phiếu tại bất kỳ thời điểm nào trong giờ giao dịch. Điều này giúp quỹ SPDR Gold Shares trở thành lựa chọn phổ biến đối với cả các nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức

  1. Minh bạch và an toàn

Quỹ vàng SPDR duy trì danh sách công khai về số lượng vàng mà quỹ nắm giữ, cùng với các thông tin về kho lưu trữ, điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng về lượng tài sản mà họ đang sở hữu​

Quỹ SPDR Gold Shares cam kết tính minh bạch cao trong việc quản lý vàng vật chất. Mỗi cổ phiếu của quỹ được đảm bảo bằng một lượng vàng vật chất lưu trữ trong các kho vàng an toàn, được kiểm toán định kỳ. Điều này giúp tăng tính tin cậy và bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.

  1. Chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận hấp dẫn

Một trong những giá trị cốt lõi của quỹ là chi phí thấp. Việc đầu tư vào cổ phiếu của quỹ SPDR Gold Shares giúp nhà đầu tư tránh được các chi phí liên quan đến việc lưu trữ, bảo hiểm và vận chuyển vàng vật chất.

Quỹ SPDR có mức phí quản lý chỉ khoảng 0.40% hàng năm trên tổng giá trị tài sản, giúp nhà đầu tư tiết kiệm chi phí so với việc sở hữu vàng vật chất trực tiếp​.

  1. Phòng vệ trước rủi ro và đa dạng hóa đầu tư

Vàng là một tài sản phòng vệ quan trọng trong các giai đoạn thị trường bất ổn, và quỹ SPDR Gold Shares mang đến cho nhà đầu tư một cách an toàn và tiện lợi để phòng vệ trước rủi ro lạm phát, biến động tỷ giá và các sự kiện kinh tế toàn cầu.

Quỹ giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư, bảo vệ tài sản trước những cú sốc của thị trường tài chính, đặc biệt trong những giai đoạn biến động lớn​

1.4. Chức năng và nhiệm vụ của SPDR

Quỹ SPDR Gold Shares (GLD) không chỉ là một trong những quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới mà còn là một công cụ đầu tư quan trọng giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với vàng. Được ra đời với mục tiêu mang lại giải pháp đầu tư an toàn và hiệu quả cho thị trường vàng, quỹ SPDR có nhiều chức năng và nhiệm vụ quan trọng giúp nhà đầu tư bảo vệ tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận.

Quỹ SPDR Gold Shares (GLD) cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ đầu tư liên quan tới vàng và các sản phẩm tài chính khác.
Quỹ SPDR Gold Shares (GLD) cung cấp nhiều công cụ và dịch vụ đầu tư liên quan tới vàng và các sản phẩm tài chính khác.

Dưới đây là chi tiết về chức năng và nhiệm vụ của quỹ SPDR Gold Shares:

  1. Cung cấp phương tiện đầu tư vào vàng

SPDR Gold Shares giúp các nhà đầu tư có thể mua và bán vàng một cách dễ dàng thông qua cổ phiếu niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán như NYSE. Điều này giúp nhà đầu tư có thể tiếp cận với giá vàng mà không cần phải sở hữu vàng vật chất. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể tận dụng các biến động giá vàng một cách nhanh chóng và linh hoạt​.

  1. Đảm bảo tính thanh khoản và quản lý danh mục vàng

Quỹ có trách nhiệm duy trì tính thanh khoản cao, đảm bảo rằng cổ phiếu của quỹ có thể dễ dàng mua và bán trên thị trường. Đồng thời, SPDR Gold Shares đảm bảo rằng giá trị cổ phiếu của quỹ phản ánh chính xác giá vàng vật chất. Điều này giúp nhà đầu tư an tâm rằng họ đang đầu tư vào giá trị thực của vàng.

  1. Lưu trữ và bảo quản vàng vật chất

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quỹ là lưu trữ và bảo quản vàng vật chất tại các kho an toàn, thường là ở những địa điểm như ngân hàng HSBC tại London. Vàng của quỹ được kiểm toán định kỳ để đảm bảo tính minh bạch, giúp bảo vệ tài sản của nhà đầu tư.

  1. Cung cấp thông tin minh bạch và chuyên sâu về thị trường vàng

SPDR không chỉ đơn thuần là quỹ đầu tư mà còn cung cấp các báo cáo và phân tích chuyên sâu về thị trường vàng. Nhà đầu tư có thể theo dõi thông tin về giá trị tài sản, số lượng vàng nắm giữ, cũng như các biến động của thị trường vàng toàn cầu thông qua các báo cáo định kỳ của quỹ​.

2. Quỹ SPDR có sức ảnh hưởng thế nào đến thị trường vàng?

Có thể nói, Quỹ vàng SPDR có tầm ảnh hưởng cực lớn tới thị trường vàng thế giới nói chung và thị trường vàng Việt Nam nói riêng. Điển hình nhất là vào năm 2008, Quỹ SPDR đã bán ra 20,5 tấn vàng. Ngay lập tức giá vàng trên thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng một tháng, cụ thể trong vùng 806.50 USD/oz, trong khi giá vàng trong nước chỉ đạt mức 17 triệu/lượng. 

2.1. Quỹ vàng SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Thực tế, SPDR có ảnh hưởng lớn đến thị trường vàng nói chung. Bởi SPDR là quỹ ETF đầu tư hiệu quả cho mọi người mà không cần mua/bán vàng vật chất. Và việc tăng cầu mua vàng thì sẽ đẩy giá vàng lên cao do thể hiện cung cầu của thị trường vàng.

Quỹ vàng SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?
Quỹ vàng SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

SPDR Gold Trust có khả năng chi phối thị trường vàng thông qua các hoạt động mua bán lượng lớn vàng. Khi quỹ mua vào hoặc bán ra một khối lượng lớn vàng, điều này tạo ra nguồn cung và cầu lớn trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến biểu đồ giá vàng. Những biến động do quỹ SPDR gây ra có thể ảnh hưởng đến cả thị trường vàng vật chất và thị trường vàng tài chính:

  • Mua vào: Ngược lại, khi SPDR mua vào, lượng cầu tăng cao khiến giá vàng có thể tăng nhanh chóng.
  • Bán ra: Khi quỹ bán một lượng lớn vàng, nguồn cung vàng trên thị trường tăng lên, dẫn đến áp lực giảm giá vàng.

Nhờ sở hữu một lượng vàng vật chất lớn, SPDR có sức ảnh hưởng lớn đến biến động ngắn hạn và dài hạn của giá vàng, đặc biệt trong các giai đoạn kinh tế bất ổn​.

Giá vàng thế giới chờ tín hiệu lãi suất, “cá mập” SPDR Gold Trust xả vàng liên tục

Hiện tại, giá vàng thế giới đang biến động trong một vùng hẹp khi các nhà đầu tư chờ đợi các tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Trong khi đó, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, SPDR Gold Trust, tiếp tục bán ròng lượng lớn vàng, gây áp lực giảm giá lên thị trường vàng.

Giá vàng thế giới chờ đợi tín hiệu lãi suất từ Fed
  • Giá vàng giao ngay trên sàn New York kết thúc phiên giao dịch gần nhất giảm nhẹ, xuống mức 2,649.53 USD/oz, phản ánh sự giằng co của thị trường khi các nhà đầu tư lo ngại về chính sách lãi suất của Fed. 
  • Theo các chuyên gia, giá vàng đang chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn từ Fed về khả năng cắt giảm lãi suất, điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến giá vàng trong thời gian tới. Thị trường hoàn toàn kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất vào tuần tới, với xác suất 57% lãi suất sẽ giảm 0.25% và xác suất 43% lãi suất sẽ giảm 0.50%. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ năm 2020.
SPDR Gold Trust bán ròng lượng lớn tài sản vàng
  • SPDR Gold Trust tiếp tục mạnh tay bán ròng vàng, đặc biệt gần đây, quỹ đã bán ra 5,5 tấn vàng trong một phiên, giảm lượng vàng nắm giữ xuống còn 842,2 tấn. Trong hai phiên liên tiếp, quỹ xả gần 10 tấn vàng và từ đầu năm 2024 đến nay, quỹ gần như không có phiên mua ròng nào.
  • Việc SPDR bán ròng vàng với quy mô lớn liên tục có thể tạo ra sức ép giảm giá lên thị trường vàng. Tuy nhiên, giá vàng vẫn giữ được mốc tâm lý quan trọng 2,649.53 USD/oz, cho thấy sự ổn định tương đối nhờ vào các yếu tố hỗ trợ khác như nhu cầu mua ròng từ các ngân hàng trung ương
  • Khi Fed tăng lãi suất, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng (tài sản không sinh lãi) tăng lên, khiến nhà đầu tư bán tháo vàng. SPDR Gold Trust thường đi trước thị trường bằng việc bán ròng vàng trong các giai đoạn dự báo tăng lãi suất, tạo áp lực giảm giá vàng trước khi chính sách chính thức được công bố.
  • SPDR liên tục xả vàng để đáp ứng kỳ vọng giảm giá của các nhà đầu tư, dẫn đến sự suy giảm đáng kể trong ngắn hạn.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz.
Diễn biến giá vàng thế giới 1 năm qua. Đơn vị: USD/oz.

Cách “cá mập” SPDR Gold Trust tạo đà cho giá vàng thế giới

SPDR Gold Trust không chỉ chủ động trong việc điều chỉnh lượng vàng nắm giữ mà còn được ví như “cá mập” có thể tạo xu hướng trên thị trường vàng toàn cầu. Bằng cách thực hiện các giao dịch mua hoặc bán lớn, SPDR có thể dẫn dắt hoặc làm thay đổi hướng đi của giá vàng. Đây là cách mà quỹ tạo ra “con đường” cho giá vàng:

  • Ảnh hưởng đến cung và cầu: Khi SPDR mua vào hoặc bán ra khối lượng lớn vàng, nó tạo ra sự thay đổi đáng kể trong nguồn cung và cầu vàng. Do quy mô lớn, các giao dịch của SPDR không chỉ ảnh hưởng đến giá vàng trong ngắn hạn mà còn có thể định hình xu hướng dài hạn của biểu đồ giá vàng.
  • Tạo xu hướng tâm lý nhà đầu tư: Khi SPDR Gold Trust bán vàng với số lượng lớn, nó có thể tạo ra tâm lý bán tháo trên thị trường, khiến các nhà đầu tư khác cũng lo ngại và bán theo. Điều này làm tăng tốc độ suy giảm giá vàng.
  • Điều chỉnh dựa trên dự báo: SPDR thường điều chỉnh lượng vàng nắm giữ dựa trên các dự báo về chính sách lãi suất hoặc các sự kiện kinh tế lớn, làm tăng tính dự đoán và tạo cơ hội lợi nhuận cho nhà đầu tư nhanh nhạy.
  • Đa dạng danh mục đầu tư: Bằng cách đầu tư vào SPDR, bạn có thể tránh được rủi ro khi cất giữ vàng tại nhà. Thay vì mua và bán vàng trực tiếp, nhà đầu tư có thể sử dụng chứng chỉ ETF tương tự như cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán.

Lợi nhuận mà nhà đầu tư quỹ vàng SPDR nhận được

Nhà đầu tư của SPDR Gold Trust có lợi nhuận chủ yếu từ sự tăng trưởng giá vàng trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, quỹ này có một số lợi ích khác so với việc mua và nắm giữ vàng vật chất:

  • Tính thanh khoản cao: Việc giao dịch cổ phiếu của quỹ trên sàn giao dịch chứng khoán mang lại tính thanh khoản cao, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán, thay vì phải đối mặt với các chi phí và rủi ro liên quan đến việc lưu trữ vàng vật chất.
  • Lợi nhuận dựa trên biến động giá vàng: Giá trị cổ phiếu của SPDR Gold Trust tăng và giảm dựa trên giá vàng vật chất. Do đó, lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc trực tiếp vào sự biến động của giá vàng trên thị trường.
  • Chi phí lưu trữ thấp: So với việc nắm giữ vàng vật chất, đầu tư vào SPDR Gold Shares có chi phí lưu trữ thấp hơn, giảm thiểu chi phí bảo quản và bảo hiểm.

Tóm lại, SPDR Gold Trust có sức ảnh hưởng lớn đến giá vàng thế giới thông qua các hoạt động mua bán lớn. Nhà đầu tư của quỹ không chỉ được hưởng lợi từ việc tham gia vào một kênh đầu tư vàng linh hoạt và an toàn mà còn có khả năng tận dụng được những biến động giá ngắn hạn và dài hạn do quỹ này tạo ra.

2.2. Ảnh hưởng SPDR đến thị trường vàng như thế nào?

Đối với nhà đầu tư trong thị trường vàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, việc nắm bắt hành động, chính sách của Quỹ vàng SPDR khi mua hoặc bán thường được xem là một chỉ báo cho danh mục đầu tư vàng không bao giờ bị lỗ và các chỉ báo do SPDR cung cấp được ví như một “cá mập” của thị trường. 

Sở hữu trữ lượng vàng tăng theo từng năm, từ 100 tấn vàng vào năm 2004, và đạt 871.94 tấn vào năm 2024, tăng hơn 870% sau 20 năm (cao nhất là 1.350 tấn vào năm 2013). 

Vào hồi năm 2013, số lượng vàng mà Quỹ vàng SPDR sở hữu tương đường ¼ tổng số lượng vàng được lưu trữ tại Fort Knox (Mỹ), vượt lượng vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, Ngân hàng Anh hoặc Ngân hàng Ấn Độ, chỉ thấp hơn lượng vàng mà Trung Quốc sử hữu (1948 tấn) – Theo dữ liệu từ Hội đồng Vàng Thế giới WGC.

Bạn có biết quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới và xu hướng giá vàng hôm như thế nào?

Nhờ sự gia tăng trong việc trữ lượng vàng làm cho vị thế và sức ảnh hưởng của Quỹ vàng SPDR ngày càng lớn tới thị trường vàng thế giới. Ngoài ra, Quỹ vàng SPDR hiện đang là quỹ đầu tư và nhiều quỹ khác hay các công ty tài chính, nhà đầu tư theo dõi.

Ví dụ:

Vào năm 2020, khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu trở nên kém hấp dẫn, nhà đầu tư chuyển tài sản của mình vào vàng, giúp vàng trở nên hấp dẫn. Trong vòng sáu tháng từ tháng 3/2020, Quỹ vàng SPDR Gold Trust thu mua lượng lớn vàng lên đến 400 tấn, xấp xỉ mức kỷ lục trong suốt lịch sử hoạt động của quỹ này.

Việc SPDR mua vào liên tục là chỉ báo giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới, khiến thị trường đẩy mạnh việc mua cổ phiếu GLD và vàng, dẫn đến việc tăng giá vàng. Khi giá vàng chạm đỉnh lịch sử, gần 2.100 USD/ounce, SPDR Gold Trust bán ra với khối lượng lớn. Lúc này, giá vàng quay đầu và suy giảm.

Tương tự như vậy, trước bối cảnh kinh tế bị đe dọa bởi lạm phát và chiến tranh giữa Nga – Ukraine, vàng một lần nữa trở thành điểm trú ẩn của nhà đầu tư. Bắt đầu từ cuối tháng Hai năm nay, SPDR Gold Trust lặp lại luồng quay tích trữ, giá vàng cũng lên cao xấp xỉ kỷ lục của năm 2020.

Trong vài tháng gần đây, giá vàng đang có chiều hướng giảm xuống khi đồng USD liên tiếp đạt đỉnh, SPDR Gold Trust liên tục bán ròng vàng. Đây là một chỉ báo không tốt về triển vọng giá kim loại quý này.

Tuy có thể kích thích nhu cầu đầu tư nhưng trữ lượng vàng hiện tại của SPDR khó có thể chi phối bảng giá vàng thế giới. Minh chứng là trong năm 2021, GLD đã bán ra lượng lớn vàng ròng nhưng giá vàng vẫn duy trì ở mức cao.

Có thể thấy rằng, tác động của SPDR Gold Trust đến thị trường sẽ phụ thuộc vào những bối cảnh khác nhau. Nhưng nhìn chung, SPDR Gold Trust vẫn là quỹ tín thác có sức ảnh hưởng lớn đến giá vàng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng. Nhà đầu tư và tổ chức có thể dựa trên động thái của quỹ để đưa ra các quyết định phù hợp.

Cùng ONUS tìm hiểu Vì sao giá vàng lại có mối tương quan với tỷ giá USD? Mối quan hệ giữa vàng và USD là gì?

2.3. Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Thông tin về việc mua bán vàng, các chính sách và tình hình tài chính của Quỹ vàng SPDR đều góp phần tác động tới xu hướng thị trường vàng thế giới nói chung và trong việc giao dịch vàng của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì vậy, trong mục này, ONUS sẻ tổng hợp các biểu đồ và hướng dẫn chi tiết cách tìm kiếm những dữ liệu quan trọng từ Quỹ vàng SPDR. 

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust
Hướng dẫn theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust.

Đầu tiên là thời gian Quỹ vàng SPDR cập nhật thông tin, báo cáo:

  • Mỗi ngày, báo cáo tài chính, báo cáo thị trường sẽ được Quỹ SPDR cập nhật vào lúc 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 sáng theo giờ NewYork (tức 19h00 tại Việt Nam).
  • Ngày đầu tuần, tức thứ 2 thường không có cập nhật thông tin mới mà chỉ tổng hợp lại thông tin của tuần trước.
  • Báo cáo của quỹ SPDR Gold Trust có sau đó 1 ngày, nên tính tới thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ chưa biết quỹ sẽ giao dịch như thế nào.
Trang Web chính thức của Quỹ vàng SPDR.
Trang Web chính thức của Quỹ vàng SPDR.

3 bước đơn giản theo dõi quỹ vàng SPDR Gold Trust

Chỉ cần vài thao tác đơn giản bên dưới đây, bạn đã có thể theo dõi biểu đồ giá vàng trên quỹ SPDR Gold Trust. Cụ thể, trader chỉ cần:

Bước 1: Tìm kiếm vào truy cập trang web chính thức của Quỹ 

Tìm kiếm vào truy cập trang web chính thức của Quỹ
Tìm kiếm vào truy cập trang web chính thức của Quỹ
  • Trang web chính thức của quỹ là spdrgoldshares.com. Tại đây, bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết về quỹ, bao gồm các báo cáo thường niên, thông tin về lượng vàng nắm giữ và biểu đồ giá cổ phiếu của quỹ.
  • Truy cập vào trang website chính thống của quỹ SPDR Gold Trust.  Sau đó chọn biểu tượng cờ Hoa Kỳ rồi click vào “Enter the USA GLD site”.
 

Bước 2: Trích xuất dữ liệu và bảng báo cáo của Quỹ SPDR

Trích xuất dữ liệu và bảng báo cáo của Quỹ SPDR.
Trích xuất dữ liệu và bảng báo cáo của Quỹ SPDR.
  • Trên thanh công cụ bên trái màn hình, nhà đầu tư nhấn chọn vào Historical Data => Chọn “Spreadsheet Of Archived Data”.
  • Chọn tải file có tên là GLD_US_archive_EN.
  • Mở nó ra dưới định dạng Excel.
 

Bước 3: Phân tích dữ liệu của Quỹ vàng SPDR

Trên file Excel quỹ SPDR Gold Trust sẽ cung cấp thông tin về khối lượng giá vàng của hôm nay và ngày hôm trước. Các nhà đầu tư chỉ cần trừ khối lượng này ra là sẽ biết được số giao dịch mà quỹ SPDR Gold Trust đã thực hiện.

Tại Quỹ vàng SPDR, quỹ cung cấp những chỉ số dữ liệu quan trọng có tác động trực tiếp tới khoản đầu tư của bạn. Sau khi tải file hoàn tất, bạn cần quan tâm 6 dữ liệu quan trọng nhất, bao gồm:

  • Cột đầu tiên là thông tin ngày tháng năm giao dịch. 
  • Cột thứ hai là giá chốt phiên của mã cố phiếu GLD.
  • Cột thứ ba là giá vàng niêm yết tại LBMA (Hiệp hội thị trường vàng thỏi London)..
  • Cột thứ tư là trung bình giá mua giá bán lúc 4.15 chiều theo giờ New York.
  • Cột thứ năm là số lượng vàng (tấn) mà SPDR Gold Trust đang nắm giữ.

Bạn chỉ cần trừ số lượng vàng ngày hiện tại cho ngày hôm trước để biết được thay đổi sản lượng quỹ đang nắm giữ: 

  • Nếu quỹ gia tăng lượng vàng nắm giữ liên tục thì có khả năng rất cao giá vàng sẽ tăng trong thời gian tới. 
  • Ngược lại, nếu quỹ giảm lượng vàng nắm giữ qua nhiều ngày liền, thì khả năng giá vàng sẽ giảm là rất cao.

Theo đó, để các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định kịp thời và chính xác, việc theo dõi hoạt động của quỹ vàng SPDR Gold Trust là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách hiệu quả để cập nhật thông tin từ quỹ.

Theo dõi lượng vàng nắm giữ của SPDR Gold Trust

  • Trên trang web chính thức, bạn có thể xem dữ liệu hàng ngày về lượng vàng nắm giữ của quỹ. Thông tin này giúp bạn biết liệu SPDR đang mua thêm hay bán bớt vàng, từ đó dự đoán xu hướng giá vàng trong tương lai.
  • Mục Daily Holdings sẽ cung cấp chi tiết về số lượng vàng mà quỹ đang giữ (tính bằng tấn), giá trị tài sản và khối lượng cổ phiếu phát hành.

Theo dõi giá cổ phiếu GLD

  • Cổ phiếu của SPDR Gold Trust có mã chứng khoán là GLD. Bạn có thể theo dõi giá cổ phiếu này trên các trang tài chính như Bloomberg, Yahoo Finance, hoặc Google Finance.
  • Giá GLD thường biến động cùng với giá vàng thế giới, vì vậy nó là một chỉ số quan trọng để theo dõi xu hướng giá vàng hôm nay.
Biểu đồ so sánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu SPDR và Vàng.
Biểu đồ so sánh mối quan hệ giữa giá cổ phiếu SPDR và Vàng. (Nguồn: TradingView)

Ví dụ như biểu đồ trên, biên độ giữa giá vàng và cổ phiếu của SPDR có xu hướng tăng giảm giống nhau, cho thấy việc so sánh hay phân tích một trong hai chỉ số này sẽ cho kết quả tương tối đối với giá trị của tài sản còn lại.

  • Nếu giá vàng tăng, tương đương giá cổ phiếu của Quỹ vàng SPDR tăng.
  • Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của SPDR giảm, có thể giá vàng sẽ hạ nhiệt trong tương lai.
Vì sao ONUS lại nói là “tương đối” và “có thể”?

Câu trả lời sẽ là vì giá của hai loại tài sản này có mức chênh lệch nhất định, khi một GDL có giá chính xác bằng 1/10 Ounce vàng, nên khi giá cổ phiếu của SPDR thay đổi chưa chắc rằng giá vàng sẽ có thể thay đổi ngay thời điểm đó. 

Tuy nhiên, biểu đồ giá vàng và cổ phiếu GDL của Quỹ vàng SPDR có mối tương quan rõ rệt, trong đó GDL phụ thuộc tuyệt đối vào giá vàng. Theo lịch sử, việc giá vàng tăng đã kéo theo giá cổ phiếu GDL tăng trưởng mạnh mẽ như khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2013. 

Cập nhật xu hướng giá vàng thế giới thông qua Biểu Đồ Giá Vàng 10 Năm Qua Trong Nước và Thế Giới tại ONUS.

Lưu ý:

Trong file tải về từ SPDR Gold Trust, nhà đầu tư cần quan tâm đến hai cột quan trọng: Ngày giao dịch và số lượng vàng nắm giữ (tính bằng tấn).

Để theo dõi thay đổi, chỉ cần trừ số lượng vàng hôm nay cho số lượng vàng hôm trước:

  • Nếu SPDR liên tục tăng lượng vàng (chênh lệch dương), giá vàng có thể tăng mạnh.
  • Nếu SPDR giảm lượng vàng nhiều ngày liên tiếp, giá vàng có khả năng giảm.

2.3. Xem biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust

Để theo dõi biểu đồ quỹ vàng SPDR Gold Trust (GLD), bạn có thể truy cập vào các trang web tài chính hoặc chính trang web của SPDR để xem dữ liệu chi tiết. Một số nguồn đáng tin cậy bao gồm:

  • Trang web chính thức của SPDR: Bạn có thể xem biểu đồ và dữ liệu tương tác về lượng vàng nắm giữ, giá trị cổ phiếu và các chỉ số kỹ thuật liên quan. Điều này cho phép bạn theo dõi diễn biến giá vàng và lượng dự trữ của quỹ một cách chi tiết. Trang web này cung cấp các công cụ phân tích kỹ thuật và biểu đồ tùy chỉnh​.
  • Investing.com: Đây là một nguồn phổ biến khác cung cấp biểu đồ thời gian thực và phân tích kỹ thuật của quỹ GLD. Tại đây, bạn có thể xem các mẫu nến, điểm xoay, và các chỉ số kỹ thuật khác để đánh giá xu hướng giá​.

Biểu đồ tổng trữ lượng vàng của SPDR

Biểu đồ này hiển thị tổng lượng vàng mà quỹ SPDR đang nắm giữ theo từng ngày. Chỉ cần di chuyển chuột qua các cột trong biểu đồ, bạn sẽ thấy được tổng lượng vàng mà quỹ sở hữu trong một ngày cụ thể. Đây là chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá xu hướng tích lũy vàng của quỹ.

Biểu đồ số lượng vàng tăng/giảm của SPDR Gold Trust.
Biểu đồ số lượng vàng tăng/giảm của SPDR Gold Trust.

Biến động giá vàng và khối lượng giao dịch trong ngày

Biểu đồ cột và đường kết hợp cung cấp cái nhìn toàn diện về khối lượng vàng giao dịch và giá đóng cửa trong ngày. Cột bên trái thể hiện số lượng vàng (tính theo tấn), cột bên phải hiển thị giá vàng tính theo USD/Ounce. Nếu không có cột hiển thị, điều đó có nghĩa SPDR không giao dịch trong ngày đó.

Biểu đồ biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust.
Biểu đồ biến động giá và hoạt động mua bán của quỹ SPDR Gold Trust.

Biểu đồ cột thể hiện lượng vàng quỹ giao dịch trong 1 ngày. Bạn cần quan tâm 2 yếu tố sau:

  • Trục tung bên trái: lượng vàng (tấn) mà quỹ SPDR Gold Trust giao dịch trong 1 ngày.
  • Trục tung bên phải: giá vàng giao quỹ dịch trong ngày hôm đó (tính theo giá đóng cửa).
  • Cột màu xanh: Chỉ số lượng vàng mua vào trong ngày/tháng/năm.
  • Cột màu đỏ: Chỉ số lượng vàng bán ra trong ngày/tháng/năm.

Các yếu tố tác động tới giá vàng và giá cổ phiếu GDL của Quỹ vàng SPDR?

Về cơ bản, Quỹ vàng SPDR Gold Trust chỉ ảnh hưởng tới xu hướng quản lý, điều tiết và niêm yết giá vàng trên thị trường vàng thế giới, nhưng không thể chi phối được giá vàng thế giới vì trữ lượng vàng mà Quỹ vàng SPDR nắm giữ không đủ lớn để có thể trở thành độc tôn trên thị trường. 

Tổng Trữ lượng vàng Quỹ SPDR và Quỹ toàn cầu (Đơn vị: tấn)
Tổng Trữ lượng vàng Quỹ SPDR và Quỹ toàn cầu (Đơn vị: tấn).

Ngoài ra, giá vàng còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như chính trị, các vấn đề về chính trị xã hội, mức tăng trưởng của nền kinh tế,… và quan trọng nhất là sự thống nhất giữa các quốc gia, địa diện là Hội đồng Vàng Thế giới WGC.

Quỹ vàng SPDR mang tới cho nhà đầu tư và thị trường những lợi ích như sau:

  • Các nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ, cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mà SPDR phát hành (đại diện là GDL) trên sàn giao dịch chứng khoán thế giới và sẽ bán ra lượng vàng vật chất tương ứng với số chứng chỉ mà nhà đầu tư đã mua.
  • Quỹ SPDR không tự bỏ tiền ra để giao dịch nhưng sẽ trở thành trung gian xử lý dòng tiền của nhà đầu tư thông qua mã chứng chỉ GDL để phản ánh tâm lý trên thị trường vàng.
  • Khi Quỹ đầu tư SPDR cung cấp các dịch vụ đầu tư mới như đầu tư quỹ, đầu tư cổ phiếu vàng, vàng online,… với nhiều ưu điểm kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư, giúp thị trường vàng sôi động nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, thanh khoản tài sản và củng cố hàng rào chống lạm phát một cách chắc chắn.

3. Hướng dẫn đầu tư quỹ vàng SPDR tại Việt Nam (Phân tích kỹ thuật và chiến lược đầu tư và lời khuyên)

3.1. Lời khuyên khi đầu tư quỹ vàng SPDR 

Lời khuyên khi đầu tư quỹ vàng SPDR 
Lời khuyên khi đầu tư quỹ vàng SPDR.
  • Có nên mua cổ phiếu của SPDR Gold Trust?

Mua cổ phiếu GLD là một lựa chọn tốt cho nhà đầu tư muốn tiếp cận thị trường vàng mà không phải mua và bảo quản vàng vật chất. Đặc biệt, SPDR có thanh khoản cao, giúp bạn dễ dàng mua bán cổ phiếu trên các sàn giao dịch lớn như NYSE. Tuy nhiên, đầu tư vào GLD cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại biên như biến động của đồng USD và các chính sách kinh tế toàn cầu.

  • Hiểu cơ chế vận hành của SPDR Gold Trust

SPDR Gold Trust (mã GLD) là quỹ ETF (Exchange Traded Fund) lớn nhất thế giới chuyên về vàng, mô phỏng giá vàng bằng cách nắm giữ vàng thỏi thực tế. Mỗi cổ phiếu của GLD đại diện cho một phần lượng vàng mà quỹ đang nắm giữ. Đầu tư vào cổ phiếu của SPDR giúp bạn có khả năng tiếp cận thị trường vàng mà không cần sở hữu vàng vật chất.

3.2. Chiến lược đầu tư vào cổ phiếu của SPDR Gold Trust

Giao dịch ngắn hạn (Short-term trading): Dựa vào các tín hiệu từ phân tích kỹ thuật, bạn có thể thực hiện giao dịch ngắn hạn để tận dụng các biến động giá trong ngắn hạn. Ví dụ, khi chỉ số RSI chạm mức quá bán hoặc khi giá vượt qua các mức kháng cự, đó có thể là cơ hội tốt để mua cổ phiếu GLD. Tuy nhiên, chiến lược này yêu cầu phải theo dõi sát sao thị trường.

  • Đầu tư dài hạn (Long-term holding)

 Nếu bạn tin rằng vàng sẽ tăng giá trong dài hạn do các yếu tố như lạm phát và sự bất ổn kinh tế, đầu tư dài hạn vào cổ phiếu GLD là một chiến lược hợp lý. Bạn có thể mua cổ phiếu và giữ chúng trong nhiều năm, đặc biệt khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái.

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Vàng là một trong những tài sản giúp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, đặc biệt trong các giai đoạn khủng hoảng. Tuy nhiên, bạn không nên tập trung toàn bộ vốn đầu tư vào vàng. Thay vào đó, nên kết hợp với các tài sản khác như cổ phiếu, bất động sản, hoặc trái phiếu để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

  • Quản lý rủi ro và theo dõi chặt chẽ

Khi đầu tư vào cổ phiếu vàng, đặc biệt là SPDR, bạn cần sử dụng các công cụ quản lý rủi ro như lệnh dừng lỗ (stop-loss orders) để bảo vệ vốn của mình trước những biến động không lường trước. Đồng thời, hãy cập nhật thường xuyên về tình hình kinh tế, chính trị và các sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá vàng.

3.3. Phân tích kỹ thuật khi đầu tư vào quỹ SPDR

Khi đầu tư vào SPDR Gold Trust, việc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật là vô cùng quan trọng để xác định xu hướng thị trường. Một số chỉ số kỹ thuật chính cần chú ý:

  • Đường trung bình động (Moving Averages – MA): Sử dụng MA 50 ngày và 200 ngày để xác định xu hướng dài hạn của giá cổ phiếu GLD. Khi giá cổ phiếu cắt lên trên đường MA 200, đó là dấu hiệu mua vào. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu cắt xuống, có thể là tín hiệu bán.
  • Chỉ báo RSI (Relative Strength Index): RSI giúp đo lường động lượng giá, thường dao động từ 0 đến 100. RSI trên 70 thường chỉ ra rằng cổ phiếu đang bị mua quá mức và có thể giảm giá, trong khi RSI dưới 30 là dấu hiệu bán quá mức, tạo cơ hội mua vào.
  • Phân kỳ MACD (Moving Average Convergence Divergence): MACD là chỉ báo kết hợp giữa hai đường MA và thường được sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của xu hướng. Phân kỳ dương cho thấy thị trường đang có xu hướng tăng, trong khi phân kỳ âm cảnh báo về sự suy giảm giá.

Ngoài các chỉ số kỹ thuật, bạn cần xem xét các yếu tố cơ bản tác động đến giá vàng:

  • Tình hình kinh tế toàn cầu: Vàng thường tăng giá khi kinh tế bất ổn hoặc lạm phát tăng cao. Sự mất giá của tiền tệ, lãi suất thấp, và căng thẳng địa chính trị là những yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng. Khi dự báo về sự bất ổn, nhà đầu tư thường đổ vốn vào vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
  • Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương: Chính sách tiền tệ, đặc biệt từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng. Khi FED hạ lãi suất hoặc có các gói kích thích kinh tế, đồng USD suy yếu và giá vàng có xu hướng tăng.

Việc đầu tư vào quỹ SPDR Gold Trust là một chiến lược hấp dẫn nếu bạn muốn đầu tư vào vàng mà không cần mua vàng vật chất. Tuy nhiên, bạn cần áp dụng các phân tích kỹ thuật và cơ bản để tối ưu hóa chiến lược đầu tư của mình. Đồng thời, hãy cân nhắc việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro một cách thông minh để đạt được hiệu quả cao nhất.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về Quỹ vàng SPDR Gold Trust là gì và cách theo dõi, phân tích dữ liệu tài chính của Quỹ SPDR Gold Trust được ONUS tổng hợp nhằm mang tới cho nhà đầu tư một kênh đầu tư vàng mới lạ. Đồng thời ONUS đã phân tích những phản ánh về tình hình biến động của dòng chảy tài chính và giá vàng trên thị trường thế giới hiện nay.

Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại sự hữu ích, bổ sung thêm kiến thức về thị trường vàng thế giới và có thêm kinh nghiệm khi giao dịch vàng trên các sàn giao dịch quốc tế.

Đọc tiếp
Câu hỏi thường gặp

Tại sao chọn ETF vàng thay vì vàng vật chất?

ETF vàng thuận tiện hơn do dễ giao dịch và không cần lo ngại việc lưu trữ. Thêm vào đó, chi phí thấp hơn vì không phải trả tiền cho việc bảo quản, bảo hiểm, hay vận chuyển vàng vật chất.

ETF vàng có phải là đầu tư an toàn?

Mặc dù chịu biến động, vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn, đặc biệt khi kinh tế bất ổn. ETF vàng mang tính ổn định hơn nhiều loại tài sản rủi ro như cổ phiếu.

ETF vàng phản ứng ra sao với biến động thị trường?

Giá ETF vàng thường tăng khi thị trường chứng khoán giảm hoặc khi lạm phát tăng. Vàng thường là lựa chọn của nhà đầu tư khi lãi suất thấp hoặc tiền tệ mất giá, làm tăng nhu cầu.

Có thể sử dụng ETF vàng để giao dịch ngắn hạn không?

ETF vàng thích hợp cho cả ngắn hạn và dài hạn vì tính thanh khoản cao, dễ dàng mua bán trên sàn giao dịch như cổ phiếu.

Sự kiện địa chính trị ảnh hưởng gì đến ETF vàng?

Khi xảy ra căng thẳng chính trị hoặc bất ổn kinh tế, nhà đầu tư thường tìm đến vàng để bảo vệ tài sản, dẫn đến việc tăng giá ETF vàng.

Biến động tiền tệ có tác động như thế nào?

Khi USD yếu đi, vàng trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư quốc tế, làm tăng nhu cầu và giá của ETF vàng.

Thời điểm nào là tốt nhất để đầu tư vào ETF vàng?

Khó dự đoán thời điểm thị trường, nhưng ETF vàng nên được xem là phần bổ sung ổn định cho một danh mục đầu tư đa dạng, nhất là khi thị trường biến động.

Giá vàng thế giới niêm yết theo Quỹ vàng SPDR Hôm Nay là bao nhiêu?

Giá vàng có động thái tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, hiện đang đạt mức 2,659.01 USD/ounce.

Giá vàng thế giới so với giá vàng Việt Nam hôm nay là bao nhiêu?

  • Giá vàng miếng SJC 

    • Mua vào: 83,700,000 VND/lượng.
    • Bán ra: 86,200,000 VND/lượng.

    Giá vàng nhẫn trơn SJC

    • Mua vào: 83,700,000 VND/lượng.
    • Bán ra: 85,600,000 VND/lượng.

    Giá vàng trang sức SJC

    • Mua vào: 83,600,000 VND/lượng.
    • Bán ra: 85,200,000 VND/lượng.

    So sánh với giá vàng thế giới:

    • Giá vàng thế giới quy đổi (chưa tính thuế, phí): khoảng 81,761,834.14 đồng/lượng 
    • Tỷ giá trên được quy đổi dựa trên tỷ giá USD ngân hàng Vietcombank hiện tại: 3,205.84 USD

    Nhận định:

    • Giá vàng SJC trong nước hôm nay tiếp tục giữ nguyên so với hôm qua.
    • Giá vàng nhẫn SJC 700,000 đồng/lượng, đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay.
    • Chênh lệch giữa giá vàng SJC và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, cho thấy sức cầu vàng trong nước vẫn mạnh.

Top 10 Quỹ đầu tư vàng trên thế giới là những quỹ nào?

Giới thiệu Top 10 Quỹ đầu tư vàng nổi tiếng nhất trên thị trường thế giới, bao gồm:

1. SPDR Gold Trust (GLD)

  • Lịch sử hình thành: Được thành lập vào năm 2004, SPDR Gold Trust là quỹ ETF vàng đầu tiên và lớn nhất thế giới, quản lý bởi State Street Global Advisors.
  • Mã cổ phiếu: GLD
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: SPDR Gold Trust đầu tư vào vàng thỏi vật chất. Mỗi cổ phiếu đại diện cho một phần của lượng vàng mà quỹ nắm giữ.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Cao, đặc biệt trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế và lạm phát.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Năm 2008-2011, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá vàng tăng từ 80 USD lên 150 USD/cổ phiếu, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư GLD.

  • Đầu tư dài hạn: Quỹ này phù hợp cho đầu tư dài hạn, do vàng thường là tài sản trú ẩn an toàn trong thời gian bất ổn kinh tế.
  • Mở rộng sang Crypto: SPDR có thể mở rộng sang crypto để tận dụng sự bùng nổ của tài sản số và đa dạng hóa danh mục đầu tư.

2. iShares Gold Trust (IAU)

Quỹ vàng iShares Gold Trust (IAU)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập vào năm 2005 và được quản lý bởi BlackRock, IAU là một quỹ ETF vàng với chi phí quản lý thấp hơn SPDR.
  • Mã cổ phiếu: IAU
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: Quỹ đầu tư vào vàng thỏi vật chất tương tự SPDR, nhưng có chi phí quản lý thấp hơn.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Tương đối cao, phù hợp cho nhà đầu tư muốn tiết kiệm chi phí quản lý.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Trong cuộc khủng hoảng COVID-19 năm 2020, giá vàng và quỹ IAU tăng mạnh do nhu cầu vàng tăng vọt.

  • Đầu tư dài hạn: IAU phù hợp cho cả đầu tư dài hạn và trung hạn nhờ chi phí thấp và tính ổn định của vàng.
  • Mở rộng sang Crypto: BlackRock đã mở rộng sang thị trường Crypto để khai thác tiềm năng của tiền điện tử và công nghệ blockchain.

3. ETF Securities Gold Bullion Securities (GBS)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập năm 2003, GBS là một trong những quỹ ETF vàng đầu tiên, tập trung vào đầu tư vào vàng vật chất.
  • Mã cổ phiếu: GBS
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: Quỹ này nắm giữ vàng thỏi và phản ánh trực tiếp giá trị thực tế của vàng.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Trung bình, nhưng ổn định khi giá vàng tăng.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Trong giai đoạn 2016-2020, khi giá vàng tăng mạnh, quỹ này đã mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư.

  • Đầu tư dài hạn: GBS phù hợp với đầu tư dài hạn nhờ vào sự ổn định của vàng vật chất.
  • Mở rộng sang Crypto: ETF Securities có thể khám phá đầu tư vào crypto nhằm tận dụng sự phát triển của thị trường tài sản số.

4. PowerShares DB Gold ETF (DGL)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập vào năm 2007, quỹ này tập trung vào hợp đồng tương lai vàng thay vì vàng vật chất.
  • Mã cổ phiếu: DGL
  • Loại hình đầu tư: Hợp đồng tương lai vàng
  • Sản phẩm đầu tư: DGL đầu tư vào hợp đồng tương lai vàng, nhằm tận dụng lợi nhuận từ sự biến động của giá vàng trong ngắn hạn.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Trung bình, tuy nhiên dao động mạnh do hợp đồng tương lai có tính biến động cao.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Giai đoạn 2011, giá vàng tăng mạnh, giúp DGL mang lại lợi nhuận lớn nhờ hợp đồng tương lai.

  • Đầu tư ngắn hạn: Quỹ này phù hợp cho các nhà đầu tư ngắn hạn do khả năng tận dụng biến động ngắn hạn của hợp đồng tương lai vàng.
  • Mở rộng sang Crypto: Do sự phổ biến của hợp đồng tương lai trong crypto, DGL có thể mở rộng chiến lược sang thị trường này để thu hút thêm nhà đầu tư.

5. Granite iShares Gold Trust (BAR)

Quỹ vàng Granite iShares Gold Trust (BAR)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập vào năm 2017, quỹ này nổi bật với chi phí quản lý thấp nhất trong các quỹ ETF vàng.
  • Mã cổ phiếu: BAR
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: Quỹ đầu tư vào vàng thỏi vật chất.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Trung bình, nhưng ổn định nhờ chi phí quản lý thấp.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Vào năm 2020, đại dịch bùng phát khiến giá vàng tăng mạnh, giúp quỹ BAR đạt lợi nhuận cao.

  • Đầu tư dài hạn: Phù hợp cho đầu tư dài hạn nhờ vào chi phí thấp và sự ổn định của vàng vật chất.
  • Mở rộng sang Crypto: Với sự phát triển của thị trường tài sản số, quỹ này có thể mở rộng sang Crypto để đáp ứng nhu cầu mới.

6. Invesco DB Gold Fund (DGL)

Quỹ vàng Invesco DB Gold Fund (DGL)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập vào năm 2007, quỹ này đầu tư vào hợp đồng tương lai vàng.
  • Mã cổ phiếu: DGL
  • Loại hình đầu tư: Hợp đồng tương lai vàng
  • Sản phẩm đầu tư: Đầu tư vào hợp đồng tương lai vàng để tận dụng biến động giá trong ngắn hạn.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Trung bình, phụ thuộc vào biến động ngắn hạn của giá vàng.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Trong giai đoạn tăng giá vàng vào năm 2011, DGL đã đạt được lợi nhuận lớn nhờ đầu tư hợp đồng tương lai.

  • Đầu tư ngắn hạn: Quỹ này phù hợp cho nhà đầu tư ngắn hạn nhờ vào tính thanh khoản cao của hợp đồng tương lai.
  • Mở rộng sang Crypto: DGL có thể mở rộng sang crypto để khai thác sự tăng trưởng của thị trường tài sản số và hợp đồng tương lai tiền điện tử.

7. Aberdeen Standard Physical Gold Shares ETF (SGOL)

  • Lịch sử hình thành: Thành lập vào năm 2009, quỹ này nổi bật với việc đầu tư vào vàng vật chất và có tỷ lệ chi phí thấp.
  • Mã cổ phiếu: SGOL
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: Đầu tư hoàn toàn vào vàng vật chất.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Cao và ổn định nhờ sự an toàn của vàng vật chất.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Năm 2020, SGOL ghi nhận mức tăng trưởng lớn khi giá vàng đạt đỉnh.

  • Đầu tư dài hạn: SGOL phù hợp cho đầu tư dài hạn nhờ vào sự ổn định và tính chất an toàn của vàng vật chất.
  • Mở rộng sang Crypto: Quỹ có thể mở rộng sang crypto để cung cấp thêm lựa chọn đầu tư và đa dạng hóa danh mục.

8. Goldman Sachs Gold ETF

  • Lịch sử hình thành: Quỹ do Goldman Sachs thành lập nhằm cung cấp cơ hội đầu tư vào vàng thông qua các công cụ tổng hợp.
  • Mã cổ phiếu: Không cố định
  • Loại hình đầu tư: Vàng tổng hợp
  • Sản phẩm đầu tư: Đầu tư vào các công cụ phái sinh liên quan đến vàng.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Trung bình, tuy nhiên mang lại lợi nhuận cao khi thị trường có biến động mạnh.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Trong năm 2019, khi lãi suất giảm và giá vàng tăng, quỹ đã đạt được lợi nhuận cao.

  • Đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Phù hợp cho cả ngắn hạn và dài hạn nhờ vào khả năng linh hoạt của các công cụ phái sinh.

9. Sprott Physical Gold Trust (PHYS)

  • Lịch sử hình thành: Sprott Physical Gold Trust được thành lập vào năm 2010 bởi Sprott Asset Management. Quỹ tập trung vào việc đầu tư hoàn toàn vào vàng vật chất và cung cấp cho nhà đầu tư quyền sở hữu vàng thực tế.
  • Mã cổ phiếu: PHYS
  • Loại hình đầu tư: Vàng vật chất
  • Sản phẩm đầu tư: Quỹ đầu tư vào vàng vật chất, cung cấp cho nhà đầu tư khả năng đổi lấy vàng thật, một yếu tố nổi bật so với các quỹ ETF khác.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Cao, đặc biệt trong các giai đoạn giá vàng tăng mạnh, vì quỹ hoàn toàn được hỗ trợ bằng vàng vật chất.

Ví dụ sự kiện đầu tư có lãi: Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhu cầu vàng tăng mạnh đã đẩy giá PHYS lên cao, mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư.

  • Đầu tư dài hạn: Phù hợp cho đầu tư dài hạn do vàng là một tài sản bảo vệ giá trị trong thời gian dài, và khả năng đổi lấy vàng vật chất càng củng cố giá trị đầu tư.
  • Mở rộng sang Crypto: Sprott đang nghiên cứu mở rộng sang thị trường crypto nhằm cung cấp các sản phẩm đầu tư tương tự, như quỹ vật chất cho tài sản số như Bitcoin, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tài sản kỹ thuật số.

10. BlackRock Global Funds - World Gold Fund

  • Lịch sử hình thành: Được quản lý bởi BlackRock, một trong những tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, World Gold Fund được thành lập nhằm giúp nhà đầu tư tiếp cận các công ty khai thác vàng trên toàn cầu.
  • Mã cổ phiếu: Không cố định (tuỳ vào thị trường giao dịch)
  • Loại hình đầu tư: Công ty khai thác vàng và tài sản liên quan đến vàng
  • Sản phẩm đầu tư: Quỹ này đầu tư vào các công ty khai thác vàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác vàng, thay vì vàng vật chất hoặc hợp đồng tương lai vàng.
  • Tỷ suất sinh lời (ROI): Cao, đặc biệt trong các giai đoạn giá vàng tăng, do các công ty khai thác vàng thường được hưởng lợi trực tiếp từ giá vàng cao.

Vì sao nên tận dụng sự phát triển và mở rộng danh mục đầu tư sang Crypto?

Các quỹ vàng lớn như SPDR Gold Trust và các quỹ khác đang dần mở rộng sang thị trường Crypto nhằm tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của tài sản số và bổ sung thêm lựa chọn cho nhà đầu tư. Việc mở rộng này có nhiều lợi ích quan trọng:

  • Tăng trưởng tiềm năng của Crypto: Crypto, đặc biệt là Bitcoin, ETH,... được xem như một loại tài sản mới với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai. Giống như vàng, Crypto có thể đóng vai trò là "tài sản trú ẩn" khi các đồng tiền fiat đối mặt với lạm phát hoặc sự bất ổn kinh tế.
  • Bảo vệ giá trị trong thời kỳ biến động: Tương tự như vàng, Crypto có thể giúp bảo vệ giá trị tài sản trong thời gian thị trường tài chính biến động mạnh. Nhiều nhà đầu tư xem Crypto là một phương tiện để phân tán rủi ro, đặc biệt khi thị trường chứng khoán truyền thống và tiền tệ không ổn định.

SHARES