Trang chủ
/ Nghiên cứu
/ Tìm hiểu về XRP

Ripple từ A đến Z - Thông tin về Ripple, XRP Ledger và XRP coin

XRP XRP
icon
2.67%
Phương tiện thanh toán xuyên biên giới phát triển bởi Ripple

Ripple là gì?

Ripple một giao thức mã nguồn mở được sử dụng như một hệ thống thanh toán ngang hàng phân tán. Tương tự như Bitcoin, Ripple sử dụng công nghệ blockchain nhằm cung cấp các giải pháp thanh toán an toàn, hỗ trợ giải quyết các giao dịch tài chính giữa các ngân hàng với mức chi phí cực kỳ thấp.

Trang web chính thức của Ripple: https://ripple.com

XRP là gì?

XRP là một loại tiền điện tử được sử dụng để tạo điều kiện thanh toán trên mạng lưới Ripple. XRP được sử dụng để thanh toán, cung cấp thanh khoản và tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới.

XRP Ledger

XRP Ledger (có thể được gọi là Ripple Blockchain, XRP Ledger Ripple) là một sổ cái phân tán (DLT) được sử dụng để ghi lại các giao dịch XRP trên mạng lưới Ripple. Nó là một nền tảng công khai, mã nguồn mở cho phép các tổ chức tài chính và các bên khác thực hiện thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả trên toàn cầu.

XRP Ledger hoạt động khác với các blockchain truyền thống ở một số điểm:

  • Sử dụng thuật toán đồng thuận độc đáo: XRP Ledger sử dụng thuật toán đồng thuận Ripple (RPCA) để xác minh các giao dịch, thay vì Proof of Work (PoW) hoặc Proof of Stake (PoS).
  • Có tốc độ giao dịch cao: XRP Ledger có thể xử lý tới 1.500 giao dịch mỗi giây, nhanh hơn nhiều so với các blockchain khác.
  • Có phí giao dịch thấp: Phí giao dịch trên XRP Ledger rất thấp, thường chỉ là một phần nhỏ của một XRP coin.

Để tra cứu thông tin trên blockchain XRP, bạn có thể sử dụng một công cụ là XRP Ledger Explorer. XRP Ledger Explorer có thể giúp bạn:

  • Tra cứu giao dịch (XRP Check Transaction)
  • Tra cứu các ví XRP mới (XPR New Address)
  • Tra cứu các cá voi nắm giữ XRP số lượng lớn (XRP Whale)

XRP vs SEC

Vụ kiện XRP SEC (XRP Lawsuit) là sự kiện pháp lý lớn bậc nhất ngành crypto.

Vào tháng 12 năm 2020, SEC khởi kiện cáo buộc Ripple Labs đã bán XRP như một loại chứng khoán chưa đăng ký. Ripple Labs phủ nhận cáo buộc này và cho rằng XRP là một loại tiền tệ.

Tới ngày 13/07/2023, XRP thắng kiện một phần khi Thẩm phán Analisa Torres đưa phán quyết: Ripple không vi phạm luật chứng khoán liên bang khi bán XRP trên các sàn giao dịch công khai.

Tuy nhiên, đây chưa phải là kết thúc và hiện chưa rõ vụ kiện XRP khi nào kết thúc.

Toàn cảnh vụ kiện được cập nhật chi tiết tại: Ripple (XRP) vs SEC

Ví XRP

XRP Wallet là một ví tiền điện tử cho phép bạn lưu trữ, gửi và nhận XRP. Có hai dạng ví XRP chính:

  • Ví lưu ký: Các ví này được quản lý bởi bên thứ ba, chẳng hạn như sàn giao dịch tiền điện tử.
  • Ví phi lưu ký: Các ví này cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn khóa cá nhân của mình.

Địa chỉ XRP là một chuỗi ký tự được sử dụng để xác định ví XRP của bạn. Nó tương tự như số tài khoản ngân hàng. Bạn cần cung cấp địa chỉ XRP của mình cho người gửi để họ có thể gửi XRP cho bạn.

Lịch sử phát triển của Ripple (XRP)

Năm 2011, David Schwartz, Jed McCaleb và Arthur Britto bắt đầu phát triển một hệ thống chuyển giao giá trị không cần đào coin, dẫn đến sự ra đời của XRP Ledger vào tháng 6/2012. Họ cùng Chris Larsen thành lập công ty NewCoin, sau đổi tên thành OpenCoin và cuối cùng là Ripple.

Jed McCaleb, một trong những nhà sáng lập, rời công ty năm 2014 để lập Stellar, sau khi nhận thưởng 9 tỷ XRP. Mạng lưới Ripple ban đầu bao gồm các sản phẩm như XRP Ledger, giao thức giao dịch Ripple, và tiền điện tử XRP, sau này được tích hợp thành hệ thống RippleNet.

Ripple đã cung cấp 80 tỷ token XRP để tăng thanh khoản và hỗ trợ giao dịch. Năm 2020, Quỹ XRPL phi lợi nhuận được thành lập, huy động 6,5 triệu USD để phát triển và mở rộng hệ sinh thái XRP Ledger, đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác với các nhà phát triển, doanh nghiệp và cộng đồng.

Đội ngũ phát triển Ripple (XRP)

Ripple được sáng lập và lãnh đạo bởi Chris Larsen và Brad Garlinghouse.

  • Chris Larsen thành lập Ripple Labs năm 2012 với tầm nhìn xây dựng hệ thống thanh toán toàn cầu nhanh chóng, tiết kiệm.
  • Brad Garlinghouse, gia nhập Ripple năm 2013, hiện là Chủ tịch và CEO, đã đưa Ripple trở thành công ty thanh toán blockchain hàng đầu.

Những thành viên cốt lõi khác:

  • Arthur Britto: Giám đốc kỹ thuật của Ripple, đồng sáng lập PolySign và chuyên gia thiết kế blockchain.
  • Jed McCaleb: Giám đốc sản phẩm, nhà phát triển phần mềm dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain.

XRP Ledger giải quyết vấn đề gì?

Hệ thống tài chính hiện tại vẫn phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng lỗi thời, khiến việc chuyển tiền, bao gồm thanh toán và giao dịch xuyên biên giới, trở nên chậm chạp, tốn kém và phụ thuộc vào các tổ chức tập trung. Những giao dịch này có thể mất vài ngày, thậm chí vài tuần để hoàn tất và phải chịu phí giao dịch cao.

XRP Ledger (XRPL) cung cấp một giải pháp thay thế công khai và phi tập trung, có khả năng xử lý và hoàn tất hàng nghìn giao dịch mỗi giây với chi phí chỉ dưới 0.01 USD. Điều này khiến XRPL trở thành lựa chọn lý tưởng cho các khoản thanh toán nội địa và quốc tế.

Với tính chất phi tập trung, XRPL loại bỏ sự phụ thuộc vào các tổ chức trung gian như ngân hàng, giúp giảm đáng kể chi phí và tăng cường tính bảo mật. Đồng thời, nhờ không có điểm tập trung duy nhất nào, XRPL trở nên bền vững hơn, khó bị tấn công hoặc kiểm soát.

Ngoài ra, tính năng On-Demand Liquidity (ODL) của XRPL cho phép thực hiện các giao dịch xuyên biên giới mà không cần duy trì tài khoản dự trữ trước hoặc dựa vào hệ thống ngân hàng truyền thống, giúp khách hàng chuyển tiền trên toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các sản phẩm chính của Ripple (XRP)

  1. XRP Ledger: Sổ cái phân tán mã nguồn mở, hỗ trợ giao dịch tài sản nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, sử dụng thuật toán đồng thuận RPCA và đồng tiền XRP.
  2. RippleNet: Mạng lưới kết nối các tổ chức tài chính, ngân hàng để cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu, gồm các sản phẩm chính:
  • xCurrent: Hệ thống thanh toán tức thì, dễ dàng theo dõi giao dịch.
  • xRapid: Giải pháp thanh khoản theo yêu cầu (ODL), sử dụng XRP để kết nối các loại tiền pháp định.
  • xVia: Công cụ API giúp khách hàng kết hợp các dịch vụ RippleNet một cách linh hoạt.

XRP Ledger hoạt động như thế nào?

XRP Ledger là một blockchain phi tập trung, sử dụng đồng tiền kỹ thuật số XRP để xử lý và ghi nhận các giao dịch tài chính. Các thành phần chính của XRP Ledger bao gồm:

1. Thuật toán đồng thuận

XRP Ledger sử dụng một thuật toán đồng thuận độc đáo dựa trên công nghệ sổ cái phân tán (DLT) gọi là “XRP Ledger Consensus Protocol”. Không giống như Bitcoin hay Ethereum, XRP Ledger không phụ thuộc vào cơ chế Proof of Work (PoW) hay Proof of Stake (PoS).

Thay vào đó, thuật toán đồng thuận của XRP Ledger đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong mạng lưới thanh toán đều đồng ý về thứ tự và tính hợp lệ của các giao dịch một cách nhẹ nhàng về tính toán. Khi bất kỳ tài sản nào, chẳng hạn như XRP, được gửi từ địa chỉ này sang địa chỉ khác, các trình xác thực (validators) trên mạng sẽ cùng làm việc để xác nhận giao dịch. Quá trình này diễn ra mỗi vài giây, được gọi là "sổ cái" (ledger).

2. Nodes và Validators

  • Nodes: Là các máy tính hoặc máy chủ duy trì một bản sao đầy đủ của blockchain. Nodes đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho mạng lưới phi tập trung. Bất kỳ ai cũng có thể chạy một node để đảm bảo rằng không có tổ chức nào kiểm soát hoàn toàn sổ cái.
  • Validators: Là một nhóm nhỏ hơn các node có trách nhiệm bổ sung, được lựa chọn cẩn thận để duy trì tính toàn vẹn của mạng. Các validators tham gia vào quá trình đồng thuận bằng cách cùng xem xét và xác minh các giao dịch. Điều này giúp ngăn chặn gian lận hoặc tình trạng chi tiêu kép (double-spending).

3. Quá trình thỏa thuận giao dịch

XRP Ledger đạt được sự đồng thuận giao dịch thông qua 4 bước:

  • Giai đoạn đề xuất (Proposal Phase): Khi người dùng khởi tạo một giao dịch, một đề xuất được tạo và phát đi toàn mạng. Đề xuất này bao gồm thông tin chi tiết như người gửi, người nhận và số tiền.
  • Xác minh (Validation): Các validators nhận được đề xuất và bắt đầu quy trình xác minh. Họ kiểm tra đề xuất dựa trên các quy tắc, đảm bảo người gửi có đủ XRP để hoàn tất giao dịch và ngăn chặn chi tiêu kép.
  • Đồng thuận (Consensus): Validators trao đổi với nhau để đạt đồng thuận về tính hợp lệ của giao dịch. Quá trình này diễn ra qua nhiều vòng, trong đó các validators chia sẻ ý kiến và thống nhất về một tập hợp các giao dịch hợp lệ để thêm vào sổ cái.
  • Hoàn tất (Finalization): Khi đồng thuận được đạt, các giao dịch được chọn sẽ được hoàn tất và thêm vào XRP Ledger. Tại thời điểm này, sổ cái được cập nhật và các giao dịch trở nên bất biến (không thể thay đổi).

Những đổi mới quan trọng của XRPL

XRP Ledger (XRPL) nổi bật nhờ các tính năng nhằm thay đổi cách xử lý giao dịch.

Những đổi mới này nhằm giúp XRPL trở thành công nghệ cho tương lai tài chính, cung cấp giải pháp thay thế nhanh hơn, rẻ hơn và bền vững hơn cho các hệ thống truyền thống.

Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về các tính năng chính của XRP Ledger

  • Phát triển các ứng dụng tài chính hiệu quả: XRPL cung cấp môi trường thân thiện với người dùng để các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng hướng tới các dịch vụ tài chính.
  • Chi phí giao dịch thấp: XRPL cho phép người dùng gửi và nhận tiền mà không phải chịu phí cao. 
  • Hiệu suất cao: Với khả năng xử lý hàng nghìn giao dịch mỗi giây, XRPL đảm bảo tốc độ giao dịch nhanh chóng và hiệu quả để giải quyết thanh toán trực tuyến.
  • Tính bền vững: XRPL được thiết kế để bền vững nhờ cơ chế đồng thuận tiết kiệm năng lượng.

Ưu điểm và nhược điểm của Ripple (XRP)

1. Ưu điểm của Ripple (XRP)

  • Tốc độ giao dịch nhanh: XRP Ledger xử lý giao dịch chỉ trong 3-5 giây, nhanh hơn nhiều so với Bitcoin (10 phút) hoặc Ethereum (15 giây - vài phút).
  • Chi phí giao dịch thấp: Mỗi giao dịch chỉ tiêu tốn một khoản phí rất nhỏ (thường dưới 0,01 USD), phù hợp cho cả giao dịch vi mô và thanh toán lớn.
  • Khả năng mở rộng cao: XRPL có thể xử lý tới 1,500 giao dịch mỗi giây, vượt xa khả năng của nhiều blockchain phổ biến khác.
  • Hỗ trợ thanh khoản theo yêu cầu (ODL): XRP giúp giải quyết bài toán thanh toán xuyên biên giới bằng cách loại bỏ nhu cầu tài khoản dự trữ trước, giúp các tổ chức tài chính giảm chi phí và tăng hiệu quả.
  • Tiết kiệm năng lượng: So với Bitcoin (PoW), XRP Ledger tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều nhờ sử dụng thuật toán đồng thuận độc đáo.

2.  Nhược điểm của Ripple (XRP)

  • Tác động pháp lý: XRP đã và đang đối mặt với các vấn đề pháp lý, đặc biệt là vụ kiện với SEC tại Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến tính ổn định và niềm tin từ nhà đầu tư.
  • Cạnh tranh từ các đối thủ: XRP phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các dự án blockchain khác như Stellar (XLM), SWIFT GPI, và các stablecoin như USDT, USDC trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
  • Khả năng mở rộng ứng dụng ngoài lĩnh vực tài chính hạn chế: XRP tập trung mạnh vào thanh toán xuyên biên giới, nhưng các ứng dụng trong DeFi, NFT hay Web3 còn hạn chế so với các blockchain như Ethereum hoặc Solana.
Câu hỏi thường gặp
Tin Tức
reply
Chưa có bài viết nào
Dữ liệu thị trường
XRP coin
Cập nhật gần nhất vào 2024-12-21 14:44 (UTC)