Crypto Rug pull là gì? Đây là một hình thức lừa đảo tinh vi, nơi những kẻ xấu lợi dụng lòng tin của nhà đầu tư để chiếm đoạt tài sản. Khi các nhà phát triển đột ngột rút hết vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ mất trắng. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết một dự án có nguy cơ rug pull crypto? Làm thế nào để phòng tránh?
1. Rug Pull là gì?
Crypto rug pull là gì? Rug Pull crypto là một hình thức lừa đảo trong thị trường tiền điện tử, khi nhóm phát triển bất ngờ từ bỏ dự án và rút toàn bộ thanh khoản. Thuật ngữ này xuất phát từ câu “pull the rug out from under (someone)”, nghĩa là “qua cầu rút ván”.
2. NFT rug pull là gì?
Định nghĩa về NFT rug pull tương tự như rug pull trong các dự án tài chính phi tập trung (DeFi). Các trường hợp NFT rug pull thường liên quan đến một bộ sưu tập NFT, chẳng hạn như bộ sưu tập ảnh đại diện (PFP).
Trong giai đoạn trước khi ra mắt, các nhà phát triển và nhà sáng tạo đứng sau bộ sưu tập NFT sẽ tìm cách thu hút những người “mint” sớm bằng cách quảng bá quá mức, thường thông qua các kênh truyền thông xã hội và các nhà ảnh hưởng trong lĩnh vực tiền điện tử. Nhiều bộ sưu tập NFT cũng yêu cầu người dùng phải nằm trong danh sách “whitelist” để có thể mint, từ đó làm tăng tính độc quyền của bộ sưu tập NFT.
Khi dự án NFT được ra mắt và người dùng mint bộ sưu tập (thường là với một mức giá cố định), các nhà phát triển có thể rút tiền ra khỏi hệ sinh thái và biến mất, thực hiện một vụ NFT rug pull. Ngoài ra, các nhà sáng tạo cũng có thể đợi cho đến khi giá trị NFT tăng lên một mức nhất định trước khi rút toàn bộ số tiền từ cộng đồng.
3. Hard pull và soft pull
Khi nhắc đến các vụ rug pull, đôi khi bạn sẽ nghe nhắc đến hai thuật ngữ “hard pull” và “soft pull”. Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này là:
- Hard pull xảy ra khi các nhà phát triển cố tình tạo ra các lỗ hổng ẩn (backdoor) trong hợp đồng thông minh của dự án. Những lỗ hổng này cho phép họ khai thác dự án và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Lỗ hổng ẩn này thường khó phát hiện, và khi các nhà phát triển khai thác xong dự án, họ biến mất, để lại các token vô giá trị cho nhà đầu tư.
- Soft pull xảy ra khi các nhà phát triển bán tháo số lượng lớn token của họ, khiến giá trị của dự án giảm mạnh. Điều này cũng khiến nhà đầu tư bị bỏ lại với các token vô giá trị, nhưng ít ác ý hơn so với hard pull, vì các nhà phát triển không cố ý tạo ra lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của dự án.
4. Các loại Rug Pull Crypto
Rug Pull có thể được chia thành hai loại: hard và soft. Hard Rug Pull diễn ra khi nhà phát triển có ý định lừa đảo ngay từ đầu bằng cách tích hợp mã độc cho phép họ đánh cắp tiền của nhà đầu tư. Soft Rug Pull xảy ra khi nhà phát triển tăng giá trị dự án qua hoạt động marketing, sau đó rút lui và mang theo tiền của nhà đầu tư.
Các hình thức Rug Pull Crypto phổ biến trong thị trường tiền điện tử gồm:
- Liquidity stealing (đánh cắp thanh khoản): Đây là hình thức Hard Rug Pull. Nhà phát triển phát hành token và đưa chúng vào pool thanh khoản cùng các tài sản có giá trị như BNB, ETH, stablecoin để tạo giá trị ban đầu. Sau khi thu hút nhà đầu tư, họ đột ngột rút thanh khoản, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
- Limiting sell orders (giới hạn bán): Cũng là một dạng Hard Rug Pul Cryptol, nhà phát triển lập trình token sao cho chỉ họ có thể bán. Nhà đầu tư mua phải các token này sẽ mất tiền mà không thể bán được chúng.
- Dumping (bán tháo): Đây là một kiểu Soft Rug Pull Crypto tương tự như “pump and dump” trong chứng khoán. Nhà phát triển tăng giá trị token để thu hút đầu tư và sau đó bán toàn bộ token mà họ nắm giữ, khiến giá giảm mạnh. Kế hoạch này có thể diễn ra trong vài giờ hoặc kéo dài nhiều năm.
5. Cách Rug pull hoạt động
Quá trình thực hiện rug pull thường diễn ra theo các bước sau:
- Tạo dự án: Nhóm lừa đảo tạo ra một dự án và phát hành token hoặc NFT thông qua hợp đồng thông minh.
- Tạo giá trị ban đầu: Đưa token vào pool thanh khoản chung với các loại token khác như BTC, ETH, BNB để tạo giá trị ban đầu cho token lừa đảo.
- Thu hút nhà đầu tư: Sử dụng các phương pháp quảng cáo để thu hút nhà đầu tư, nhằm làm tăng giá token một cách nhanh chóng.
- Thực hiện lừa đảo: Khi đã có đủ người tham gia, dự án thực hiện hành vi lừa đảo bằng hai cách:
- Fast rug pull: Làm giảm giá token xuống gần 0 trong thời gian ngắn.
- Slow rug pull: Giảm giá dần dần trong nhiều ngày, làm cho hành vi lừa đảo ít bị phát hiện hơn.
6. Hậu quả của Rug Pull là gì?
Rug pull là gì? Crypto rug pull là một mối nguy hại lớn đối với thị trường tiền điện tử, mang đến nhiều hậu quả tiêu cực như:
- Gây mất mát tài sản cho nhà đầu tư
- Làm ngừng hoạt động các dự án
- Làm tăng rủi ro của thị trường crypto
Theo Comparitech, từ năm 2021 đến nay, đã có 662 vụ rug pull trong lĩnh vực DeFi và NFT, gây thiệt hại hơn 26 tỷ USD. Kể từ khi thị trường crypto trở nên phổ biến vào năm 2017, các vụ rug pull đã gây thiệt hại hàng tỷ USD cho nhà đầu tư.
7. Rug pull có phạm pháp không?
Mặc dù rug pull trong tiền điện tử luôn bị coi là phi đạo đức, nhưng không phải lúc nào cũng vi phạm pháp luật. Hard rug pull, khi các nhà phát triển cài đặt lỗ hổng ẩn ác ý trong token của họ, là hành vi phạm pháp.
Trong khi đó, soft rug pull, khi các nhà phát triển bán tháo tài sản tiền điện tử một cách nhanh chóng, mặc dù phi đạo đức, nhưng không phải lúc nào cũng trái luật. Ccác hoạt động gian lận trong ngành tiền điện tử, bao gồm cả rug pull, rất khó theo dõi và truy tố.
Một trong những khó khăn chính là quy định về gian lận trong tiền điện tử vẫn chưa được thống nhất trên toàn thế giới. Quy định khác nhau giữa các khu vực có thể gây ra sự mơ hồ và nhầm lẫn.
8. Các vụ lừa đảo Rug Pull Cryto điển hình
Trong những năm qua, thị trường tiền điện tử đã chứng kiến nhiều vụ lừa đảo rug pull crypto đình đám, làm thiệt hại lớn cho nhà đầu tư và gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn ngành. Dưới đây là một số rug pull project điển hình mà nhà đầu tư nên biết để nâng cao cảnh giác và bảo vệ tài sản của mình.
8.1. AnubisDAO rug pull project
AnubisDAO là một vụ lừa đảo crypto rug pull điển hình, các nhà phát triển giấu tên chiếm đoạt khoảng 60 triệu USD từ nhà đầu tư. NFT rug pull đã rút toàn bộ thanh khoản chỉ sau 20 giờ kể từ khi mở bán token, sau khi thu hút đầu tư bằng một loại tiền tệ phi tập trung được hỗ trợ bởi một rổ tài sản.
8.2. WholeFarm
WhaleFarm thu hút WhaleFarm đã thu hút nhiều nhà đầu tư với cam kết lợi nhuận APY cao lên đến hàng nghìn phần trăm trong mảng Yield Farming. Tuy nhiên, vào tháng 6/2021, nhóm phát triển ẩn danh đã đột ngột rút hết thanh khoản, khiến giá token giảm 99% chỉ trong vài phút và gây thiệt hại lên đến 2,3 triệu USD.
8.3. Thodex
Thodex từng là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vào năm 2021, nhà sáng lập của sàn đã bỏ trốn sang Albania sau khi bị cáo buộc lừa đảo số tiền lên đến 2,7 tỷ USD.
Năm 2022, nhà sáng lập Ozer lại thu hút sự chú ý khi bị bắt ở Albania và dẫn độ về Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rằng họ yêu cầu mức án hơn 40.000 năm tù cho Ozer và các đồng phạm trong vụ lừa đảo này.
8.4. Squid Game
Dự án tiền điện tử Squid Game được lấy cảm hứng từ bộ phim Netflix, đã huy động được 3.3 triệu USD. Tuy nhiên, đội ngũ phát triển đã lợi dụng lỗ hổng trong hợp đồng thông minh để thực hiện crypto rug pull, khiến giá trị token SQUID giảm 99% so với mức cao nhất.
8.5. Mutant Ape Planet
Mutant Ape Planet (MAP) là một bộ sưu tập NFT gồm 6,799 Mutant Ape. Sau khi mở bán thành công, nhóm phát triển dự án đã lừa đảo và chiếm đoạt 2.9 triệu USD từ các nhà đầu tư, rồi bỏ trốn.
Vào ngày 14/11/2023, Aurelien Michel, người đứng sau Mutant Ape Planet, đã nhận tội liên quan đến vụ lừa đảo rug pull trị giá gần 3 triệu USD, theo thông báo từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ). Michel, một công dân Pháp sống tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), bị bắt tại New York đầu năm 2023.
8.6. StableMagnet
Vào tháng 6/2021, hơn 27 triệu USD của người dùng StableMagnet đã bị đánh cắp. Nhóm phát triển đã cài lỗ hổng trong hợp đồng thông minh của sàn giao dịch phi tập trung này trên BNB Smart Chain, cho phép họ rút hết tiền từ các pool thanh khoản và các giao dịch đã phê duyệt.
8.7. Compounder Finance
Compounder Finance là một nền tảng Yield Farming được phát triển dựa trên Yearn Finance. 12/2020, đội ngũ phát triển ẩn danh của dự án đã lợi dụng một lỗ hổng trong hợp đồng thông minh để đánh cắp tài sản trị giá 10,8 triệu USD bao gồm 750.000 USD WBTC, 4,8 triệu USD ETH, 5 triệu USD DAI và một số token khác.
8.8. DeFi100
DeFi100 được coi là một trong những rug pull project nghiêm trọng nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Giao thức DeFi này được xây dựng trên BNB Smart Chain, nhưng các nhà sáng lập đã lừa đảo và bỏ trốn với số tiền lên đến 32 triệu USD của người dùng.
Sau khi bỏ trốn, họ đã để lại một thông điệp trên trang web của dự án, nói rằng: “Chúng tôi đã lừa bạn và bạn không thể làm gì để thay đổi tình hình.” Đây là một ví dụ điển hình về sự liều lĩnh trong các dự án tiền điện tử.
8.9. Doraemon
Doraemon là một dự án memecoin trên nền tảng Solana, vừa thực hiện rug pull vào ngày 26/6/2024. Theo thông tin từ Lookonchain, nhóm phát triển dự án đã bán 2,5 triệu DORAE token, thu về hơn 1,4 triệu USD và khiến giá token giảm mạnh tới 99%.
9. Dấu hiệu nhận biết Rug Pull
Để tránh rơi vào bẫy rug pull, ngoài hiểu Rug pull là gì thì điều quan trọng là phải nhận diện những dấu hiệu cảnh báo. Nhận biết các dấu hiệu này có thể giúp bạn bảo vệ tài sản và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào các dự án tiền điện tử. Dưới đây là những dấu hiệu chính để bạn chú ý.
9.1. Đội ngũ phát triển ẩn danh
Khi xem xét việc đầu tư vào một dự án tiền điện tử, đội ngũ phát triển là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Nếu đội ngũ phát triển là ẩn danh hoặc các tài khoản mạng xã hội của dự án mới được tạo gần đây, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về khả năng lừa đảo.
9.2. Thiếu cơ chế khóa thanh khoản
Đối với các dự án đáng tin cậy, thường thì các pool thanh khoản sẽ được khóa tiền của nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp đảm bảo rằng các giao dịch như hoán đổi token, cho vay và các hoạt động khác có thể diễn ra một cách suôn sẻ và ngăn chặn các nhà sáng lập dự án rút hết thanh khoản rồi bỏ trốn.
Nếu một dự án không thực hiện việc khóa thanh khoản, đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo quan trọng về nguy cơ lừa đảo.
9.3. Thiếu tính minh bạch về mã nguồn
Việc công khai mã nguồn là một yếu tố quan trọng trong các dự án tiền điện tử. Mã nguồn mở cho phép cộng đồng và các chuyên gia kiểm tra và theo dõi hoạt động của đội ngũ phát triển dự án. Nếu một dự án không công khai mã nguồn, điều đó có thể chỉ ra sự thiếu minh bạch và có thể là dấu hiệu không đáng tin cậy của dự án.
9.4. Tiềm ẩn nhiều rủi ro bảo mật do chưa được kiểm toán
Trong ngành tiền điện tử, các dự án đáng tin cậy thường mời các công ty bên thứ ba thực hiện kiểm tra bảo mật cho smart contract nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống. Khi quyết định đầu tư, bạn nên cẩn trọng với các dự án không thực hiện kiểm tra bảo mật, vì việc này có thể chỉ ra rủi ro tiềm ẩn và sự thiếu minh bạch.
9.5. Phân bổ token không đồng đều
Khi một số ít cá nhân nắm giữ phần lớn số token của dự án, họ có thể dễ dàng bán toàn bộ số token này. Điều này có thể gây ra sự biến động lớn về giá và ảnh hưởng xấu đến các nhà đầu tư khác đang giữ token của dự án.
9.6. Website thiếu chuyên nghiệp
Website của một dự án tiền điện tử thường là hình ảnh đại diện chính thức của dự án đó. Nếu dự án không đầu tư đúng mức vào việc xây dựng và duy trì website, hoặc để lộ các lỗi chính tả cơ bản, đây có thể là dấu hiệu cho thấy đội ngũ phát triển có thể không đáng tin cậy và có khả năng lừa đảo các nhà đầu tư.
10. Cách phòng tránh Rug Pull Crypto
Trước khi bạn quyết định đầu tư vào một dự án, hãy xem xét các yếu tố sau để giảm nguy cơ gặp phải các dự án lừa đảo:
- Xác minh độ uy tín của đội ngũ phát triển
- Kiểm tra dữ liệu on-chain để phát hiện dấu hiệu bất thường
- Đánh giá cấu trúc và phân phối token (Tokenomics)
- Đánh giá chất lượng website và sự hoạt động của các tài khoản mạng xã hội liên quan đến dự án
- Theo dõi hoạt động và cập nhật dự án trên Github
Nếu bạn muốn đầu tư vào quỹ tương hỗ hoặc Crypto mà không lo lắng về rủi ro, thì ứng dụng ONUS là một lựa chọn đáng lưu tâm. Ứng dụng đảm bảo an toàn, thuận tiện và nhanh chóng cho việc mua/bán, trao đổi hơn 600 tài sản số như USDT, BITCOIN… Bắt đầu hành trình đầu tư và tiết kiệm sinh lời với ONUS ngay hôm nay!
11. Tạm kết
Rug pull là gì? Đây là một hình thức lừa đảo trong thị trường crypto, khi các nhà phát triển dự án bất ngờ rút hết thanh khoản, khiến giá trị token giảm mạnh và gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Bạn nên hiểu rõ về rug pull là gì và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo để bảo vệ tài sản của bạn trước những rủi ro tiềm ẩn.