Trong thời đại blockchain bùng nổ, thuật ngữ “Token” xuất hiện ngày càng phổ biến, đặc biệt trong lĩnh vực tiền điện tử. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ Token là gì hay chưa? Token khác coin như thế nào? Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá vai trò và cách thức hoạt động của Token tiền điện tử.
1. Token là gì?
Token là tiền điện tử hoạt động trên nền tảng của một mạng lưới blockchain có sẵn.
Mặc dù có nhiều điểm tương đồng với coin, nhưng bản chất token lại có sự khác biệt. Coin được xem là tài sản gốc của một blockchain riêng, còn token tận dụng chính blockchain đó để hoạt động. So với coin, token linh hoạt hơn về chức năng: chúng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm tiện ích trong các ứng dụng phi tập trung (dApps), và quản trị.
Điểm đặc biệt của token là khả năng huy động vốn cho các dự án. Thông qua hình thức gọi vốn cộng đồng (ICO), các dự án có thể tạo, phân phối, bán token nhằm thu hút nguồn tài chính để phát triển.
2. Phân loại token
2.1. Token Tiện ích
Những năm gần đây, các giao thức dựa trên tiền điện tử ra đời với mục đích tái tạo các chức năng của hệ thống tài chính truyền thống. Các giao thức này phát hành token, không chỉ có thể giao dịch hay nắm giữ như các loại tiền điện tử khác, mà còn phục vụ nhiều mục đích đa dạng như thanh toán, thế chấp, vay – mượn nhận lãi suất,…
2.2. Token Quản trị
Đây là một loại token DeFi đặc biệt, cho phép người nắm giữ tham gia vào việc quyết định tương lai của một giao thức hoặc ứng dụng phi tập trung (không có hội đồng quản trị hay bất kỳ cơ quan trung ương nào). Số phiếu hoặc sức mạnh của phiếu bầu sẽ phụ thuộc vào lượng token người dùng đang nắm giữ.
2.3. Token không thể thay thế (NFT)
NFT (Non-Fungible Token) đại diện cho quyền sở hữu đối với một tài sản kỹ thuật số hoặc thực tế độc nhất vô nhị. Chúng giúp hạn chế việc sao chép và chia sẻ các sản phẩm sáng tạo kỹ thuật số.
NFT cũng được sử dụng để phát hành một số lượng giới hạn các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số hoặc bán các tài sản ảo độc đáo như vật phẩm quý hiếm trong trò chơi điện tử.
2.4. Token chứng khoán
Token chứng khoán là một loại tài sản mới, được kỳ vọng trở thành phiên bản tiền điện tử của các chứng khoán truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu. Ứng dụng chính của chúng là bán cổ phần trong một công ty (giống như cổ phiếu hoặc cổ phiếu lẻ được giao dịch trên thị trường truyền thống) hoặc các doanh nghiệp khác (ví dụ như bất động sản) mà không cần môi giới.
Nhiều công ty lớn và startup đang được cho là đang nghiên cứu token chứng khoán như một phương thức huy động vốn thay thế tiềm năng.
3. Phân biệt Token và Coin
Sự khác biệt chính giữa token và coin nằm ở cấu trúc và mục đích sử dụng của chúng. Coin hoạt động trên blockchain riêng và chủ yếu đóng vai trò như một phương tiện trao đổi. Chúng tương tự như các hình thức trao đổi giá trị kỹ thuật số và thường được dùng để thanh toán cho các giao dịch trong mạng lưới blockchain của riêng chúng.
Mặt khác, token hoạt động trên các mạng lưới blockchain hiện có và nhằm mục đích cung cấp nhiều chức năng hơn. Chúng thường gắn liền với một dự án hoặc giao thức cụ thể trong hệ sinh thái blockchain và được sử dụng để truy cập vào các tính năng nhất định của dự án đó.
Ví dụ: Token DeFi như giao thức Chainlink (LINK), hay Aave (AAVE),… đều hoạt động trên Ethereum.
Xét về khía cạnh tạo lập, token dễ dàng tạo hơn coin. Việc tạo ra một coin đòi hỏi phải xây dựng một blockchain mới, điều này cần nhiều thời gian và chuyên môn. Ngược lại, token có thể được tạo trên một blockchain hiện có, giúp quá trình này đơn giản và dễ tiếp cận hơn đối với các nhà phát triển.
4. Token được tạo ra như thế nào?
4.1. Xác định mục đích, tính năng
Trước khi tạo một token tiền điện tử mới, nhà phát triển sẽ xác định mục đích và tính năng cho token. Đó có thể là các vấn đề hoặc nhu cầu mà token hướng tới giải quyết trong hệ sinh thái crypto. Ví dụ, token có thể được thiết kế cho các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi), biểu quyết quản trị hoặc tiện ích trong một nền tảng cụ thể.
Bên cạnh đó, việc quyết định các tính năng như giới hạn cung, loại token (có thể thay thế được hoặc không thể thay thế được) và bất kỳ chức năng độc đáo nào cũng là điều cần thiết.
4.2. Lựa chọn nền tảng Blockchain
Sau khi xác định mục đích và tính năng, bước tiếp theo là chọn một nền tảng blockchain phù hợp. Ethereum là một trong những lựa chọn phổ biến nhất để tạo token do khả năng hợp đồng thông minh mạnh mẽ và cộng đồng phát triển rộng rãi.
Tuy nhiên, các nền tảng khác như Binance Smart Chain, Polkadot hoặc Solana cũng có thể được cân nhắc dựa trên các yếu tố như yêu cầu về khả năng mở rộng, chi phí giao dịch và nhu cầu về khả năng tương tác.
4.3. Xây dựng nền kinh tế token (Tokenomics)
Nền kinh tế token đề cập đến cách thức hoạt động của cung, cầu, phân phối và sử dụng token tiền điện tử trong hệ sinh thái. Điều này liên quan đến việc xác định các yếu tố như tổng nguồn cung tối đa, phương thức phân phối ban đầu (ví dụ: bán công khai hoặc phân bổ riêng tư), các chương trình khuyến khích cho người nắm giữ hoặc người staking, nhu cầu, tiện ích và cơ chế đảm bảo giá trị ổn định của token.
Nền kinh tế token đóng vai trò then chốt trong việc xác định thành công và khả năng duy trì của một dự án token tiền điện tử.
4.4. Thiết lập Hợp đồng thông minh
Hợp đồng thông minh thường chi phối việc chuyển token, đảm bảo tuân thủ các quy tắc và điều kiện được thiết lập trước. Giao dịch token cũng có thể liên quan đến các chức năng bổ sung như đốt (phá hủy) token, đúc (tạo) token mới hoặc khóa/mở khóa token cho mục đích quản trị.
Các tính năng này tăng cường tính linh hoạt và cho phép người phát hành token thích ứng với những thay đổi trong hệ sinh thái.
4.5. Phát hành token
Token có thể được phát hành thông qua các đợt chào bán ban đầu (ICO) hoặc các cơ chế huy động vốn khác. Sau khi được phát hành, token có thể được chuyển giữa các thành viên trên mạng blockchain. Các giao dịch này được ghi lại trên sổ cái phân tán của blockchain bằng hợp đồng thông minh, đảm bảo tính minh bạch và an toàn.
5. Một số token phổ biến trên thị trường
5.1. Shiba Inu (SHIB)
Shiba Inu là một trong những “meme coin” – tiền điện tử meme đình đám nhất thị trường hiện nay. Token SHIB hoạt động trên nền tảng blockchain Ethereum. Nó đóng vai trò như một tiện ích trong hệ sinh thái ShibaSwap. Người nắm giữ token có thể sử dụng SHIB cho các chức năng khác nhau trong hệ sinh thái, chẳng hạn như cung cấp thanh khoản, staking hoặc bỏ phiếu cho các đề xuất.
Tìm hiểu thêm về Shiba Inu:
- Giá Shiba Inu hôm nay: SHIB/USD
- Giá Shiba Inu hôm nay: SHIB/VND
- Nghiên cứu về Shiba Inu (SHIB)
- Hướng dẫn mua Shiba Inu (SHIB)
5.2. Polygon (MATIC)
MATIC là một token ERC-20 trên nền tảng blockchain Ethereum. Đây là tiền điện tử gốc của blockchain Polygon, một giải pháp mở rộng Layer 2 hoạt động song song với blockchain Ethereum để tăng tốc độ xử lý giao dịch đồng thời giảm phí.
MATIC được sử dụng trong hệ sinh thái Polygon để thanh toán phí giao dịch khi tương tác với các ứng dụng phi tập trung (dApps) và hợp đồng thông minh.
Tìm hiểu thêm về Polygon:
- Giá Polygon hôm nay: MATIC/USD
- Giá Polygon hôm nay: MATIC/VND
- Nghiên cứu về Polygon (MATIC)
- Hướng dẫn mua Polygon (MATIC)
5.3. Uniswap (UNI)
UNI là một token ERC-20 trên nền tảng blockchain Ethereum. Đây là token tiện ích và quản trị cho sàn giao dịch phi tập trung (DEX) Uniswap hoạt động trên blockchain. Người nắm giữ token UNI có thể bỏ phiếu cho các đề xuất và kiếm phần thưởng cho việc đóng góp token của họ vào các nhóm thanh khoản.
Tìm hiểu thêm về Uniswap:
- Giá Uniswap hôm nay: UNI/USD
- Giá Uniswap hôm nay: UNI/VND
- Nghiên cứu về Uniswap (UNI)
- Hướng dẫn mua Uniswap (UNI)
6. Tổng kết
Tuy nhiên, trước năm 2021, các thông báo về CPI không nhận được sự quan tâm của cộng đồng crypto và không tạo ra nhiều xáo trộn trên thị trường. Chỉ đến giữa năm 2021, các trang tin tức lớn về tiền điện tử mới bắt đầu đưa tin về CPI và giải thích tác động của nó đối với giá Bitcoin.